Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971

17 Tháng Ba 202010:12 SA(Xem: 6799)
Nhà văn Mai Thảo viết về danh ca Thái Thanh năm 1971

Bao nhiêu năm nay, mỗi lần nghe tiếng hát Thái Thanh, từ một ca khúc tiền chiến như hơi thở tuyệt vời duy nhất còn lại của một thời đã mất, đến những bài hát mới, phản ảnh sinh động cái hơi thở trăm lần đầm ấm hơn của âm nhạc bây giờ, tôi không khám phá mà chỉ thấy trở lại trong tâm hồn và thẩm âm của mình một số rung động và liên tưởng cố định.


Những rung động ấy đã có từ lâu, những liên tưởng ấy từ đầu đã có. Chúng có từ Thái Thanh với bài hát thứ nhất, và nguyên vẹn như thế cho đến bây giờ. Chẳng phải vì con người thưởng ngoạn âm nhạc trong tôi không có những thay đổi. Cũng chẳng phải vì tiếng hát Thái Thanh là một thực thể âm nhạc bất biến và bất động, không có những thay đổi.

ThaiThanh-content
Thái Thanh


Đã hai mươi năm Thái Thanh hát. Lịch sử âm nhạc ta đã được đánh dấu bằng cái hiện tượng khác thường, duy nhất, là Thái Thanh tiếng hát hai mươi năm. Nếu mỗi con người, mỗi vật thể đều được thực chứng như một biến thái thường hằng trước va chạm khốc liệt dữ dội với đời sống mỗi ngày là một khuôn mặt mới, một tiếng hát, dẫu vượt thời gian như tiếng hát Thái Thanh cũng vậy. Bằng chứng là Thái Thanh của những năm bảy mươi, Thái Thanh của bây giờ không thể và không còn là Thái Thanh của những năm tháng khởi đầu.


Mọi người dễ dàng nhận thấy như tôi là, chuyển lưu không ngừng qua nhiều vùng trời âm điệu khác biệt, hòa nhập không thôi vào mọi không khí, trào lưu âm nhạc và trình diễn thay đổi từng năm, từng mùa như mưa nắng, chính tâm hồn và ý thức người hát, trong mối liên hệ mật thiết một đời với nhạc, thế tất có những biến chuyển. Tiếng hát vì thế cũng đổi thay theo. Nói Thái Thanh hát bao giờ cũng vậy là sai. Lấy một bài hát bây giờ, một bài hát trong mười bốn ca khúc của băng nhạc Tơ Vàng chẳng hạn, cùng nghe với một bài hát cũ, ta thấy ngay, trên cái tiến trình và thành tựu rực rỡ của hai mươi năm đi tới không ngừng, tiếng hát Thái Thanh đang đích thực được lồng đựng trong một kích thước, một tinh thần mới. Sự thay đổi đó không ngẫu nhiên, chẳng tình cờ. Nó biểu hiện cho cái nỗ lực chính yếu của người hát tuyệt nhiên không bao giờ muốn ngủ yên trên những thành công đã có.


Hát với Thái Thanh là một tình yêu muốn cháy đỏ một đời, phải được làm mới từng ngày. Lối hát, cách hát, từ kỹ thuật trình bầy một ca khúc đến cái khó nhận thức hơn, vì ở bên trong, nhưng không phải là không thấy được, là trạng thái tâm hồn Thái Thanh gửi cho âm nhạc, cái phải có và phải thế nào cho tiếng hát của mình bây giờ, trước trưởng thành vượt bậc của âm nhạc và thưởng ngoạn hiện tại, thảy đều dẫn tới một minh chứng: Thái Thanh của những năm bảy mươi đã bỏ lại thật xa ở sau lưng và trong quá khứ, Thái Thanh của thời kỳ khởi nghiệp. Không nhận thấy nỗ lực thay đổi, làm mới này, đó chỉ là vì những người yêu nhạc đã nghe Thái Thanh đều đặn, không đứt quãng, suốt hai mươi năm. Nhìn thấy hoài một khuôn mặt quen thuộc, giản đơn là ta khó thấy những thay đổi của khuôn mặt ấy.

Điểm đặc biệt đáng nói, theo ý tôi, là nếu một mặt, tiếng hát Thái Thanh đã và đang còn vươn phóng rực rỡ tới bắt gặp những chân trời âm điệu mới, phía thưởng ngoạn và tiếp nhận ở rất nhiều người, trong đó có tôi, lại bất biến, từ đầu, không thay đổi. Hai mươi năm, chúng ta vẫn chỉ thấy có một Thái Thanh. Sự ngạc nhiên lại chính là cái hiện tượng muôn vàn quen thuộc. Tại sao như vậy? Tìm hiểu tiếng hát Thái Thanh, cái bởi đâu khiến cho tiếng hát hàng đầu này tồn tại suốt hai mươi năm, trong khi những tiếng hát khác đã tiếp nối nhau lặn chìm và tàn tạ. Cái tại sao, khiến cho sau hai mươi năm, khối lượng cảm tình của khán giả yêu nhạc cả nước dành cho Thái Thanh vẫn đầy ắp như một bát nước đầy, tìm hiểu đó phải được khởi đi từ cái hiện tượng khác thường của thưởng ngoạn tôi vừa nói tới. Nó giải thích được cho cái trường hợp thành tựu duy nhất trong âm nhạc ta. Của một tiếng hát.

PhamDinhChuongThaiThanhHoaTrung_-content


Ở một bài giới thiệu ngắn trong một chương trình Nhạc Chủ Đề thực hiện trước đây trên làn sóng điện đài Saigon, nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã nhận định về tiếng hát Thái Thanh như một giọng ca không có tuổi. Táng láng, hồng tươi, không quá khứ. Nhận định này chỉ nói đến một sự thực hiển nhiên. Tốt tươi và phơi phới, bay bổng và cao vút, tiếng hát Thái Thanh hai mươi năm nay là một hơi thở bình minh, ở đó không có một dấu vết nhỏ của tháng năm và quá khứ đè nặng. Đã là một giòng sông đầy, nó vẫn còn là cái thánh thót, cái trong vắt của một giòng suối, nước reo thủy tinh, sỏi lăn trắng muốt. Như một bông hoa không nở và tàn trong một buổi sáng, mà hoa đã mãn khai, vẻ hàm tiếu vẫn còn. Tiếng hát trẻ trung vĩnh viễn, không tuổi, không quá khứ là vì nó tạo mãi được cho người nghe cái cảm giác mát tươi đầu mùa như vậy. Cái não nùng, cái thê thiết rũ rượi là những cái làm già. Thái Thanh không hát cái chết bao giờ, trong cả những ca khúc nói về cái chết. Tiếng hát không bao giờ là một tiếng khóc, nó là đời sống, tiếng cười, và mặt trời. Những cái đen, những cái tối, gì là vũng lầy, gì là vực thẳm, ở ngoài tiếng hát Thái Thanh. Ở ngoài. Không đột nhập.


Nhưng nếu chỉ nói đến cái hiện tượng không có tuổi nằm trong một phía duy nhất là tiếng hát, không đủ. Không có tuổi còn ở phía đối diện, phía người nghe. Nghe Thái Thanh lúc nào cũng vậy, phút rất vui cũng như phút thật buồn. Nghe Thái Thanh ở một nơi chốn nào cũng thế, tiếng hát hàm chứa và phát hiện trong nó một hiệu lực đồng hóa, khiến cho tình yêu của hàng trăm ngàn người gửi cho tiếng hát Thái Thanh có thể thâu tóm toàn vẹn trong một người, trở thành cái có một. Trên dàn nhạc một phòng trà kín bưng mịt mùng khói thuốc, trên thảm cỏ một chương trình từ thiện ngoài trời, ngày nào dưới cái vòm cao vút của Nhà Hát Lớn Hà Nội, bây giờ dưới những đêm sao rực rỡ miền Nam, trên băng nhạc 1800 “phít” hay trên dĩa nhựa 45 vòng, tiếng hát gửi đến, gián tiếp, hay người hát đối diện trực tiếp với đám đông, bằng nhạc Văn Cao, Phạm Duy hay nhạc Hoài Bắc, Cung Tiến, hiệu năng đồng hóa và hiệu lực dẫn độ của tiếng hát Thái Thanh, vĩnh viễn phát xuất từ một khởi điểm tình cảm cố định. Nó dẫn dắt rung động người nghe hát tới những xúc cảm, những liên tưởng cố định. Không một người nào “lỡ” tiếng hát Thái Thanh. Đã gặp một lần là trùng phùng mãi mãi. Chẳng phải vì Thái Thanh đã hát hai mươi năm, còn hát, chỉ đơn giản là chúng ta đã nghe bằng cái trạng thái thuần túy, trong suốt nhất của thưởng ngoạn, nghe bằng cái không tuổi thênh thang phơi phới của mình. Tôi gọi vùng cảm xúc và liên tưởng cố định ấy là quê hương tiếng hát Thái Thanh. Như cây kim trong địa bàn chỉ xoay về hướng bắc, người nghe nào cũng gặp lại, bằng và với tiếng hát Thái Thanh, một thứ quê hương tình cảm muôn thuở trong mình. Chúng ta nói tiếng hát này gợi lại kỷ niệm, đánh thức trí nhớ, đâu phải vì tiếng hát Thái Thanh chỉ hát những bài hướng về kỷ niệm. Chúng ta nói tiếng hát Thái Thanh thân ái, tình nhân, bằng hữu, chỉ là người nghe đã thân ái, bằng hữu, tình nhân với chính mình, từ tiếng hát. Tôi nghĩ đó là nguyên nhân xâu xa đích thực nhất giải thích chu đáo cho khối lượng cảm tình đằm thắm, vững bền, không lạt phai, không lay chuyển, mà quần chúng yêu nhạc ba miền đã dành cho Thái Thanh từ hai mươi năm nay.


Đặt vào tiến trình và hình thành của âm nhạc Việt Nam những năm bảy mươi, tiến trình đó nhất định phải đưa tới một đoạn tuyệt hoàn toàn với những giòng nhạc cũ, hình thành đó tất yếu sẽ nâng đẩy âm nhạc tới những biểu hiện sinh động bay múa nghìn lần hơn cõi nhạc quá khứ, tiếng hát Thái Thanh, hơn mọi tiếng hát khác ở điểm này, hội đủ điều kiện cho một thăng hoa và một hòa nhập lý tưởng. Bởi sau hai mươi năm, nó vẫn là một ra khơi, một lên đường, của những năm bảy mươi và cho những năm bảy mươi, âm nhạc đang được định nghĩa lại, từ phía sáng tác, trình diễn, đến phía thưởng ngoạn. Trước đòi hỏi của một lớp người yêu nhạc càng ngày càng vươn tới những vùng nghệ thuật đích thực, những bước tiến lớn lao ghi nhận được về nghệ thuật hoà tấu, kỹ thuật hoà âm chúng ta thấy thể hiện trong một băng nhạc bây giờ, là những dấu hiệu mở đầu cho một trưởng thành toàn diện.


Tiếng hát Thái Thanh là một đồng nghĩa toàn vẹn với hiện tượng trưởng thành này. Không phải là trong quá khứ, mà bây giờ mới vẹn toàn tiếng hát Thái Thanh. Trên tinh thần này, và trước viễn tượng sáng tươi của âm nhạc Việt Nam những năm bảy mươi, tôi không nghĩ Thái Thanh đã tới, mà nói Thái Thanh mới bắt đầu. Đừng đặt câu hỏi là sau hai mươi năm, bao giờ Thái Thanh vĩnh viễn giã từ âm nhạc. Mùa nhạc này, chúng ta mới chỉ đang nghe những bài hát thứ nhất của Thái Thanh, những bài hát đánh dấu cho một khởi hành mới, những bài hát mở đầu cho một sự nghiệp thứ hai. Những người yêu mến tiếng hát Thái Thanh từ hai mươi năm nay, chắc đều nhận thấy với tôi như vậy.


Mai Thảo
(lời tựa cho băng nhạc Tơ Vàng 4 – tiếng hát Thái Thanh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Chín 20172:55 CH(Xem: 7046)
Ngay khi vừa đến trước ngôi nhà nhỏ bé của nhạc sĩ Hoàng Giác, dòng nhạc đầu tiên của ca khúc “Ngày Về” đã thánh thót tới run rẩy vang lên trong tôi...
05 Tháng Chín 20173:24 CH(Xem: 5953)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt:
29 Tháng Tám 20179:24 SA(Xem: 5821)
Tạp chí Bách Khoa là một trong vài tờ tạp chí nghiên cứu & sáng tác văn học uy tín nhất ở Saigon
18 Tháng Tám 20172:04 CH(Xem: 7414)
PCT giỏi ngoại ngữ, thông minh. Điều nay ai cũng biết. Sống gần PCT, chúng tôi còn biết thêm, “chàng” có một trí nhớ cực kỳ tốt.
07 Tháng Tám 201711:50 SA(Xem: 4702)
Bài thơ Toàn làm và đọc khi chỉ có ba thằng. Ở đâu ra, người thứ bốn từ trên đồi đi xuống. Có phải đó là cái bóng, cái hồn của những đồi thông, những thác, những hồ... Nghiễm ơi, ông chắc đã gặp nó. Nó nói cái gì mà cứ rì rào mãi.
01 Tháng Tám 20172:35 CH(Xem: 6134)
Trước tiên, mình xin cám ơn các anh chị, các bạn gần xa trong ngoài đã san lòng hỏi thăm và chia sẻ khi hay tin buồn vụt đến
19 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 8355)
Tôi biết tiếng hát Quỳnh Giao từ khi tôi vào trường Cao Tiểu Vĩnh Long (Collège de Vinh-Long) vào năm 1950. Lú
28 Tháng Sáu 20172:33 CH(Xem: 8117)
Áo trắng, dáng ngồi thẳng, nghiêm trang, nét mặt thanh tú, làn da trong sáng, tóc bín hai con rết thắt nơ trắng.
21 Tháng Sáu 201712:28 CH(Xem: 5370)
khi đứng trước một Nguyễn Mộng Giác đang nằm im lặng trong nhà quàn Peek Family ở Quận Cam, tôi nhận ra chúng tôi đã thân nhau hơn một phần tư thế kỷ trên đất Mỹ.
19 Tháng Sáu 201712:03 CH(Xem: 5225)
Trong nửa thập niên 60, 70 (TK XX), bên cạnh những nhà văn nhà thơ mà tên tuổi của họ đã được khẳng định, còn có đông đảo những người viết trẻ:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18994)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8348)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18058)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,