ĐINH CƯỜNG - Thu-xà và phần mộ Bích Khê

10 Tháng Mười Hai 201912:45 CH(Xem: 4776)
ĐINH CƯỜNG - Thu-xà và phần mộ Bích Khê



Tôi đã đi thăm mộ Bích-Khê với Thu-An cháu gọi Bích-Khê bằng cậu. Mùa hè năm 1963, tôi từ Huế vào Quảng-ngãi rồi về Thu-xà, nơi Bích-Khê đã sinh ra, lớn lên và trở về nằm trong lòng đất vĩnh viễn ở đó. Thu-xà cách bến xe Quảng-ngãi 10 cây số. Với một con đường gồ ghề đá sỏi, hai bên là đồng lúa, rải rác có những trạm canh dân-vệ, con đường còn mang nhiều dấu vết chiến tranh, nơi một ngã tư mà Tạ-thu-Thâu đã bị bắt, thời kỳ Việt-Minh. Thu-xà là một quận lỵ gồm hai dãy phố cũ, phần đông là người Tàu đến ở buôn bán từ ngày trước, có những phố lầu hoang tàn bị bom thời kỳ 1945. Nhà Bích-Khê ở ngay phố, có một cổng dài đi vào. Tôi đến đó lúc trời nhá nhem tối. Chân đặt lên một sân trồng đầy hoa hồng, lòng bâng khuâng… tôi hỏi thăm bà Ngọc-Sương, chị kế Bích-Khê và Thu-An vừa ở Sài-gòn ra. Lúc vào nhà tôi gặp ngay thân mẫu Bích-Khê với đầu tóc bạc mướt, gương mặt phúc hậu. Bà sống cùng người con trưởng và con dâu trong căn nhà lâu đời đó. Tôi được kể, căn nhà vẫn không có gì thay đổi. Nhà làm kiểu ba gian, một chái. Gian bên trái là phòng Bích-Khê, gian giữa đặt bàn thờ, có ảnh Bích-Khê, tôi đến thắp hương. Đêm đó tôi nằm trên chiếc sập cao nơi Bích-Khê đã nằm ngày trước, với ngọn đèn dầu hỏa tôi mơ màng bóng dáng phảng phất của một người tài hoa bạc mệnh: Bích-Khê.

BichKhe-Mộ
Mộ Nhà thơ Bích Khê



Gian phòng ẩm lạnh, trên chiếc sập gỗ trơn đó Bích-Khê đã trở về nằm bệnh sau bao năm giang hồ. Sáng ở đầu sông nhớ núi. Đêm nằm trong núi nhớ sông. Sức khoẻ đã hao mòn dần. Suốt ngày thơ thẩn, ước ao gặp lại một người quen:

“Gió về mang cả mùi lăng tẩm
Buồn cắt lên đền những miếng đen
Người viễn khách, lòng sầu vạn cổ
Dặm mòn muốn gặp một người quen.”

Thời gian này thỉnh thoảng có Quách-Tấn gửi thơ cho Bích-Khê đọc rồi họa lại, có lần Chế-Lan-Viên về thăm, Bích-Khê ứa nước mắt.

Đáng kể nhất là lần người yêu trở lại Thu-xà, mặc dầu nàng đã có chồng hai con, đó là nguồn an ủi cuối cùng cho những ngày tuyệt vọng của Bích-Khê. Nh. tên ngưòi yêu độc nhất của Bích-Khê, vì trắc trở gia đình không cưới nhau được, mặc dầu tình yêu vẫn nồng cháy giữa hai người. Ở lại Thu-xà chỉ vài hôm Nh. trở lại Sài gòn, để lại cho Bích-Khê một hồn đau xác gầy. Bích-Khê tiễn nàng ra cổng với cảm giác vĩnh biệt. Cách mười hôm Bích-Khê nhận được cam của Nh. từ Sài gòn gửi về và cũng từ đó Bích-Khê không bao giờ trông thấy bóng dáng người tình nữa.

Cơn ho lại nặng thêm. Gia đình chạy thuốc thang đầy đủ cho đến phút cuối cùng. Nhưng bệnh tình đã đến chỗ tuyệt vọng. Bích-Khê biết trước cái chết của mình nên vẫn điềm nhiên nói chuyện và an ủi gia đình. Trước hai tháng từ giã cõi đời, Bích-Khê cứ tụng niệm “Di-Lạc Tôn-Phật” và tin tưởng ngày nhắm mắt có Phật đến rước. Nhờ đức tin mãnh liệt ấy nên sự chết đối với Bích-Khê như Bích-Khê sớm trở về cái quê hương đầy hương hoa hạnh phúc.
Một tối sau khi ăn cháo xong, Bích-Khê gọi mẹ lên ngồi một bên nói cho mẹ biết là còn ba ngày nữa, nhằm ngày rằm Bích-Khê sẽ chết – Và nói với người nhà xuống chùa Phú-thọ xin phép mời một vị sư bạn cũ của Bích-Khê lên ở với Bích-Khê ba ngày đêm để tụng kinh cho chàng nghe. Đến đêm thứ ba thì Bích-Khê trút hơi thở cuối cùng. Đúng như lời Bích-Khê nói. Lúc ấy là 12 giờ khuya, ngày 15 tháng chạp năm Ất Dậu (tức là ngày 17-01-1946). Cái chết đến với Bích-Khê nhẹ nhàng quá, nhưng cũng chua xót làm sao, khiến ta nghĩ đến bệnh lao, nghĩ đến tuổi ba-mươi phải lìa bỏ cõi đời. Nghĩ đến những văn thi sĩ chung số phận: Keats sau mấy năm khắc khoải với vi trùng lao đã từ trần tại La-mã, Thạch-Lam, Vũ-Trọng-Phụng đã chết trong sự cơ hàn cay cực giữa Hà-Nội.

Khi mùa xuân tới, khi cảnh vật chung quanh hồi sinh lại, thì Bích-Khê qua đời. Bích-Khê qua đời giữa mùa xuân loạn ly, ngoài gia đình chẳng có một người bạn về đưa đám.

Rồi từ đó nấm mộ vẫn bằng đất nằm thật buồn qua những năm chiến tranh mà sau mười bảy năm, tôi được dịp về thăm được nằm lại trong căn phòng hoang vắng của Bích-Khê mà cửa sổ nhìn ra một sân hoa hồng, những cánh hồng mà tôi và Anne đã hái đến cắm trước mộ thi sĩ để rồi những que nhang chưa cháy hết, những trẻ chăn bò đã đến lấy mang đi…

Đã ba năm qua, từ ngày về Thu-xà, thời kỳ xe đò còn lưu thông suốt trên quốc lộ số I, cho đến bây giờ bao nhiêu biến chuyển của thời cuộc. Chiến tranh lại tàn khốc hơn. Quốc-lộ số I bị nghẽn. Quãng-ngãi là vùng có những trận đánh lớn và gay go nhất hiện nay. Gia đình Bích-Khê còn lại bà mẹ năm nay đã 85 tuổi cùng người anh trưởng đã dời khỏi căn nhà thân yêu ở Thu-xà để tản cư lên tỉnh. Thu-xà đã trở nên vùng đất bất an và bom đạn đã thả xuống quanh đó.

Làm sao có lại buổi chiều dưới xóm dừa Cổ-lũy, một bến sông qua Phú-Thọ, những mảnh đá to nhìn xuống biển xanh. Tôi đã đứng trên cao đó nhìn về núi Thiên-Ấn, núi Thiên-Bút và dòng sông Trà-khúc uốn mình ven bãi cát trắng chạy dài.

Và phần mộ Bích-Khê nằm lại thật đìu hiu khốc thảm cạnh hàng tre già cao vút, giữa một mảnh đất của hội quán mặc cho chiến tranh tràn về. Những con chim lạ có còn về đậu trên mồ Bích-Khê và đứa trẻ với đàn bò mà tôi đã gặp ngày thăm mộ có phải lùa bò về thành phố như nhạc Sơn: Đàn bò vào thành phố, reo buồn tiếng hạt chuông…

Tôi nghĩ đến mộ Hàn-Mặc-Tử được xây trên Ghềnh-Ráng cao nhờ sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Chiều mây về phủ trắng trên tượng Đức Mẹ và nghĩ đến một vùng mộ trồng toàn hoa violettes của thi sĩ Anh John Keats, trên bìa không đề tên mà chỉ đề:

“Here lies one whose name was written in water” (Nơi đây an nghỉ một người mà tên đã ghi trên mặt nước) để rồi ước mong mộ Bích-Khê sớm được dời đi xây trên ngọn núi cao của tỉnh Quảng-ngãi. Để tránh những giao thông hào, những làn mưa đạn ngày đêm tràn xuống phần đất khô cằn đó.

ĐINH CƯỜNG
Văn số 64- Tưởng niệm Bích Khê, ngày 15-8-1966

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Mười Hai 20212:42 CH(Xem: 2229)
Tôi hiểu, trong người phụ nữ nhỏ nhắn mà bạn tôi cảm phục mang chiều sâu của cả một nền văn hóa.
23 Tháng Mười Hai 20211:38 CH(Xem: 6121)
Tôi nhớ lại, từ khi tôi là 1 con bé cho đến ngày trưởng thành, mọi biến cố trong đời sống đều có Bác. Vậy mà hôm nay, một biến cố kinh hoàng đã xảy ra, lại không còn Bác nữa.
25 Tháng Mười 20215:26 CH(Xem: 2633)
Ngậm ngùi tiễn biệt anh. Tiễn anh một đoạn đường mà xa xôi vạn dặm. Mai này, có còn một Lê Văn nữa hay không? Lòng em buồn man mác nỗi nhớ anh.
02 Tháng Mười 20214:33 CH(Xem: 2579)
Phi Nhung kiếm sống bằng nhiều nghề, từ việc bán trà nóng trong khu Chợ Mới, thêu thùa may vá, cơ cực tảo tần sớm hôm.
20 Tháng Chín 20211:23 CH(Xem: 2738)
anh sẽ bay lên thật cao như một đốm lửa tìm cách soi những con đường mới, những con đường do chính anh chọn lựa.
14 Tháng Tám 20213:28 CH(Xem: 2788)
Rồi khi bà đi xa. Thêm một lần nữa, ông phải lìa xa “quê hương” của mình.
12 Tháng Tám 20214:06 CH(Xem: 2706)
Bao giờ cũng vậy, mỗi khi nghe nhạc Lê Uyên Phương tôi đều nhìn thấy lại Dalat,
10 Tháng Tám 20211:56 CH(Xem: 3175)
Trưa hôm nay tôi lái xe đến thăm anh Phạm Hậu. Nhà anh Hậu ở Bothell, cách Shoreline
04 Tháng Tám 20218:58 SA(Xem: 2316)
Đỗ Quang Em đã vượt lên cái tân-hiện-thực mà nhiều người đã nghĩ, nhờ cách đặt ánh sáng một cách quyền uy, tranh anh mãi quyến rủ và đắt giá…
31 Tháng Bảy 202112:37 CH(Xem: 3677)
Một người có khả năng, tư cách, thiện chí và lòng yêu nước như Như Phong cố gắng suốt đời mà cuối cùng cũng “chẳng làm được gì cả” thì thật là một điều đáng buồn cho đất nước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17038)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8334)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,