VĨNH QUYỀN - Tiếng Khóc Lớn Trong Thơ Việt

13 Tháng Năm 20203:35 CH(Xem: 4680)
VĨNH QUYỀN - Tiếng Khóc Lớn Trong Thơ Việt

1.

Cuối thập niên 60 thế kỷ trước, tại Trường trung học Quốc Học – Huế, tôi học văn và công dân giáo dục với một nhân vật ngoại hạng trong mọi chiều kích: Nhà thơ yêu nước Ngô Kha. Ấy là thời gian Thanh Tâm Tuyền và Ngô Kha xuất hiện như hai nhà thơ siêu thực đầu tiên trong thi ca Việt Nam, và trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” của thầy gây chấn động văn đàn: “bây giờ tôi mang hoa đến dòng sông/ đọc diễn văn truy tặng người đãng trí/ ngày nằm bệnh tôi mơ thấy vòng tay núi/ khúc hát ngu ngơ của bông lau/ tháng giêng từ giã thuốc đắng đi tìm cỏ may/ tôi không thấy nàng mặc áo chim/ chỉ có người hư vô và mặt trời/ tôi đếm dấu chân nai trên bản chúc thư tình yêu…” (Trường ca Ngụ ngôn của người đãng trí). Một lần, thầy khuyên chúng tôi tìm đọc bài “Bài thơ của một người yêu nước mình”. Cũng là lần đầu tôi biết đến Trần Vàng Sao.

TranVangSao
Nhà thơ Trần Vàng Sao



2.

Sau 1975, một mùa đông về nhà dọn tủ sách ướt lụt Huế, nhặt được xấp giấy manh chép “Bài thơ của một người yêu nước mình” từ bảy, tám năm trước. Ngồi bệt xuống sàn ẩm và ngai ngái mùi bùn non sông Hương, dỡ từng tờ dính bết vào nhau gợn sóng lăn tăn, tôi đọc trong ánh chiều nhá nhem ngày cắt điện, chợt nhận ra một Trần Vàng Sao cách tân. Nảy ý muốn gặp tác giả uống chén rượu chơi, rồi dừng lại ở đó. Nhưng từ đó tôi lắng nghe chuyện đời anh mỗi khi có dịp, những chuyện sau này thành giai thoại. Năm 1983, tôi gặp Trần Vàng Sao. [Dẫn đường là nhà báo Nguyễn Trung Dân, cũng là người chủ trương xuất bản tập trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” (2012) với vai trò giám đốc chi nhánh phía Nam của NXB Hội Nhà Văn, đánh dấu sự kiện lần đầu tiên một nhà xuất bản trong nước xuất bản tác phẩm của Trần Vàng Sao]. Từ đó, những lần về Huế tôi đến thăm anh, huyên thuyên chuyện đời chuyện văn bên ly rượu, buồn có vui có. Lúc ấy cuộc sống còn nhiều thiếu thốn, thỉnh thoảng anh bảo tôi “hết giấy, mi kiếm cho tau một ít, loại dùng rồi còn một mặt cũng được”. Anh không nói ra nhưng tôi biết anh cần giấy làm thơ, viết hồi ký. Rất nhiều người, thân cũng như sơ, trong câu chuyện hay trong bài viết liên quan đến anh, thường mô tả anh luôn tỏ vẻ sợ hãi, như biểu hiện của một thứ hội chứng nào đó. Riêng tôi, tôi không nghĩ vậy, dù gần như thường xuyên nghe anh lo lắng “rứa can chi không bây hè” mỗi khi động đến chuyện viết lách in ấn của bản thân. Nói như vậy tôi hoàn toàn không có ý cho rằng anh không thực. Mà theo tôi đó là hình thức phản vệ, thậm chí là trò giễu. Bởi đơn giản, tôi đọc thơ anh khá nhiều, đủ để nghiệm rằng, thơ anh là một tiếng khóc lớn, nhưng nhất định là tiếng khóc của một kẻ uy vũ bất năng khuất: bây giờ cho tới cuối đời/ thì tôi vẫn cứ như tôi thế này (Lục bát). Aristotle nói thơ thật hơn lịch sử, tôi xin phép nhại triết gia: thơ thật hơn nhà thơ.


3.

Tôi đọc ra Trần Vàng Sao là một nhà thơ cách tân rất sớm. Gần đây, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến xuất bản công trình nghiên cứu 1100 trang, “Thơ Việt Nam tìm tòi và cách tân 1975-2015”, ghi nhận Trần Vàng Sao là một trong số 69 nhà thơ cách tân trong 40 năm qua. Theo tôi, trường hợp Trần Vàng Sao, anh đã làm thơ cách tân từ những năm đầu thập niên 60 thế kỷ trước. Gần như đời thơ Trần Vàng Sao chỉ theo đuổi một đề tài: Đất nước và Tôi. Nhưng Đất nước trong thơ anh không theo dòng sử thi trầm hùng bi tráng quen thuộc của thơ ca Việt, mà thật và gần, như “manh áo rách của mẹ”, “tiếng chó sủa đầu ngõ”, “cơn mưa tối tăm mặt mũi”, “những bông mía trắng gió thổi ven sông”… Tôi trong thơ Trần Vàng Sao là cái tôi cá nhân một Nguyễn Đính yêu mẹ, yêu đất nước mình, cũng là Nguyễn Đính chính danh bi kịch một đời lên bờ xuống ruộng: “tôi ký tên tôi/ nguyễn đính/ thơ tôi là đời tôi là tôi đây…/ hãy lấy thơ tôi đắp mặt cho tôi”… (Sự tích tôi làm hề). Đó là chỉ dấu đầu tiên của thơ cách tân. Lại cũng là cái tôi hóa nhập người khác, như người mất trí, như thằng hề, hoặc một lúc cả hai - thằng hề mất trí: “tôi đeo mặt nạ vẽ tôi là hề/ rồi thổi kèn nhảy múa một mình tôi…/ khán giả vỗ tay la ó/ tôi cười thật to…/ tôi xin cất mặt nạ ra cúi chào mọi người thân mật/ không có ai ở trong và ở ngoài sân khấu này/ đêm có mùi cỏ khô và rơm ướt”… (Khoảng trống ngoài sân khấu). Đặc sắc nhất vẫn là cái tôi tài hoa chân thật nghệ thuật trong bài “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình”. Ở tuổi đỉnh cao của đời một đàn ông, Nguyễn Đính - Trần Vàng Sao nói gì về mình? Ai chưa đọc hãy tìm đọc. Ai đọc rồi nên đọc lại. Đọc để biết đau đớn, đọc để còn hy vọng… Thơ Trần Vàng Sao vẫn có nhạc tính của ngữ điệu tự nhiên nhưng thường không vần, trúc trắc, gập ghềnh, dài ngắn tùy hứng, chỉ cốt thể hiện trạng thái cảm xúc: “tôi thèm một miếng mỡ/ miếng mỡ to và dày nằm trong một thứ nước đặc đóng váng/ miếng mỡ ở trong miệng tôi/ tôi cắn/ miếng mỡ kêu bụp đứt ngang/ nước chảy giữa hai hàm răng/ tôi nuốt/ miếng mỡ trôi qua cuống họng/ tôi mất đà/ gió thổi chao ngọn đèn”… (Bây giờ tôi trông mỗi ngày có gạo ăn). Những lát cắt, những mảnh ghép thi ảnh đa chiều, thường rơi vào cuối đoạn, mở ra những liên tưởng thật bất ngờ và xao động. Ngôn ngữ ngày thường chảy thấu vào mạch thơ Trần Vàng Sao tự nhiên như lời nói cuộc đời thô mộc ngoài kia mà sao đọc chảy nước mắt: “con tôi là Phan Văn Tốt/ cấp bực trung sĩ/ vào Nam năm 1968/ chết đâu ở Quảng Trị/ có ai biết xác con tôi chôn ở đâu không/ chỉ cho với/ tôi chỉ có một thằng con/ tôi không còn ai hết/ tôi là Phan Văn Sáu/ 72 tuổi/ ăn mày ở thị xã Phú Thọ”… (Gọi tìm đồng đội). Và tôi muốn nói thêm về một chỉ dấu của thơ cách tân: làm mới vốn văn học truyền khẩu dân gian. Trước hết thử nghe “bà Huế” chưởi mất gà: “tau chửi cho tan nát tông môn họ hàng cái quân khốn kiếp/ cái quân vô hậu kế đợi đã ăn hết của tau bảy con gà xám, tám con gà vàng/ bay ăn chi mà ăn ác nhơn ác nghiệp, ăn một lần một chục rưỡi con gà/ bay ăn cho chồng bay sợ, cho con bay kinh/ bay ăn cho ngả miếu sập đình, cho mồ cha bay chết hết để một mình bay ngồi đó mà ăn”… để thấy Trần Vàng Sao tỏ ra xứng đáng là hậu duệ: “kêu trời không thấu/ tau phải câm miệng hến/ không được nói/ không được la hét/ nghĩ có tức không/ tau chưởi/ tau phải chưởi/ tau chưởi bây/ tau chưởi thẳng vào mặt bây/ không bóng không gió/ không chó không mèo/ mười hai nhánh họ bây đem lư hương bát nước/ giường thờ chiếu trải sắp hàng một dãy ra đây/ đặng nghe tau chưởi”… Mong nhà thơ sớm được trả lại thứ đã bị đánh cắp.


4.

Nhưng anh đã vĩnh viễn ra đi ngày 9 tháng 5 năm 2018.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 1453)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 12775)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 1454)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 1469)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 1012)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 1392)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 2268)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 3463)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 1780)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 1911)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17099)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19035)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8381)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1037)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14044)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19216)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8851)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11101)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30756)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20839)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25548)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22935)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21774)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19286)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,