THANH TRANG - Tưởng nhớ Lê Trọng Nguyễn

30 Tháng Giêng 201612:00 SA(Xem: 6550)
THANH TRANG - Tưởng nhớ Lê Trọng Nguyễn


(Bài viết sau ngày Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn qua đời) 

 letrongnguyen-thanhtrang
Nhạc sĩ Thanh Trang, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn (phải)

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn vừa mất ngày 9 tháng 1 vừa qua. Nếu đọc qua báo chí họặc nghe các đài phát thanh đưa tin thì thể nào mười lần như một ta cũng thấy nêu tên bài hát Nắng Chiều đi kèm với tên người vừa qua đời. Ngày nhạc sĩ Văn Cao mất thì dù không cần phải nhắc đến Văn Cao tác giả của Thiên Thai phần lớn ai cũng biết. Hoặc đối với Trịnh Công Sơn thì cũng vậy. Nhưng những tác giả như Lâm Tuyền, Ngọc Bích, ... khi qua đời mà không ai nhắc đến những bài hát của các vị ấy thì có lẽ rất nhiều nguời ở lứa tuổi dưới 50 đều không biết đến. Kể cả khi nhắc lại tựa đề những bài hát nổi tiếng một thời -vì hay- của họ. Nhắc đến Lâm Tuyền tác giả của Lặng Lẽ thì mấy ai biết? Hoặc ngay cả Lâm Tuyền-Tiếng Thời Gian, đối với lứa duới 50! Với Ngọc Bích thì họa chăng phải nhắc đến bài Tango Mộng Chiều Xuân thiên hạ mới như sực nhớ ra một điều gì! Còn nếu nhắc Trở Về Bến Mơ, Lời Hẹn Xưa, Khúc Nhạc Chiều Mơ, những bài hát có giai điệu thật đẹp, thật trữ tình, thì e cũng lại hiếm nguời nhớ đến. 

Tôi nêu những điều ở trên là bởi chúng có liên quan trực tiếp đến Lê Trọng Nguyễn với bài Nắng Chiều của ông! Trong một cuộc nói chuyện với Nguyễn Phúc của Đài BBC trước đây, nhạc sĩ LTN có nói rằng ông không khoái cái bài Nắng Chiều cho lắm, tuy ngày viết xong bài hát đó thì -vì một lẽ riêng- ông rất hài lòng! Có cái gì đấy mâu thuẫn chăng? Không! Ông giải thích, qua buổi “nói chuyện” đó, là nguời ta thay nhau hát bài NC, theo nhau nhắc đến bài NC thời ấy mà chả biết “cái con người tên Nguyễn đó là ai cả“! Lại cũng một trường hợp, khá phổ biến, khi mà “tác phẩm nổi tiếng hơn tác giả “! Mà cũng vì người thưởng ngoạn chung chung, bình thường ngoài đời chỉ quen với Nắng Chiều cho nên tác giả của nó lại thiệt thòi thêm một phen ở chỗ là mấy ai biết đến, nhớ đến Lá Rơi Bên Thềm (chung với Nguyễn Hiền), Sao Đêm, Bến Giang Đầu, Cát Biển (chung với Y Vân), Chiều Bên Giáo Đường, Nhớ Thu Hà-Nội, Tìm Nơi Em, v.v… 

Trở lại trường hợp của Văn Cao, Trịnh Công Sơn là những tác giả có lợi thế hơn về mặt “name recognition” (dễ nhận danh), nói theo kiểu nguời Mỹ! Phải chăng chỉ do giá trị nơi các bài hát? Không hẳn! Văn Cao không có những vụ như “Nhân Văn”, “Giai Phẩm”; Trịnh Công Sơn không có những ý kiến đối chọi của nguời thương kẻ ghét về mặt quan điểm hay lập trường này nọ trong suốt hơn 35 năm thì chửa chắc họ đã dễ có đuợc “hào quang” như nguời đời vẫn gán cho! Bằng chứng hiển nhiên là cố Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước há chẳng phải là một cây đại thụ trong Tân Nhạc VN, với những tác phẩm làm say đắm lòng nguời một thời, khi những nhạc sĩ lứa TCS vẫn còn ở tuổi học trò? Nhạc sĩ DTT mất đi, mấy ai nhắc đến, nhớ đến? Thời nay, ngoài chợ nhạc với đầy rẫy các CD, mấy ai thấy những bài hát của DTT? Trong Văn Học Nghệ Thuật, có thực tài là một chuyện, lại còn phải có ma lực của “quảng cáo” dưới nhiều dạng, trong đó thị hiếu cùng các biến cố xoay quanh và gắn liền với cuộc đời của các tác giả là dạng then chốt, và thường thì các tác giả cũng không có can dự trực tiếp vào quá trình tạo nên cái “hào quang“ cho chính mình! Cứ tạm coi như “phần số“ của mỗi nguời nó như thế! Có tài nhưng không sinh vào cái “giờ“ để đuợc nổi danh thì cố mà chịu vậy! 

Mấy tuần truớc đây, có dịp chuyện vãn với Quỳnh Giao thì cô ấy cho biết đã dự tính hát một loạt các bài của Lê Trọng Nguyễn và Lâm Tuyền. Hai anh em trao đổi với nhau là bài nào nên chọn. Chẳng hạn như cô ấy nhắc đến Lá Rơi Bên Thềm của LTN và Hình Ảnh Một Buổi Chiều của LT. Hôm đó thì chỉ có Lâm Tuyền đã là người thiên cổ. Nay đến phiên Lê Trọng Nguyễn cũng từ giã cõi đời này luôn! Ta còn lại được những ai nào? Ta còn các nhạc sĩ lớp tiền bối như Văn Giảng (tức Thông Đạt) của Ai về sông Tương, Đan Thọ Chiều tím, Tình quê hương, Nguyễn Hiền Ý Nhạc chiều, Về đây anh, Anh cho em mùa Xuân (Thơ Kim Tuấn), Hoa bướm ngày xưa, Tìm đâu, Lá thư gửi Mẹ( Thơ của Thái Thủy), Nhật Bằng Thuyền trăng, Bóng quê xưa (chung với Xuân Tiên ), Chiều tà, Sau lũy tre xanh, Thu ly hương (chung với Đan Thọ), Phạm Duy, Trịnh Văn Ngân Chiến sĩ của lòng em, Người đưa thư đã đi qua …và ở bên nhà: Hoàng Giác Ngày về, Mơ Hoa, Lỡ cũng đàn, Dzõan Mẫn Biệt Ly, Gió xa khơi, Hương cố nhân, Nguyễn Thiện Tơ Nhắn gió chiều,Trên đuờng về … Nhớ đến đâu ghi đến đó; các vị nào tôi quên nhắc tới xin niệm tình luợng thứ! Một số vị, tôi phải nhắc đến cả một lô bài hát bởi tôi nhắm chừng là cũng chửa dễ gì nguời đọc còn nhớ hết! Nhắc lại với lòng biết ơn, bởi cuộc đời chúng ta, hay ít ra cũng đối với nguời yêu nhạc, không có những bài hát mà chúng ta từng yêu thích thì cũng đã mất đi “hương vị“ không ít! Có thể nói không sợ sai là không có các vị ấy trên đời này thì ta cũng đã mất đi không ít cái thú vị, niềm vui trong cuộc sống. 

Chỉ mới năm truớc đây thôi, gặp lại ông Lê Trọng Nguyễn ở nhà một nguời bạn chung; thấy ông vẫn còn khỏe. Vẫn phi phèo điếu thuốc lá khi cùng nhau chuyện trò ngoài sân. Vào đến trong nhà, tôi ngồi vào cây đàn piano, dạo một đoạn của bài Lá rơi bên thềm, hỏi đưa ông:Có nhớ gì không đấy? Ông lim dim dim nói: “cũng nhớ nhớ ..!” Tôi dạo một đoạn bài Nhớ Thu Hà-Nội, cũng lại hỏi câu y như vừa lúc nãy. Ông cũng lại lim dim trả lời tương tự! Làm tôi nhớ một đêm cách đây cũng đã trên mười năm, Ông Nguyễn Hiền ông ấy gọi phone hỏi: “Này, toa có nhớ phần lời bài Đừng quên ngày xưa của moa không nhỉ?” Hồi ấy ông đang rục rịch cho ra tuyển tập “Hoa bướm ngày xưa“! Những lúc như vậy, sao mà tôi thương -theo cái nghĩa trìu mến- các vị ấy như thế! Có cái ngậm ngùi gì đấy len lỏi, mà chỉ những ai về già, đã qua cái lứa 55-60 mới cảm nghiệm được khi nhìn lại những chỗ thân quen với mình! 

Lại một buổi trưa, cách đây không lâu lắm, đang ngồi ở tiệm phở gà Nguyễn Huệ trên đường Bolsa (1st Street) duới vùng Westminster - Santa Ana thì một nguời luống tuổi ở ngoài buớc vào, ngồi đối diện với mình! Ông ta nhìn luớt qua tôi, và tôi cũng chỉ nhìn luớt qua ông. Đến khi nhìn lại lần thứ hai thì tôi cẩn thận lấy cặp kính đeo lên mắt, và nhận ra chẳng ai khác hơn là ông “Nắng chiều”! Tôi nói:” Ông ơi! Ông làm ơn đeo kính lên cho con nhờ với!” Bên kia nhìn kỹ lại nguời đối diện và nở nụ cười rất tươi! Tôi hỏi:”Sao mà bà đầm nhà ông lại để ông đi đâu một mình thế này?” Đáp:” Hai vợ chồng xuống đây thăm đứa con gái mới sanh; bà ấy còn ở đang đó, tôi đi kiếm ăn một mình”. Kế đó là vừa ăn phở vừa chuyện trò linh tinh. Lúc chia tay thì tất nhiên là vẫn theo thông lệ, hẹn gặp lại nhau một ngày đẹp giời nào đấy ở San Gabriel nơi ông cư ngụ hoặc ở Covina nơi tôi thuờng trú! Đấy là lần cuối cùng tôi gặp lại ông Lê Trọng Nguyễn. Chả có triệu chứng gì, xét về mặt ngoại hình nơi ông ngày hôm đó, báo hiệu là ngày hôm nay ông đã qua đời ! (Có ai gặp một nguời trong tiệm phở, ăn tô phở một cách mạnh dạn và ngon lành, mà lại có thể hình dung là chỉ không lâu nữa sẽ không còn bao giờ gặp lại vì bệnh chứ không vì tai nạn?) 

Nhưng nói gì thì nói, nhắc về một nhạc sĩ có thực tài mà không nói đến chính những bài hát của nguời ta thì cũng như không. Nhưng đề cập đến một bài hát mà không có bài hát đó do một ai đấy hát lên - ít nhất cũng qua một cái CD - thì cũng lại như không ! Chẳng lẽ lại cứ cái kiểu dùng chữ nghĩa tương đối cụ thể để nói về những cái trừu tuợng mà khi nghe thì mỗi nguời nhất thiết đều nghe theo một cách, qua những tình cảm cùng kỷ niệm riêng tư của chính mình? Chả lẽ vẫn quanh quẩn với, kiểu như: những bài hát của LTN là theo phong cách xưa (“Tôi là một nguời xưa lắm anh à”, lời của LTN nói với phóng viên Nguyễn Phúc của Đài BBC), khi nói về tình yêu thì chủ yếu là nói về tình nguời, về chữ TÌNH nhiều hơn là chính nguời yêu cụ thể nào đấy của mình, mà tất cả là lồng trong khung cảnh của thiên nhiên, của đời sống chung? Người đọc nào xưa giờ vẫn có lòng yêu thích những bài hát của Lê Trọng Nguyễn thì tốt nhất là nên tìm nghe lại những bài hát của ông! Những bài khác kìa, chứ không phải chỉ có bài “Nắng chiều”, lạy Trời! Những bài thật hay khác nữa kìa! Tìm nghe bài “Tìm nơi em”, chẳng hạn, trong CD “Một đời tôi hát” của Anh Ngọc để thấy nét nhạc và lời ca như thể đã từ một thế giới nào khác vọng về, (như một bài Thánh ca), chứ không còn thuộc về thế giới có một bến sông, có một ngõ ngách đưa về một chốn làng quê, có tí nắng chiều, và tất nhiên là có dáng “gầy gầy” của ai đấy đang đứng đón bên thềm... 

Nhạc của Lê Trọng Nguyễn đẹp về giai điệu. Lời hát đẹp ở cái dung dị của nó; không cầu kỳ bí hiểm, không có cái kiểu làm duyên làm dáng! Phải chăng vì bình sinh ông vốn dĩ là một nguời hiền hòa, thẳng thắn, giản dị và rất khiêm tốn? Trong một lần ông chuyện vãn với tôi, đang nói vu vơ về một đề tài gì đấy, chợt có câu này:“Tôi ngại người khác gọi tôi là nhạc sĩ lắm! Cứ xem nơi các tác phẩm của người khác, trong lãnh vực âm nhạc Cổ Điển chẳng hạn, thấy mình chưa là cái gì cả !” (Lần đó tôi có nói là tôi không đồng ý với ông! Tôi nói rằng âm nhạc thuộc phạm trù Văn Hóa, mà Văn Hóa thì đi đôi với từng dân tộc. Là người làm văn học nghệ thuật thì nếu như ông tạo dựng cái hay cái đẹp cho những con người có gốc gác nơi cùng quê hương đất nước với ông thì cái đó mới đáng kể. Bảo nhạc Cổ Điển Tây Phương là chuẩn mực của Nghệ Thuật Âm Nhạc thì, đối với người Việt Nam đúng là nguời Việt Nam, chẳng khác gì như bảo rằng đĩa bánh bèo không quy mô, ngon lành như một đĩa “Pizza” của Ý! Lần đó nghe tôi nói thế thì ông toét miệng cười, cái cười dân giã và đôn hậu mà những ai có dịp gần ông hẳn phải biết!) 

Cũng trong buổi “nói chuyện” với Nguyễn Phúc của Đài BBC ông có nói đại ý thế này: “Khi tập tễnh sáng tác thì mình viết lách câu nhạc sao cho ra vẻ cầu kỳ phức tạp, thế nhưng có học hỏi thêm rồi có sáng tác thêm thì mới nhìn ra sự thể là làm sao cho hay nhưng cho thật giản dị thì mới là điều khó”! 

Thuở nay tôi yêu thích những bài hát của Lê Trọng Nguyễn thì cũng không ngoài những chuẩn mực do chính ông đã tự đề ra cho mình như vừa nhắc lại ở trên! 

“Còn gì nữa ? Ngoài trời sao úa rồi ...!” (“Sao Đêm” của Lê Trọng Nguyễn) 

Thanh Trang
(Nam California, mùa Đông 2004)


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201710:01 SA(Xem: 6629)
Buổi trưa, trên con đường sau nhà thờ Thánh Linh, một bà tóc bạc phơ ngăn tôi lại hỏi, bằng tiếng Anh: “Chuyện gì vậy? Sao hôm nay Thứ Hai mà nhiều xe đậu thế?” “Thưa cụ, có tang lễ.”
18 Tháng Mười Hai 20173:52 CH(Xem: 5667)
Tôi được tin anh Bùi Bảo Trúc bị bệnh đã khá lâu. Gần đây, anh vẫn thực hiện mục Điểm Tin và Ngày Này Năm Xưa từ 10 giờ đến 10 giờ 30 mỗi buổi sáng, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu mỗi tuần.
20 Tháng Mười Một 201711:54 SA(Xem: 6115)
Ông đi hát và nổi tiếng đã từ lâu lắm rồi, từ đài phát thanh Huế rồi vào Sàigòn với đài Pháp Á, hát cùng Minh Trang
31 Tháng Mười 201711:49 SA(Xem: 5492)
Trên cõi thinh không bất tận kia, chắc Phùng cũng sẽ hân hoan hạnh ngộ tổ tiên và bằng hữu ngất xanh!
25 Tháng Mười 201711:17 SA(Xem: 4724)
Khi người ta nghĩ không thể nào mang lại hạnh phúc cho người mình yêu, người ta sẽ làm những điều tàn ác với hắn.
21 Tháng Mười 201711:16 SA(Xem: 5327)
Hai câu thơ của nhà thơ Bắc Giang: Bàng Bá Lân; và nguyên văn của nó chắc chắn là: “Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi” chứ không phải “Múc ánh trăng vàng đổ đi”.
17 Tháng Mười 20172:29 CH(Xem: 10910)
Tôi sống rất gần và rất lâu với Phạm Huấn; sống trong quân ngũ, sống trên chiến trường, trên trường văn trận bút, và cả trên bờ biển Hawaii thơ mộng nữa.
13 Tháng Mười 201711:41 SA(Xem: 4754)
Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là bậc thầy tranh lụa Việt Nam. Ông sinh ra tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh.
09 Tháng Mười 201711:33 SA(Xem: 7360)
Người ta biết đến Bùi Giáng bởi những khảo luận văn học như những cuốn viết về Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên…
03 Tháng Mười 201710:15 SA(Xem: 5171)
Trong sáng tác, gần 60 năm liên tục ông đã cống hiến nhiều chuyện ngắn, kịch thơ, ca kịch trường ca và thơ, ở thể loại nào cũng có thành tựu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,