NGUYỄN QUANG THIỀU - Người Nấu Bếp Cho Quân Đội Pháp

14 Tháng Mười Hai 20218:46 SA(Xem: 3283)
NGUYỄN QUANG THIỀU - Người Nấu Bếp Cho Quân Đội Pháp
Ông là người làng Chùa của tôi. Ông từ Pháp trở về làng và không bao giờ ra khỏi làng mình cho tới khi chết. Quả thực tôi không thể nào tin được chuyện ấy. Hồi cha tôi còn sống, thi thoảng tôi vẫn hỏi cha tôi: Có thực là ông không ra khỏi làng mình suốt mấy chục năm không? Cha tôi khẳng định việc đó là thực. Tôi đã từng tự cắt nghĩa xem vì sao ông lại có thể ở trong làng lâu như thế. Nhưng tôi chưa bao giờ cắt nghĩa được việc này.

Ông từ Pháp trở về làng năm ba mươi ba tuổi và mất ở tuổi bảy mươi mốt. Nghĩa là ông đã không bước chân ra khỏi làng suốt ba mươi tám năm. Vì ông làm bếp nên người làng gọi ông là ông Bếp. Và cho đến khi chết, người làng vẫn dùng cái tên đó như là tên cúng cơm của ông. Người ta hầu như đã quên hẳn tên thật của ông. Tôi cũng không nhớ tên thật của ông. Nhưng tôi nghĩ điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì quan trọng lắm. Bởi ông đã có một cái tên, mà là một cái tên rất thân thuộc với ít nhất một người là tôi.

Năm hai mươi tuổi, ông bị Pháp bắt đi lính. Vì có tài nấu ăn nên ông được phân công làm bếp cho một đơn vị lính Pháp. Rồi ông theo quân đội Pháp đi chinh chiến ở một số nước châu Phi. Gọi là đi chinh chiến nhưng ông chỉ làm mỗi việc nấu ăn. Lúc đầu ông nấu cho lính người Việt và lính người châu Phi. Sau đó ông được phân công nấu cho lính Pháp da trắng. Rồi ông được phân công nấu cho các sỹ quan chỉ huy người Pháp. Tất cả chỉ vì tài nấu ăn của ông quá diệu nghệ. Tay ông chạm vào thứ gì thì thứ đó đều trở thành cao lương mỹ vị. Nghe nói một sỹ quan cao cấp của Pháp có ý đưa ông về Paris làm đầu bếp cho một nhà hàng của gia đình ông ta. Nhưng ông đã từ chối. Năm 1954, đất nước hòa bình, ông đã lãnh đạo một số anh em binh lính người Việt phát động phong trào đòi về nước. Cuối cùng quân đội Pháp phải đồng ý cho một số binh lính người Việt trở về Tổ quốc.

Sau khi làm xong mọi thủ tục khai báo với chính quyền, ông xin được về quê sinh sống. Cha tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh lần đầu tiên khi ông trở về làng. Ông đội mũ phớt, khoác áo ba-đờ-xuy có một dãy cúc đồng to sáng loáng, đi ủng da và miệng ngậm tẩu. Những năm tháng sau này, tôi thường đến nhà ông chơi. Tôi vẫn nhìn thấy chiếc mũ phớt ông treo trên tường cùng chiếc áo ba-đờ-xuy có dãy cúc đồng sáng loáng. Bọn trẻ con chúng tôi hay yêu cầu ông mặc áo ba-đờ-xuy, đội mũ phớt và ngậm tẩu thuốc cho chúng tôi xem. Trong bộ trang phục như thế, ông trở thành một nhân vật kỳ bí và đầy kính nể của lũ trẻ con chúng tôi.

Trong khi chúng tôi thường xuyên quấn quýt bên ông để nghe ông kể những câu chuyện kỳ lạ về xứ châu Phi, thì một vài ông bố, bà mẹ luôn luôn dọa: “Chúng mày liệu hồn! Ông ta là gián điệp cho Pháp đấy!”. Nhưng chẳng lời đe dọa nào thắng được sự quyến rũ của những câu chuyện về xứ châu Phi xa xôi mà chúng tôi chẳng hề biết ở đâu trên thế gian quá rộng lớn này.

Ông Bếp trở về quê nhưng không làm ruộng như một người nông dân. Ông làm một số loại bánh quy và kẹo mạch nha bán cho trẻ con trong làng và thả vẹ bắt cá chép sông. Buổi tối ông mang những chiếc vẹ ông tự đan bằng tre ra sông thả, Sáng hôm sau ông lại ra nhấc vẹ sớm và bán cá cho một số người buôn cá. Thi thoảng ông nấu một món ăn của người Pháp và sai đứa cháu mang vào cho cha tôi. Tôi được ăn nhiều món ông nấu. Nhưng món ăn ông nấu mà tôi nhớ nhất là món thỏ rô-ti. Tôi chỉ được ăn món đó một lần và cho đến bây giờ tôi cũng chưa có dịp nào được thưởng thức lại. Ông rất quý cha tôi, vì có lẽ cha tôi là một trong rất ít người hiểu ông, bênh vực ông mỗi khi có những lời dồn đại của một số người làng về nhân thân ông.

Ông về làng nhưng không lấy vợ. Ai gợi ý hay giục ông lấy vợ thì ông chỉ cười lặng lẽ mà chẳng nói gì. Người ta đồn ông đã có một bà vợ đầm và có con. Có người lại bảo có vợ đầm và có con thì về làng làm gì, sao không ở lại Pháp cho sướng. Lại có người nói vì đi làm gián điệp thì mới bỏ vợ bỏ con bên Pháp chứ. Những lời đồn như vậy ông nghe được hết. Những lúc như thế đôi mắt ông rất buồn nhưng miệng vẫn cười.

Mấy năm đầu sau khi trở về từ Pháp, đôi lúc ông cũng mặc áo ba-đờ-xuy và đội mũ phớt khi có việc hoặc trong những ngày Tết. Sau này thì ông bỏ hẳn vì không ít người làng nói bóng nói gió khi ông đi qua. Nhưng thi thoảng ông vẫn mặc áo và đội mũ rồi ngồi im lặng trên một chiếc ghế gỗ cổ đã thay lưng tựa vì bị gãy trong ngôi nhà lúc nào cũng loang lổ bóng tối. Không phải ông luyến tiếc những ngày làm đầu bếp cho quân đội Pháp mà ông hồi tưởng về những miền đất ở xứ châu Phi mà ông đã sống gần mười năm ở đó với bao chuyện buồn vui. Vào những năm cuối đời ông nhiều bệnh tật.

Những ngày mùa đông, ông suốt ngày ngồi bên bếp lửa. Lúc đó dù cho ai nói gì đi chăng nữa thì ông cũng vẫn mặc chiếc áo ba-đờ-xuy và đội chiếc mũ phớt vì đó là những thứ vô cùng cần thiết cho sức khỏe ông trong mùa đông. Đôi lúc ông cầm chiếc tẩu không có thuốc và hút nhè nhẹ. Đôi khi ông lại đưa cái tẩu lên mũi hít nhẹ. Ông nhớ mùi thuốc tẩu. Ngày đó làm sao mà kiếm được loại thuốc hút tẩu. Ngày ông mất, những người thân mặc chiếc áo ba-đờ-xuy có dãy cúc đồng sáng loáng và đội chiếc mũ phớt cho ông. Họ cũng không quên để vào lòng bàn tay giá lạnh và khô cứng của ông chiếc tẩu hút thuốc. Với lũ trẻ con chúng tôi ngày ấy, ông ra đi là mang theo cả một kho những câu chuyện về xứ châu Phi kỳ lạ.

Tôi nhớ khoảng hơn 20 năm trước, một người cháu ruột của ông ra tận thị xã Hà Đông tìm tôi để nhờ một việc. Anh nghe nói Sứ quán Pháp có trả lương cho một số người làm cho chính quyền và quân đội Pháp trước kia. Anh đưa cho tôi xem một nắm giấy tờ bằng tiếng Pháp. Đó là những giấy tờ chứng thực thời gian ông làm cho quân đội Pháp ở châu Phi với nghề nghiệp đầu bếp.

Tôi có một người bạn thân là anh Tiến người Hà Đông hồi đó làm trong Sứ quán Pháp. Thực lòng tôi không muốn người cháu ruột ông Bếp làm thế nhưng tôi vẫn phải mang nắm giấy tờ đã ố vàng để nhờ bạn tôi giúp. Làm thế thôi chứ tôi không tin có chuyện như vậy. Và tôi càng không tin ông Bếp nếu còn sống sẽ để cho người cháu làm những gì anh đang làm. Ông đâu cần tiền như thế. Ông đã sống ba mươi tám năm trong làng mình mà không một lần đi ra khỏi làng. Ông chẳng có nhu cầu gì ngoài việc thi thoảng ngồi im lặng và nhớ về những miền đất xứ châu Phi ông đã từng sống như tôi nhớ về những miền đất thế gian này mà tôi đã từng đi qua. Cuối cùng mọi chuyện đúng như tôi nghĩ. Bạn tôi trả lại có tôi nắm giấy tờ và lắc đầu.

Tôi có dịp đi nhiều nơi trên thế gian này nhưng vẫn ao ước có một ngày đến được những miền đất xứ châu Phi kỳ lạ mà ông Bếp đã kể cho chúng tôi. Đối với con người ông, tôi biết nhiều chuyện và hiểu ông khá nhiều. Nhưng có một chuyện tôi vẫn không làm sao hiểu được cho tới lúc đang ngồi viết những dòng này, là vì lý do gì mà ông không ra khỏi làng mình trong suốt ba mươi tám năm trời?

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1283)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 1320)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1491)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1517)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1391)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1547)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1428)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1521)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1556)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1873)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,