ĐINH CƯỜNG - Kỷ niệm cùng Võ Đình

27 Tháng Ba 201910:58 SA(Xem: 5748)
ĐINH CƯỜNG - Kỷ niệm cùng Võ Đình


Thân như chớp sáng, có rồi không, câu thơ anh dịch của Vạn Hạnh trong Hương Thiền (1) tự nhiên trở lại trong hồn tôi, chiều nay. Chiều mùa xuân Virginia bỗng trở lạnh, mưa lâm râm, có anh chắc anh sẽ nói... buồn thúi ruột. Làm sao quên được giọng ngâm thơ trầm ấm, đặc Huế của anh, nhất là sau khi có bữa ăn gọi là đạm bạc mà anh thích, rau dền đỏ chấm nưóc tôm kho đánh, cá bống thệ kho khô... đuôi ngó lui. Như khi đi xa nửa vòng trái đất về, mệ (thân mẫu anh) hỏi ưng ăn chi, anh chỉ thèm… ăn canh mít non có bỏ lá sân lá lốt.

Kỷ niệm đầu tiên với anh là Tết Giáp Dần,1974 anh về nước sau trên hai mươi năm xa cách. Ôn (thân sinh anh) đưa anh ra thăm chúng tôi ở ngôi nhà phía sau trường Cao đẳng Mỹ Thuật Huế, tôi đang dạy ở đó, và vì nhà tôi dạy cùng trường Nữ trung học Thành Nội với chị Võ thị Nga, em gái anh... Sau đó nhân mấy ngày Tết tôi rủ Trịnh công Sơn cùng ghé thăm anh, uống cùng nhau ly rượu mừng xuân, tình anh em văn nghệ thân thiết nhau rất đỗi tự nhiên. Anh có kể lại trong Trời Đất (2): “Năm 1974, sau trên hai thập niên lưu lạc, từ Huế sang Paris, từ New York sang San Francisco, tôi lại quay về Huế. Chỉ hai hôm sau Tết Giáp Dần, hai chàng trẻ đến thăm: Đinh Cường và Trịnh công Sơn. ĐC hỏi tôi có đem tranh về không. Tôi nói không. ĐC đề nghị tôi vẽ ngay một số tranh: Anh sắp có triển lãm, nếu tôi cùng trưng bày với anh càng vui. Tôi vẽ 14 bức tranh mực xạ trên giấy, đặt tên từ Huế I đến Huế XIV. Cuộc triển lãm diễn ra ở một phòng lớn của đại học Văn Khoa Huế. Sau đó chúng tôi “họp mặt” ở nhà Trịnh công Sơn. Và lần đầu tiên tôi gặp Lê thành Nhơn... Trước đó tôi từng gặp Lê thành Nhơn. Gặp tác phẩm, không gặp người. Sau buổi nói chuyện ở trường Mỹ Thuật, tôi cùng nhiều người bước ra sân. Không nhớ ai đã chỉ cho tôi xem tượng Phan bội Châu. Ở Huế, người ta gọi là cụ Phan, hay cụ Phan sào Nam. Cả bức tượng là một cái đầu người. Một cái đầu vĩ đại... Tôi sinh ở Huế, lớn lên ở Huế, từng nghe không biết bao nhiêu chuyện khí khái về “ông già Bến Ngự”. Đêm ấy tôi đã được gặp tác giả chân dung cụ Phan. Và nhớ mãi.”(3) Tôi cũng nhớ mãi anh đã vẽ tặng tôi bức “Tổ Chim Trên Bờ Biển” với lời ghi Tưởng niệm Phan sào Nam tiên sinh.


Đêm ở nhà Sơn, tôi thấy anh uống rượu rất chì, râu mép đen dày, mắt lim dim, hút pipe, áo khoác kaki bốn túi, đúng là Parisien, và khi rượu đã thấm... anh bỗng ngâm thuộc lòng bài Hành Phương Nam dài của Nguyễn Bính:

Hai ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với người buồn vậy thay

rồi ngâm Tràng Giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Giọng anh trầm buồn, ngân vang, đứt quảng, như muốn khóc. Khuya tôi về cùng anh qua mấy con đường âm u trong Thành Nội, anh chỉ mấy chiếc am bên hàng chè tàu nhà ai còn đốm nhang chưa tàn. Sáng hôm sau đó tôi đi mua giấy vẽ và màu nước, mực xạ đem đến, anh hứng thú vô cùng, trải ngay trên bộ ngựa gõ cạnh phòng khách... ngồi xếp bàng, vung bút. Hình ảnh chiếc am và cội mai già trước sân nhà là hình ảnh đậm nét nhất trong những bức tranh mực xạ của anh.

Chúng tôi đã có cuộc bày tranh chung đầy kỷ niệm: Triển lãm tranh mực xạ và tranh màu nưóc Võ Đình – Đinh Cường tại Đại Học Văn Khoa Huế từ 28.2 đến 2.3.74 Catalogue ghi 14 bức Huế I đến Huế XIV và bức 15: Mảnh giấy này. Phần tôi 22 bức tranh cỡ nhỏ màu nước, đúng hơn, là sơn dầu trên giấy.

Buổi khai mạc do Trung tướng Lâm quang Thi, tư lệnh vùng I chiến thuật cắt băng, ông Dương đình Khôi, khoa trưởng Đại học Văn Khoa lúc ấy đã giới thiệu chúng tôi cùng phòng tranh thật trang trọng đến quan khách.

VoDinh
Họa Sĩ Võ Đình


Sau đó, theo ý kiến anh Doãn quốc Sỹ, chúng tôi tiếp tục đem tranh vào bày tại Hội Việt Mỹ Sài Gòn từ 29.3 đến 4.4.74. Bà Nguyễn văn Bông, giám đốc Hội Việt Mỹ Saigon đã ưu ái cho bày tranh trước vì anh Võ Đình phải trở lại Mỹ sớm hơm thời hạn, phải dời lại những phòng bày tranh kế tiếp, đã lên chương trình cả năm... Bà Bông với áo dài lụa gấm màu mở gà, thêu mấy lá trúc xanh, đã cắt băng khai mạc... Phòng tranh đông kín người xem. Lần này anh Võ Đình được gặp lại những người bạn thân, nhất là anh Trương Bính, người bạn ở Pháp về Việt Nam sinh sống sớm nhất, tôi biết anh rất quý người bạn này, khi anh Bính mất, anh có vẽ bức tranh, chụp lại gởi cho tôi xem, một màu nâu của đất, đầy hương khói... Anh đã ở lại nhà anh chị Doãn quốc Sỹ, đã vẽ trang trí cái tủ thờ với mầu đỏ son nồng ấm và tặng anh chị Sỹ mấy bức tranh mộc bản thật đẹp, tôi nhớ mãi hai bức: Công cha như núi thái sơn và Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Anh thích trang trí những vật dụng trong nhà... Tôi còn giữ chiếc đèn để bàn và cái bàn gỗ thấp, hình lục giác, tự tay anh cưa gỗ, đóng lấy, trang trí những vuông màu đen đỏ, mặt dưới anh ký tên và ghi VI. 65. anh tặng đem về làm kỷ niêm, lần anh lái xe đón tôi và cháu trai đầu lên thăm anh ở Thạch Lũng-Stonevale, Burkittsville, Tây Bắc Maryland - dừng lại dọc đường anh chỉ nhà bưu điện nhỏ ở phố quận làm nhớ bưu điện ở phố núi vắng lặng Đơn Dương làm sao và nhà thờ nhỏ lâu đời bên kia đường... Chiếc bàn này nay là nơi hai cháu nội chúng tôi Như Thơ, Như Tranh thích nhất, mỗi lần về thăm là đòi xuống basement, ngồi vào hai chiếc gối thấp hai bên để vẽ. Chiếc bàn đã 45 năm, sau cuộc triển lãm cá nhân đầu tiên của anh tại New York năm 1961. Chao ơi, thời gian...

“Tôi sinh ra và lớn lên ở Huế, cho đến ngày xuất ngoại khi chưa tới tuổi hai mươi. Nhà cha mẹ tôi trong Thành Nội, ở một xóm sau lưng hoàng thành.Tôi sống qua những năm niên thiếu trong một không khí vừa cổ kính vừa tàn tạ. Cha tôi làm công chức, tính cương nghị, thích yên tĩnh.


Mẹ tôi không buôn bán chi, chỉ ở nhà trông nom việc nhà, trồng hoa, trồng rau. Cha tôi vóc dáng lực lưỡng, siêng làm việc chân tay, ăn uống điều độ, giản dị. Còn mẹ tôi vốn đã cần mẫn việc dâng hương tụng kinh...” (Một món Tết mặn mà.Văn Học, Tết Mậu Thìn, 1988).

Về tiểu sử của anh, chỉ có chị Lai Hồng mới ghi được đầy đủ. Lai Hồng, có phải là định mệnh anh, anh nói không vẽ chim hạc, chim hồng nữa. Nhưng khi về thăm anh ở căn nhà mới xây tại West Palm Beach, Florida, lần đầu còn để nguyên những tấm ván lớn đóng các cánh cửa nhà để che bão không thấy gì. Nhưng lần thứ hai về thăm khi anh đau nặng, gõ cửa. Cửa kính chính là bức tranh chim Hồng đã trở về; Chim về tổ, không gian tranh như có tùng bách, dải mây như vệt lụa quấn qua hồn đây đó... Cho thấy cái hạnh phúc của sự sum họp, an cư, tình yêu thắm nồng nơi chốn vắng lặng này. Anh và chị Lai Hồng về ở đó cũng khá lâu rồi, căn nhà có vườn rộng, gần như có đủ thứ cây trái như bên Việt Nam. Trước ngõ vào là cây phuợng vỹ và mấy cây hoa
giấy tím thơ mộng. Trong sân có nhiều loại mai, kể cả Mai Thanh Tuệ, để nhớ Thanh Tuệ, nhà xuất bản An Tiêm. Có cả hoàng lan, ngọc lan, làm nhớ Huế...

Thế mà anh đã bỏ đi, hay đúng hơn, đã về, đã tới... Những ngày bệnh, yếu, anh cứ luôn gọi Hồng ơi để đến dìu anh. Một năm qua mà tôi như còn nghe tiếng gọi Hồng ơi ấy vang nhẹ đâu đây. Mới biết những ngày cuối đời, nằm bệnh, cần có một tình thương bao dung, chở che, chia xẻ bao điều. Và lo toan, chăm sóc ngày, đêm. Chị Lai Hồng đã đầy nghị lực, lo toan cho anh tất cả. Chúng tôi đều thầm phục chị về sự tận tụy, hy sinh này.

Nhận được thư mời:

Lễ Giỗ Đầu Tiểu tường
nhà văn, họa sĩ Võ Đình (1933-2009)
Võ Đình Mai, pháp danh Nguyên Chân.
Thứ bảy ngày 29 tháng 5 năm 1010 tại Chùa Hoa Nghiêm,Virginia…
Bà quả phụ Võ Đình Mai, nhũ danh Trần thị Lai Hồng,
Pháp danh Tâm chân Nguyên.
Hai con gái
Katherine Phượng Nam Võ Đình,
Hannah Linh Giang Võ Đình…

Tôi nhớ lại như mới buổi trưa nào gần đây lắm, đứng quanh chiếc giường anh, tụng kinh cùng những người thân và bạn thân, chứng kiến từng hơi thở anh cho đến phút cuối, lúc đó là 6 giờ 20 chiều 31tháng 5. 2009 tại căn nhà có bức tranh chim hồng vẽ trên cửa kính và bức sơn dầu lớn ở phòng khách có tên Vu Lan: một con gà trống hùng dũng, đầy sinh lực, chị Lai Hồng nói anh rất thích bức ấy. Đối diện là bàn thờ Ôn Mệ với tranh hoa sen mang đường nét và màu sắc sâu lắng, đặc biệt riêng anh, và chiếc mõ, tượng Quan Âm nhỏ , bát chuông đồng, tiếng ngân vang, khi chị gõ nhẹ vào… Anh Võ Đình, Viết về anh rất khó, nhất là phần chuyên môn về văn chương lẫn hội hoạ, bởi vì anh đã là một người sâu sắc, tinh tế, thẩm mỹ nghệ thuật cao qua rất nhiều bài viết… Sau ngày anh mất, nhiều bài viết trên mạng… và bao nhiêu người mến mộ anh, cả ở trong nước... Riêng tôi xin ghi chút kỷ niệm này.

Những cây hoa ngoài vườn nhà chúng tôi do Tuyết Nhung trồng, có những bụi hoa mẫu đơn - peonies - anh rất thích, năm nào trời vào Xuân, anh cũng hỏi lên mầm chưa, đã nở chưa. Những đóa hoa ấy nở rực cả tháng nay sau một mùa đông dài tuyết phủ. Ngồi vẽ ngoài garage, nhìn vồng hoa với nhiều cánh nở lớn, hai màu trắng mướt, hồng sậm mà anh thích, tôi lại ngậm ngùi nhớ anh… mới đó mà đã đến ngày giỗ đầu. Tuổi già hạt lệ như suơng…


Đinh Cường
Virginia 15.5.2010

(1) Hương Thiền,18 bài thơ thiền cổ Việt Nam bản dịch Việt văn và Anh văn cùng minh họa của Võ Đình Trung tâm Văn Hoá Phật Giáo, Los Angeles, CA xuất bản 1981.

(2) Trời Đất,Võ Đình,10 truyện - 10 chuyện Tổ hợp xuất bản Miền Đông Hoa Kỳ 2008.

(3) Lê thành Nhơn, sinh năm 1940 tại Thủ Dầu Một, mất tại Úc ngày 4.11.2002. Ra dạy điêu khắc trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1972,là một điêu khắc gia nổi tiếng, có tác phẩm trong Bảo tàng quốc gia Úc tại Canberra: tượng Phật A Di Đà. Tại Việt Nam đưọc biết đến nhiều qua bức tưọng bán thân của cụ Phan bội Châu ở Huế. Bức tượng bằng đồng nặng 5 tấn, cao 2.5 m đươc chạm khắc bằng những nét mạnh mẽ, khối lớn, rất vĩ đại, rất mới. Sau bao năm để truớc sân nơi nhà thờ cụ Phan ở Nam Giao, nay vừa có tin tượng sẽ được chính quyền Huế đem ra dựng tại công viên nơi Đài phát thanh Huế vừa đập bỏ, cạnh cầu Tràng Tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Ba 201910:47 SA(Xem: 5401)
Viết lại những dòng ngắn này như một nén nhang nơi chốn xa xôi, thắp lên để tưởng nhớ ông, như một người anh cả hết lòng với lũ trẻ, luôn mong chúng “nên người”.
11 Tháng Ba 20199:48 SA(Xem: 5962)
Tháng Ba/ Nhớ đại úy Dzư Văn Tâm/ Tức thi sĩ Thanh Tâm Tuyền/ Mười ba tháng ba ngày sinh/ Hai mươi hai tháng ba ngày mất/ Nỗi nhớ cồn cào quay quắt
27 Tháng Hai 201910:33 SA(Xem: 6437)
Lê Văn Đệ (1906-1966) là Giám Đốc đầu tiên của trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.
14 Tháng Giêng 20193:12 CH(Xem: 5080)
Khi còn trẻ/ Anh có nhiều người yêu/ Khi về già/ Anh không yêu ai nữa
10 Tháng Giêng 201912:00 SA(Xem: 13806)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
26 Tháng Mười Hai 201810:05 SA(Xem: 5060)
họa sĩ Lâm Triết, một tài năng hội họa hiện đại xuất sắc của Miền Nam vào những thập niên 60 của thế kỷ 20, vừa tạ thế ở tuổi 80 hơn tại Việt Nam vì trọng bệnh.
12 Tháng Mười Hai 20189:31 SA(Xem: 6230)
Nghiêu Đề có khuôn mặt, vóc dáng của một kẻ sĩ bất mãn với cuộc đời, nhưng là một kẻ sĩ lạc quan.
20 Tháng Mười Một 201810:20 SA(Xem: 9006)
Bác Bô đã không còn. Bác cũng chẳng thiết nói về mình khi còn sống. Tôi là đứa cháu, biết gì về bác thì nói nấy để khỏi có những ngộ nhận.
13 Tháng Mười Một 20182:08 CH(Xem: 7034)
Cám ơn nhạc sĩ Anh Bằng, người đã giữ chân tôi lại thành phố này.
13 Tháng Mười Một 201810:23 SA(Xem: 7175)
Con viết những lời này là để vinh danh Ba, để tạ ơn Ba đã cho chúng con được làm con yêu quý của Ba, một người cha gương mẫu đáng kính, đáng yêu nhất đời của chúng con.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17045)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,