LÊ MINH HÀ - Những Người Đàn Bà Của Tôi

26 Tháng Tư 202211:48 SA(Xem: 3041)
LÊ MINH HÀ - Những Người Đàn Bà Của Tôi
(Để kỉ niệm chiến thắng bi thảm nhờ đó mà thống nhất sơn hà, nhờ đó mà mẹ Hà 37 tuổi yên tâm chết, vì dù sao thì "hết chiến tranh rồi, dù sao thì các cháu cũng sống" như lời mẹ thều thào với bà nội trước ngày đi.
Nhà văn Nguyễn Bình Phương tinh như ranh, từng thiến đúng hai chữ bi thảm của Hà 🙂
Nhà văn Bảo Ninh quái tính, nhìn ra ngay cái mà mọi người gọi là tản văn này thực chất là truyện ngắn, một kiểu giả tản văn mà Hà hay dùng.
Các nhà phê bình lí luận không biết để ý chưa: thực sự có một thủ pháp là GIẢ đấy, giả tản văn, giả truyện ngắn, giả tự thuật trong tiểu thuyết, và do đó, đừng đánh đồng bà Hà với các nhân vật đàn bà hay ho của bà Hà, ví dụ như nhân vật Ngân (sẽ không được post ở đây).

NẮNG ƠI LÀ NẮNG

Nếu không vướng nhà bà Cửu Mân thì tôi có thể đi tắt vườn nhà ông Tha tót thẳng được ra bờ đê. Nhà ông Tha ở tận xóm trên, đi tắt vườn có làm gẫy cây gẫy que cũng chả ai biết ngay để mách bà. Mà đi như thế bà sẽ không nhìn thấy, như thế sẽ không bị bà gọi lại hỏi đi đâu đấy nhà người ta nhà làm ăn lấy ai chơi được với mình đừng có sểnh ra là nhót sang làm vướng tay vướng chân người ta ra.

Tiện thì có tiện nhưng tôi vẫn không dám đạp gẫy dong giềng nhà ông Tha nhót ra bờ đê, vì vườn rào toàn xương rồng, muốn ra đê phải đi qua sân nhà bà Cửu Mân. Nhà bà Cửu Mân y như người, nhìn đã ngại. Bà Cửu Mân ở một mình, trấn nguyên đoạn bờ đê dốc bến của xóm lên tận dốc trạm thủy văn, tức là từ ngõ nhà tôi, bắt đầu bằng nhà ông lang Mạch lên tới đoạn có cái lô cốt đóng ở ngã ba sông hồi làng còn nằm trong vùng tề thời toàn quốc kháng chiến. Bên này đê là bờ lở, chỉ có tre pheo, và thẳng từ nhà bà Cửu Mân sang thì còn có một cây xoan. Trẻ con trong xóm toàn buộc trâu bò vào gốc xoan. Thế nên đi ngang là tôi chạy, phần vì mùi trâu bò ở làng bao năm tôi vẫn không quen, phần vì nhỡ động đậy cái gì bà Cửu Mân xốc cả mả tổ lên mà chửi cho thì về nhà chết với bà.
 
Ba bề nhà bà Cửu Mân là vườn, ngăn với mặt đê bằng mỗi đoạn tường bao không có cổng, chân trẻ con trèo lên nhảy qua là tụt thẳng vào sân, nhưng chả đứa nào dám lai vãng ngay cả khi bà vắng nhà. Chẳng cây chẳng que, chẳng chó mèo gà lợn, độc có giàn giầu không đầu hồi là xanh tốt, cái nhà bà Cửu Mân vừa nặng nề vừa quạnh quẽ, nhìn phát mệt. Có lần bà sai sang hái mấy lá giầu lúc nhà vắng người, tôi mắt trước mắt sau lật tấm giại che cửa sổ, nhòm vào, chả thấy gì, toang hoác độc một gian với một buồng tin hin như cái buồng bà tôi giấm chuối, với chái bếp cửa thông ra thềm có đống củi cành chất tới nửa tường. Cả gian nhà chỉ tuềnh toàng mỗi bộ phản, trên vắt cái màn dấn nâu, chẳng gối chẳng chăn, và cái bàn thờ xây gạch độc bát hương đầy oặp chân hương thắp từ đời nảo đời nào. Cái bàn thờ nặng nề y như cái nhà. Nhà bé mà tường dày quỵch, xây bằng đá ong không trát, mặt trong chỉ quét vôi trắng, tường ngăn cũng bằng đá ong, hòn nào hòn nấy to phải bằng cả khúc ngực khúc bụng tôi, lại gồ ghề lỗ với ngấn, chẳng thua gì bê tông xây lô cốt mà du kích hồi kháng chiến không phá sập nổi.

Ngõ nhà tôi có bảy nhà, ba nhà có đàn bà góa, hai nhà được xã hàng năm thăm hỏi, như bà tôi với con dâu ông lang Mạch, vì là vợ liệt sĩ, một nhà, nhà bác Tín thì chẳng biết chồng chết vì sao, còn nhà thằng Cảnh, bố nó lính bảo an ngày Pháp tạm chiếm, sau này ta thắng bố nó đi tù y như đi làm ăn xa, vừa về lại khăn gói ra đi, thế thành ra mẹ nó cũng chẳng khác gì góa bụa. Trong bốn bà góa của bảy nhà, chỉ bà tôi ra đường mới thực được gọi là bà vì đã xấp xỉ sáu mươi, chứ ba bà góa kia đều chưa hết tuổi ba mươi, giờ sẽ được gọi là U40 tha hồ mặc quần ngắn tới bẹn đi bar nếu là ở ngoài thành phố. Người quê tôi gọi thành phố gần nhất – Hà Nội – là tỉnh, người sinh sống ở Hà Nội như nhà tôi dạt về làng thì gọi là người ngoài tỉnh, chả biết tại sao.

Nhà bà Cửu Mân thu lu một mái thế nhưng góp hẳn hai bà góa. Bà Cửu Mân là một. Bác Bèo là hai. Bác Bèo là cháu ruột bà Cửu Mân. Không vì goá chồng thì bác đừng hòng ra vào ăn ở được trong cái nhà y như cái lô cốt của bà. Tại vì như ở làng vẫn đồn, bà Cửu Mân giàu ngầm, thế nên bà nhất định không nhận cho đứa cháu nào sống cùng như lẽ thường thấy ở làng ở nước. Hình như ngày xưa bà góa không con nào mà không có người lo hương khói thì có thể đem của nả dâng chùa để chùa lo giỗ hậu. Bà tôi bảo vậy. Nhưng chùa thì bị phá thời xây dựng hợp tác xã, chả còn dấu tích gì kể cả cái nền. Nền chùa giờ là nền trường cấp một của tôi, các bà goá không con góp của vào chỗ nào? Có mà chờ giỗ đằng lỗ mũi. Vậy mà bà Cửu Mân ghê lắm, tỉnh bơ, bà bảo bà chả cần ai lo hương khói, bà mà chết đi họ mạc không lo liệu đưa bà ra đồng thì mất mặt, mà tỉ như họ mạc dám liều thì cũng đố làng nước không chôn đấy, chịu làm sao được mùi.

Đàn bà, thời buổi ấy, lại ở nhà quê mà ăn nói bất chấp lệ tục thế thì biết là đáo để thế nào rồi. Bà bảo bà Cửu Mân tính nghiệt, càng già càng nghiệt, nhưng ngày trẻ thì không thế, đẹp gái và tươi bưởi lắm. Tôi trẻ con, tính thời gian được nhiều nhất cũng chỉ là từ tết năm này qua tết năm khác, lân la hỏi bà ngày trẻ là ngày nào, bà lại mắng ranh con nghe thì biết vậy, cật vấn làm gì chuyện người lớn. Biết thân biết phận, tôi không hỏi nữa, nhưng rồi cũng im lìm hiểu qua bao nhiêu lần hóng hớt: bà Cửu Mân nghiệt tính từ sau khi chết chồng.

Mãi về sau tôi mới biết tên bà Cửu Mân là gì ấy, không phải là Cửu Mân. Mà chữ Cửu cũng không phải là tên đệm cho đẹp. Gọi thế vì chồng bà từng ăn hàm cửu phẩm, chả biết là được gì, chỉ biết nhờ thế mà thời kháng chiến làng thành làng tề ông chẳng khác cá nằm trên thớt, tây chặt nhát ban ngày ta chặt nhát ban đêm. Rồi là ông chết, may, chết kịp trước khi cải cách ruộng đất, bà Cửu Mân là vợ lẽ, không con, chồng chết chỉ còn một nước xách tay nải ra khỏi nhà cho khuất mắt bà vợ cả ghen thấm ghen thía mà sợ ông Cửu đành chịu phép chưa khi nào dám cào xé giật tóc móc mắt, như bà vợ lẽ ông Chánh Hội anh họ của bà tôi phải chịu trong kiếp chung chồng. Khi chôn chồng rồi tay trắng ra khỏi nhà chồng, đâu như bà Cửu Mân chưa đầy ba mươi tuổi.

Tôi nghe, chưng hửng. Ở đời có người dám dằn mặt bà Cửu Mân à? Bà tha không chửi cho là phúc ấy chứ. Bà làm gì để có ăn tôi không biết. Nhưng nhà bà chẳng có đất đai gì, mấy cái vườn vây xung quanh nhà toàn là của nhà khác. Rất ít khi bà ở nhà và bà ở nhà là biết, tại bà cứ đứng ở sân chửi vỏng vót, chả biết chửi ai. Về cái sự không biết dạy con để con cái vào sân nhà bà bày rác. Gà nó bới nó bày chứ chúng tôi mà dám à! Đến cái vườn củ bột sát nhà bà nhưng chẳng phải của bà, có đi ngang chúng tôi cũng chả dám bẻ hoa hút mật hay đạp gãy. Bà Cửu Mân chửi nhiều lắm, cuối cùng thì chửi mấy con trâu con bò ị đầy dưới gốc xoan rồi đạp be bét, gió sông đưa mùi thẳng vào nhà bà. Tháng đôi ba lần bà chửi khi về, còn thì bà gồng gánh đi suốt. Cái gánh trên vai có vẻ như không nặng, là gánh của người buôn bán chứ không phải gánh đè vai người làm nông. Đâu như bà buôn quanh các chợ phiên, chợ ngoài Mai, chợ Chuông, chợ Tía, chợ Kinh Đào, chợ Lai Thụ…Khi nào có phiên chợ Ba Thá thì bà mới về nhà, mới phải nghe chửi.

Nhưng hôm nào bác Bèo cũng về, thường là vào phiên chợ Thá, thì bà Cửu Mân không chửi. Hai cô cháu tíu ta tíu tít, đi ngoài đê sát cửa sổ căn nhà như lô cốt có thể ngửi thấy cả mùi cơm chạm hơi và nghe ra tiếng cười. Bác Bèo ba mươi ngoài, mỏng mày hay hạt, chắc như bà Cửu Mân ngày trẻ, một vẻ đẹp hơi đáo để. Mặt thon, mắt lá răm lấp lánh, răng đen khít hạt na. Khác nhiều phụ nữ tuổi ấy ở làng, bác Bèo không búi tóc hay vấn khăn mà vấn tóc trần. Chồng bác cưới bác về đâu như có một hai năm thì chết, chết sớm quá, vợ trẻ quá, chưa con cái gì. Bác Bèo xin nhà chồng về nhà mình, thực ra cũng chỉ có ông bác với bà cô ruột goá, cùng chui rúc với bà Cửu Mân trong cái mái rạ bên đê rồi mãi mới xây lên được thành cái nhà đá ong như nắm đấm ấy. Bác theo chân bà cô buôn bán, buôn từ ngoài tỉnh buôn về bán quanh các chợ, chẳng biết buôn gì nhưng làng nước bảo có nhẽ tiền ra tiền vào rộng rãi. Bác là người đàn bà duy nhất trong xóm tôi chưa bao giờ thấy gồng gánh, đi về lúc nào cũng chỉ cái đãy hay cái bị khoác tay, và không mặc áo nâu. Cứ nhìn dáng đàn bà chưa qua sinh nở roi rói mình cá sộp, áo trắng hay xanh sĩ lâm, quần sa tanh, tay cắp cái nón Chuông đi xuôi đê là chúng tôi biết ngay bác Bèo về. Ngày tết bác còn diện nữa, áo cánh trắng, áo bông chần, cởi ra bên trong là áo len cộc tay chẽn bụng màu tím huế, chân đi dép lê nhựa trong cũng màu tím huế, quai nổi hình cả một quày dừa. Chắc là dừa, ai cũng bảo là dừa, hồi đó nào đã có ai nhìn thấy chùm nho mà so sánh cho nó hợp. Bác Bèo mà cạo răng trắng, bỏ kiểu tóc vấn trần thì nom chả khác gì những người đàn bà muộn chồng quê xa làm nhà nước đầy các khu tập thể ở Hà Nội, khéo còn đẹp hơn. Tôi thích bác Bèo, phần vì bác thấy mặt là cho kẹo hay cái bánh rợm, phần vì bác đẹp và tóc không có mùi nắng khen khét như người quanh năm suốt tháng ngoài đồng, và vì có bác cùng về thì bà Cửu Mân đằm tính hẳn.

Thế mà một lần bác Bèo về thì bà Cửu Mân lại chửi. Lần này là chửi bác.

Bà đi chợ về thổi xong cơm trưa thì nghe tiếng bà Cửu Mân. Xoe xoé xoe xoé. Lần đầu tiên tôi thấy bà để ý nghe bà Cửu Mân ra giọng. Những gì mà trót đời với chưa trót đời, có ai thêm bận vì ai, vẫn còn chưa thấm hử hử hử. Bà đứng nghiêng nghiêng bên góc sân nhìn qua vườn về phía nhà bà Cửu Mân, thở dài theo thói quen, thấy tôi nhảy bịch cái từ thềm xuống chạy ngang mặt ra ngõ bà cũng chả buồn gọi lại.

Lúc tôi guồng ra tới ngõ, vòng qua đầu hồi nhà ông lang Mạch chạy ngược lên tới nhà bà Cửu Mân thì đã thấy một lũ trẻ con xúm đen xúm đỏ nghé nghiêng bên bức tường ngăn. Không bị bà chửi xéo chửi thẳng có khác, đứa nào cũng háo hức hóng hớt. Một đứa rón rén bước qua bức tường ngăn xây thấp lần lên thềm nhà, ghé mắt vào khung cửa sổ chỉ có chấn song mà không có cánh. Một đứa nữa. Tôi đứng ngoài, chỉ chờ bà Cửu Mân đánh tiếng chửi cả lũ là chạy, thế mà im lìm. Lũ trẻ con nhìn vào rồi nhìn nhau, rồi lần lượt bỏ đi. Vừa nãy bà Cửu Mân còn chửi cả xóm nghe mà giờ nhà cứ như không người! Tôi là đứa cuối cùng rón bước lên thềm.

Trong ngôi nhà bé tuềnh toàng độc cái bàn thờ và cái giường rẻ quạt có hẳn hai người. Mỗi người ngồi một đầu giường đối mặt nhau. Bà Cửu Mân và bác Bèo. Không biết họ có nhìn thấy nhau không. Nước mắt chảy ràn rụa trên mặt họ. Không một tiếng nức nở. Hai người đàn bà ngồi lặng lẽ, khóc lặng lẽ. Thế là tôi rón rén lùi ra, chạy bán xới theo bọn trẻ. Trưa mùa thu nắng hanh, gió gai gai da thịt khi đứng trong bóng lá.

Sau hôm đó tôi không thấy bác Bèo lần nào. Bà Cửu Mân vẫn đi đi về về giữa các phiên chợ quanh vùng. Có một lần bà về, tắt vườn củ bột sang nhà, tay cầm gói lá chuối khô bọc đoạn vỏ chay mới với nắm cau khô cho bà tôi, lại bảo tôi bà quên cái bé mày chạy qua vườn sang nhà bà hái mấy lá giầu, nhẩu lên cái.

Bà Cửu Mân ở chơi với bà tôi đến nửa chiều hôm đó. Lần đầu tiên tôi nghe giọng bà không qua tiếng chửi. Cũng hiền lắm. Hai bà thù thì với nhau. Bà Cửu Mân bảo bà tôi:

- Thương nó mà tôi chửi chứ có phải giận gì nó đâu bà. Chị em mình goá mấy chục năm trường, bà khổ vì con cái nheo nhóc, tôi không vướng bận thì khổ sự khác. Cả ngày đi, cả ngày chao chát hàng họ, đêm về nằm nhờ nhà người mắt chong chong nghe thạch sùng tắc lưỡi sợ lắm. Nhưng cũng qua cái đận ấy rồi. Con cái Bèo ở vậy đã hai mươi năm, nghiến răng lại mà cố thêm ít năm nữa sạch mình là…

- Nó đẹp gái thế, lại nhanh nhảu tươi bưởi thế, lại chẳng vướng mẹ già con dại, có muốn sống một mình người ta cũng chẳng để cho yên.
- Bà bảo người ta… Người ta bây giờ nhìn quanh còn ai ra hồn cho nó lấy. Thời buổi này, con giai con đứa vừa lớn tới lúc mới biết che buồi là đã phải tấp tểnh đi nghĩa vụ cả rồi. Có mà lấy ma.

- Nghe nói xã sắp báo tử ba bốn đứa…

- Tôi bảo nó, nó lại giả nhời cô đã sáu mươi, cháu phải sống thế nào cho qua mười mấy năm trời nữa để bằng cô bây giờ. Mà tôi cũng nghĩ…Tới lúc tôi nằm xuống rồi thì nó không con không cái biết tựa vào ai. Chẳng nhẽ lại rủ đứa cháu nào chồng đi B đi C không về cũng cảnh cây khô không lộc như nó sống cùng cho đỡ quạnh.

Toàn chuyện nghe như vịt nghe sấm, bà Cửu Mân lại còn nói bậy. Tôi không thèm nghe.

Tôi rời làng đột ngột vào một ngày hòa bình đầu năm 1973. Hôm đi ngang nhà bà Cửu Mân ngược lên cầu ra Hà Nội, ngọn xoan chỗ trâu bò hay đứng quần đã ra hoa tím và cây dại đã trổ lá xanh tứ tung bên đê. Ngôi nhà bà Cửu Mân đứng thù lù đó, màu đá ong ải xuống vì mưa nắng nom nặng trịch. Bà chắc vẫn vắng nhà. Còn bác Bèo, từ cái hôm tôi thấy ngồi khóc đầu giường thì hình như bác chưa về.

Bà cô tôi theo cơ quan sơ tán trong Thanh Xuân gần Hà Đông rồi phải ở tịt thêm mấy năm sau đó kể có lần gặp bác ấy. Hỏi bác Bèo giờ ra sao, cô tôi bảo bà Bèo giờ nhìn còm lắm, già lắm, ăn mặc rách rưới lắm, có vẻ như chẳng khá gì, cô cũng vô tình, đạp xe ngang cánh đồng làng Triều Khúc, bà Bèo đang một mình cào cỏ lúa ngẩng lên gọi chứ không gọi cô cũng chẳng nhận ra.

Rồi những gì gì nữa mà tôi chỉ nhớ loáng thoáng. Rằng bác Bèo bỏ làng đem thân đi làm lẽ ông phó cối ngoài làng ấy, lấy về rồi ông phó vẫn tiếp tục đi làm ăn xa nhưng không cho bác Bèo đi chợ nữa. Thế là bác quanh với mấy sào ruộng của nhà chồng, cùng bà vợ cả nuôi bảy đứa con bà cả đẻ với ông chồng và hàng ngày nghe bà ấy chửi.

Còn nhớ lúc nghe chuyện tôi ngồi hóng qua cửa sổ cơ quan cô tôi. Nhà cơ quan nhưng trước sau vẫn là cánh đồng, nắng ơi là nắng. Chỉ một đỗi đường đồng nữa thôi là tới làng Triều Khúc.

Giờ về quê thăm mộ bà, đi ngang không còn cánh đồng ấy nữa. Không còn nhiều cánh đồng khác nữa. Người ta đã xây ở đó một khu đô thị gồm lổn nhổn những khối nhà như những tổ ong chọc giời.

Berlin 23. 06. 2016
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 342)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 545)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 542)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 395)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 815)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 675)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 814)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 729)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,