NGUYỄN NHÃ TIÊN - Một ngày ở quê Bùi Giáng

11 Tháng Mười 201810:11 SA(Xem: 5478)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Một ngày ở quê Bùi Giáng

            

 

                                                                                  Bút ký Nguyễn Nhã Tiên

 

            NÓI LÊN MỘT ĐIỀU NHƯ THẾ NÀY LIỆU CÓ QUÁ LẮM  CHĂNG: -  CHƯA TỪNG CÓ, HOẶC LÀ HIẾM HOI  CÓ MỘT THI SĨ VIỆT NAM NÀO Ở VÀO HẬU BÁN THẾ KỶ 20 MÀ ĐẦY ẮP HUYỀN THOẠI, GIAI THOẠI VÂY QUANH CUỘC ĐỜI NHƯ THI SĨ BÙI GIÁNG. LÚC CÒN SINH THỜI, CON NGƯỜI THI SĨ

              " THÂN CON NHƯ THỂ THÂN RƠI/ MỘT ĐÊM MƯA TRÚT XUỐNG ĐỜI CUỒNG ĐIÊN" ẤY ĐÃ LÀ MỘT HUYỀN THOẠI, THÌ KHI ÔNG  QUA ĐỜI          "NGÀY SẼ HẾT TÔI SẼ KHÔNG Ở LẠI" LẠI CÀNG HƠN MỘT HUYỀN THOẠI. ÔNG LÀ NHÀ THƠ, LÀ DỊCH GIẢ, LÀ NHÀ PHÊ BÌNH..., XƯA NAY, KHÓ CÓ

              MỘT TỔNG HỢP NÀO CHO HẾT NHỮNG BÀI VIẾT VỀ BÙI GIÁNG CỦA CÁC HỌC GIẢ, NHÀ VĂN, NHÀ THƠ. CỦA NHỮNG NGƯỜI VÌ YÊU ÔNG GÓP MỘT TIẾNG NÓI NGƯỠNG VỌNG.

              NHÂN KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THI SĨ BÙI GIÁNG MẤT ( 7/10/1998 - 7/10/2018) BÀI VIẾT NÀY NHƯ MỘT NÉT MINH HỌA VỀ CÁI LÀNG QUÊ - NƠI ÔNG SINH RA VÀ LỚN LÊN, CHO DÙ VỚI THI SĨ:

                                                                       HỎI TÊN: RẰNG BIỂN XANH DÂU

                                                                       HỎI QUÊ: RẰNG MỘNG BAN ĐẦU ĐÃ XA

 

            Theo ngọn gió Bùi Giáng thi sĩ dẫn đường “Gió Lệ Trạch thổi qua Cổ Tháp”, tôi về làng quê Duy Châu - Duy Xuyên giữa một ngày tiết trời đang thu nhưng chừng như sắc xuân xa xăm còn biếc xanh lung linh trên  sương cỏ. Ngược chiều với câu thơ, nghĩa là theo hướng đông - tây, từ Cổ Tháp qua An Lâm rồi mới đến Lệ Trạch. Lên xa hơn nữa là Cù Bàn, Kiểm Lâm. Và rồi cả một vùng Tây - Duy Xuyên mênh mông núi đồi, qua những An Hòa, Mỹ Sơn, Mỹ Lược, Thu Bồn, Phú Đa… Thời đánh Tây năm xưa, trước cả Cách mạng tháng Tám, gia đình Bùi Giáng và một số bà con họ Bùi tộc chuyển lên định cư ở hẳn vùng Trung Phước. Giữa bạt ngàn đồi núi nhấp nhô ấy, nơi nào Bùi thi sĩ từng một thời “Anh lùa bò vào đồi sim trái chín”. Tôi cũng chẳng rõ nữa. Nhưng chắc chắn rằng trên những con đường làng quanh co rợp mát này, đã mòn nhẵn bước chân một thời hoa niên của thi sĩ. “Vĩnh Trinh Lệ Trạch Thanh Châu. Thi Lai Hà Mật nhìn đâu dáng người”.

       Cũng xin nói thật lòng, thơ viết như thế kia là cách nhà thơ gọi tên đất tên làng cho… hả nhớ, nó như một phản xạ từ vô thức thôi, chứ chẳng mong đạt tới một ý nghĩa nào ghê gớm. Vâng, làm sao cắt nghĩa nhớ, làm sao cắt nghĩa yêu, làm sao cắt nghĩa một thứ tình căng đầy trong máu huyết như chực vỡ tràn ra. Cũng ví như khi bàn tay người mẹ chạm vào sợi tao nôi, là lập tức khúc hát ru ầu ơ ca dao từ tim phổi trào ra: “Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng. Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi” !

        Nhân nhắc tới vùng núi non thượng nguồn con sông Thu Bồn, những địa danh trong thơ Bùi Giáng như: Bình Yên, Tý, Sé... cho đến Hòn Kẽm Đá Dừng, lại không thể không nói tới cái làng quê Trung Phước kỳ vĩ  nằm bên hữu ngạn của dòng sông. Gọi là kỳ vĩ - là bởi vào thời Bùi Giáng theo gia đình lên định cư nơi đây, bao huyền thoại ông chăn dê trên vùng núi đồi Trung Việt chính là ở chốn này, có ai ngờ cái làng Trung Phước eo óc dưới chân núi Cà Tang vây quanh bao dặm sơn khê ấy lại là đất...văn vật. Chỉ mỗi cái làng quê nhỏ bé nằm vào vị thế gieo neo cách trở sông nước, truông đèo thế kia lại là nơi sản sinh ra bao nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học nức tiếng trên văn đàn cả nước, như các nhà thơ Tạ Ký, Tường Linh, Hoàng Hưng, giáo sư Hoàng Lý, giáo sư Hoàng Châu Ký, bác sĩ Bùi Kiến Tín...Và, tất nhiên là thi sĩ dị thường Bùi Giáng, cho dù gốc gác quê ông từ Vĩnh Trinh lên đây- Hỏi quê rằng: mộng ban đầu đã xa.

        Nhưng tôi muốn trở lại cái làng Thanh Châu xã Duy Châu nơi Bùi thi sĩ sinh ra và lớn lên. Cái miền " Cố quận" như ông đã tả trong " Ngày tháng ngao du" rằng: " Hồi nhỏ, tôi được sanh ra và lớn lên trong miền quê hẻo lánh. Chung quanh có ruộng đồng sông núi trùng điệp, những đám cỏ chạy suốt tuổi thơ. Làng tôi xưa kia có nhiều cỏ mọc, cỏ mọc từ trong làng ra ngoài ruộng, tới những cồn, gò, đồi núi thật xanh. Từ đó về sau, tôi tìm kiếm mãi một màu xanh không còn nữa vì những trái bom và hòn đạn khổng lồ".

           Đấy là cái cố quận tại thế của Bùi Giáng, nhưng chính cái quê nhà siêu hình của thi sĩ mới là nơi cám dỗ con người ta tìm tới nhiều nhất.       
                

                             Đáp lời nước chảy ngang vai

                             Gẫm từ cố quận hai tay dịu dàng

                             Lời vui như gió thênh thang

                             Điệu buồn như thể dư vang cõi nào

          Giữa một trạng huống, một tâm thế phiêu bồng nhẹ tênh, ngẫu nhiên một ngày- chính xác là bây giờ đã cám dỗ tôi có mặt trên xứ sở thi sĩ Bùi Giáng.

                             Lên đường từ buổi xưa xa

                             Về nguyên thủy giục giang hà dội âm

          Một xứ sở như thế ấy thì đã vượt xa tầm của một địa lý, mà là cội nguồn, là quê hương của giống loài: “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội…”. Vậy mà đôi bàn chân trần ai của tôi, hữu hạn của tôi, lại mon men bước xiêu lệch tới bờ cõi này để tưởng ra người xưa đâu đây trong nắng sớm mưa chiều bất tuyệt những âm vang.

                             Hỏi tên rằng biển xanh dâu

                             Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa

          Đi giữa một ngày bổi hổi những âm vang trong một làng quê nghe rõ tiếng lở bồi“biển xanh dâu” thế kia, thì chẳng thể khuôn vào trong cái giới hạn vài cây số đường dài từ Cổ tháp đến Lệ Trạch ( gió Lệ Trạch thổi qua Cổ Tháp) nữa rồi. Mà là cái làng quê của sông cạn đá mòn,cái làng quê vô tận giữa bát ngát ý nghĩa thời gian.

          Trong cái di sản đồ sộ thơ văn Bùi Giáng để lại có hơn 60 đầu sách ( thơ, dịch, triết luận, phê bình, tiểu luận), tôi nhớ mãi một câu chuyện ông đã viết. Có thể đấy là chuyện Bùi thi sĩ tưởng tượng ra, hoặc cũng có thể là hoàn toàn hiện thực, nghe cứ thấy sông suối tâm hồn ông trong ngần một niềm thơ dại. Nhân vật đối thoại cùng thi sĩ trong ngày ông về thăm quê là một cô: Thôn nữ. Kẻ hỏi người đáp, vừa như tưng tửng đùa chơi vừa như tiếng vang ngân ấu thơ, có khả năng làm động vọng thấu tận sâu thẳm nguồn cội như thi sĩ muốn cảnh báo về sự vong thân đâu đó bên trong mỗi con người. Trả lời cô Thôn nữ hỏi ông về thăm quê bằng phương tiện gì và đi trong bao lâu, ông trả lời rằng: Từ Sài Gòn đi bộ về quê ròng rã suốt hai tháng trời. Ăn uống thì quán xá dọc đường, còn ngủ thì tựa gốc cây bên đường, thiu thiu nhắm hai con mắt lại mà ngủ. Nhưng, đây mới là trọng tâm, mới là hàm lượng ý tưởng của câu chuyện. Thôn nữ hỏi Bùi Giáng: “- Sao anh không đi xe đò cho mau chóng tới nơi?”. Hãy nghe thi sĩ hồn nhiên trả lời: “- Anh muốn từ từ thong thả. Vừa đi vừa ngắm phong cảnh dọc đường. Và cũng cố ý kéo dài ra để dành”. Và cái mà Bùi Giáng để dành đó là “- Cái quí trọng. Tỉ như đứa bé để dành cái bánh, cây kẹo của người ta cho mình”, còn ông thì: “Để dành cuộc gặp gỡ sau nhiều năm xa cách. Đừng gặp vội…” Cách trả lời như là chính thi sĩ, không, một đứa bé nguyên vẹn chưa bị thời gian tước đoạt lấy mất đi bất cứ một thứ gì. Nó nguyên vẹn như suối trong, như trăng sáng, như mùa xuân trong cái thiên đường ấu thơ huy hoàng của mình. Dường như ý niệm này tôi đã có lần gặp trong sách “Nẻo về của ý” của Nhà văn Nhất Hạnh, đoạn ông kể về một thằng bé đang ngồi trên bậu cửa nhà vừa ăn cơm vừa ngắm cảnh mưa ngoài đường, ngắm đến quên cả ăn bởi thích thú mê say cái cảnh trẻ thơ đùa chơi với mưa ngoài kia. Nào là hai đứa trẻ đẩy một chiếc xe mây, bánh gỗ, trên xe có em bé ngồi, tất cả đều ở truồng. Nào là chiếc xe lăn trong mưa gặp những vũng nước tung tóe… Và cho đến khi thằng bé bị cha mẹ gọi vào nhà. Vậy là chấm dứt cái giấc mơ thiên đường của nó. Nhà văn Nhất Hạnh viết tiếp: “Người ta không biết được rằng những phân biệt, những mừng tủi, những toan tính giết chết thiên đường. Xin đừng la mắng ánh sáng, đừng la mắng suối trong, đừng la mắng những con chim mùa xuân bé nhỏ”. Chuyện kể của Bùi Giáng khác câu chuyện của Nhất Hạnh ở chỗ, Bùi Giáng là nguyên ủy của sông suối, bát ngát những thanh âm hồn nhiên của một trẻ thơ trong cái thiên đường quê nhà vĩnh cửu không ai có quyền tước đoạt. Gọi đó là một thứ đạo hạnh (éthique) thì đấy là nơi mà nghệ thuật và đời sống đã hòa hợp như một tôn giáo, nơi thời gian đến hoặc đi đều bất lực trước “Tâm hồn như lộc trang đời như điên”.    
       

          Một ngày rong ruổi trên quê hương Bùi Giáng là đi giữa đôi bờ hư-thực, khi thì qua một làng quê trong trẻo thanh bình rất cụ thể: “Vĩnh Trinh Lệ Trạch Thanh Châu” với những con người cũng mười mươi xương thịt “- Ủa, phải anh Sáu Giáng đó không? - Và cô, cô có phải cô Bông năm nào?”, lúc thì siêu hình “Về nguyên thủy giục giang hà dội âm”. Nhưng, quả thực đi trên những lối gập ghềnh đường quê này, có lúc mình quên khuấy chính mình, quên thực tại này để nhớ tới một hiện hữu khác. Mà kể cũng lạ, không dưng mà gặp ai tôi cũng thấy mang máng chút dáng dấp hình hài Bùi thi sĩ. Chẳng phải họ làm dáng hoặc đánh bóng cái tâm hồn mình cho nó lộ ra cốt cách gì đâu. Tất cả đều hồn nhiên trong trẻo, thơ dại đến thực lòng. Họ là nông dân, là anh thợ cắt tóc, là em thợ may vá hay chú thợ sửa xe đạp. Cũng có khi là một ông giáo làng… Tất cả lam lũ, lam lũ và lam lũ ! Chiều chiều, sau những giờ chạy vạy nhọc nhằn lo cơm áo (dù cho thời vụ gấp gáp có rượt sau lưng), tất cả đều kéo ra ngồi quành tròn ở cái quán cóc bên ngã tư đường làng để… véo von thơ Bùi Giáng bay bổng chín tầng mây:

                                 Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi

                                 Những giọt sương là lệ ở trong mây

          Và, lúc thì cất tiếng cười òa vỡ như xổ tung niềm hoan lạc:

                                 Làm con gấu con beo con bò rừng con hổ

                                 Làm con chồn lùi lũi chạy vào hang

         Đừng lầm tưởng, rượu mới là chủ đề chính cho những cuộc thơ véo von như thế, mà là chính bởi thơ Bùi thi sĩ như thấm đẫm vào đất đai này lên tiếng thúc giục. Và rồi cũng chẳng phải say đâu, bỗng dưng gương mặt nào cũng trẻ thơ ra, cũng đa tình sướt mướt: “Em ở lại với đời ta em nhé / Em đừng đi. Cho ta nắm tay em/.Ta muốn nói bằng thơ bay nhè nhẹ/ Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm”.

          Làm sao tôi có thể đứng bên ngoài những cuộc ấy. Và vì thế, rong chơi hay là hành hương trên làng quê của Bùi thi sĩ, thoạt đầu cũng chỉ khơi vơi bắt chước thi sĩ mà “Sơ khai du mục tầm phương thảo”, nhưng hương cỏ người xưa đâu để mà du mục đi tìm. Thế nên, rồi tôi cũng sà vào chung chiếu giữa cái quành tròn thơ dại ấy cho thỏa niềm mong ước “Mai sau hẹn với ban đầu. Chờ nhau ngõ khác ngó màu Nguyên xuân”. Và thưa thi sĩ, làng trên xóm dưới của Người ngày như là ngày đang xuân, đang tưng bừng trước thanh tân cái đẹp.

                       Ngàn mai cá sóng phiêu bồng

                       Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi

          Những tiếng nói thơ dại quanh đây, những con mắt trong veo chứa chan tình yêu quanh đây, ngẫu nhiên làm sao cũng kịp kỳ hẹn trở về: “Với xuân xanh vẫn cùng nhau hẹn ngày”!                                                                                                       

 

(*) Thơ Bùi Giáng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Năm 20177:05 SA(Xem: 4031)
Vậy là anh ra đi/ lúc mười tám giờ năm lăm phút ngày thứ sáu 26.5.17...
13 Tháng Năm 20171:17 CH(Xem: 5784)
Và theo cách thức như thế, chúng ta đã chia tay Phùng Nguyễn, Đinh Cường, Nguyễn Ngọc Bích, Hoài Khanh, Tạ Chí Đại Trường, và mới đây Phan Lạc Phúc.
03 Tháng Tư 201710:05 SA(Xem: 5048)
Tôi chỉ dám rón rén đôi dòng tưởng nhớ ông. Và âm thầm hồi tưởng.
28 Tháng Ba 201712:00 SA(Xem: 6031)
Bằng những chữ rất “đời thường” xây trên những hình ảnh “bình dị” thơ Nguyên Sa nhắc cho người đọc nhớ rằng người tình của chúng ta trước hết là một con người bình thường như mọi con người bình thường trên thế gian
17 Tháng Ba 20176:08 SA(Xem: 5421)
Nhà thơ Mai Trung Tĩnh tên thật là Nguyễn Thiệu Hùng sinh năm 1937 tại Hà Nội. Mai Trung Tĩnh làm thơ từ thuở thiếu thời
14 Tháng Ba 201710:04 SA(Xem: 5363)
Tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
28 Tháng Hai 201711:27 SA(Xem: 5485)
Năm 1946 Họa sĩ Lê Bá Đảng đỗ đầu trường Mỹ Thuật Toulouse, và bức tranh được giữ tại Bảo Tàng Viện St Augustin
25 Tháng Giêng 201710:21 SA(Xem: 5262)
Vài dòng cảm nghĩ thay cho nén nhang cầu cho linh hồn anh được phiêu diêu.
16 Tháng Giêng 20172:12 CH(Xem: 4721)
Họa sĩ Phạm Tăng sinh năm 1924 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
13 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 3690)
Phạm Hầu là lớp thi sĩ xuất hiện đồng thời với các nhà thơ: Lưu Trong Lư, Huy Cận, Xuân Diệu... vào thời Thơ Mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16809)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8119)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1017)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8692)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,