Kỷ niệm một năm ngày mất của nhà văn Võ Phiến.

28 Tháng Chín 201610:22 SA(Xem: 4084)
Kỷ niệm một năm ngày mất của nhà văn Võ Phiến.

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hòa. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề “Những đêm đông” viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.

Ông là tác giả của trên dưới 30 tác phẩm gồm đủ mọi thể loại: Thơ, truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, tiểu luận, tạp luận, biên khảo, phê bình, dịch thuật.

Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.

Nhân kỷ niệm một năm ngày mất của nhà văn Võ Phiến, chúng tôi xin ghi lại một số trích đoạn của bằng hữu viết về ông, như một nén nhang để tưởng nhớ một nhà văn đã cống hiến một đời cho văn học nước nhà.

VoPhien_01_400
Ông bà Võ Phiến


* Tôi là người Bình Định nên ưa ông cũng chỉ là chuyện thường. Tôi có chắc một điều là người miền Bắc, miền Nam cũng rất yêu, thích ông. Tôi cũng chắc rằng nếu có người dịch toàn bộ tác phẩm ông ra tiếng nước ngoài, họ cũng sẽ thích ông . Giống như người Việt thích Stefan Zweig qua những bản dịch của ông.

Tôi không có ý định bước vào văn nghiệp của Võ Phiến. Chỉ một vài, thật ít, chung quanh ông. Mà thôi! (trích)

Đặng Phú Phong


Tôi được gặp nhà văn Võ Phiến vào năm lên 9 tuổi.

Lúc đó nhà bà ngoại tôi có một căn gác đầy sách, có đủ loại báo chồng chất, có toàn tập Văn, Bách Khoa, Sáng Tạo… Vào những buổi trưa vắng, tôi lên đó một mình, lục lọi, tìm đọc những thứ mà người lớn không cho trẻ con đọc. Căn gác gỗ mùa hè ở Sài Gòn rất nóng, không ai muốn lên gác vào giờ ấy, và vì vậy không ai phát giác ra việc tôi đã ở đó hàng giờ để đọc những thứ sách báo của người lớn. Và không ai biết rằng tôi đã gặp nhà văn Võ Phiến ở đó. Cùng với ông, tôi còn gặp nhiều người khác do ông dẫn đến. Một buổi trưa này, tôi gặp Anh Tư trong “Một Ngày Để Tùy Nghi”. Một buổi trưa khác, tôi gặp anh Bốn Thôi, ông Ba Thê, chị Bốn Chìa Vôi. Rồi lần lượt những Chàng/Nàng thay phiên nhau xuất hiện qua nhiều chương sách… Họ đến, họ nói, họ đi lại, họ suy nghĩ, rồi họ sống chung chật trong căn gác, ngay trước mắt tôi. Tất cả họ mở ra cho tôi một không gian khác, mới mẻ, và cũng khó hiểu, và cái khó hiểu này thật quyến rũ. Nó khác với thế giới tôi vừa đi qua của những bộ Thiếu Nhi, của Tự Lực Văn Đoàn. Cái thế giới này nói với tôi bằng một cách khác, khác về cách biểu đạt ý tưởng, khác về cách chọn điều để nói, và điều không nói. Nó lại đưa ra một kiểu sắp đặt khác về trật tự không gian và thời gian, và cách con người được soi chiếu trong không gian ấy. Nó rất mới, với tôi lúc ấy. (trích)

Đặng Thơ Thơ


* Chiều cuối năm. Nhớ bạn hiền. Mùa đông chiều xuống sớm. Chưa thèm rượu mà đèn đường đã sáng. Nhớ xa xôi. Nhớ một câu văn Võ Phiến không biết đọc ở đâu. Có thể không phải Võ Phiến. Chỉ đơn giản thế này thôi:

Trời! một ngọn đèn vàng cạch tầm thường khuất lấp trong một cái thường nhật vô danh như thế, vẫn sáng đâu đó nơi chàng suốt ba mươi năm (…)

Chiều vẫn còn mưa bay nửa trời, những con én chiều bay lẻ đã lặn mất vào bóng tối…”.

Chiều nay 28 -9 -2015, ngọn đèn đã tắt.

Và con én chiều bay lẻ đã vĩnh viễn lặn mất vào bóng tối.

(trích)

Đặng Tiến


* nhìn anh phút cuối nằm đó. có Thầy Viên Lý

có chị Viễn Phố chắp tay tụng niệm

có chuỗi hạt bồ đề có cả trang kinh

ở xa bên này miền Đông tôi tụng niệm tiếp dây chuyền

anh ra đi thanh thản yên lành là Phước Đức.

từ nay tôi không còn nghe tiếng thác đổ sau nhà... (trích)

ĐinhCường


* Được gặp mặt, được bắt tay, được ngồi nghe những câu nói gởi trực tiếp đến với mình, từ một người danh tiếng, quả thật là một kỳ thú, một hãnh diện. Tuy không cố tình săn đuổi những cơ hội này, nhưng nếu hữu duyên có được sự hội ngộ, tôi sẽ rất phơi phới trong lòng. Bằng hữu, dù là đàn anh, đàn chị, đàn em, đàn…cháu, vẫn quí báu như nhau. Không được là bằng hữu, chỉ tương kính xã giao cũng vô vàn sung sướng.

Với nhà văn Võ Phiến, được quen biết ông, được gặp mặt ông, kể như có thêm một hạnh phúc. Chắc chắn nhiều bạn sẽ nhăn mặt, cho rằng tôi có phần tâng bốc, ra chiều nịnh bợ. Không sao. Đây là niềm vui tôi tìm thấy, khi cảm nhận mình được hưởng ké cái rực rỡ của một nhân tài, bất cứ họ hoạt động ở lãnh vực nào.

Sự tâng bốc của tôi dành cho nhà văn Võ Phiến nếu có, cũng là chuyện bình thường, bởi những gì ông đã dành cho nền văn học Việt Nam không nhỏ chút nào. Để xác định điều này, chúng ta thử ghé qua từng trang đời của ông, một cách vắn tắt..."(trích)

Luân Hoán


* Sau đó, hầu như năm nào tôi cũng sang California và năm nào cũng ghé thăm Võ Phiến. Thân thể ông vẫn khỏe mạnh, da dẻ ông vẫn hồng hào, nụ cười ông vẫn hiền lành, giọng nói ông vẫn chất phác, nhưng tai ông càng lúc càng nặng và bệnh mất trí nhớ càng lúc càng trầm trọng. Ông ít nói hẳn. Trong các buổi họp mặt hay ăn uống chung, ông chỉ ngồi lặng lẽ cười, lâu lâu cất lên lời than thở: “Tôi lú lẫn rồi anh ơi! Tôi là người bỏ đi rồi!” Vừa nói vừa lắc đầu, đôi mắt ánh lên vẻ buồn rười rượi. Đến thăm, tôi chỉ nói chuyện với bà Võ Phiến là chính; còn ông, sau những cái bắt tay mừng rỡ và nồng ấm, lại ngồi lặng lẽ. Lâu, lâu lắm, mới góp tiếng. Thường là những câu chuyện cũ. Và những lời than vãn. Than không viết được. Rồi than không đọc được. (trích)

Nguyễn Hưng Quốc


* Chia tay ông tôi nghĩ khó lòng gặp lại, nhưng tôi đã được gặp một nhân vật lớn, một chứng nhân quan trọng của văn học Việt Nam thế kỷ XX, mà văn học sử không thể bỏ qua.

Vĩnh biệt nhà văn Võ Phiến! Mong ông về cõi trời thanh thản. Ở cõi người đất Việt những trang văn của ông, nhất là những trang tuỳ bút, tạp luận, sẽ còn day dứt mãi lòng người đọc.(trích)

Phạm Xuân Nguyên


* Năm 1975, khi di tản qua Hoa Kỳ, ông đi nhưng đã tính tới chuyện về.

Ra đi tuổi chẵn năm mươi,

Năm mươi tuổi nữa nào nơi ta về.

Ngàn năm mây trắng lê thê.

Sáng nay, vừa thức dậy, nghe tin ông về, tôi rút trong kệ sách ra hai cuốn sách ông tặng tôi, ngắm hai cái bìa giống hệt nhau có những đám mây trắng trên nền màu xanh nhạt. Ngàn năm mây trắng lê thê. Ông về thật rồi sao! (trích)

Song Thao


* Con lau nước mắt, con chào Bác

Không nắm bàn tay, được, cũng buồn

Mà có nắm tay, rồi, cũng tuột

Cổng đời khép chặt cánh Âm Dương!

(trích)

Trần Vấn Lệ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 20231:29 CH(Xem: 677)
Trong tất cả các bài thơ của Cung Trầm Tưởng mà tôi biết và từng đọc, tôi thích nhất là bài Kiếp Sau của ông.
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 671)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
30 Tháng Mười Một 20234:55 CH(Xem: 572)
Càng lúc, lòng ngưỡng mộ của tôi trước một bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng càng lớn lao hơn;
30 Tháng Mười Một 20239:07 SA(Xem: 465)
Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.
08 Tháng Mười Một 20239:32 SA(Xem: 598)
Tôi đau xót chạm vào xương vào da của anh. Cẩn thận anh Văn ơi, anh ngã xuống thì chúng tôi đau khổ lắm. Còn nhiều người yêu anh, anh ạ.
09 Tháng Mười 20234:54 CH(Xem: 966)
Võ Phiến không mất trí nhớ hẳn. Thường, ông chông chênh, chòng chành và lãng đãng giữa nhớ và quên.
01 Tháng Mười 202312:52 CH(Xem: 916)
Người ta gọi ông là nhà thơ, đạo diễn, tác giả, hoạ sĩ,…
20 Tháng Chín 20234:12 CH(Xem: 1329)
Bác Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán của Việt Nam trước năm 1945.
14 Tháng Chín 202312:27 CH(Xem: 720)
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
12 Tháng Chín 20233:40 CH(Xem: 702)
Ngày 4 Tháng Chín, 2023, tại thành phố Houston, Texas, dây vĩ cầm đã lặng. Ông ra đi mang theo “tình quê hương.” Nhưng chắc chắn, tiếng đàn của ông sẽ mãi réo rắt trong dòng chảy âm nhạc của người Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12258)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18989)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19179)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,