Tiễn Biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai Nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời

10 Tháng Hai 20203:06 CH(Xem: 4851)
Tiễn Biệt Thầy Hồng Dương Nguyễn Văn Hai Nhớ Hoa Nghiêm Nhân Quả Đồng Thời

          

Được tin buồn ngày đầu năm mới: Giáo sư, Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai đã từ trần vào ngày 25-1-2020 (nhằm mùng 1 Tết Canh Tý), tại tư gia ở Yardley, Pennsylvania, Hoa Kỳ; hưởng thượng thọ 93 tuổi.

Đối với những người thuộc thế hệ Chiến tranh, nhất là giới giáo chức, sinh viên học sinh thành phố Huế... thì thầy Nguyễn Văn Hai là một nhân vật đặc biệt. Đặc biệt vì phong cách đĩnh đạc và lối ứng xử nghiêm cẩn của thầy trong nhiều vị thế và chức vụ quan trọng mà thầy đã được giao phó và đảm nhiệm từ cấp trung học đến đại học như:

-Hiệu Trưởng Trường Quốc Học, Huế.
-Giám đốc Nha Học chánh Trung nguyên Trung phần.
-Phó Viện Trưởng kiêm Khoa Trưởng Đại học Khoa Học, Viện Đại học Huế.

Trước 1975, khi còn là sinh viên và sau đó là giáo sư trung học, tôi chỉ được biết thầy Nguyễn Văn Hai qua các kỳ thì và chấm thi vì thầy nổi tiếng là nghiêm khắc và rạch ròi trong sự quản lý về cải cách giáo dục tổ chức thi cử.

Sau năm 1975, tôi có pháp duyên được trực tiếp liên lạc với thầy khá thường xuyên trong sinh hoạt văn học nghệ thuật Phật giáo.

Với đạo Phật Việt Nam trong vòng vài ba thập niên qua, cư sĩ Hồng Dương (pháp danh của thầy Nguyễn Văn Hai) là một hiện tượng nổi bật về sự đóng góp năng nỗ và nhiệt tình qua các tác phẩm luận giải về Phật học ở tầm tham khảo và nghiên cứu sâu rộng. Tuy không được trực tiếp học nhưng tôi thuộc về thế hệ học trò của Cư sĩ Hồng Dương. Vậy xin được gọi “Thầy” trong những dòng ghi tiếp theo sau.

Từ năm 2000, Thầy và tôi trao đổi khá thường xuyên về những đề tài Phật học. Tôi học ở Thầy cách phân tích chuyên sâu và luận lý đượm tính khoa học về bản thể luận Phật lý, nhưng lại không thưởng thức lắm về ngôn ngữ triết học rất sáng tạo nhưng cũng lắm nhiêu khê và khó đọc, khó hiểu của Thầy. Tôi có trao đổi với Thầy về nhận định nầy và rất ngạc nhiên -- trên cả thú vị -- khi nghe Thầy trả lời một cách vui vẻ và thoáng rộng rằng: “Tui cũng nghe nhiều người nói như anh. Tui sẽ gắng viết dễ hơn cả bà con... la!” Khái niệm “la” trong tiếng Huế rất khác với “la mắng, la làng, la xóm...” mà có một nội dung gần gũi và thân thương. Khi sắp gởi in tác phẩm Nhân Quả Đồng Thời tới Papyrus – một nhà in của người Việt, có giá... mềm  ở San Jose mà tôi vừa giới thiệu giúp Thầy – tôi bật cười thú vị khi nghe Thầy nói:

“Lần ni thì tui viết dễ đọc cả anh... la!” 

Tôi thất kinh hồn vía khi nghe Thầy nói đến tiếng “la” nên đã nói như gào lên trong Phone:

  “Chưởng môn đại sư ơi, đừng nói rứa mà hậu sinh đắc tội...” 

Có tiếng Thầy nói cười nhè nhẹ từ đầu Phone bên kia. Đã lâu lắm tôi chưa được gặp lại Thầy từ ngày tốt nghiệp ĐHSP Huế, ra Quảng Trị dạy học năm 1970. Nhưng nhắc đến tên Thầy Nguyễn Văn Hai, thì hình ảnh đầu tiên nhớ về Thầy là dáng vẻ mô phạm, tóc húi ngắn, đi dép xăng đan, cách phục sức dung dị và lời nói cẩn trọng đầy vẻ vừa thuyết phục, vừa ra lệnh mà chúng tôi với tư cách là sinh viên trước kia; là giáo sư trung học và giám khảo các kỳ thi tú tài trung học sau nầy, vẫn “ngán” cái uy Thầy hơn là gần gũi giao tiếp hồn nhiên với Thầy.

Nay hơn 30 năm được nghe lại tiếng nói qua điện thoại sau một thời gian dài đọc nhiều tác phẩm Phật học giá trị của Thầy, tôi có cảm tưởng như Thầy là một nhân vật khác mà tôi đã từng được biết. Nghĩa là một người có tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, nhẹ nhàng và dễ tiếp cận hơn ngày xưa nhiều lắm lắm. Có lần tôi đem ý nghĩ này ra nói thẳng với thầy thì thầy cười vui và chia sẻ rằng, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ toán học ở đại học Sorbonne của Pháp, Thầy muốn ứng dụng sở học của mình trong phần đời còn lại. Cánh cửa nội điển Phật học đã mở ra đúng lúc cho niềm khát vọng của Thầy về cả tinh thần lẫn học thuật. Thầy đã say sưa tiến thẳng vào “tàng kinh các” của cửa thiền vốn đã rộng mở hơn hai nghìn năm nay để chiêm nghiệm, quán niệm và pháp đàm với những nhân vật Phật giáo đã được phong là Bồ tát, Luận sư, Thiền sư, Danh tăng, Cư sĩ… trong những trào lưu và đạo tràng học Phật.

Dẫu nhìn qua lăng kính của “thừa” nào hay tông môn bộ phái nào thì người học Phật thế hệ 2500 năm sau đều phải khiêm hạ lắng nghe Pháp âm “hú dài một tiếng lạnh hư không…” của Lịch đại Tổ sư – Già Lam thánh chúng khi chắp tay bước vào khung trời Phật lý để chỉ dám xin được “phủi bụi cổ thư” trong đại ngàn kinh các. Cũng đã từng có những vọng âm ồn ào nhất thời hay vội vàng từ phía hậu sinh học Phật, nhưng những giọt sương ngã mạn đã được đại dương thái hòa của Phật giáo hóa giải từ khi hành giả nhón chân bước vào cửa Không.

Khoảng đâu 2005, tôi gởi tặng Thầy một cuốn sách viết về Phật giáo của tôi là cuốn Tu Bụi và được Thầy gởi tặng lại cuốn Luận Giải Trung Luận Tánh Khởi và Duyên Khởi. Thầy học ở Pháp theo ngành Toán Học và tôi học ở Mỹ theo ngành Tâm Lý Học nhưng cùng tiến về một hướng: Thưởng thức tìm hiểu  đồng thời với thực hành tu học và viết về đạo Phật. Tôi học ở Thầy phương pháp luận chặt chẽ mang căn bản tính khoa học để hiểu thông thoáng hơn về triết luận đạo Phật. Thầy lại khen tôi về cách xây dựng nhân vật theo tinh thần “thể tánh thi ca” trong Tu Bụi…  

Thầy trò chúng tôi có được sự thú vị như Cư sĩ Nghiêm Xuân Cường đã nhận định: “Năm nay tôi đọc được hai cuốn sách đáng đọc mang mùi vị trầm hương và tương chao của nhà Phật. Đó là tác phẩm Tánh Khởi và Duyên Khởi của Hồng Dương Nguyễn Văn Hai và Tu Bụi của Nguyên Thọ Trần Kiêm Đoàn. Hai cuộc hành trình dài gần bằng nhau (mỗi cuốn trãi dài cả năm, sáu trăm trang sách) nhưng một bên thì theo khuynh hướng Thiền luận Suzuki và một bên thì theo khuynh hướng Câu Chuyện Dòng Sông của Herman Hess. Những nền đá vững chắc cũng phải cần hoa văn trang trí nghệ thuật mới thành lối đi phong quang qua cửa Thiền về tới cõi Không…”

Rồi bẵng đi cả năm năm, tôi không còn liên lạc với Thầy. Nhưng ấn tượng sâu xa nhất của tôi về Thầy là tinh thần khai phóng trong thế giới tâm linh tôn giáo, Phật giáo. Đó là sự quán niệm “nhân quả đồng thời” khi viết về tác phẩm cùng tên. Nhân Quả Đồng Thời là cuốn sách cuối cùng của Thầy mà tôi được biết và được trao đổi với Thầy. 

Bái biệt Thầy, xin nhớ lại một chút hương hoa đầy đạo vị về Nhân Quả Đồng Thời.

Trong ba tác phẩm cô đọng nhất về Phật học của Thầy thì tập sách sau cùng xuất hiện không đồng bộ với hai tác phẩm trước về mặt tên gọi. Từ triết lý cao thâm như Nhận Thức và Không Tánh, Tánh Khởi và Duyên Khởi của thế giới Kim Cang và Hoa Nghiêm, bỗng nhiên xuất hiện một hiện thực của đời sống dân gian: Nhân Quả Đồng Thời!  

Số là Cư sĩ Hồng Dương muốn đem thuyết Vô thường, Duyên khởi và Không Tánh của nhà Phật để suy niệm và viết về “Đồng thời và tương ưng” cũng như “Đồng thời và Dị thời” để khai triển ý niệm Tín, Giải, Hành, Chứng trong kinh Hoa Nghiêm và chọn một tên gọi rất… nặng ký ngôn từ cho tác phẩm sắp ra đời. Nhưng tôi đã xin góp ý với Thầy là chọn một tiêu đề trong sáng và dễ hiểu nhất với đại chúng như: “Không ai đem khẩu súng để hôn người yêu thay cho một đóa hồng!” bởi trong Nhân đã có Quả. Và, tôi đã kính gởi tặng Thầy bài thơ Nhân Quả Đồng Thời, mở đầu có bốn câu như sau:

Trong khẩu súng có sẵn mầm hủy diệt

Giữa đóa hồng đã có bóng yêu thương

Nhân quả đồng thời triền miên bất tuyệt

Địa ngục trần gian là đối bóng của thiên đường

Sau đó, khi nhận được cuốn Nhân Quả Đồng Thời của Thầy gởi tặng, tôi bâng khuâng cảm nhận như có một lời thăm hỏi quen quen của vùng trời bút nghiên và suy tưởng cao vời hiện về từ ký ức thực tại.

Nếu không có những ngày lưu lạc xứ người như hôm nay thì có lẽ tôi sẽ không bao giời viết văn và làm thơ. Dẫu cho “làm thơ để khỏi làm thinh” thì vẫn đỡ bơ vơ hơn “rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà” như kẻ sĩ Nguyễn Công Trứ ngày xưa vào lúc đã tự cho mình đã trả xong món nợ nhân sinh. Duyên và nghiệp bén gót của những ngày đam mê viết lách gần bốn mươi năm nơi xứ Mỹ!

Càng tiếp cận đến những góc khuất của xã hội và thế giới, con người càng có nhu cầu lý giải những nghịch lý của cuộc đời. Lý thuyết thần học, triết lý duy lý và biện chứng pháp của phương Tây càng ngày càng đi vào bế tắc trong quá trình giải mã những khúc mắc nhân sinh của thế kỷ nầy vì nương tựa vào một hay những thế dựa đầy ảo tưởng. Đạo Phật, trái lại, coi tất cả đều là phương tiện giả danh dùng tạm thời để đi tới cái Tánh Thật, cái Bờ Bên Kia. Tướng sẽ hoàn Không thành Tánh. Triệu lời sẽ đi về rỗng lặng thành vô ngôn. Tất cả tam tạng kinh điển, sông núi và biển khơi Phật học đều chỉ là chiếc bè mượn tạm qua sông. Như xưa kia Nguyễn Du đọc mãi Kim Cang cả nghìn lần để thấy được Kim Cang vô tự mới là Chân Kinh:

Ngã độc Kim Cang thiên biến linh

Kim Cang vô tự thị chân kinh

(Kim Cang nghìn biến đọc qua

Kim Cang không chữ mới là chân kinh)

 

Hiện tượng giới văn nghệ sĩ, trí thức, học giả… Việt Nam và thế giới càng lên tuổi cao niên càng có khuynh hướng tìm về với tư tưởng Phật giáo đã làm dấy lên câu hỏi: “Nét đặc biệt nào đã khiến người già thưởng thức và muốn tiếp cận với đạo Phật?”

Con người và tác phẩm của Cư sĩ Hồng Dương Nguyễn Văn Hai là một điển hình trong muôn một để trả lời và lý giải cho câu hỏi nầy. Thân thế, sự nghiệp trong suốt dòng lịch sử của đất nước bao phen chìm nổi và thân phận “Mặt phong trần nắng rám mùi dâu” của những cuộc đời gần cả trăm năm chung cho thế hệ Chiến tranh Việt Nam đã minh họa phần nào câu trả lời. Nhất là khi tuổi già không còn nhiều quỹ thời gian dành cho hoài niệm quá khứ và mơ ước tương lai nên ai cũng muốn sống một ngày cho ra sống trong hiện tại. Trái với tuổi xuân xanh hướng về mai sau, tuổi 70, 80 thường nhìn về ngày mai vô định giữa vô thường… 

Phật pháp và tâm rỗng lặng (thiền định) có thể giúp con người an tâm rủ bỏ được sự dính mắc, cột buộc với quá khứ và bám víu vào tương lai để được sống những ngày cuối đời an nhiên và tự tại. Nội dung lý giải trong Nhân Quả Đồng Thời nương vào phương pháp luận của Tam Pháp Ấn (Vô thường, Duyên khởi, Tánh Không) và tri thức luận của Hoa Nghiêm. Hai vị trí của Nhân và Quả… trong Pháp tánh Tông Hoa Nghiêm đều tại Trung đạo. Điểm dừng của Thầy sau cuộc hành trình tâm đạo gắn kết với tri thức ngót cả nghìn trang sách (838 trang) là sự biết ơn cuộc đời này đã cho Thầy những ngày ngồi mơ ước như lời trích mà Thầy đã chọn câu hát của Trịnh Công Sơn đặt đầu trang trong Lời Cảm Tạ: “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày ngồi mơ ước cùng người,…”

Thế giới huyền diệu nhất trong kinh điển nhà Phật là thế giới của Hoa Nghiêm bởi Hoa Nghiêm là ngôn ngữ vô ngôn của đức Phật thuyết pháp 21 ngày trong thiền định cho chư thiên ở cung trời Đạo Lợi, cõi trời Đâu Suất.

Thầy đã đến và đã đi… Xin bái biệt Thầy. Hương linh sẽ nương theo muôn nghìn trang rỗng lặng – có đôi cánh mây trắng trên đường sương khói Hoa Nghiêm – để thanh thản ra đi mà thât sự là trở về. Đi về đồng thời như nhân quả.    

 

Sacramento mùa Xuân - Tết 2020

Trần Kiêm Đoàn  

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Giêng 20172:12 CH(Xem: 4844)
Họa sĩ Phạm Tăng sinh năm 1924 tại Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam.
13 Tháng Mười Hai 201610:39 SA(Xem: 3780)
Phạm Hầu là lớp thi sĩ xuất hiện đồng thời với các nhà thơ: Lưu Trong Lư, Huy Cận, Xuân Diệu... vào thời Thơ Mới.
30 Tháng Mười Một 20162:51 CH(Xem: 5063)
Mình đang đi trên một con phố mới, hình như ở Hải Phòng. Lạ hoắc song lại có nét gì quen quen mà không tài nào xác định nổi.
21 Tháng Mười Một 20163:11 CH(Xem: 4052)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.
30 Tháng Mười 201610:40 SA(Xem: 4963)
Tô Kiều Ngân tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926 tại Huế. Tô Kiều Ngân là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, viết nhạc, viết sách dạy thổi sáo - thổi kèn harmonica… Ông đặc biệt xuất sắc ở khả năng ngâm thơ và thổi sáo.
28 Tháng Chín 201610:22 SA(Xem: 4090)
Ông qua đời lúc 7 giờ tối ngày 28/09/2015 tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 90 tuổi.
11 Tháng Chín 201611:02 SA(Xem: 5514)
dutule.com đăng lại bài của Violet Nguyễn viết về Bố - Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng
06 Tháng Chín 201612:19 CH(Xem: 4411)
Hãy nghĩ tới nó. Trong lồng ngực, về phía trái, giữa hai lá phổi úp lên như hai bàn tay khum lại, trên cơ hoành, bằng nắm tay, đập mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây.
30 Tháng Tám 20162:00 CH(Xem: 5597)
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì chứng ung thư gan, thọ 74 tuổi.
23 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 3670)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19038)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22507)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14047)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19220)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8853)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25551)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19827)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24543)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31994)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,