LÊ THÍ - Mùa thuốc lá quê tôi

20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2933)
LÊ THÍ - Mùa thuốc lá quê tôi
Trước đây ở quê tôi mùa thuốc lá thường diễn ra trong khoảng từ giữa Tháng Mười Một đến giữa Tháng Năm. Quê tôi, làng Vinh Huy, xã Bình Trị, vùng bán sơn địa của miền Tây Thăng Bình, nghề trồng thuốc lá không phải là nghề truyền thống mà là nghề mới du nhập, được bà con xem như một nghề “ơn nghĩa”. Chuyện là, trong kháng chiến I, nhiều người từ Duy Xuyên, Điện Bàn tản cư vào quê tôi, trong đó có nhiều người từ làng Thanh Quýt, Điện Bàn. Sau khi hòa bình lặp lại họ lần lượt hồi cư. Trước khi “quy cố hương” những người Thanh Quýt truyền nghề trồng thuốc lá lại cho “dân bản địa” để thay cho một lời cám ơn vì đã cưu mang họ suốt những ngày “khốn khó”!

Sau cái lụt 23/10 âm, mùa thuốc mới thực sự bắt đầu nhưng trước đó khoảng mười ngày người dân đã bắt đầu làm chòi và gieo hạt thuốc để có cây thuốc con. Chòi con thuốc là một nhà sàn có kích thước khoảng 2,5 mét, 1,5 mét và có sàn cao cách mặt đất khoảng 1,2 mét để tránh heo gà và cả chuột, cóc, nhái phá hoại. Chung quanh sàn có 4 ống tre bao quanh mặt sàn để có thể đổ một lớp đất dày độ 10 phân mà gieo hạt thuốc. Chòi thuốc thường xây về hướng Nam để tránh bớt nắng nóng làm thuốc hư hỏng.

Trồng thuốc lá phải sử dụng phân bò và nhất là bánh dầu vì vậy nghề trồng thuốc lá ở quê tôi thường gắn với nghề trồng đậu phụng (thuốc lá hoàn toàn không sử dụng phân heo). Cây thuốc thường được trồng theo hàng, cây cách cây độ 0,5 mét và hàng cách hàng độ 1-1,2 mét. Công đoạn đầu tiên là gieo hạt thuốc trên chòi. Cùng với việc gieo hạt người ta chuẩn bị đất. Để làm thành hàng thuốc người ta phải đào rãnh sâu độ 0,2 mét, lấy đất đào rãnh đắp qua hai bên thành vồng đất cao độ 0,4 mét. Đây là nguồn đất dự trữ để hình thành nên hàng thuốc sau này. Đường rãnh làm thành hàng thuốc có bề ngang khoảng 0,3-0,4 mét. Khi cây thuốc trên chòi có được 3-4 lá, người ta nhổ lên đem cấy vào một chiếc “hoảng” được chằm bằng lá chuối có đường kính độ 1,5 cm trong đó được nện chặt bằng phân bò mịn đã thấm nước. Người ta dùng một que nhọn đâm một lỗ nhỏ ở giữa hoảng phân rồi đem gốc cây thuốc con bỏ vào và nhận chặt chân lại. Các cây thuốc con trong hoảng được đặt cẩn thận trên các vĩ đan bằng tre có niền 4 bên và được đem treo lên cao hoặc để nơi không bị chó mèo, gà chuột động đến. Cây thuốc sau khi cấy được đặt ở nơi đủ ánh sáng (không bị nắng) và được phun sương hàng ngày để giữ độ ẩm.

Sau khoảng một tuần, cây thuốc con được “đặt” xuống hàng (sau khi gỡ hoảng lá chuối). Mỗi cây thuốc được bao bọc bằng một mô đất tròn cao độ 3cm, mô đất là loại đất mịn trộn với phân bò và một ít bánh dầu. Phân và bánh dầu cũng phải rất mịn. “Đặt” xong, mỗi cây thuốc lại được bảo vệ bằng một cái “hoảng” khác được chằm bằng lá thơm (dứa) có đường kính độ 5 cm. Sau khi “đặt” thuốc, mỗi ngày cây thuốc đều phải được tưới cho ẩm thường xuyên, bằng vòi sen. Khoảng 10-15 ngày sau khi cây thuốc đã lớn, chờm lên khỏi chiếc hoảng người ta lại gỡ chiếc hoảng bảo vệ và thực hiện công đoạn “nhử thuốc”. Nhử thuốc bằng cách bỏ quanh mô đất một ít phân bò và bánh dầu đã giã nhỏ, xong cuốc đất hai bên vồng lấp kín gốc thuốc và lớp phân vừa bỏ. Sau “nhữ” khoảng 15 ngày là “phụ”. Phụ cũng thực hiện như nhử thuốc nhưng lượng phân bò và bánh dầu nhiều hơn và thô hơn vì cây thuốc đã lớn. Nhờ lượng phân bón mới lại được tưới nước thường xuyên nên cây thuốc lớn nhanh. Khi cây đã cao khoảng 0,4 mét người ta bắt đầu ngắt cơi (ngắt ngọn) để cây thuốc nhảy nhánh. Khi tất cả cây thuốc đã lớn đều được ngắt cơi hết là thực hiện “lên hàng”. Lần này các lá thuốc được bó lại bằng một dây rơm. Bỏ nhiều phân và bánh dầu vào quanh cây thuốc, lượng phân nhiều, bánh dầu có cả hạt mịn và thô (viên to bằng nón tay trỏ). Xong người ta lấy hết tất cả đất hai bên vồng để vun lên cho cây thuốc thành hàng. Người trồng thuốc be hàng để có một cái rãnh ở giữa nhằm khi tưới giữ được nước. Sau khi lên hàng, cây thuốc sẽ nhảy nhánh, mỗi cây thường có từ 4-5 nhánh. Khi trên mỗi nhánh có độ 8-10 lá người ta lại ngắt cơi nhằm giữ cho các lá được lớn và dày. Từ đây cho đến khi thu hoạch người ta phải chăm sóc thường xuyên cây thuốc. Hàng ngày phải tưới để gốc thuốc luôn ẩm, phải bắt sâu và nhất là tránh cho lá thuốc không bị rầy ăn. Khi phát hiện dưới lá có rầy phải tức tốc tiêu diệt bằng cách dùng nếp nấu xôi thật dẻo, quết mịn rồi đem chấm rầy. Miếng xôi quết mịn dẻo quánh được kẹp bằng đôi đũa. Lật lá thuốc lên lăn đều hai mặt để rầy bám hết vào cục xôi. Ngoài bắt sâu, chấm rầy còn phải thường xuyên lặt nhánh. Lặt nhánh là bẻ các chồi thuốc mọc ra giữa cuộn lá và thân cây thuốc. Lặt nhánh nhiều lần sẽ để lại nơi cuống lá một cục u. Nhìn cục u đôi khi cũng đánh giá được chất lượng của thuốc. Cục u càng lớn lá thuốc càng dày, chất lượng càng cao (đượm, thơm, ngon…)

Khi lá thuốc đã già, biểu hiện là đuôi lá thuốc cong xuống, màu lá thuốc bắt đầu chuyển (bớt xanh hay thơn thớt vàng..) người ta bắt đầu thu hoạch. Bẻ lá thuốc bằng cách để tay vào dưới cuốn lá chỗ giáp thân rồi giật mạnh (nhằm giữ cái u). Khi bẻ thuốc phải chừa lại các lá thuốc bị úa vàng ở dưới chân thường gọi là thuốc “xai” để phân biệt với lá thuốc nhứt ở trên. Lá thuốc “nhứt” được đựng trong các giỏ bội đem về nhà và xâu lại thành từng xâu.

Để có một xâu thuốc người ta phải vót “lòi thuốc” bằng tre. Dùng thân cây tre vừa già tới (già quá sẽ cứng vót lòi dễ bị gãy) cưa thành đoạn dài độ 1,2 mét, chẻ ra thành thanh nhỏ rồi vót cho tròn chuốt cho thật láng, đầu vót nhọn và “duốn” cho chiếc lòi gấp lại thành 2 phần. Người ta xâu các lá thuốc trong lòi, cứ mỗi bên lòi là 25 đôi lá (một xâu thuốc 100 lá thuốc). Xâu xong, hai đầu của chiếc lòi được duốn lại và cột thêm sợi lạt để treo lên cho khô. Các xâu thuốc sau khi treo cho khô (không phơi ra nắng), được đem xuống cắt hết các sợi lạt, đập cho hết bụi và bó thành bó. Mỗi bó là 100 xâu được kẹp theo lối trái trả (xếp lần lượt mỗi bên một xâu). Các bó thuốc được chất lại thành đống và chờ thương lái từ tận… Thanh Quýt vào! Sau khi bẻ thuốc “nhứt”, các cây thuốc được chặt cho ngắn bớt được vô phân, tưới nước để thu hoạch thuốc “nhánh”. Thuốc này chất lượng thấp hơn (lá nhỏ và mỏng hơn), không xâu thành xâu mà phơi trên nong cho khô. Được bán theo cách cân kí thành một mớ nhưng chủ yếu để lại sử dụng. Sau khi thu hoạch thuốc nhánh có thể tận dụng thêm một lượt thuốc “nhóc” nữa. Thu hoạch xong thuốc nhóc coi như mùa thuốc lá chấm dứt.

Đối với quê tôi ngày ấy, kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Cây thuốc lá là loại cây “hàng hóa” tạo điều kiện không những để tăng thu nhập, tận dụng thời gian lao động mà còn đem lại một nguồn tiền để chi dùng trong các việc khác: giỗ chạp, hiếu hỉ, cho con đi học, sửa nhà cửa, tậu thêm ruộng nương trâu bò… vì vậy nghề trồng thuốc lá có ý nghĩa rất thiết thực.

Nghề trồng thuốc lá là nghề vất vả, cần nhiều lao động và tùy thuộc rất nhiều vào thị trường. Từ ngày nghe tiếng gọi của đô thị hóa, thanh niên trai tráng bỏ làng vào Sài Gòn, ra Đà Nẵng với giấc mơ đổi đời; các cụ già ngồi chép miệng lo “không có người khiêng ra gò” thì mùa thuốc lá “ơn nghĩa” cũng không còn!

Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
L.T
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 2109)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1477)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1527)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1865)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 2027)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2295)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1385)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 2088)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1981)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2354)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8837)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17102)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9211)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,