NGUYỄN LINH QUANG - Phía giấu mặt

13 Tháng Bảy 202112:52 CH(Xem: 3328)
NGUYỄN LINH QUANG - Phía giấu mặt

 

Khi không công tác xa, chú thường đến rủ bố đi bơi hoặc đánh quần vợt mỗi chiều thứ bảy. Mẹ kể, đã thành lệ như vậy, từ thời sinh viên, nghĩa là trước khi bố ra trường, lấy mẹ, nghĩa là, trước khi tôi chào đời. Vậy mà bây giờ tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Chú, độc thân, trông còn trẻ măng ở độ tuổi bốn mươi sung mãn, quyến rũ không chịu được! Tôi yêu chú, như yêu bố, yêu mẹ, những người tôi gặp gỡ thường nhất trong tuần, trong tháng, từ năm này sang năm khác. Nhưng tôi bắt đầu phân biệt tình yêu của mình dành cho bố mẹ và cho chú từ năm mười một, từ khi bắt đầu biết ngường ngượng khi chú cạ chiếc cằm vuông lởm chởm chân râu cạo dối lên má, khen cháu gái của chú càng lớn càng xinh đẹp, như Catherine Deneuve vậy. Tôi biết chú mê Deneuve, nên hài lòng với lời khen, nhưng chưa thật thỏa mãn, vì, tôi không thích nét đẹp lạnh lùng đài các đó, tôi mơ những Madonna, Sophie Marceau, Julia Roberts hực hỡ phơi phới kìa. Tôi bắt đầu mong ngày thứ bảy mau đến từ năm mười bốn, để được nhìn thấy vóc vạc cùng nụ cười, được nghe giọng nói trầm ấm của chú, và đôi lúc, ngửi được cả mùi thuốc cạo râu dìu dịu lẫn mùi nước hoa thơm mát mỗi khi giả vờ nũng nịu bá cổ bíu tay. Có lần mẹ kể, lúc chưa đầy năm, đang thời mọc răng, tôi lè nhè khóc cả ngày, nhưng hễ cứ nghe tiếng chú là ngưng bặt, cười toe toét và nhất định đòi chú cho bằng được, ai giành bế lại cũng lăn ra ăn vạ. Từ bé, chú gần tôi hơn bất kỳ người họ hàng hay bạn bè quen biết nào của bố mẹ, chú mở vòng ôm thân thiết đón tôi chạy a vào lòng trước cả khi bắt tay bố và tặng hoa mẹ mỗi chiều thứ bảy. Vậy mà, không ai dạy, năm mười hai tuổi, tôi nhìn ra ở chú Kent, mẫu đàn ông lý tưởng của những con búp bê Barbie tóc vàng xếp chật tủ. Đến năm mười lăm, tôi lén bố mẹ, lấy kéo cắt đôi tấm ảnh gia đình, nhét vào cặp phần chỉ có chú quàng vai tôi, rồi đến lớp khoe ầm lên: bồ tao đó, bồ tao đó! Lũ bạn gái trầm trồ, ganh tị, mấy tên con trai xa xầm mặt, bĩu môi, gọi lén sau lưng tôi là con đĩ ngựa lolita. Cóc có ngán ai! Trong lớp, đứa nào học giỏi bằng tôi, đứa nào sexy bằng tôi, áo thun không nịt ngực khoe vú căng mẩy? Bạn gái, tôi còn có một vài, chứ bạn trai, chẳng thằng nào đáng, tôi nhìn chúng bằng nửa con mắt, và, so với chú, thật, chúng thấp hơn hẳn hai cái đầu! Vậy mà, lạ, chú dửng dưng như không, chú đối đãi với tôi vẫn như với con bé con còn thèm kẹo mút. Tôi đã qua lâu rồi cái tuổi mút kẹo, tôi thèm, những thứ khác, xôn xao nhộn nhạo trong máu thịt dậy thì cuồng nhựa sống. Chú vô tình, hay chú cố tình cười cười khi bố trừng mắt lần tôi đánh bạo đòi đi bơi chung một chiều thứ bảy năm mười sáu tuổi. Tôi muốn thấy tận mắt những bắp thịt ngực vồng chật dưới lớp áo thể thao chú vẫn mặc. Tôi tưởng tượng chúng cũng rám nâu ửng hồng như phần da mặt da tay của chú, tiếp với vùng bụng thon rắn, và thấp xuống hơn... Ấm ức, tôi đem tưởng tượng của tôi vùng vằng bỏ vào phòng, trùm chăn, quằn quại một mình. Mười bảy tuổi, tôi là đứa còn trinh duy nhất trong lớp. Tôi tập hôn, tập ve vuốt kiếm tìm với mấy nhỏ bạn gái, nhưng nhất định, sẽ để dành tất cả cho chú, ngay cả đôi tay và đôi môi, là những mục tiêu dễ bị bọn con trai mất dạy dòm ngó và oanh tạc nhất. Tôi còn là trinh nữ, nhưng không thánh thiện, mà khao khát dâng hiến, thèm muốn được thất thân với chú. Với chú mà thôi.

 

Lần có kinh thứ nhất, giữa năm mười ba, tôi vờ ốm, trốn biệt trong phòng cả tuần. Chỉ mình mẹ biết. Như thường lệ, chiều thứ bảy chú đến, rủ bố đi. Tôi nằm nghe tiếng bánh xe nghiến sỏi, xốn xang bức bối. Tuần sau, chú đem tặng một chiếc áo đầm trắng nhiều ren, thêm vài mụn nơ hồng đây đó. Mẹ trầm trồ, bảo để dành cho tôi mặc dịp rước lễ lần đầu. Bố nheo mắt, nói sao giống áo cưới thế. Tôi thích lời bố bàn hơn, mải miết bày trong đầu lễ cưới với voan cài tóc, hoa cầm tay và chàng rể thân ái cận kề, hao hao giống chú. Thấy vui. Đêm ấy, khoá cửa phòng, tôi diện bộ áo trước gương, xếp lũ búp-bê thành hai hàng, lôi con khỉ to đùng bỏ xó trong góc từ lâu ra khoác chăn cho làm chàng rể, và cử hành lễ cưới bằng bài hát của Bạch Tuyết, rè rè trong cuộn băng nhão: un jour, mon prince viendra... Một hôm mẹ kể, ngày sinh nhật đầu tiên, giữa một đống quà tặng, tôi chỉ khư khư giữ chặt con gấu bông trắng muốt chú cho. Chẳng hiểu vì chú đoán được ý thích của tôi, hay, chính vì con gấu mà từ đó tôi đâm mê màu trắng. Và sau này, lớn hơn, tôi mới để ý thấy lúc nào chú cũng mặc sơ-mi hay polo trắng. Cứ như vậy, lập đi lập lại đều đặn mỗi chiều thứ bảy, không hề thay đổi.

 

Lúc còn bé xíu, đâu chừng lên sáu, có lần ngồi trong lòng chú trên xích đu ngoài sân, tôi hỏi: sao chú không lấy vợ để có em bé (câu hỏi ngu lạ!) Chú cười bảo đợi cháu lớn, lấy chồng, rồi chú lấy vợ cùng một ngày luôn, cho tiện. Câu trả lời vu vơ thế mà in sâu vào đầu, lớn dần theo tuổi. Tôi mong tôi mau lớn, mau có thẻ căn cước, mau vào đại học, để chú thực hiện lời hứa. Tôi nghĩ, chú chờ đợi, chờ tôi, vì ngoài những chuyến công tác hay du lịch xa, cuối tuần nào chú cũng đến nhà rủ bố đi chơi thể thao, và trong những câu chuyện trao đổi, ngoài mẹ của chú, mẹ tôi, tôi và Catherine Deneuve ra, không hề nghe chú nhắc đến tên một người đàn bà nào khác. Tôi yên tâm, thấy cơ thể nảy nở theo tuổi tác, và hình như, tia nhìn của chú dành cho tôi, cũng bắt đầu khang khác đi. Mùa hè năm mười bảy tuổi, lần đầu tiên, bố cho phép tôi cùng vào sân quần vợt. Bố và chú kiên nhẫn thay phiên nhau tiếp những đường banh không mấy đẹp mắt của tôi. Khi đã mệt nhoài, tôi tìm góc mát, ngồi nhìn hai người thi đấu. Không phải hai đối thủ, mà là những người luyện tập kỹ thuật, với những đường banh giao điêu luyện và hiểm hóc. Nhưng khi bố và chú đứng cùng sân để đấu đôi với hai người khác, mới tuyệt vời. Không một dấu ra, chẳng một lời nói, nhưng họ nhịp nhàng phối hợp với nhau linh hoạt như hai cánh tay trên cùng một cơ thể. Tôi nhìn những đường banh, những cú vợt thì ít, ngắm chú nhiều hơn. Từ phía sau, tôi có dư thời gian để đưa mắt ôm trọn lấy mảng lưng rộng, mở lớn từ miếng gáy khoẻ liền với vai ngang và thắt gọn vùng eo, đôi mông chắc nịch đẩy đưa mỗi lần chờ giao banh, cặp đùi to rậm lông rám nắng, bên trái nhỉnh hơn bên phải một chút. Ngưng trận, chú, mặt đỏ gay, cười tươi hơn bao giờ hết, hỏi cháu gái chờ có lâu không. Tôi chỉ muốn nhảy đến ôm chú mà hôn thay cho câu trả lời, nhưng không dám. Bố khéo chọn, câu lạc bộ quần vợt có cả phòng tắm hơi. Nằm im giữa mờ mịt khói nghe mồ hôi tươm đầy cơ thể, tôi thoáng thấy chú hiện ra, da trần loáng bóng như tượng đồng. Lại hoang tưởng. Đàn ông, họ ở phòng bên kia, cách cả dãy hành lang. Nhưng rồi, tôi đem hình ảnh ấy vào giấc mơ đêm, khoác thêm cho chú nào nón áo, nào quần ngắn, nào giày vớ thể thao, và cả một đôi cánh trắng, trắng lóa, buốt mắt, chầm chậm bay giữa những làn hơi nước nhoà nhạt...

 

Bố đi nghỉ đông với đồng nghiệp, bị nạn tuyết lở. Phải dặm vài lớp son phấn, khuôn mặt bố mới được trưng ra chào người đến viếng trước khi hạ huyệt. Mẹ ngất mấy lần. Ròng ròng nước mắt sau cặp kính đen, chú giữ chặt mẹ trước ngực. Tôi gào to hơn hết thảy, vì biết từ đây, sẽ mang tiếng mồ côi, sẽ mất đi nửa phần mái ấm. Về nhà, trong phòng riêng, tôi nghe tiếng chú trầm giọng an ủi vỗ về mẹ, xen lẫn những khoảng trống im lặng rất lâu, nặng đè tôi ngộp thở. Một tuần sau, như thường lệ, chú trở lại chiều thứ bảy. Mẹ đi thăm mộ bố chưa về. Tôi ôm chầm lấy chú nức nở trên sofa. Chú ghì tôi bằng đôi tay vạm vỡ, và đột ngột, vồ vập hôn. Tôi xuội lơ há hốc đón từng cuộn lưỡi xục xạo tham lam chiếm hữu, nuốt xuống ừng ực nước bọt của chú và mở toang mọi cửa nẻo đẫm ướt trên thân thể, mời gọi. Tôi cảm thấy từng giọt nước mắt nóng hổi của chú nhỏ tràn xuống má và phần cứng cộm vải quần jeans chú mặc miết mạnh từng chặp xuống mảng đùi mẫn cảm tốc tung váy của tôi. Chỉ còn đủ sức thì thào, yêu em, yêu em, tôi lịm đi với cảm giác mọi vật cùng đổ sập xuống, đồng loạt. Khi tỉnh dậy, chú đã bỏ đi, đem theo khung hình có ảnh chụp chung bố với chú, thường đặt trên nắp đàn dương cầm. Không mất mát gì thêm, kể cả những thứ tôi van nài chú xin đem theo cùng.

Chú là người tình của bố. Mẹ kể, đã từ lâu lắm rồi, từ thời sinh viên, nghĩa là trước khi bố ra trường, lấy mẹ, nghĩa là, trước khi tôi chào đời. Vậy mà bây giờ tôi đang chuẩn bị thi tú tài. Mẹ chấp nhận, vì thấy ra tình yêu giữa bố và chú không giống như tình yêu giữa bố và mẹ con tôi. Chú không cướp giật, san sớt, chú vun thêm hạnh phúc vào gia đình. Bố mẹ và chú đều hiểu như vậy, chỉ có tôi thơ ngây dại dột giữa những liên hệ đồng loã chồng chéo, mập mờ phức tạp của cả ba. Tôi vẫn chờ ngày chú trở lại và vẫn tự hỏi, ngoài tình yêu bền bỉ chú dành cho bố, niềm thương mến chú dành cho mẹ, có một chút, một chút nào không sự rung động xác thịt chú dành cho tôi?

 

Choisy-le-Roi 01.2002

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 952)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1463)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1238)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1521)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1208)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1456)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1490)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 990)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1087)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1635)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,