ĐÀO HIẾU - Phiếm luận về giày

17 Tháng Bảy 20227:04 CH(Xem: 3133)
ĐÀO HIẾU - Phiếm luận về giày

Chắc chắn khi còn ở trong vườn Địa Đàng thì cả ông Ađam lẫn bà Eva đều đi chân đất. Lúc ấy thời trang của hai vị chỉ là cái lá nho, thế thì làm sao họ có ý niệm về một đôi giày.

Vậy thì theo bạn giữa ông Ađam và bà Eva ai là người nghĩ ra đôi giày trước?

Ông Ađam hiền lành chất phác, ăn rồi chỉ biết luẩn quẩn trong khu vực mười sáu mét năm mươi của vườn Địa Đàng, khu vực này cỏ xanh non mịn màng tươi tốt, chắc chắn chân không bao giờ bị đạp gai. Trái lại nàng Eva tính rất tò mò, ưa phiêu lưu mạo hiểm, sau khi hái trộm trái cấm nàng cũng còn “quậy“ nhiều thứ nữa. Trong những chuyến đi bụi đời ấy làm sao nàng tránh khỏi đạp gai. Thế là trong cái đầu thông minh và đầy trí tưởng tượng của nàng một đôi giày đã hiện ra.

Chưa có tài liệu nào mô tả chính xác kiểu dáng của đôi giày ấy nhưng có lẽ chúng ta phải thừa nhận rằng Ma-đam Eva là nhà tạo mốt đầu tiên của nhân loại.

Và có thể kết luận đôi giày của Eva làm bằng cỏ vì đó là chất liệu dễ tìm nhất lúc ấy.

Đôi giày cỏ ngự trị trên hành tinh này lâu lắm, từ thời bà Eva (tức là thuở khai thiên lập địa) cho tới mãi sau này, khi con cháu của bà sinh sôi nảy nở đầy dẫy trên mặt đất.

Ngay cả lúc con người đã phát minh ra được vải vóc thì đôi giày cỏ vẫn tồn tại.

Trong văn học cổ điển Trung Quốc ta thấy xuất hiện những vị đạo sĩ, ẩn sĩ như Quỷ Cốc tiên sinh, Trang Chu, Lão Tử, Hứa Do, Sào Phủ… đều mang giày cỏ. Các hậu bối sau này ở nước ta như Nguyễn Bỉnh Khiêm, La Sơn Phu Tử… lúc làm quan thì áo mão xênh xang nhưng lúc về vườn thì cũng chỉ khoái đôi giày cỏ, đủ thấy giày cỏ là một top model thời ấy. Giày cỏ tạo cho người mang nó một cái vẻ tiên phong đạo cốt trông rất hoang đường.

Giày da ra đời trước giày vải vì loài người biết sử dụng da thú trước khi biết dệt vải. Những kỵ sĩ Mông Cổ nổi tiếng của Thành Cát Tư Hãn, những chiến binh của Césare hay của Charlemagne đều đã biết dùng đến giày da khi ra trận. Từ đó giày da theo chân con người đi khắp nơi. Những chàng cao bồi miền viễn tây Hoa Kỳ đã trang điểm thêm cho đôi giày da nổi tiếng của mình những chiếc cựa răng cưa bằng sắt, nhọn hoắc như cựa gà đá.

Đôi hia bảy dặm trong cổ tích thì không biết đích xác là làm bằng da hay bằng vải. Nếu quả có thật một đôi hia như thế trong cõi đời thì chắc chắn nó phải được làm bằng thép, vì bước một bước mà bay xa đến bảy dặm thì chỉ có gắn tên lửa dưới đế giày!

*
Chúng ta còn nhớ hai câu thơ:

Dăm ba ông Táo dạo chơi Xuân.
Đội mũ mang hia chẳng mặc quần.
Đôi hia của Táo Quân bằng vải hay bằng da thì chưa biết nhưng ai cũng phải công nhận rằng khi đội mũ mang hia mà không thèm mặc quần thì rõ ràng Táo Quân là một siêu người mẫu sexy nhất thiên hạ, và có thể nói hình ảnh của ông đã gợi hứng cho việc sáng tạo ra chiếc mini jupe lừng danh. Tiếc thay, vì suốt đời luẩn quẩn trong xó bếp nên chưa một lần nhà tạo mốt vĩ đại này được tham dự một buổi trình diễn thời trang quốc tế nào.

Còn một đôi giày đặc biệt nữa đó là giày của cô Lọ Lem. Nó làm bằng thủy tinh. Hiện nay các nhà tạo mốt lừng danh thế giới vẫn chưa giải thích nổi làm cách nào mà cô Lọ Lem có thể khiêu vũ nổi với một đôi giày cứng ngắc như thế.

*
Giày vải có lẽ xuất hiện từ khi con người tìm ra vải sợi, nó tượng trưng cho sự tao nhã của văn nhân thi sĩ, các quan văn trong triều, các cô tiểu thư yểu điệu.

Thanh Minh trong tiết tháng Ba, mấy chị em Thúy Kiều đi tảo mộ gặp một chàng thư sinh, đó là Kim Trọng. Nguyễn Du đã tả chàng như thế này:

Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.

Rõ ràng là lúc ấy Kim Trọng đi hài. Hài là một loại giày vải đế thấp, mũi hơi nhọn và có thêu kim tuyến. Mô-đen này ở nước ta trong những năm 80 rất thịnh hành, nhất là trong giới quần thoa. Giới nhà giàu bên châu Âu có thời cũng khoái đôi hài, nhưng chỉ để đi trong nhà.

Trước năm 75 tại bến xe Pétrus Ký Sài Gòn có một hãng giày nổi tiếng thế giới mang tên Bata. Giày vải của hãng Bata nhẹ, đẹp và bền. Một thời giày Bata là thời trang của giới trẻ, giới sinh viên học sinh. Các báo thời trang của Pháp như Marie Claire, Elle… từng đăng một lời quảng cáo nổi tiếng về giày Bata như thế này: PAS UN PAS SANS BATA (không một bước chân nào mà không có giày Bata.) Câu quảng cáo này thú vị nhờ cách chơi chữ của nó.

Bẵng đi một thời gian khá dài, giày vải vắng bóng trên thị trường, giờ đây thời trang này lại xuất hiện khá rầm rộ với những nhãn hiệu như Biti’s, Kamachi, Belpis. Ellesse.

Giới trẻ ưa chuộng giày vải vì trông nó ”bụi”, nó ”thể thao“ mà lại trang nhã.

Trên những đôi giày mang nhãn hiệu Ellesse (của Italia) thường thấy một câu viết bằng tiếng Anh: For those who love the outdoors (dành cho những ai thích cuộc sống ngoài trời.) đủ thấy giày vải thích hợp với giới trẻ, với những cuộc picnic, những chuyến đi dã ngoại.

Người lớn tuổi thích giày vải vì nó nhẹ, mang mát và không đau chân.

Còn dân chơi tennis thì không thể thiếu nó.

Thực ra giày vải rất thích hợp với những xứ nóng như Việt Nam. Trời nóng người ta có khuynh hướng mặc đồ màu sáng, Ví dụ như một chiếc quần jeans màu kem đi với áo thun trắng và một đôi giày vải màu sáng sẽ tạo được một sự hài hòa trang nhã.

Tuy nhiên giày vải chỉ nên đi với quần jeans hoặc kaki.

Nếu mặc quần có pli may bằng sợi nylon tổng hợp hay “đóng“ một bộ côm-lê trang trọng mà bạn “chơi“ một đôi giày vải thì coi không được. Trong trường hợp này một đôi giày da đúng mốt sẽ làm cho bạn “sang“ hơn, chững chạc hơn nhiều.

Đ.H
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 955)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1466)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1239)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1524)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1210)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1459)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1493)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 992)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1088)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1637)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12292)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 998)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1188)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22485)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14029)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7912)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8828)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25523)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22919)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31966)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,