NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Trái tim

06 Tháng Chín 201612:19 CH(Xem: 4395)
NGUYỄN ĐỨC TÙNG - Trái tim

để nghĩ tới Phùng Nguyễn. Và Dương Nghiễm Mậu. Vài người khác

Hãy nghĩ tới nó. Trong lồng ngực, về phía trái, giữa hai lá phổi úp lên như hai bàn tay khum lại, trên cơ hoành, bằng nắm tay, đập mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây. Từ lúc ra đời, và trước đó, trong bào thai, cho đến khi kết thúc mấy chục năm sau, một trăm năm sau, trong vòng tròn ấy nó tạo ra một công tương tự việc bạn nhấc một đoàn xe lửa bốn mươi toa lên ba mét khỏi mặt đất. Hồng sẫm, nhiều động mạch và tĩnh mạch cắm vào, mở ra, có một máy phát điện mạnh, bền bỉ, hoàn thiện đến mức tự sửa chữa mau lẹ. Một căn nhà có nhiều ngăn vách và nhiều buồng. Cá có hai buồng. Loài ếch có ba. Loài rùa ba rưỡi. Loài người bốn. Chúng ta, bậc thang cuối cùng. Trong khi đập, co thắt và trương nở, hút máu về từ ngoại biên qua tĩnh mạch chủ, máu đen, không có oxygen, từ phổi qua tĩnh mạch phổi, máu đỏ, và đẩy máu ra ngoài, đến ngoại biên qua động mạch chủ, máu đỏ, đến phổi, qua động mạch phổi, máu đen, cần mẫn duy trì nhịp điệu tuần hoàn mọi lúc mọi nơi, một dòng sông định nghĩa về hiện hữu.

DuongNghiemMau02
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu

Trái tim của anh cũng thế, giống những người khác, nhưng với một cấu tạo đặc biệt hơn, cung cấp nhiều hơn cho các bộ phận, và vì vậy cần nhiều máu tự nuôi mình, để dung chứa nhiều thăng trầm của đất nước, nhiều bi kịch của dân tộc. Đó là một trái tim nhạy cảm, chỉ cần một nhịp sai là nó nhận ra. Không một người nào nghe được tiếng đập của nó, biết nó làm việc ra sao, cũng như không ai nghe được các mạch điện hoạt động thế nào, trừ khi trong đêm tối, anh nằm một mình úp mặt xuống gối, ép ngực lên giường, hay trên mặt đất lạnh, trong đêm tù ngục, sau một thất bại, hay trừ khi một người khác nằm nghiêng, đặt vành tai vào lồng ngực của anh, yêu dấu.

Một ngày kia, dòng sông đột nhiên hẹp lại ở khúc quanh. Hay có lúc, hiếm hơn, một cục đất đá vôi vữa, một đám rêu trên bờ sông, kênh rạch, rời khỏi bức tường đá trôi vào dòng chảy, nhưng khác với dòng sông, đây là dòng chảy đi mãnh liệt, như chính tâm hồn anh, nhịp chảy nhanh hơn mọi dòng sông, cuồn cuộn, kéo trôi cục đất đá, dần dần gặp những thứ khác, dưới sức xoáy của các dòng nước, cuộn lại, cuộn lại, một hôm bít chặt một nhánh dòng sông, làm anh đau nhói. Cơn đau thắt ngực. Cuộn xé, thét gào, thắt lại, duỗi ra. Nhưng anh không để ý, vốn là người mạnh khỏe, đã trải qua bom đạn, chiến tranh, đã làm lụng và nghỉ ngơi, thậm chí đã mất nửa bàn chân, suy nghĩ sáng suốt, tập thể dục đều đặn, lạc quan, yêu đời. Anh chẳng có lý do nào để sợ hãi.

Những người không biết sợ hãi đã mở hé một cánh cửa, nháy đèn cho một cơ hội, cho cái chết đứng đợi bên kia đường, trước mỗi căn nhà của chúng ta. Nhưng bây giờ cái chết đã bỏ đi. Trái tim mạnh mẽ và thông minh tự mình sửa chữa hết, xây lại các vách tường, mở thông các căn phòng, mở thêm các cửa sổ, lắp công tắc, dựng cầu thang, căn nhà lại đầy ánh sáng, nó không mệt mỏi ra đi từ sớm và về rất muộn, lấy một ngày phủ đầy một căn nhà, lấy ánh trăng phủ đầy bóng đêm, và khi nó ngủ một ngọn đèn đầu giường thức, sáng.

Đôi khi nó thức dậy thở dài, như một người phụ nữ luống tuổi, nhưng anh không nghe được, anh ngủ quá say sau một ngày làm việc. Ở dưới hiên nhà, gió thổi ào ào, lật trang tạp chí cũ. Trang giấy sáng lên dưới ánh đèn, bức hình của một phóng viên chiến trường, sa mạc, bầy kên kên, máu, những hố chôn người, dây trói tay, dao găm, mã tấu, gậy gộc, bao tải nhét người, tiểu liên, loa phóng thanh, khẩu hiệu. Cơn điên dân tộc. Sau vườn, trên chiếc dây phơi ngắn, chiếc áo sơ mi trắng của anh bay phấp phới, ở đằng sau túi áo ngực nó đã kịp in dấu vết của mình lên đó, cái bóng mờ ảo hình nắm tay, như một thứ dự phòng cho những may rủi.


Bây giờ đã đến lúc. Hãy nghĩ về nó. Phòng cấp cứu nằm ở tòa nhà riêng biệt, được nối với những tòa nhà khác bằng một hành lang dài, lúc nào cũng sáng đèn, nhưng vẫn gây cảm giác u ám vì nằm dưới bóng những cây cổ thụ, trong mùa mưa hơi ẩm bốc ngùn ngụt, mùi xăng nhớt của các đoàn xe cấp cứu, mùi thuốc lá từ ngoài đường bay vào, vẻ lấm lem của thân nhân người bệnh, vẻ lo âu sợ hãi lảng vảng trong không khí, đèn xanh đỏ trên mui xe cứu thương, nhấp nháy, nhấp nháy, xe cảnh sát, khuôn mặt ngái ngủ của những bác sĩ, y tá, nhân viên trực, một người bảo vệ đứng tán chuyện gẫu với một nữ y tá. Khi đến lượt mình, nó đã mệt mỏi, dù có những cố gắng mãnh liệt, như một người biết bơi giỏi, trong một cuốn phim mà anh coi đã lâu, một vận động viên bơi lội, nửa đêm cởi áo quần nhảy từ trên mỏm núi xuống biển bơi ra một chiếc tàu đậu ngoài khơi xa ở khoảng cách năm cây số, biết mình sắp đuối, và biết rõ không một người nào có thể giúp mình một điều gì, sự đánh cược với số phận. Kẻ chạy trốn. Những cố gắng của nó vạch lên màn hình máy điện toán những đường biểu diễn gập khúc, nhảy múa lộn xộn, có khi rời rạc, có khi gấp rút, xô ép nhau, những đường màu xanh lá cây, như những hy vọng cuối cùng, những đường gập khúc dựng lên như sóng, cồn cào, không phải đường thẳng phẳng lì. Chưa. Nó muốn để lại nhiều dấu vết trên đường đi của mình, trong chặng cuối. Và giây phút ấy, có một lúc nó lấy lại thăng bằng và sức dẻo dai thời trẻ, những đường biểu diễn màu xanh lá cây trở nên đều đặn, như một người bơi hụt hơi bỗng nhìn được bờ, hay sau những ngọn sóng biển cao rợp mặt, nhác thấy mạn thuyền, nhác thấy những người lố nhố trên boong tàu, bỗng nhiên bình tĩnh trở lại, hít hơi sâu vào lồng ngực, chém tay vào mặt sóng, giữa nước biển lặng lờ xanh đen, nhìn lên trần nhà, nhìn quanh như để tìm người thân, họ đến thật đông, những người đứng lố nhố trên boong tàu.


Đó là một dòng chảy xiết không bao giờ ngừng không bao giờ chảy chậm nhưng không phải vội vã, xuyên qua những cây cầu không tên, những vòm cầu sợ hãi, những khúc quanh lo âu, qua những sườn đồi thác lũ, chảy mải miết quay vòng trở lại nhiều lần, lúc nào cũng tỉnh thức, lúc nào cũng lo lắng cho người khác, một cuộc sống đầy mục đích, một tồn tại đầy ý nghĩa. Không một người nào biết được lúc nào chúng dừng lại, không một người nào biết được nó sẽ ngưng đập, nhưng chỉ ngưng một lần. Hạnh phúc làm nó mệt mỏi, sự giận dữ bao giờ cũng đến, làm tổn thương từ nhiều phía, và sự sợ hãi cũng thế. Trôi đi như lịch sử một dân tộc không được quyền ngừng lại, những kẻ đứng ngoài không thể tham dự vào, bạn chỉ có thể là người trong cuộc, bạn chỉ có thể là kẻ độc tài hoặc là nạn nhân của hắn, đầy rẫy.

Hãy nghĩ tới nó. Cơn đau thắt ngực là một nơi chốn. Anh đã tới nơi. Một người bạn của anh đã tới. Và những người khác, sẽ tới, sẽ tới. Giữa những người ấy, bao giờ nó cũng chú tâm tìm người quan trọng nhất, gần gũi nhất, cần thiết nhất. Bao giờ cũng một người ấy. Nó tìm kiếm một người phụ nữ. Chị đứng đó, tựa người vào lan can, tóc bay trong gió, im lặng, khuôn mặt hơi tối lại vì ngược ánh đèn, giữa những người chung quanh hò hét reo vui, chị đứng đó, mắt mở lớn, nghiêng người im lặng, như lần đầu tiên họ gặp nhau, như khi xe cứu thương ghé vào sát thềm nhà, khi những người khác khom người khiêng anh đi qua một khung cửa nhỏ, chị đứng sẵn ở đó từ bao giờ, sau cái cột vuông lớn, không ai để ý, một tay ôm cái chăn, một tay cầm giỏ xách, nhưng chị nhìn thấy hết quang cảnh, như chuẩn bị cho một chuyến đi lâu dài. Khi hai người đi nghỉ hè, chẳng hạn, với những thứ lỉnh kỉnh chỉ có trời biết ở trong túi xách ấy, những vật dụng hằng ngày mà trái tim cần tới: đường, muối, cà phê, baby aspirin, cà phê sữa, máu, vết thương, rất nhiều bịch máu đông lạnh, khi sưởi ấm lại, sẽ chảy, rì rào, tiếp tục, chảy mãi thế.

Nguyễn Đức Tùng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
06 Tháng Tám 20229:44 SA(Xem: 2043)
Quỳnh Giao, ngoài cung cách đẹp, cách sống đẹp, cư xử đẹp, cô còn là một ca sĩ đầy trí tuệ,
20 Tháng Bảy 20229:26 SA(Xem: 1732)
Em không thể nghĩ ra cả năm nay chúng ta không gọi nhau, không nghe thấy tiếng nhau, không gửi tin nhắn cho nhau.
18 Tháng Sáu 20223:46 CH(Xem: 1514)
Lần đầu tiên tôi đọc “Bài thơ của một người yêu nước mình” là khoảng cuối năm 1968, trên tờ Tạp chí Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam.
07 Tháng Sáu 20225:37 CH(Xem: 2003)
Từ giã nhạc sĩ Cung Tiến, là một lần nghiêng mình trước một con nguời tài hoa, trầm lặng;
19 Tháng Năm 20224:06 CH(Xem: 2015)
Quá nửa khuya, rạng sáng ngày 7/5/2020, cái tin nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển từ trần lan truyền nhanh trên mạng. Ai nấy đều bàng hoàng: bầu trời âm nhạc VN đã vừa vụt tắt một ngôi sao – Sao Biển!
13 Tháng Năm 20229:12 SA(Xem: 2915)
Tuân Nguyễn tên thật là Nguyễn Tuân sinh tháng 9 năm 1933 ở xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế
23 Tháng Tư 20223:42 CH(Xem: 3188)
Chúng ta nói về ông lúc này là để nói với chính chúng ta, về sự dấn thân, về lương tâm và lòng quả cảm của một người cầm bút.
26 Tháng Ba 20223:52 CH(Xem: 2035)
Giờ đây, anh đã vĩnh viễn ra đi theo một cách khác, đồng thời cũng là một cách ở lại như một nhà văn tự do, anh đã viết cho mình một kết thúc đẹp.
26 Tháng Hai 202212:50 CH(Xem: 2058)
“Ga Cuối Đường Tàu” của Chú Huy Phương, chưa hẳn đã là ga cuối. Cái ga cuối vẫn mãi là nỗi khắc khoải bến Quê Nhà!
05 Tháng Giêng 20223:53 CH(Xem: 3453)
Nghiêu Đề, Ngọc Dũng, và rồi Đinh Cường. Những con Cá Vàng như lời ví von của một năm nào, rất cũ. Lần lượt đã theo dòng nước trôi, rồi biến mất tăm, và sẽ quên lãng hết, ngay cả trong lòng người.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22469)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14005)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,