Tưởng nhớ danh họa Phạm Tăng

16 Tháng Giêng 20172:12 CH(Xem: 4835)
Tưởng nhớ danh họa Phạm Tăng

* Người đi, độ nọ mình đi tiễn,

Đến lượt mình đi, thiếu một người.

Nấm mộ thời gian ai ấp ủ,

Gương thề mặt đá, bóng trăng soi...

*Trả lại buồn thương cho thế gian

Trăm năm rũ sạch dấu tro tàn

Sinh ra - có đó - không còn nữa

Một dấu chân mờ, một bóng vang…

Không cái tôi này - không xác thân

Không SAU, không TRƯỚC, chẳng XA - GẦN

Không ĐI, không ĐẾN, không CÒN - MẤT

Vũ trụ và tôi MỘT, bất phân!!!”

Phạm Tăng

PhamTang_04
Họa sĩ Phạm Tăng

TIỂU SỬ:


*Thân thế và sự nghiệp:

Họa sĩ Phạm Tăng sinh năm 1924 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam. Ông là hậu duệ đời thứ năm của thượng thư, hiệp biện đại học sĩ, cơ mật viện đại thần Phạm Thận Duật (1825–1885) (Đại thần Phạm Thận Duật, một thành viên chủ chốt trong phái "chủ chiến" tôn phò vua Hàm Nghi chống Pháp xâm lược. Ông từng đại diện Việt Nam ký hiệp ước Patenôtre với thực dân Pháp. Ông bị tiểu đường, thay vì được cứu chữa, thì đã bị người Pháp vứt xuống biển.)Ngoài ra trong giòng tộc họ Phạm, cụ Phạm Bành, chiến đấu ở mặt trận Ba Đình, Thanh Hóa, bị quân Pháp bắt. Nhưng cụ đã tự vẫn trong tù v.v…

Phạm Tăng đã từng theo học ngành kiến trúc trước khi chuyển sang hội họa tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương Hà Nội. Ông vẽ hý họa cho nhật báo Tự Do từ những năm 1954-1959, tuần báo Văn Nghệ Tự Do năm 1956. Năm 1959 họa sĩ Phạm Tăng đi du học tại Ý. Ông từng đoạt vị trí khôi nguyên khi tốt nghiệp một trường cao đẳng hội họa danh tiếng ở Roma. Khi ông được mời vào Viện Hàn Lâm Nghệ thuật Ý, ông đã từ chối - - Vì tự thấy, ông là một họa sĩ VN lẻ loi, cô độc giữa xứ người, nên không muốn các bạn họa sĩ Ý của ông xì xầm, ganh tỵ. Nhưng ông lại không dấu một vinh dự khác trong cái “nghiệp” của một “thằng thợ vẽ” (chữ của chính ông), khi ông được trao huy chương vàng cuộc triển lãm hội họa, do cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO, thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Roma năm 1967.

Trên hành trình nghệ thuật, mặc dù sống chủ yếu và làm việc tại châu Âu, nhưng Phạm Tăng đã nỗ lực không ngừng để sáng tạo một nét họa độc lập riêng mình, không chịu ảnh hưởng và chi phối bởi các nền hội họa phương Tây hay Trung Quốc. Khi trả lời phỏng vấn của Tạp chí Bách khoa Việt Nam, Họa sĩ Phạm Tăng nêu rõ quan niệm của mình về hội họa: “Hội họa Việt Nam phải bộc lộ được bản sắc riêng, góp một tiếng nói với hội họa thế giới, dù là một tiếng nói nhỏ bé, nhưng là tiếng nói của riêng mình, không lai căng Tây hay Tàu.

Tôi vô cùng hãnh diện là mình không mất gốc, không va chạm trực tiếp với phương Tây, tôi nhờ sức phản ứng mà phá vỡ được mọi xiềng xích nô lệ do sự phụ thuộc vào lối nhìn sự vật, ảnh hưởng của hội họa phương Tây và Trung Quốc thời kỳ bị đô hộ. Chính là nhờ ở lòng ham muốn tự do và ở chí hùng cường của dân tộc, tôi mới tìm được một đường lối giải thoát cho nghệ thuật riêng mình”.

Phạm Tăng lấy được bằng tốt nghiệp của hầu hết các khoa ở Viện Mỹ thuật La Mã (Accademia de Belle Arti di Roma): Hội họa, Trang trí, Thiết kế, Điêu khắc, Thiết kế sân khấu.


Nhận xét của những nhà phê bình danh tiếng:

- Nhà phê bình Bỉ Alanh Ghémô: Họa sĩ Việt Nam Phạm Tăng ‘đã dạy một bài học về khiêm nhường và cảm xúc cho tất cả những người ở phương Tây đặt cọc vào bạo lực, thô lỗ, ấn tượng thô bạo vì họ không còn tin vào sức mạnh của đầu óc tế nhị (Báo Xpênxin Bruyxen, 4 - 12 – 1968)

- Ông G.G. Acgan, Chủ tịch quốc tế những nhà phê bình nghệ thuật, nguyên thị trưởng La Mã, giới thiệu Phạm Tăng như sau: ‘Từ nhiều năm nay, ông làm việc ở La Mã, ông nổi tiếng và được đánh giá cao trong các giới nghệ thuật Ý do tính tình hòa nhã kín đáo, tính chất nghiêm túc của tìm tòi hội họa.

Và tính chất tế nhị nên thơ của sáng tác. Vẽ đối với ông là một sự thể hiện bản chất về tinh thần... Chất liệu ông dùng vỡ tan ra thành nhiều mảnh nhỏ li ti… Hình như vật chất tan vỡ ra để chiếm nhiều không gian hơn, vượt qua giới hạn của mình và lan rộng ra chung quanh. Vật chất dường như tìm lại được nhịp điệu tự nhiên, có vẻ như nó đã tan vỡ theo một bình đồ đã hoặc định sẵn’.

-André H. Lemoine:… Nghệ thuật của Phạm Tăng là một chuỗi liên tiếp những khám phá choáng ngợp bởi vì người ta không bao giờ biết được tác phẩm khởi đầu từ đâu và chấm dứt ở đâu, mỗi bức tranh là hằng hà sa số vũ trụ mà mắt ta lướt trên đó chẳng khác gì một phi thuyền không gian đi tìm các thế giới’.

-Hữu Ngọc: Quan niệm nghệ thuật của Phạm Tăng đã mang lại một giải pháp để giải quyết sự bế tắc của hội họa phương Tây từ khi xã hội công nghiệp – kỹ trị thành hình: sự đối lập giữa tượng hình và trừu tượng. Mặt khác, nó cũng vạch một con đường độc đáo trong nghệ thuật phương Đông, khác Trung Quốc và Nhật Bản…


* Đời sống riêng:

Có hai chi tiết mà họa sĩ Phạm Tăng nhắc tới với tất cả xót xa hay ám ảnh khôn rời, đó là sự kiện người bạn đời đầu tiên của ông, bà Nguyễn Thị Băng Tâm - - Một người mà theo ông kể thì ngay khi mười 16 tuổi, bà đã viết tiểu thuyết bằng tiếng Pháp. Sau đó, bà được một học bổng của chính phủ Pháp, để qua Paris học về văn chương Pháp…

Nhưng họa sĩ Phạm Tăng, đã rất chân thành, ngay thật thú nhận:

Vì sợ mất vợ, nên tôi đã không đồng ý cho bà ấy đi du học”.

Cũng thời gian này, giữa lúc người bạn đời của họa sĩ vì thương, chìu chồng, đã từ chối cơ hội tiến thân khó có được… thì vị danh họa, lại gây một “biến động” rất lớn. Đó là sự kiện ông đem tất cả tiền phòng thân, hơn 7,000 đồng, dành dụm từ bao nhiêu năm của người bạn đời, “nướng” sạch trong một đêm tại sòng bài Đại Thế Giới, ở Chợ Lớn.

Hai sự kiện vừa kể đã dẫn tới việc Bà Nguyễn Thị Băng Tâm tự kết liễu đời mình khi còn rất trẻ. Và, câu chuyện đau thương này đã trở thành “scandale” một thời (chữ của họa sĩ Phạm Tăng), trong giới văn nghệ và báo chí.

Tuy nhiên, ngược lại, vẫn theo danh họa Phạm Tăng thì ngay sau biến cố này, ông lại được quá nhiều những cơ quan ngôn luận lớn, kể cả những tờ báo xuất bản bằng tiếng Pháp, ở Saigon, mời cộng tác. Ông nói, thời gian đó, trung bình mỗi tháng ông được trả tiền nhuận bút không dưới 5,000 Mỹ kim.

Ông kể, mặc dù kiếm được nhiều tiền, nhưng không biết làm gì:

Cuối tuần, với chiếc áo của nhà tu, tôi thường lái xe xuống núi Châu Thới ở đó qua đêm, hay nguyên một cuối tuần, trước khi trở ngược về Saigon...”


Một ám ảnh triền miên trong đời sống là ám ảnh về “Mối nhục của một người Việt Nam trước sự cai trị và khinh bỉ của thực dân Pháp!”


Ám ảnh này, bắt nguồn sâu xa từ nhiều danh sĩ, tiền bối thuộc dòng họ Phạm của họa sĩ Phạm Tăng đã bị chính quyền Pháp sát hại hoặc bức tử…


Cũng vì những ám ảnh hay “mối nhục” của mình mà, người bạn đời thứ hai của họ Phạm – Một thiếu nữ người Ý, sau khi sinh được cho ông một người con gái, đã qua đời vì bạo bệnh, khiến ông có một thời gian khá dài, chấm dứt mọi hoạt động nghệ thuật, cũng như mọi giao tiếp xã hội...


Mãi nhiều năm sau, để nguôi ngoai phần nào nỗi nhớ quê hương, đồng bào…, đồng thời cũng để chấm dứt nhiều năm sống lạc lõng, lẻ loi ở Ý, họ Phạm đã chọn cho mình người bạn đời thứ ba, một phụ nữ gốc Việt, quốc tịch Pháp, cũng thuộc một gia đình thế giá…Ông đã rời bỏ nước Ý để tạm cư tại Pháp.


Nhưng vì không thể quên mối hận thực dân Pháp, nên tới cuối đời, ông vẫn không chịu nhập tịch Pháp, quốc gia mà ông cho đó là kẻ thù chung của dân tộc Việt.


Mặc dù thù ghét nước Pháp, nhưng ông vẫn bỏ nước Ý về sống tại Pháp. Ông giải thích lí do:


Càng lớn tuổi, sức chịu đựng cô quạnh càng kém đi. Trong khi nhu cầu muốn được sống gần với tập thể của dân tộc mình càng gia tăng, nên tôi buộc lòng phải chọn Paris, cho những năm tháng cuối của đời mình…”

TP tổng hợp

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Chín 20239:06 SA(Xem: 932)
Dù bất kỳ họ nói cô thế nào, sau này lịch sử kết luận ra sao, tôi vẫn không thể quên được những kỷ niệm đẹp đẽ nhân ái cô đã làm cho tuổi thơ của tôi, Tôi vẫn muốn thắp nén nhang cho cô, cầu mong cô thoát khỏi mọi khổ đau. Thanh thản bay về nơi bình yên an lạc.
08 Tháng Chín 20236:01 CH(Xem: 905)
Ông Ngoại đã truyền cái khả năng âm nhạc ấy vào hệ DNA của tôi.
02 Tháng Chín 202310:28 SA(Xem: 754)
Cái nét riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Hoàng là gây được sinh khí trong lời kể,
27 Tháng Tám 20238:14 SA(Xem: 948)
Mỗi buổi sáng khi thức giấc, trong cái cơn ngái ngủ mơ màng tôi đã cảm thấy bao trùm một mùi cà phê thơm dịu.
24 Tháng Tám 20234:03 CH(Xem: 795)
Mình rất cần tiền mà cũng vô cùng chán tiền…
13 Tháng Tám 20231:12 CH(Xem: 808)
Cuộc đời nhà báo, nhà văn, nhà thơ Trương Đạm Thủy trôi êm đềm lặng lẽ, nhưng vẫn có những con sóng xao động từ thuở ấu thơ.
02 Tháng Tám 20239:55 SA(Xem: 922)
Và rồi anh đột ngột ra đi (2016). Cái chết đã khép lại một số phận bi tráng cả trong chiến tranh và hòa bình.
23 Tháng Bảy 20234:57 CH(Xem: 1320)
Tôi vẫn tin anh có Viết. Chỉ là chưa công bố mà thôi. Một nhân cách như anh, anh không thể gát bút, dưới một cường quyền, trong một hệ thống độc trị phi nhân, mà cả dân tộc này không muốn đội trời chung với nó.
29 Tháng Sáu 20238:51 SA(Xem: 1078)
thi nhân rũ áo đi vào cõi vĩnh hằng nhưng những vần thơ, kịch bản phim và những vai diễn để đời của ông sẽ ở lại với chúng ta, các thế hệ người yêu thơ và hâm mộ một tài năng nghệ thuật ưu tú của nước nhà.
03 Tháng Sáu 20234:53 CH(Xem: 1219)
Sáng 2.6.2023, theo tin từ các nhạc sĩ thân thiết thì lão nhạc sĩ Xuân Tiên vừa từ trần tại Australia.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 611)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24510)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,