NGUYỄN NHÃ TIÊN - Thơ Tường Linh trong tôi

07 Tháng Hai 20219:20 SA(Xem: 2843)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Thơ Tường Linh trong tôi

 

Từ độ ấy, tức là từ cái thuở mắt sáng môi hồng tươi rói cỏ non ấy cho đến bây giờ, tôi cầm trong tay cuốn “Tuyển Tập Thơ Tường Linh” vừa mới được NXB Văn học xuất bản, thời gian đã già hơn quá nửa thế kỷ.

Và có lẽ, cũng bằng ngần ấy thời gian trĩu nặng trong tuyển tập thơ có bề dày hơn 650 trang in này. Vậy là, tôi có thể vịn vào mỗi bài thơ để lần dò từng quá khứ. Ví như lần theo những tên làng tên xóm, những địa danh trong thơ Tường Linh nó không chỉ là tên, là địa chỉ cụ thể của một vùng miền, mà là tiếng ngân có sức vang hưởng lay động thời gian.

 

Nhà thơ Tường Linh thuộc lớp các thi sĩ đất Quảng xuất hiện trên văn đàn vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp (1945-1954). Những bài thơ: Chị Điện Hòa, Năm Cụm Núi Quê Hương… của anh đã được viết vào những năm tháng đó. Thời kỳ này, báo chí trong nước còn thưa thớt, ở miền Trung và vùng đất Quảng còn hiếm hoi hơn, vậy mà thơ Tường Linh người đọc khắp nơi thuộc nằm lòng.


Đã nhiều lần có dịp đi ngang qua cái làng Trung Phước - quê của nhà thơ Tường Linh, chẳng có ngày xưa nào của tôi ở xứ sở này, vậy mà mênh mông một nỗi nhớ, vậy là dừng lại, khi thì bến đò lúc trong quán chợ…

 

Cố nhiên cái làng Trung Phước bây giờ là phố xá thị trấn của huyện lỵ mới Nông Sơn, chứ chả phải cái làng Trung Phước eo óc tiếng gà gáy trưa bên sông như thuở nhà thơ còn là cậu bé học trường làng. Tôi đã nhiều lần được hầu chuyện cùng nhà thơ, được nghe anh kể chừng như không dứt về chuyện xưa của làng mình. Hình như cái quê nhà chon von một góc trời dưới chân núi Cà Tang ấy chưa một lần rời xa thi sĩ, mà thường hằng, ẩn đâu đó, khuất đâu đó trong anh, hễ có dịp, ví như gặp bạn đồng hương là lập tức bao chuyện làng ngày xưa tuôn trào. Đã hơn nửa thế kỷ xa quê, tuổi tác nhà thơ cũng đã quá “bát thập”, thế nhưng trí nhớ của anh lại chẳng hoang vu một chút nào. Một trong những chuyện anh kể tôi nhớ đời nhớ thuở ấy là chuyện “Tờ Báo Làng” có một không hai, không chỉ vào thời xưa mà cho đến tận cả bây giờ. Đó chỉ là một tờ báo viết thôi, mỗi năm ra một số đúng vào dịp Tết, và được treo lên ở đình làng. Ngày nay người cả nước biết đến những tên tuổi như: Giáo sư Hoàng Lý, Giáo sư Hoàng Châu Ký và các nhà thơ Bùi Giáng, Tạ Ký, Tường Linh, nhưng ít ai biết rằng tất cả họ đều là những người ra đi từ cái làng quê này. Tờ báo làng mà nhà thơ Tường Linh kể tôi nghe là nơi gieo cấy giấc mộng văn chương đầu tiên của các anh.

 

Tôi lại nhớ tới bài thơ “Khúc Ca Quy Ẩn” của anh. Vâng, nhớ chứ không cần phải dò tìm trong tuyển tập mà đọc Rượu rót chờ người không hiện nữa. Bài thơ chiêu niệm ý hao gầy. Gấp cuốn sách dày lại để trí nhớ tôi lạc đường lạc ngõ trên cánh đồng chữ mênh mông của một đời nhà thơ cày cấy gieo trồng. Trong khoảnh khắc đó, chữ vượt thoát chữ, biến thành vô vàn thanh âm bất tận, biến thành những tượng số hướng tới siêu việt.

 

Nghìn câu nguyện ước tan theo mộng.

Ráng đỏ mây phai nắng cuối ngày.

Hiên vắng ta ngồi đêm nguyệt tận.

Mắt buồn người hiện giữa cơn say.

 

Hình như tôi đã đọc đâu đó những bài viết về thơ Tường Linh, có người phong cho anh là nhà thơ kiện tướng viết về quê hương. Nói thế cũng không có gì là nói quá, tất cả đều xuất phát từ lý do hiện thực của những tâm hồn đồng điệu. Nhưng dường như, những bài thơ nào của Tường Linh, đọc xong có cảm giác như ta nghe được những thanh âm của nó văng vẳng, thì đấy mới là ngọn thi sơn nhà thơ đắp lên.

 

Vang mãi dư âm triều hệ lụy.

Thơ chào tuyệt tích gửi ai đây?

 

Nhà thơ hỏi hay là anh gửi lời cho vô tận, gửi cho nắng sớm mưa chiều, cho mọi địa chỉ trái tim như lòng thi sĩ suốt đời hoài vọng. Bởi ta về phía mặt trời sẽ lặn. Không gặp ai cả chiếc bóng của mình. Đi tay trắng thì trở về tay trắng. Thơ một đời gửi lại phía bình minh!

 

Nguyễn Nhã Tiên

 (Nguồn: Bạn Văn Nghệ)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười Hai 20231:29 CH(Xem: 682)
Trong tất cả các bài thơ của Cung Trầm Tưởng mà tôi biết và từng đọc, tôi thích nhất là bài Kiếp Sau của ông.
07 Tháng Mười Hai 20233:58 CH(Xem: 673)
Giờ đây, tôi không còn cơ hội nào trò chuyện với anh nữa, để hiểu anh thêm nữa. Anh đã đi, xa chúng ta mãi mãi.
30 Tháng Mười Một 20234:55 CH(Xem: 575)
Càng lúc, lòng ngưỡng mộ của tôi trước một bà Văn Cao / Nghiêm Thúy Băng càng lớn lao hơn;
30 Tháng Mười Một 20239:07 SA(Xem: 466)
Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.
08 Tháng Mười Một 20239:32 SA(Xem: 600)
Tôi đau xót chạm vào xương vào da của anh. Cẩn thận anh Văn ơi, anh ngã xuống thì chúng tôi đau khổ lắm. Còn nhiều người yêu anh, anh ạ.
09 Tháng Mười 20234:54 CH(Xem: 968)
Võ Phiến không mất trí nhớ hẳn. Thường, ông chông chênh, chòng chành và lãng đãng giữa nhớ và quên.
01 Tháng Mười 202312:52 CH(Xem: 917)
Người ta gọi ông là nhà thơ, đạo diễn, tác giả, hoạ sĩ,…
20 Tháng Chín 20234:12 CH(Xem: 1338)
Bác Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu văn học hiện thực phê phán của Việt Nam trước năm 1945.
14 Tháng Chín 202312:27 CH(Xem: 722)
Đặc biệt đối với tôi, vì đôi lần trong đời, đã được phép cùng làm việc với anh.
12 Tháng Chín 20233:40 CH(Xem: 703)
Ngày 4 Tháng Chín, 2023, tại thành phố Houston, Texas, dây vĩ cầm đã lặng. Ông ra đi mang theo “tình quê hương.” Nhưng chắc chắn, tiếng đàn của ông sẽ mãi réo rắt trong dòng chảy âm nhạc của người Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17055)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12263)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18994)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9176)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8348)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11067)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18058)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,