VŨ NGỌC GIAO - Gió chẳng sang sông

22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 1994)
VŨ NGỌC GIAO - Gió chẳng sang sông

Người đàn bà quay đi nén tiếng thở dài, cúi xuống khâu nốt vạt áo đã sút chỉ, chốc chốc chị dừng tay ngóng ra bến sông. Đêm trăng suông, bến im lìm như ngủ, qua chấn song ô cửa ánh trăng nhạt dần, loang mềm cả vạt bắp đương mùa. Gió từ đồng trên thổi về vọng tiếng u u, bụi tre sau hè cọ vào nhau phát ra tiếng lắc cắc. Người đàn bà đưa mắt nhìn căn buồng lạnh lẽo, chiếc giường cưới năm năm rồi chăn chiếu vẫn như mới, chỉ chiếc gối chị nằm đã cũ, lõm xuống một hõm. Tiếng mối mọt nghiến kèn kẹt từ cánh cửa buồng mạng nhện giăng, đã bao lâu rồi chị mặc kệ chẳng buồn quét. Hết đêm này sang đêm khác, tiếng kèn kẹt ăn mòn da thịt chị. Đêm nào dưới ánh đèn, nhện mẹ cũng giăng tơ, trên cọng tơ mỏng manh nhện bám vào đong đưa rồi bất thần vụt xuống, chạm vào vai chị… Lần nào chị cũng giật mình, riết rồi chị nhận ra, chị đâu có sợ con nhện kia. Chị sợ nỗi trống trải mỗi đêm đang gặm mòn thân thể chị.

Đêm nay, tiếng sáo bên sông lại vút lên. Hơn năm năm, nghe tiếng sáo da diết ấy ngực chị vẫn đau như có ai vừa cầm dao cứa qua một đường ngọt bén. Chồng chị sau những chuyến đi dài, lần nào về đến cửa cũng nhìn qua chị một cái nhẹ hẫng rồi kiếm cớ đi, đến bữa cơm lại về ăn qua loa rồi vác sáo ra sông...

Hôm chị cùng chồng qua bên kia sông giỗ hội, cuối con đường chạy dọc mương nước là căn nhà có bóng dáng người con gái đó, người đã đem hồn vía chồng chị qua sông. Đến cuối con đường chị cố tình đi chậm lại, kín đáo nhìn qua. Vẫn gương mặt kín bưng như ngày chị mới về làm vợ anh, đôi mắt luôn nhìn vào khoảng không vô định. Chị khẽ giật áo chồng, giọng tỉnh khô “Ghé vô thăm vợ chồng cô May đi mình!”. Lặng yên. Rồi chị nghe một tiếng hực, anh hằm hằm bỏ đi trước. Chị bỗng giận mình, ai đời biết rồi mà còn nói, biết đau mà vẫn cố dằng dai. Nhớ ngày mới về làm vợ anh, hôm ra chợ cùng mẹ, các bà các cô nhìn chị bằng con mắt tò mò, thương cảm, chị loáng thoáng nghe hai tiếng “cô May”. May là cô gái mồ côi, mẹ anh mang về nuôi khi May mới một tuổi. Hai mươi năm May là em gái của anh, có gì để chị bận lòng?

Anh đi biền biệt, chị ở nhà quanh quẩn vào ra với sào ruộng, đàn vịt dưới ao. Năm năm làm vợ, năm năm chị ngóng đợi chồng. Anh về lần nào cũng ra sông, có ống sáo làm bạn anh thổi đến đêm. Có đêm chị lò dò đi theo, đến sau lưng anh vẫn không hay. Chị khẽ khàng gọi “Về đi mình!”, tiếng gọi da diết đến gió cũng vấn vít. Anh quay lại, vẫn gương mặt lầm lì kín bưng, nhìn chị lạ lẫm. Anh hằm hằm đứng lên đi về, chị lủi thủi theo sau. Đêm đó những chung đụng vẫn nhạt nhẽo, khô khan. Chị quay vào vách nghe nước mắt mằn mặn ứa ra thấm ngược vào lòng. Có đêm trong giấc ngủ chị nghe tiếng anh ú ớ gọi tên May, chị giận mình gửi lòng không đúng chỗ, ngặt nỗi biết nhầm mà chị vẫn níu, vẫn thương…

Nhiều đêm nhìn bóng anh đổ dài, câm lặng trong đêm trăng khuya, chị ước phải chi lòng anh như manh áo, rách chỗ nào chị lấy kim khâu lại. Người làng kể ngày cô May theo chồng qua bên kia sông, anh ra đồng cuốc hai sào đất, đến đêm anh vác sáo ra sông. Mà linh cảm đàn bà thiệt lạ. Ngày đặt chân về nhà chồng, chị đã nhìn thấy lẩn quất đâu đó hình bóng một người con gái trong từng bữa ăn giấc ngủ của chồng, đến cái bậc thềm anh cũng đăm đắm, thẫn thờ như thể bao năm đi xa giờ gặp lại. Người ta nói đàn bà là sinh vật lạ, càng đau càng tàn nhẫn với nỗi đau. Buổi trưa anh ngồi bên hiên tẩn mẩn lau cây sáo, chị trong buồng đứng chải đầu, thình lình chạy ra dốc ngược lu nước đổ lênh láng rồi vần nó ra bụi chuối, vừa vần chị vừa gióng giã “Dẹp bớt cái lu cho rộng, nhà có ảng nước mưa để chi cho chật”. Cái lu vần chưa tới nơi đã nghe tiếng anh gầm lên “Để đó cho tui!”. Chị khựng lại nhìn thấy trong mắt anh vằn lên những tia máu đỏ, không dưng chị rút người lại, đau như thể vừa bị ai đi qua đạp cho chúi nhủi. Mẹ từ ngoài chợ sấp ngửa chạy về biết chuyện thầm thì “Thôi để đó đi con, cái lu hồi ở nhà con May hay hứng nước mưa gội đầu”.

Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh. Chị ôm chiếc gối vào lòng se sẽ vuốt ve. Năm năm, chị gầy như con cá khô, tới tháng chị lại nhìn xuống cái bụng lép xẹp nén tiếng thở nhẹ như gió thoảng. Nhiều đêm mẹ vào buồng, bàn tay xương xẩu xoa lên tấm lưng gầy của chị, run run “Sao lâu quá vậy con?” hỏi chưa hết câu mẹ đã kéo vạt áo lên dặm con mắt đỏ hoe “Tại mẹ nên giờ con khổ”. Chỉ chờ có vậy, chị gục vào lòng mẹ tức tưởi. Chỉ mẹ mới biết, đêm tân hôn chị vò võ trong căn buồng lạnh ngắt, anh mượn rượu lang thang ngoài bến đến sáng bảnh ra mới về, gương mặt thất thần như vừa đánh rơi thứ quý giá nhất đời.


Mắt anh còn đăm đắm ra bến sông, lòng chị còn thắc thỏm ngóng theo. Hôm rồi anh về, qua ngày thứ hai đã khăn gói chực đi. Đêm anh không ra sông, lòng chị khấp khởi. Chị quýnh quáng vào buồng thay cái áo mới, nói áo mới chứ thiệt ra chị sắm đã ba năm rồi mà có mặc đâu. Mặc áo đẹp để làm gì khi chồng đi biền biệt? Chị soi vào mảnh gương vỡ giắt trên cửa buồng, nhan sắc người đàn bà ngoài ba mươi vẫn đằm thắm, chỉ tội nhàu đi trong nỗi buồn giấu kín. Chị xõa mái tóc mượt dài, khẽ khàng lại gần, đập con muỗi đang bu vào chân anh, con muỗi bay rồi mà tay chị còn se sẽ miết. Anh khẽ giật mình quay lại nhìn chị đăm đăm. Chị ngượng ngùng như thể đang vụng trộm, bàn tay này, cái chân kia chẳng phải là của nhau. Chị rũ mái tóc che kín gương mặt sượng trân đang rặn ra nụ cười như mếu. Anh ráo hoảnh “Sao thức khuya vậy? Tối nay đi cấy công à?”. Chị nghẹn đắng như thể vừa uống xong chén thuốc, chua chát hiểu lòng anh vẫn còn mải miết bên sông.

Chị vò võ trong căn buồng ẩm lạnh. Ánh đèn vàng trên tường lúc mờ lúc tỏ. Trong lòng chị, hình bóng anh nhập nhoạng như bóng chiều hôm. Những chuyến đi của anh ngày càng dài ra, lần nào về vợ chồng có chung đụng cũng vội vàng như gió sớt qua hiên. Anh đi xa để được một mình. Còn chị, đêm vẫn nghẹn ngào tính tháng tính ngày, tính luôn cả những chiếc lá rụng ngoài song.

Cô bé May còi cọc năm xưa mẹ mang về lớn lên bên anh, anh chứng kiến May trở thành thiếu nữ, từ làn môi cong đến sóng mắt u buồn. May cũng nhìn thấy trong anh, người đàn ông luôn tỏ ra cộc cằn, lầm lì kia là cái tình miên miết như sông. Hơn ba tuổi, May đã biết ra ngõ ngóng anh về. Năm hai mươi tuổi May vẫn đợi anh về như thuở lên ba. Linh cảm của người mẹ, lần nào ra bến mẹ cũng kéo May theo, gặp đám trai nào hiền lành mẹ cũng tìm cách đánh tiếng mối mai. Trong lòng mẹ, anh và May là anh em một nhà. Gả May qua bên kia sông, May đi rồi mẹ buồn nhưng lòng nhẹ tênh, như trút được mối lo đè nặng từng ngày. Ngày anh cưới vợ, mẹ thở phào. Đâu ngờ sự thể hôm nay, con trai tháng ngày biền biệt, bên hiên con dâu chiều nào cũng ngóng ra sông đến héo úa. Mẹ như người có lỗi. Đứa qua bên kia sông còn tần ngần nhìn lại, đứa ở lại tìm quên bằng những chuyến đi miệt mài, về rồi đêm lại ra sông nhờ tiếng sáo gửi hồn qua bờ bên kia. Đứa con dâu hiền lành ngày về nhà chồng miệng cười khấp khởi, giờ như chiếc lá héo khô…

Ánh trăng lùi qua bên kia cửa sổ, rọi một luồng sáng nhợt nhạt vào căn buồng. Chị đến bên chiếc rương, sẽ sàng gấp mấy bộ quần áo cho vào chiếc túi. Năm năm, chừng đó thời gian đủ cho một người thôi chờ đợi. Chị ra đi. Để một ngày tỉnh lại, anh nhận ra tình yêu khổ đau kia đã tước đi của anh một tổ ấm gia đình, có lẽ anh sẽ tự cởi trói cho mình. Và chị, sẽ vá lại phần đời cho lành lặn, đắp lên đó những mảnh vá thơm tho. Chị soi vào mảnh gương vỡ, người đàn bà ngoài ba mươi vẫn đằm thắm, dịu dàng.

Chị băng qua cánh đồng, ngước lên cao chị chợt thấy mảnh trăng đang cười. Đâu đây tiếng chim đêm lẻ đàn lảnh lót như thể nó đã tìm thấy ánh sáng sau những đêm dài…

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 502)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 752)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 612)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 826)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 758)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 634)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 785)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 986)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 823)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1310)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17036)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12254)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9169)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8331)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 608)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14000)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11061)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25511)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21729)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16921)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24504)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31955)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,