VŨ NGỌC GIAO - Cái kèn lá của chú tôi

06 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 2231)
VŨ NGỌC GIAO - Cái kèn lá của chú tôi

 

Cha tôi kể rằng, năm lên sáu tuổi, chú tôi vẫn là một đứa bé xinh xắn và khỏe mạnh, chú tôi được ông bà nội tôi cưng chiều lắm. Thời của bà nội tôi, phụ nữ khi sinh con không đến bệnh viện như bây giờ, họ sinh tại nhà. Khi người phụ nữ trở dạ, một bà mụ đến đỡ đẻ, bà sẽ lấy cái cật tre hoặc con dao xếp để cắt dây rốn cho đứa bé. Bà nội tôi cũng vậy, lần lượt sinh các bác, các chú và cha tôi đều tại nhà.

Năm đó chú tôi lên sáu tuổi, một người đàn ông đến chơi nhà, thấy chú tôi nghịch ngợm, người đó lấy con dao xếp, loại dao giống dao của bà mụ đỡ đẻ mà chú tôi từng thấy, dọa sẽ mổ bụng chú tôi ra. Chú tôi hoảng sợ chui vào gầm giường và nằm yên ở đó. Đến chập tối người đó ra về, cả nhà không thấy chú đâu, vội vã đi tìm, mọi người quên mất rằng chú vẫn nấp dưới gầm giường. Khi ông bà tôi sực nhớ kéo chú ra, lúc này chú vẫn còn thất thần vì hoảng sợ. Từ ngày đó, chú tôi không còn là một đứa trẻ bình thường nữa, chú tôi trở nên điên dại.

Các bác, các chú tôi lớn lên lần lượt lập gia đình, chú tôi vẫn ở với ông bà. Mỗi khi về quê, tôi đã quen với sự có mặt của chú trong căn nhà nhỏ. Chú tôi điên nhưng lành lắm, chú vẫn giúp đỡ ông bà tôi việc ngoài đồng. Mỗi sáng, chú dậy thật sớm lùa bò ra đồng, chú biết lùa bò lên những đồi cao có thật nhiều cỏ non, biết xua, không cho bò ăn lúa ở đồng. Đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ hình ảnh chú tôi vào mỗi buổi chiều hoàng hôn, lùa bò trở về, cái dáng gầy gò liêu xiêu trên cánh đồng, nhỏ bé và cô độc, nhìn thật thương. Hình ảnh đó đã ăn sâu vào ký ức tôi.

Thời gian trôi qua… Đôi chân gầy như que củi, bàn chân trần quanh năm không bao giờ biết đến đôi dép của chú tôi... Đã sáu mươi năm, từ khi chú tôi còn là  cậu bé chăn bò, giờ đây chú đã là một người đàn ông bước sang tuổi bảy mươi.

Mấy mươi năm qua, ký ức tôi vẫn in đậm cái dáng gầy gầy cao cao, liêu xiêu đi trên cánh đồng vào mỗi chiều trở về… Thứ đồ chơi duy nhất của chú tôi là cái kèn lá, chú tự cuốn như một con sâu. Khi việc ông tôi giao đã xong, chú ra sau hè ngắt một chiếc lá rồi vấn nó thành một cái kèn, đưa lên miệng thổi tu tu. Nghe tiếng ông bà tôi gọi, chú lại giắt nó vào tai cất đi. Chỉ còn một mình, chú lại lấy nó ra, tỉ mẩn chơi. Một cuộc đời gần sáu mươi năm như thế, chiếc kèn lá đã theo chú tôi đi trên những cánh đồng, theo chú tôi vào giấc ngủ, theo chú tôi trong những tháng ngày cô độc.

Ông tôi rồi cũng theo bà tôi lên đồi cao, ngủ yên ở đó, để lại chú tôi một mình một bóng lủi thủi sớm hôm. Ngày hai lần cô tôi mang cơm vào cho chú tôi ăn. Mỗi khi về quê, tôi chạy vào vườn thăm chú, nhìn thấy chú ăn tôi lại quay mặt đi nơi khác vì thương.

Những năm sau này, bước qua tuổi sáu mươi, chú tôi không còn vấn kèn lá nữa. Trong căn nhà nhỏ, mỗi khi tôi về, chỉ còn lại một mình chú trên mảnh vườn bỏ hoang của ông bà. Chú ngước nhìn tôi bằng đôi mắt ngây dại, không còn trong như ngày còn trẻ. Trò chơi giờ đây của chú là ngồi lặng lẽ đếm những con kiến đi qua trước mặt, thì thầm những lời mà có lẽ chỉ có chú tôi mới hiểu.

Đôi khi ông bà nội cũng về trong giấc mơ tôi. Lần nào tôi cũng thấy ông nhìn chú tôi, lặng lẽ khóc. Hình ảnh chú tôi cô độc trong căn nhà nhỏ, ngồi đếm đàn kiến đi qua, đập những con muỗi trong vô thức... đến tôi cũng còn đau. Sau những cơn mơ như thế, tỉnh dậy tôi lại nhớ đến ông tôi. Có lẽ linh hồn ông vẫn lẩn quất bên chú tôi, chẳng nỡ nào rời đi.

Gần đây tôi lại có dịp về thăm quê. Bao giờ cũng vậy, trình diện các bác, các cô xong tôi chạy vào khu vườn bỏ hoang của ông bà tôi, nơi đó chú tôi đang sống một mình. Mỗi ngày đến giờ cơm, cô tôi lại mang vào cho chú tôi một bát để ăn. Nhìn chú, tôi chợt giật mình, chú già nua và tiều tụy đi nhiều. Trên đôi chân gầy gò chằng chịt những nốt lấm tấm đỏ vì muỗi đốt, mà những người thương mới thấy đau. Còn chú tôi, có lẽ đã không còn cảm giác từ rất lâu rồi.

Tôi nhìn vào mắt chú tôi thật lâu, bỗng dưng tôi sợ mai này tôi không còn được nhìn thấy nữa. Bác tôi kể lại, dạo này chú tôi hay đi xa. Hôm rồi, bác tìm thấy chú tôi ngồi một mình trong đêm mưa trên bờ mương, dưới kia nước cuồn cuộn chảy. Tôi thích nhìn vào đôi mắt người điên, vì nó ngây dại, hoặc là rất thiết tha, chú tôi thuộc dạng thứ hai. Dù rất lâu tôi mới trở về thăm, nhưng khi vừa đến ngõ, chú đã nhận ra ngay, dù tôi thay đổi rất nhiều, không như ngày còn bé. Chú ngước nhìn tôi, không biết nói gì nhưng đôi mắt thật thiết tha, đôi mắt nói rằng, trước mặt chú là người thân, là cháu, là ruột rà máu mủ... Tôi lại gần chú như ngày xưa, nhưng theo thói quen chú lại lùi dần vào góc tối trong nhà để tránh.

Mỗi khi lòng chênh chao tôi lại về quê. Trong khu vườn bỏ hoang, tôi như thấy nụ cười của ông tôi còn phảng phất đâu đây, nghe như đâu đó tiếng sụt sùi của bà nội khi thấy cha con tôi trở về. Nơi đó, cha tôi được sinh ra, lớn lên rồi đi xa. Nơi đó có chú tôi, người chú cô độc mà tôi thương, người có số phận hẩm hiu nhất giòng họ tôi. 

Nơi đó có một phần tuổi thơ tôi...

                                                                                

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2830)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2072)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2649)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2135)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2483)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3092)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 2016)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2046)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2758)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
13 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 38494)
Tự nghĩ mình có một mối tình đẹp, rất đẹp trong cuộc đời, vậy mà tôi không dám thổ lộ với ai. Nó vẫn thầm kín ở cùng tôi, rất lâu. Nó như mồi lửa diệu kỳ, phỏng rát tuổi hai mươi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19187)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11071)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30722)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20819)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,