NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - 5 Năm, Đôi Dòng Tưởng Nhớ Hoạ Sĩ Đinh Cường 7/01/2016 – 7/01/2021

14 Tháng Ba 20216:36 SA(Xem: 2464)
NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - 5 Năm, Đôi Dòng Tưởng Nhớ Hoạ Sĩ Đinh Cường 7/01/2016 – 7/01/2021
blank
Hoạ Sĩ Đinh Cường

Tôi là người sống và hít thở âm nhạc từ lúc còn bé. Thế giới quanh tôi dường như không lúc nào rời khỏi tiếng đàn, rời khỏi âm nhạc. Đó có phải là ân huệ hay bất hạnh thì tôi cũng không biết, chỉ biết rằng thế giới ấy đã sống trong tôi như không thể khác được. Sống với âm nhạc từ những ngày mới chập chững, tôi đã luôn có những quan sát về thế giới đầy âm sắc quanh mình. Âm nhạc có màu của tiết điệu, nên từ nó, tôi đã nhìn ra sự tương quan mật thiết đến các loại hình nghệ thuật khác, mà trong đó hội họa là một thế giới làm tôi luôn thích thú, tò mò muốn biết đến. Có lẽ sau sự thẩm âm, sự “nhìn” vào vật thể được tạo ra trên không gian hai/ ba chiều là thứ dễ đến gần với con người nhất.

blank
chân dung t.nh. dalat 1965 



Nghệ thuật tạo hình, tuy chưa chắc đến được công chúng rộng rãi bằng âm nhạc, nhưng lại là một thế giới đầy quyến rũ, đôi khi có phần huyền bí vì tính chất sâu thẳm của nó. Sự cân bằng và hài hoà của bố cục, tiết tấu, nhịp điệu trong âm nhạc và hội hoạ đều không quá khác nhau. Nếu âm nhạc tương quan nhiều đến thời gian thì với hội họa là không gian. Trong âm nhạc cũng có sự trừu tượng, cũng tạo ra những hình thái sống động trong đầu, sự tưởng tượng, sáng tạo trong trình diễn, và mang tính ngẫu hứng rất cao. Vì thế, khi đã chạm đến nghệ thuật, công việc của người nhạc sĩ không khác gì khi người nghệ sĩ vẽ tranh. Và như thế, tôi đã bước vào không gian của thế giới màu sắc bằng con mắt của người thưởng lãm một cách tự nhiên, từ rất sớm, trong sự hỗ trợ về kiến thức âm nhạc và nghệ thuật của mình.


blank
golden city (thành phố vàng)


Tôi đã tình cờ biết đến thế giới hội họa Đinh Cường. Không gian hội họa của Đinh Cường, khi tôi có dịp bắt gặp nó, là một không gian gần gũi với nhãn quan và tâm cảm trong tôi. Đối với riêng tôi, tranh của ông như một bài thơ, bài nhạc được viết ra, rung lên bằng màu sắc. Nổi bật trong tranh ông là sự lãng mạn, thơ mộng. Tranh Đinh Cường chia ra làm nhiều mảng: trừu tượng, phố, thiếu nữ, phật giáo và rất nhiều minh hoạ. Khi vẽ trừu tượng, tranh ông mạnh mẽ, quyết liệt. Đinh Cường cũng rất phá cách trong các bố cục của phố với những nét rất mạnh, thô nhám. Nhưng khi trở về với không khí lãng mạn thiếu nữ, tranh Đinh Cường tràn ra cái thơ mộng, thanh nhã, đôi khi có chút yếu đuối của tâm hồn.


blank
cello seranade


Cũng là người của nghệ thuật, tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng, tạng nghệ sĩ sáng tạo của ông là như thế. Con người ông theo tôi nhận biết là con người hiền lành, nho nhã, bặt thiệp. Tôi có thể thấy ngay điều đó khi nhìn những bức ảnh trắng đen ông chụp với vợ hay bạn bè ngày xưa trong khung cảnh lịch lãm của một thời đã mất. Nhìn ông, tôi có thể đoán ra “tạng người nghệ thuật” của ông, ít nhiều. Và thật như thế, khi đối diện với các tranh sơn dầu Đinh Cường qua thời gian, tôi luôn bị rung cảm bởi tính cách cực lãng mạn và nhẹ nhàng của nó. Màu nóng hay màu lạnh, tranh ông luôn toát trong tôi cái cảm giác an bình.


blank
nhà thờ xám


Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, bạn ông, đã viết “Tìm đến thế giới tranh của Đinh Cường là tìm đến với sự yên tĩnh đẫm chất thơ mộng. Trong hội họa, tôi gọi Đinh Cường là thi sĩ của hoài niệm”. Nhìn tranh Đinh Cường, tôi có thể tưởng tượng ông luôn chìm đắm trong sắc màu, thường là những mảng màu đã được nung chín, đã qua được giai đoạn “sống” (raw), những màu trầm: có khi là một mặt biển, những tảng núi, những con phố… Những mảng màu có vẻ như thường được đắp lên nhau rất dày. Đôi khi tôi cũng tò mò về đời sống của những bức tranh như thế. Dưới bao lớp màu đắp dày, điều gì đã xảy ra, bắt đầu từ tấm bố trắng ấy? Dưới những dãy núi, mặt biển ấy, biết đâu đã sống một đời của một khuôn mặt, hình dáng thiếu nữ nào đó? Tất cả có lẽ đã được dẫn dắt bởi cảm xúc, cả những hỉ nộ ái ố của con người, từ ban đầu cho đến kết thúc của một tác phẩm.


blank

cello serenade (Cầm xanh)


Cũng như người nhạc sĩ, mỗi lần đàn một bản nhạc là một trạng thái khác nhau. Người họa sĩ cũng vậy – mỗi bức tranh là mỗi tâm cảm duy nhất, không bao giờ lập lại được lần thứ hai trong đời. Tôi đặc biệt yêu thích thiếu nữ trong tranh Đinh Cường, những dáng dấp thật mảnh mai, như câu nhạc của TCS: “Tìm em tôi tìm mình hạc xương mai/ Tìm trên non ngàn/ Một cành hoa khôi/ Nụ cười mong manh/ Một hồn yếu đuối/ Một bờ môi thơm/ Một hồn giấy mới." Các thiếu nữ ấy đứng trong những khung cảnh như vừa mộng vừa thực: một góc giáo đường im bóng, một bờ sông dài, bên đồi núi, hay dưới những tàn cây thật cao. Đinh Cường đã tạo ra hẳn một trường phái thiếu nữ “cổ cao”, mảnh mai, sang cả, ảnh hưởng sâu đậm đến hội họa miền Nam một thời.

blank
thiếu nữ miền đồi núi (bức tranh thiếu nữ cuối cùng)


Cuối cùng, trong nghệ thuật, điều cốt lõi vẫn là sự tạo ra cảm xúc cho người xem. Khi tôi chơi đàn, tay nhấn nhá những phím đàn, mỗi lần mỗi khác nhau, cũng không khác gì một họa sĩ dùng tay điều khiển đầu cọ nhấn mạnh hay nhẹ xuống tấm bố, để mỗi vệt màu là mỗi cảm giác riêng biệt. Nhìn tranh Đinh Cường, tôi nhìn ra cảm xúc đó, từ tôi. Không nhất thiết nó phải giống như ý định của hoạ sĩ muốn chuyển đến người xem. Nhưng tôi chưa bao giờ thấy sự “nhạt” trong tranh ông. Với tôi, đó là điều vô cùng quan trọng trong nghệ thuật. Tác phẩm làm ra phải đậm, phải sâu, lắng đọng, đậu lại trong tâm trí người xem lâu lài. Tranh Đinh Cường là thế – sự ám ảnh không phải đến từ điều gì quá mạnh mẽ, cường điệu, mà chỉ đến với riêng tôi bằng độ sâu của nó, của màu sắc ẩn mật, sự mềm mại của dòng tranh như thể đã vượt ra ngoài thể loại, trường phái.


blank
portrait with scarf (chân dung đội khăn)


Hội họa Đinh Cường là âm nhạc, là thơ, có thể reo ca trong lòng người khi chạm đúng thời khắc. Với cảm nhận đó, tôi đã thực hiện một slideshow tranh của ông, với những chọn lựa cũng rất ngẫu hứng, không sắp xếp. Những bức tranh đi qua trong tiếng đàn tây ban cầm của tôi, rải chậm theo dòng tranh đó. Khi ấy, tôi trải nghiệm lại, một lần nữa, sự hoà quyện của âm thanh và sắc màu, sự hoà hợp của hai loại hình nghệ thuật, để cùng đem đến cái đẹp. Bài nhạc “Tịnh Hương” mang mác, có chút tiếc nuối của một lời chia tay. Tôi đàn theo lời thơ, nhưng không mang tâm trạng của một sự ra đi, mà là một sự tìm về: “Người vừa đi vắng/ Mưa vừa nắng giữa chiều/ Người còn đâu đây/ sao cổng khép đìu hiu…” (thơ: Đinh Trường Chinh/ nhạc: Nguyễn Tiến Dũng.)

https://www.youtube.com/watch?v=SF6MoNo_7Vo&t=12s


Trong cuộc sống này, tôi luôn hướng đến niềm vui, sự bình yên, và tôi tìm thấy điều đó giữa những bức tranh đang trôi qua tôi như một giòng sông, và cứ thế tôi chỉ rải xuống những âm thanh bằng rung cảm của mình, một thứ tâm cảm cũng sẽ không bao giờ có lại một lần thứ hai trong đời. Tôi gửi sự rung cảm âm nhạc đó đến hội họa Đinh Cường, trong ngày tưởng niệm đúng 5 năm ngày ông đã rời xa.

By: Nguyễn Phương Thảo

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Chín 20173:24 CH(Xem: 5823)
Bây giờ anh đã thanh thản bên kia thế giới. Tôi sẽ chẳng còn được đọc email hay nghe anh nhẹ nhàng than thở mỗi khi cơn đau dằn vặt:
29 Tháng Tám 20179:24 SA(Xem: 5742)
Tạp chí Bách Khoa là một trong vài tờ tạp chí nghiên cứu & sáng tác văn học uy tín nhất ở Saigon
18 Tháng Tám 20172:04 CH(Xem: 7321)
PCT giỏi ngoại ngữ, thông minh. Điều nay ai cũng biết. Sống gần PCT, chúng tôi còn biết thêm, “chàng” có một trí nhớ cực kỳ tốt.
07 Tháng Tám 201711:50 SA(Xem: 4605)
Bài thơ Toàn làm và đọc khi chỉ có ba thằng. Ở đâu ra, người thứ bốn từ trên đồi đi xuống. Có phải đó là cái bóng, cái hồn của những đồi thông, những thác, những hồ... Nghiễm ơi, ông chắc đã gặp nó. Nó nói cái gì mà cứ rì rào mãi.
01 Tháng Tám 20172:35 CH(Xem: 6016)
Trước tiên, mình xin cám ơn các anh chị, các bạn gần xa trong ngoài đã san lòng hỏi thăm và chia sẻ khi hay tin buồn vụt đến
19 Tháng Bảy 201711:47 SA(Xem: 8151)
Tôi biết tiếng hát Quỳnh Giao từ khi tôi vào trường Cao Tiểu Vĩnh Long (Collège de Vinh-Long) vào năm 1950. Lú
28 Tháng Sáu 20172:33 CH(Xem: 7952)
Áo trắng, dáng ngồi thẳng, nghiêm trang, nét mặt thanh tú, làn da trong sáng, tóc bín hai con rết thắt nơ trắng.
21 Tháng Sáu 201712:28 CH(Xem: 5279)
khi đứng trước một Nguyễn Mộng Giác đang nằm im lặng trong nhà quàn Peek Family ở Quận Cam, tôi nhận ra chúng tôi đã thân nhau hơn một phần tư thế kỷ trên đất Mỹ.
19 Tháng Sáu 201712:03 CH(Xem: 5115)
Trong nửa thập niên 60, 70 (TK XX), bên cạnh những nhà văn nhà thơ mà tên tuổi của họ đã được khẳng định, còn có đông đảo những người viết trẻ:
04 Tháng Sáu 20176:50 SA(Xem: 4709)
Tưởng tiếc nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Cường
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16814)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13900)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8392)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22812)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17965)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16825)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,