TRẦN DẦN - Nhất Định Thắng

26 Tháng Mười Một 201810:17 SA(Xem: 7749)
TRẦN DẦN - Nhất Định Thắng



Mục "Một bài thơ cũ" do Lê Hoàng Tuấn Kiệt phụ trách

Tôi ở phố Sinh Từ
Hai người
Một gian nhà chật,
Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui?
Tổ quốc hôm nay
                          tuy gọi sống hòa bình
Nhưng mới chỉ là trang thứ nhất
Chúng ta còn muôn việc rối tinh...
Chúng ta
Ngày làm việc, đêm thì lo đẫy giấc
Vợ con đau thì rối ruột thuốc men
Khi mảng vui - khi chợt nhớ chợt quên
Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.
Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt.
Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù
Chúng còn đương bày kế hại đời ta?
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tã mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng
                               máu rỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm?
A! Cái lưỡi dao cùn!
Không đứt được mà đau!
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ôi cả nước! Nếu mà lưng tê lạnh
Hãy nhìn xem: có phi vết dao?
Không đứt được mà đau!
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu
Tôi đã sống rã rời cân não
Quãng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam
Những cơn mưa rơi mãi tối xầm
Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng
Tôi đã trở nên người ôm giận
Tôi đem thân làm ụ cản đường đi
- Dừng lại!
                Đi đâu?
                           Làm gì?
Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo
Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân
Có cả anh nam chị nữ kêu buồn
- Ở đây
          Khát gió, thèm mây...
                                         Ô hay!
Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ?
Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi?
Sau đám mây kia
                          Là cả miền Nam
Sao nỡ tưởng non bồng của Mỹ!
Tôi muốn khóc giữ từng em bé
- Bỏ tôi ư? - Từng vạt áo - gót chân
Tôi muốn kêu lên - những tiếng cộc cằn...
- Không! Hãy ở lại!
Mảnh đất ta hôm nay dù tối
Cũng còn hơn
                    Non bồng Mỹ
                                      Triệu lần...
Mảnh đất dễ mà quên?
                          Hỡi bạn đi Nam
Thiếu gì ư sao chẳng nói thật thà?
Chỉ là:
           - Thiếu quả tim bộ óc!
Những lời nói sắp thành nói cục
Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi
Tôi nức nở giữa trời mưa bão.
Họ vẫn ra đi.
                - Nhưng sao bước rã rời?
Sao họ khóc ?
                Họ có gì thất vọng?
Đất níu chân đi,
                     Gió cản áo quay về
Xa đất Bắc tưởng như rời cõi sống.
Tưởng như đây là phút cuối cùng
Trăng trối lại : - Mỗi lùm cây - Hốc đá
           - Mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung
Không nói được, chỉ còn nức nở
Trắng con ngươi nhìn lại đất trời
Nhìn cơn nắng lụi, nhìn hạt mưa sa
Nhìn con đường cũ, nhìn ngôi sao mờ
Ôi đất ấy - quên làm sao được?
Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi
Hôm nay đây mưa gió dập vùi
- Mưa đổ mãi lên người xa đất Bắc...
Ai dẫn họ đi?
                Ai?
                     Dẫn đi đâu? - Mà họ khóc mãi thôi
Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió
Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi
Tôi cúi xuống - Quỳ xin mưa bão
Chớ đổ thêm lên đầu họ
                                    - Khổ nhiều rồi!
Họ xấu số - chớ hành thêm họ nữa
Vườn tược hoang sơ - cửa nhà vắng chủ
Miền Nam muôn dặm, non nước buồn thương
Họ đã đi nhưng trút lại tâm hồn
Ơi đất Bắc! Hãy giữ gìn cho họ!
Tôi ở phố Sinh Từ
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
                không thấy phố
                               không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
                     trên màu cờ đỏ
Gặp em trong mưa
Em đi tìm việc
Mỗi ngày đi lại cúi đầu về
- Anh ạ!
           Họ vẫn bảo chờ...
Tôi không gặng hỏi, nói gì ư?
Trời mưa, trời mưa
Ba tháng rồi
Em đợi
Sống bằng tương lai
Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi
Lũ lượt dắt nhau đi buồn bã
Em đi
           trong mưa
                          cúi đầu
                                 nghiêng vai
Người con gái mới mười chín tuổi
Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi
Bóng chúng
                đè lên
                     số phận
                             từng người
Em cúi đầu đi mưa rơi
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
               không thấy phố
                          không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
                  trên màu cờ đỏ.
Đất nước khó khăn này
                          sao không thấm được vào thơ?
Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi
Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua
Nhưng mà sách - hình như khá chạy
À quyển kia của bạn này - bạn ấy
Quyển của tôi tư lự nét đăm đăm
Nó đang mơ: - Nếu thêm cả miền Nam
Số độc giả sẽ tăng dăm bảy triệu
Tôi đã biến thành người định kiến
Tôi ước ao tất cả mọi người ta
Đòi thống nhất phải đòi từ việc nhỏ
- Từ cái ăn
                cái ngủ
                        chuyện riêng tư
- Từ suy nghĩ
                   nựng con
                              và tán vợ.
Trời mưa mãi lây rây đường phố
Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào
Tôi vẫn quyết Thơ phải khua bão gió
Nhưng hôm nay
                     tôi bỗng cúi đầu
Thơ nó đi đâu?
                     Sao những vần thơ
Chúng không chuyển, không xoay trời đất?
Sao chúng không chắp được cõi bờ?
Non nước sụt sùi mưa
Tôi muốn bỏ thơ
                     làm việc khác
Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa
Chút tài mọn
                tôi làm thơ chính trị.
Tôi bước đi
              không thấy phố
                          không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
                     trên màu cờ đỏ.
Em ơi! - Ta ở phố Sinh Từ
Em đương có chuyện gì vui hử?
À cái tin trên báo - ừ em ạ
Chúng đang phải dậm chân đấm ngực!
Vượt qua đầu chúng nó,
                               mọi thứ hàng
Những tấn gạo vẫn vượt đi
Những tấn thư, tài liệu
Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh gì?
Ý muốn dân ta
                     là lực sĩ khổng lồ
Đè cổ chúng mà xóa nhòa giới tuyến
Dân ta muốn trời kia cũng chuyển
Nhưng
Trời mưa to lụt cả gian nhà:
Em tất tả che mưa cản gió
Con chó mực nghe mưa là rú
Tiếng nó lâu nay như khản em à
Thương nó nhỉ - Nó gầy - Lông xấu quá
Nó thiếu ăn - Hay là giết đi ư?
Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.
Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó
Nhưng hôm nay em mới nghĩ ra
Anh đã biến thành người định kiến
Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
Tôi bước đi
              không thấy phố
                          không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
                trên màu cờ đỏ.
Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Tai bỗng nghe những tiếng thì thầm
Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ã
- Chúng phá hiệp thương
- Liệu có hiệp thương
- Liệu có tuyển cử
- Liệu tổng hay chẳng tổng?
- Liệu đúng kì hay chậm vài năm?
Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.
Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người
Người vẫn thường kinh hoảng trước Tương lai
Người quên mất Mỹ là sư tử giấy.
Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấy
Gan người ta chưa phải đúng công nông
Người chửa có dạ lim trí sắt
Người mở to đôi mắt mà trông!
A tiếng kèn vang
                quân đội anh hùng
Biển súng
           rừng lê
                   bạt ngàn con mắt
Quân ta đi tập trận về qua
Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...
Lá cờ ấy lá cờ bách thắng
Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan
Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn
Từ đất dấy lên
                là quân vô sản
Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành
Thắng được chiến tranh
                     giữ được hòa bình
Giặc cũ chết - Lại lo giặc mới
Đoàn quân ấy kẻ thù sợ hãi
Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu
Dân ta ơi! chiêm nghiệm đã nhiều
Ai có Lý? Và ai có Lực?
Tôi biết rõ đoàn quân sung sức ấy
Biết nhân dân
              Biết Tổ Quốc Việt Nam này
Những con người từ ức triệu năm nay
              Không biết nhục
              Không biết thua
              Không biết sợ!
Hôm nay
Cả nước chỉ có một lời hô
                            THỐNG NHẤT
Chúng ta tin khẩu hiệu ta đòi
- Giả miền Nam!
              Tôi ngửa mặt lên trời
Kêu một tiếng - Bỗng máu trời rơi xuống
Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi
Dân ta ơi!
Những tiếng ta hô
Có sức đâm trời chảy máu.
Không địch nào cưỡng nổi ý ta
Chúng ta đi - Như quả đất khổng lồ
Hiền hậu lắm - Nhưng mà đi quả quyết...
Hôm nay
Những vần thơ tôi viết
Đã giống lưỡi lê: Đâm
                  Giống viên đạn: Xé
                  Giống bão mưa: Gào
                  Giống tình yêu: Thắm
Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây
Cả nước đã bầu tôi toàn phiếu
Tôi là người vô địch của lòng tin
Sao bỗng hôm nay,
                  tôi cúi mặt trước đèn?
Gian nhà vắng chuột đêm nó rúc.
Biết bao nhiêu lo lắng hiện hình ra.
Hừ! Chúng đã biến thành tảng đá
                                          chặn đường ta!
Em ơi thế ra
Người tin tưởng nhất như anh
                              vẫn có phút giây ngờ vực
Ai có lý? Và ai có lực?
Ai người tin? Ai kẻ ngã lòng tin?
Em ơi
Cuộc đấu tranh đây
                        Cả nước
                              Cả hoàn cầu
Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu
Có lẫn máu, có xót thương lao lực
Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực
Bỗng mặt anh nhìn thấy! lạ lùng thay!
Tảng đá chặn đường này!
Muôn triệu con người
                        Muôn triệu bàn tay
Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực!
Anh đã nghĩ: Không có đường nào khác
Đem ngã lòng ra
                   Mà thống nhất Bắc Nam ư?
Không không!
Đem sức gân ra!
Em ơi em!
Cái này đỏ lắm, gọi là TIM
Anh dành cho cuộc đấu tranh giành Thống Nhất

[sáng tác năm 1955, đăng trong Giai Phẩm Mùa Xuân 1956]


TRẦN DẦN

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Hai 20247:59 SA(Xem: 192)
06 Tháng Chín 20234:39 CH(Xem: 1385)
Đỗ Long Vân sinh năm 1934 tại Hà Nội, mất tháng 8 – 1997 tại Sài Gòn, tro gởi ở Chùa Phú Nhuận Du học Pháp 1954 – Đại Học Sorbonne năm 1956
31 Tháng Bảy 20233:31 CH(Xem: 1309)
Phù Sa Lộc, tên thật là Diệp Ngọc Sơn, sinh năm 1946, tại Cầu Kè - Trà Vinh, và hiện sống tại Cần Thơ. Trước 1975, ông có thơ đăng trên một số tạp chí nổi tiếng ở miền Nam.
20 Tháng Sáu 20238:13 SA(Xem: 2072)
Hà Huyền Chi, sinh năm 1935, tại Hà Nội, tên thật là Đặng Trí Hoàn.
13 Tháng Sáu 20239:04 SA(Xem: 1453)
Huyền Chi, tên thật là Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh)
10 Tháng Năm 202310:31 SA(Xem: 1392)
Phan Ni Tấn sinh ngày 6/3/1948 tại Cần Giuộc (Long An) nhưng tuổi thơ lớn lên ở Ban Mê Thuột.
10 Tháng Tư 20234:05 CH(Xem: 2220)
Đynh Trầm Ca, tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam.
01 Tháng Tư 20231:24 CH(Xem: 1890)
Phạm Công Thiện (1/6/1941 - 8/3/2011) là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật giáo Việt Nam với pháp danh Nguyên Tánh.
14 Tháng Ba 20238:38 SA(Xem: 1685)
Lâm Hảo Dũng sinh năm 1945 tại Thuận Hòa - Kế Sách - Sóc Trăng.
23 Tháng Hai 20239:17 SA(Xem: 1488)
Huệ Thu tên thật là Bùi Thu Huệ, sinh tại Đà Lạt, làm thơ từ thời trung học với bút hiệu Trần Thị Tiên, Trần Bích Tiên.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,