HỒ NAM - Dương Hùng Cường: Người viết văn hài sinh nghề tử nghiệp

01 Tháng Năm 201911:21 SA(Xem: 5925)
HỒ NAM - Dương Hùng Cường: Người viết văn hài sinh nghề tử nghiệp


Dương Hùng Cường, sinh 1/10/1934 tại Hà nội. Ông gia nhập Không quân VNCH, theo học ngành Cơ khí tại Pháp 1953.

Từ năm 1960, phục vụ tại phòng Tâm lý chiến, bộ tư lệnh Không quân, với cấp bậc chuẩn úy. (1969)

Dương Hùng Cường đã xuất bản 3 tác phẩm: Vĩnh việt Phương (tiểu thuyết), Buồn vui phi trướng – Vĩnh biệt Phượng (tiểu thuyết)

1984 bị bắt, với tội danh viết bài gửi ra ngoại quốc. Ông bị rắn cắn, qua đời năm 1987, trong trại giam số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn.

Dương Hùng Cường viết hài văn với bút hiệu Dê Húc Càn; cao tay hơn Thương Sinh (Duyên Anh) một bực. Dương Hùng Cường [DHC] không chỉ viết hài văn; mà, còn viết tiểu thuyết vào loại có hạng.

Vì văn chương chữ nghĩa; và, vì ăn nói ‘bạo’ miệng, dưới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu; [nên] DHC và Nguyên Vũ (Vũ ngự Chiêu) đã bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu bắt nhốt.

Trước ngày 30-4-1975, DHC từ quân lao về bộ tư lệnh Không quân (VNCH – và, Nguyên Vũ bị thuyên chuyển tử binh chủng Nhẩy dù ra đơn vị Bộ binh ờ quân khu Một.)

Đêm 28. 4. Không quân tan hàng, chuyển ra Phú quốc, di tản sang Mỹ – Nguyên Vũ từ quân khu Một di tản về Saigon bằng máy bay quân sự. Trong khi đó Dương Hùng Cường không đi; vì, không đem được vợ ‘bụng mang dạ chửa’; kết quả, trung úy DHC bị đi tù ‘cải tạo’.

Sau những ngày tháng đi học tập cải tạo về, DHC làm nhiệm vụ; bế con, ‘bửa củi’, nấu cơm cho vợ bán ‘cháo phổi’. (dạy học)

Giữa thời kỳ ăn ‘bo bo’ chạy từng bữa; DHC được trung úy Kq Trần ngọc Tự báo tin: ‘sếp’ Trần tam Tiệp ở hài ngoại, nhân danh ‘Văn bút Việt nam’; phát động chiến dịch’ nhà văn từ ngục tù CS viết, gủi bài ra nước ngoài’, nhuận bút trả bằng những ‘thùng đồ bộn bạc’.

Dương Hùng Cường nói với Trần ngọc Tự: Cường không cần nhuận bút trả bằng thùng đồ, Cường cần viết để cho hải ngoại biết CS... cỡ nào.

DHC không những viết bài gửi ra hải ngoại; mà, còn rủ các nhà văn khác: Doãn quốc Sỹ, Hoàng Hải Thủy, Lý Thụy Ý (nữ) cùng viết, gửi ra nước ngoài; hình thành một mặt trận ‘tự do văn hóa’; khiến... nhà nước phải dùng biện pháp công an đàn áp.

Khi bị bắt, Dương Hùng Cường hiên ngang nhận: ‘Không những viết văn để vạch trần tội ác của chế độ CSVN...; và, còn cổ động anh em cùng viết văn, thơ tố cáo tội ác...’

Dương Hùng Cường bị bắt, vào trại biệt giam dài dài; DHC không ngán, suốt ngày ca vọng cổ lớp tuồng Võ đông Sơ - Bạch thu Hà.

DHC có một giọng ca vọng cổ mùi ‘rệu’; khiến nhiều nữ tù cải tạo ‘vượt biên’ say mê, gửi quà thăm nuôi cho DHC lia chia. Càng có quà của các ‘fan’; Dương Hùng Cường càng phấn khích ca hát. Có đêm; DHC ca tới giờ giới nghiêm, vẫn chưa chịu ngủ; cán bộ quản giáo phải đe dọa cùm, DHC mối chịu ngưng ca.

Đêm cuối đời của DHC là một đêm trời mưa to, gió lớn; có lúc khu C trại giam số 4 Phan đăng Lưu bị mất điện; nhưng tiếng ca của DHC vẫn cứ mùi mẫn cất lên– như Dương Hùng Cường sinh ra để ca vọng cổ vậy.

Sau một đêm mưa gió bão bùng; tới8 giờ sang, ban quản giáo mới mở cửa phòng biệt giam để điểm danh. Một cán bộ quản giáo gốc Củ Chi Nam bộ khét tiếng ‘hắc xì-dầu’ mở cửa phòng biệt giam, gọi số tù của Dương Hùng Cường – mãi không có tiếng trả lời –[bèn quát lớn, “ngủ đến 8 giờ không chịu dậy, sẽ bị cùm đấy”.

Lời dọa nạt không một lời đáp; cán bộ quản giáo đập cửa phòng biệt giam ầm ầm; rồi tức tốc mở cửa, lấy chân đá vào người DHC, “Dậy mau, giỡn mặt với quản giáo hơi nhiều rồi đấy!”.

Bị lãnh 2, 3 ‘cú’ đá khá mạnh; DHC vẫn nằm im; không cục cựa gì cả.

“Thằng này ‘lì’ phải cùm thôi”.

“Cán bộ ơi! ông nhà văn trúng gió rồi; phải đưa đi cấp cứu, chứ sao cứ đá hoài vậy. Tù cũng là người, chứ đâu phải...”

Nghe mấy cải tạo viên ở phòng tập thể ‘nói’, cán bộ quản giáo vội vàng kêu mấy tù ‘nhà bếp’ tới, dựng DHC dậy, đem đi cấp cứu”.

“Cán bộ ơi! ông nhà văn ‘ná thở’ rồi, còn cấp cứu gì nữa”.

“Hôm qua còn ca vọng cổ om sòm, sao ‘ná thở’ được”.

“Người ông tím bầm; chắc bị rắn cắn quá”.

Dương Hùng Cường chết tức tưởi như vậy đó.

Con người tài hoa Dương Hùng Cường kết thúc thê thảm như vậy đó.

Dương Hùng Cường đã bị một con rắn lục; vì, trời mưa bị gió thổi mạnh từ trên một cây đối diện phòng biệt giam rớt xuống, bò vào phòng giam cắn chết.

Thế là xong một đời người!

Hồ Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 1453)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 12775)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 1454)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 1469)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 1012)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1392)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 2268)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3463)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 1780)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1911)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17099)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8381)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8851)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11101)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30756)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22935)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21774)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19286)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,