KIỆT TẤN - Dòng sông, và con thuyền hai mươi tuổi

29 Tháng Tám 202210:17 SA(Xem: 1628)
KIỆT TẤN - Dòng sông, và con thuyền hai mươi tuổi

Còn nhớ gì không Gia
trong những đêm đen nào
lũ chó mực cất cổ tru thảm thiết bên những căn nhà trụi nóc
Rồi theo đó chiến tranh trở về
với chiếc cày lửa và mầm đạn đồng
gieo mạ xuống ruộng vườn chúng ta
Nơi đó mọc lên những cây than đen tuyền
và lũ quạ mun ủ rũ đôi mắt tròn số không
Tiếng tru thất thanh của thời gian chó má
Từng bầy từng lũ bị đập đầu hy sinh cho cách mạng
Ôi vinh hạnh thay lũ chó!
Những con chết hụt trung tín chạy về
Chủ lại mang chúng đến nơi hành huyết
Đòn cây giáng xuống
con mắt văng ra rớt trên nền đất cứng
con mắt kia vẫn không ngớt phóng ra lời kêu cứu người chủ thâm tình
còn nhớ không Gia?
Còn nhớ gì không
Những tầm vông vạt nhọn
những bầy chân đi trần
những lỗ mắt ngời ngời
những rừng đèn chai đứng dậy trong đêm khuya
đòi giải phóng
tự do
độc lập
Còn nhớ gì không Gia?
Tụi mình còn quá nhỏ để hiểu cách mạng, bầu cử, Việt Minh, Quốc Dân đảng…
Tụi mình chỉ biết cơm bắt đầu khô
nước mắm hẹp hòi và những khoanh thịt bắt đầu thưa thớt trong bữa ăn
Nhưng tụi mình khoái chí vì không phải đi học
đó là thời kỳ cha anh chúng ta thì thầm rất khuya bên ngọn đèn dầu
đó là thời kỳ ruột xe đạp được cắt ra để làm cương ngựa
Còn nhớ không Gia?
Những mảnh ván vụn được ghép thành ghe
thành xuồng thành tam bản
những con tàu Noé hớt hải trên khắp các ngã sông

chở theo gạo muối gà vịt trẻ con bệnh tật và nỗi sợ hãi khẳm khoang thuyền
Những mắt quạ tròn ngó theo
những con chim sắt săn mồi trên khắp sông ngòi làng mạc
Chúng sà xuống xạ kích
và sau đó…còn nhớ gì sau đó không Gia?
Còn nhớ gì không?
Những người mất đầu vì cuốn văn phạm ngoại ngữ
Những người bị mổ bụng vì mặc biên áo trong có in ba màu
Những đứa con gái mười tuổi bị phá trinh
Những bà lão sáu mươi bị hãm hiếp
Lưỡi dao dài phạt ngang
Huỵch!
Chiếc đầu bạc rơi xuống như trái dừa khô
Còn nhớ không Gia?
đứa trẻ sơ sinh nào chết cứng trên đồi vú xanh của người đàn bà phọt óc.
Nhớ gì không nhớ gì không?
Những mái chèo đập xuống vùng nước mặn
khơi động những vì sao chi chít như mồ hôi rịn trên trán nhọc nhằn
và tiếng hò trên sông khuya buồn đứt ruột
“hò ơ…ơ…ơ…
“chiều chiều chim vịt kêu chiều
“bâng khuâng nhớ bạn ờ…ờ…ờ…”
“hò ớ…bâng khuâng nhớ bạn ờ…ờ…
“chín chiều ruột đau ờ…ơ…ơ…”
Giấc mơ trẻ con bao giờ cũng đầy những khứa cá kho chim muông và bánh trái
Nhớ gì không Gia?
Những lời nguyền thiêu trong lửa
Những phản phúc mặc áo bưng biền
Những Nguyễn Bình những Tạ Thu Thâu những Hoàng Thọ
Những người bị thủ tiêu trong rừng vắng
Những người bị phục kích trên đường về
Những người bị đánh cướp công lao
Những người chết không bao giờ nhắm mắt
Nhớ gì không
Những căm hờn nuốt trong ngực?
Nhớ gì không những trái bom hằn học
Hai tay chèo cuống cuồng mình mẫy quắp co trong cơn sốt rét
Những người trang bị hai bàn chân kinh hoàng tranh nhau ngược chiều trên chiếc
cầu khỉ ốm o
Những bà mẹ lặn qua sông như những con rái cá bị rượt nà

tay nầy cặp nách một đứa con tay kia nâng một đứa nữa lên khỏi đầu
Nhưng tuổi thơ vốn rộng lượng
nhớ không Gia?
Tuổi thơ trốn cơn ruồng bố trở về vẫn ngủ nằm mơ
vẫn đắp đập bắt những con cá nhỏ
vẫn ngửa bàn tay cho dàn gà con đến ăn gạo
và vẫn trang điểm lại lùm cây cho con chim áo đỏ về làm ổ
Tuổi thơ vẫn sẵn lòng quên những phát súng những mũi dao của bọn người lớn
Còn nhớ gì không Gia?
Tiếng thét thảm thiết chạy từ đầu kinh đến cuối kinh trong đêm bất tận
“aaaaaa!!! Trời ơi đùng giết tôi! aaaaaa!!!...”
con dao cùn làm cá chém đến chiếc đầu thứ tư phải cứa qua cứa lại nhặp nhằn
tiếng thét thảm thương của con heo bị thọc huyết túa ra trên kinh dài hỗn loạn
họ không còn thì giờ để rèn dao giết người
Nhớ không Gia?
Nhớ không Gia?
Họ không có thì giờ để cắt cổ từng người một
Những người bị lùa vào lẫm lúa cửa khóa then cài
Lửa phóng thiêu rụi tiếng la thất thanh
Còn nhớ không?
Họ không có thì giờ đào những lỗ huyệt tập thể
Những người bị bắt quỳ bên bờ sông
lưỡi phảng phạt xuống trúng tai trúng cổ trúng vai trúng lưng mặc kệ
phát chày vồ xáng lên đầu tức thì và chưn đạp tiễn họ xuống sông những đầu
người còn trồi lên:
“Đ.m. tụi bây, giết tao sao không giết cho thiệt chết?”
Dòng nước xoáy giựt phăng tiếng nguyền rủa
Còn nhớ không?
Lũ tôm chực sẵn bên bờ sông
Lũ tôm-ăn-thịt-người
Lũ người-ăn-thịt-tôm-ăn-thịt-người
Lũ người-ăn-thịt-người-ăn-thịt-tôm-ăn-thịt-người
còn nhớ không Gia?
bà mẹ trơ trọi trên đời
đứng xõa tóc bơ vơ trên nhịp cầu ván
ngẩn ngơ vói theo đoàn ghe xuôi qua:
“Nè chết hết rồi nghe! chết hết rồi nghen bây!”
đôi mắt trắng dờ của trí khôn đánh mất
còn nhớ không Gia?

Còn nhớ không
những muỗng nước cá kho ăn xin về chan lên chén cơm khô
Này ăn đi con! ăn đi con!
Nhớ không?
này thôi nín nín mẹ ru:
“ầu ơ…gió mùa thu mẹ ru con ngủ…ờ…ờ…ờ…
“năm canh dài…ờ…ờ…
“mẹ thức đủ năm canh…ầu ơ…”
Nhớ gì không Gia
Lời ru bi thương đó
cũng từng bầy năm người mười người
cặp giữa hai thanh tre trôi về chật lòng sông
Còn nhớ gì không Gia?
Những kẻ tật nguyền không được quyền tật nguyền
bằng điện giựt bằng cẳng treo
bằng roi cá đuối bằng muối ớt trên thương tích xót xa
Người câm bắt buộc phải trả lời
những tội phạm họ không bao giờ đủ khả năng nghĩ tới
Người điếc bị đánh đơ xương sống
vì không nghe được người ta hỏi gì
người điên bị bắn bể bọng đái vì không biết phải đứng lại theo tiếng hô “Halte-là!”
và hấp hối nằm đó rên la từ tám giờ đêm cho đến mặt trời mọc
cơn điên không hề thuyên giảm
Còn nhớ không Gia?
Người cha được đặt làm loại bàn dốc có lỗ
trên đó người ta luồn dây cột chặt con mình để đổ nước vào mũi vào họng
Nhớ không những khám nhỏ khám lớn
Những người mỗi tuần được lùa đi tắm trong ao bùn nước sâu đến bụng
bầy người trần truồng hôi hám nhớp nhúa, ồn ào như đàn vịt hãng
những đứa nhỏ chạy đến (người lớn họ hết tin nhau) nhét vội những khúc bánh mì
những cặp lạp xưởng những miếng chuối khô
bỏ lại chiếc khăn choàng tắm chưa kịp đưa
bàn tay chưa kịp nắm
đôi mắt chưa kịp ngó
giọt nước mắt chưa kịp rơi
bầy người gầy guộc xếp hàng trở về nhà giam cũ
Nhớ không Gia?
Họ trở về đó đêm đêm bó gối hồi hộp chờ chiếc xe bít bùng đậu lại trước nhà giam
rồi từng loạt năm người mười người được gọi tên để đền mạng cho những tên sĩ
quan da trắng bị giết

Những tiếng súng vang dội lại từ một cây cầu sập bỏ hoang
làm biết bao người
cha mẹ vợ con anh em nghe trong đêm khuya
rụng rời
Còn nhớ không Gia?
Những thằng bạn nhỏ đã chết trong lúc chạy giặc
Những thằng đã rơi rụng cùng máy bay
Những thằng đã bể nát với trái mìn
Những thằng đã đánh mất đời mình trên bàn chông
Gia ơi mầy nằm đó còn nhớ gì không?
Mày nhớ gì không trong lớp áo hành quân bị đục lủng
Mầy nhớ gì không?
trong đêm không bao giờ còn có ngày đó
Mày còn nhớ gì nhớ gì
dưới hàng bạch lạp hắt hiu cắm đều khoảng từ đầu đến chưn mày
Gia ơi mày làm sao nhớ gì với đạn đồng ngủ quên trong ruột gan tim ngực
Nhớ gì không nhớ gì không
hở Gia?
nhớ gì không
những người đàn ông không có thì giờ để làm tình
những người đàn bà không có thì giờ để cưu mang
những bào thai không có thì giờ để chào đời
những trẻ thơ không có thì giờ để nô giỡn
những cơ thể non không có thì giờ để già nua
những kẻ bạc đầu không có thì giờ để chu toàn cái chết
còn nhớ gì hở không Gia?
con mắt chó trung thành rơi trên nền đất cứng
bà già cụt đầu lõa lồ bên bờ mương
đứa nhỏ chết cứng trên đỉnh vú xanh
những phát chày vồ những cơn lửa táp
người đàn bà rái cá bà mẹ xõa tóc điên
những kẻ tật nguyền bị tra tấn
những kẻ âm thầm gục dưới gầm cầu
những kẻ bị thủ tiêu trong rừng vắng
Nhớ lấy Gia!
nhớ lấy hết những bi thương đó
để mai kia
vào những đêm mùa hè thật vắng vẻ
mày kể lại cho giun dế nghe

chuyện con thuyền đứt neo
dật dờ trên dòng sông hai mươi tuổi
Gia ơi!
mày hãy tâm sự tuổi hai mươi của mày
với cỏ cây câm nín
giữa khuya bưng tối
đìu hiu
của đêm hè
Sàigòn 1965
Kiệt Tấn
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 202211:49 SA(Xem: 2386)
Trần Phong Giao sinh năm 1932, tại Nam Định. Năm 1954, ông di cư vào Nam.
17 Tháng Tư 20224:50 CH(Xem: 3684)
Ơi rừng xanh kia còn đó hay không?/ Hay cũng biến thành sông, thành suối
31 Tháng Ba 20222:45 CH(Xem: 6496)
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt/ Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
11 Tháng Ba 20228:23 SA(Xem: 2822)
Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn/ Tên khai sinh: Nguyễn Văn Hải (1944-2015)/ Nơi sinh: Phan Thiết - Bình Thuận
02 Tháng Ba 202210:12 SA(Xem: 2635)
Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc/ Mấy chục năm, xa đến mấy nghìn năm
21 Tháng Hai 20225:42 SA(Xem: 2364)
Thành Tôn tên thật là Lê Thành Tôn sinh ngày 09 tháng 9 năm 1943 tại xã Lộc Phước, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam
18 Tháng Hai 20228:38 SA(Xem: 2222)
Cao Thoại Châu tên thật là Cao Đình Vưu, sinh năm 1939 tại Giao Thuỷ, Nam Định, di cư vào Nam năm 1954
15 Tháng Hai 202212:11 CH(Xem: 2540)
Thích Tuệ Sỹ, tục danh Phạm Văn Thương, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1943 tại Paksé - Lào, chánh quán tại Quảng Bình - Việt Nam.
07 Tháng Hai 20229:49 SA(Xem: 2654)
Những nhịp cầu như những lưng còng/ Gánh sức nặng suốt buổi chiều ảm đạm
24 Tháng Giêng 20225:19 CH(Xem: 2976)
Vẫn em đoá quỳnh run hoảng nở/ Hương thầm choàng riết cõi đêm ta.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19002)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9185)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7906)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,