NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - Trùng biến hình

11 Tháng Ba 20228:41 SA(Xem: 2739)
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - Trùng biến hình

Đó là loài có khả năng biến hình siêu hạng. Chúng đang hiện diện khắp nơi ở đất nước tôi.

Chúng có hàng ngàn chủng loài khác nhau với muôn hình vạn trạng, từ màu sắc đến những hình thù quái gỡ. Các nhà khoa học đã sử dụng một máy quay đặc biệt để quan sát loài trùng biến hình này. Chúng có thể ở độ sâu nhất của những hồ nước lặng, ao, giếng hoặc có ở những vũng bùn lầy, ổ voi, ổ gà trên những con đường. Chúng cư ngụ nhiều trên những cánh đồng lúa của bà con nông dân. Những nhà khoa học đã cho rằng, để mưu sinh, loài này không chỉ có khả năng biến hình mà chúng có thể thay đổi bản chất để tồn tại. Chúng thay đổi từ cấu trúc cơ thể, tự biến đổi gene, ngụy trang trong môi trường tự nhiên là phương pháp giúp côn trùng thoát khỏi động vật ăn thịt và ẩn nấp khi săn mồi. Hầu hết loài này đều di chuyển bằng chân giả. Tôi nói chân giả ở đây là “chân giả thật” chứ không phải là chân giả khác chân thật bạn nhé. Trùng biến hình trần được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất, kém tiến hóa nhất trong tất cả các động vật nguyên sinh. Cơ thể trùng biến hình trần gồm một khối chất lỏng nguyên sinh và nhân. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thể trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng nên chúng có thể nhập tất cả các vai trên sân khấu tuồng hài. Có một phép màu nào đó mà chúng đã phát triển thành nhiều loài côn trùng kỳ dị. Chúng đang lấn chiếm mọi sinh vật trên mảnh đất màu mỡ này. Chúng đang hút dần hút mòn mọi thứ giờ thì nơi này đã gần cạn khô.

“Không cần tốn chi phí cho phần cải trang” – vị đạo diễn ruồi thích thú nói.

Chúng gật gù thú vị. Chúng đang được mời để làm một bộ phim thật hoành tráng về lịch sử của loài.

Loài bọ gai phát triển trông giống cái gai trên cành. Bọ sát thủ biết cách sắp xếp các xác chết con mồi trên lưng để ẩn mình khỏi kẻ săn mồi. Có loại giả chết, hơi thở của chúng nín lặng bên trong như những xác chết thật sự. Chúng tự chiết ra cả mùi hôi đặc trưng của xác chết. Chúng thường giấu sự sợ hãi qua mí mắt. Lặng yên. Không hề có một chút động đậy. Mặc gió lùa, bão tố đang đến kề bên. Có loại, điển hình cho sự chọn lọc tự nhiên, chúng tiến hóa để hòa trộn màu sắc cơ thể với loài địa y, với bồ hóng, với bụi đường hoặc những nơi có màu sáng. Chúng có thể tạo ra những thứ mùi khác nhau để hòa chung với môi trường mới, như loài bọ hung khổng lồ. Đôi cánh của loài này tạo ra những chiếc lá màu xanh to kỳ dị để ẩn núp trong các tán cây, bờ bụi dọc đường. Chúng thường kiếm ăn bằng những ngón nghề rất tinh xảo mà con mồi không thể đoán trước được để tìm cách né tránh. Người ta bảo những loài này có một sự ngụy trang đặc biệt cao cấp.

Trên cánh đồng, lũ châu chấu xanh rờn đang đeo bám trên những cánh lá. Những người nông dân gọi chúng là bọn giặc cỏ chuyên phá hoại mùa màng. Chúng cứ nhảy múa liên hồi, cứa đứt biết bao ngọn lúa đang còn xanh mởn. Người ta đã dùng thuốc đặc trị nhưng bọn chúng đã bị lờn thuốc, khó mà tiêu diệt được. Ở trên sa mạc thì loài này lại biến thành màu cát, chúng sống rất dai trên những vùng đất cát khô cằn. Chúng bay vi vu tối ngày, chúng không quên đánh dấu những bản quyền mà chúng đã cắt từng ngọn lúa.

“Thật khâm phục những tài năng” – vị đạo diễn ruồi buộc miệng khen.

Ở phía Bắc dãy núi có loài bọ ngựa thì luôn hãnh diện về ngón võ hai càng sắc mảnh của mình. Đó là “đường lang quyền,” một ngón võ siêu đẳng.

Chúng thường im lặng, nín thở, núp, đợi chờ bên dưới và xén rất nhanh đầu của con mồi. Những con mồi ngu ngơ và mãi hát ca như loài ve sầu tháng sáu, chúng thường hát ca những bài hát màu đỏ ươm như hoa phượng, chúng ngâm rỉ rả những bài thơ sóng sánh những lớp men còn nhầy nhụa từ những cuộc ngoại tình chớp nhoáng cho đến khi chúng bị cắt cụt đầu mà không biết cảm giác đau đớn, chúng vẫn còn cảm giác lâng lâng hạnh phúc khi đã nằm gọn lỏn trong cái dạ dày của những gã bọ ngựa. Tất cả loài côn trùng đều sợ gã này. Gã này có một quyền uy tối thượng mà tất cả phải tránh xa. Chúng biết, hai cánh càng của loài bọ ngựa thật sắc lạnh, thường dùng để xén thịt đồng loại. Nhưng tất cả đều không dám công khai bí mật cùng với nỗi sợ hãi ấy.

“Im lặng, tất cả, diễn!” – vị đạo diễn hô to trong chiếc loa- vovovo… thứ âm thanh nghe thật ù tai.

Chúng bò ra lúc nhúc, vít vai nhau, xoắn vào nhau. Thân mật. Chém. Chửi. Nịnh nọt. Mơn trớn. Cười đùa. Ngấu nghiến. Ánh mắt tỏ tình. Vỗ tay tán thưởng. Chia buồn. Chúng diễn từng cảnh. Có con đường cong sinh động, có con đường bị chúng liếm mất đi mấy mét xuống lòng đất và những ngôi nhà tự dưng đứng trên cao chót vót. Có con đường lại tự dưng biến thành sườn núi cao và những ngôi nhà đang đứng trên mặt đất yên lành bỗng rơi vào những rãnh nước ngập ứ. Có những dòng sông bị lấp. Có những dòng sông bị cắt đi từng miếng thịt, bị rút từng từng khúc xương. Có những hàng cây cổ thụ xum xuê bị chúng xén hàng loạt ngay giữa thanh thiên bạch nhật. Chúng đang giành nhau cả mớ thức ăn dành cho người nghèo. Chúng đang khống chế tất cả. Tất cả đều lặng im, đều phải bước đi thật rón rén.

“Tốt, các bạn đã nhập vai quá tốt” – Vị đạo diễn ruồi xoa xoa hai cánh tay dài ngoẵng, thỉnh thoảng lại thè lưỡi liếm liếm.

*

Tiếng lách tách rộn ràng về đêm. Lúc bóng đêm ụp xuống là thời gian chúng sinh sản. Chúng sinh sản kiểu phân bào với cấp số nhân dữ dội. Chúng tách làm đôi cơ thể, tách đôi giấc ngủ, tách đôi cái miệng… cứ thế chúng tách nhỏ ra và lớn lên rất nhanh. Những cơ thể mới ấy ngay lập tức đã trở thành một cá thể và tự sinh sản đám con cháu của mình. Có một điều đặc biệt là các nhà khoa học đã phát hiện ra: chúng không có não bộ, không có dây thần kinh. Tất cả những hoạt động của chúng đều diễn ra nhờ lớp cấu trúc đặc biệt có khả năng biến đổi không ngừng.

“Một sự biến đổi quái dị, rất nhanh” – các nhà khoa học nói – “Chúng đang há những cái mõm dài cùng với những nang nấm độc mới, có những cái chân rễ quá dài, quá sâu.” Những loài nhỏ thường ăn mảnh vụn, những loài to thường nuốt chửng những cơ thể sống và chết. Chúng đã chia ra thành nhiều nhánh, chi rất nhỏ. Tiếng lách tách không ngừng. Chúng đang chia đôi. Nhỏ hơn, nhỏ hơn nữa. Tất cả đang bò lúc nhúc, nhai rào rạo và lớn lên nhanh như thổi. Chúng rất siêng săn mồi. Chúng thường im lặng, bất chợt thè ra những nang nấm sát thủ, ngay lập tức, những con mồi bị tê liệt. Các con mồi bất động nằm chờ để lần lượt đi vào để được tiêu hóa trong các khoang dạ dày của chúng.


Tiếng lách tách. Tiếng rào rạo. Mỗi lúc ầm ào to hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 274)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 344)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 345)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 550)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 549)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 401)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 821)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 679)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 818)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 735)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19001)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9184)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,