TRẦN YÊN HOÀ - Cỏ non

07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2993)
TRẦN YÊN HOÀ - Cỏ non
 

Thơm đi dọc theo con đường hẻm, con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo ở một khu dân cư toàn dân lao động. Thơm phải đi tránh những hàng quán mà các nhà trong hẻm đã kê bàn ghế ra ngoài đường, để bán những đồ ăn thức uống. Đủ mọi thứ, từ bún riêu, bún bò, hủ tiếu, bò kho, đến nước trà đá, nước ngọt, caphê, đủ cả. Con hẻm dài chạy từ đường cái lớn vào sâu bên trong tỏa ra nhiều ngõ ngách. Thơm đi dật dờ, tâm hồn không ổn định, không hay biết là mình đã về đến căn phòng nàng thuê ở chung với hai đứa bạn, một triệu đồng một tháng, chia ba, hai đứa bạn cũng từ miền Trung vào Sài Gòn làm ăn như nàng.

Vừa mở cửa bước vào nhà, Thơm đã thấy con Nhạn diện một bộ áo quần lụa đẹp, môi thoa son đỏ chót. Nhạn thấy Thơm vào, cất giọng đã đớt, giọng Quảng pha chút Sài Gòn:

”Uả, sao hôm nay mi về sớm vậy, hãng may của mi dẹp tiệm rồi hả?”

Thơm không trả lời lại con Nhạn, nàng lấy từ trong túi xách ra đưa cho Nhạn bức thư của mẹ gởi cho nàng từ ngoài quê mà Thơm mới nhận được sáng nay.

- ” Bà già tau mới gởi thư vào, thiệt là rầu hết biết, ông già bịnh nặng quá không biết làm sao đây.”

Con Nhạn cầm thư lên đọc, nó nhăn mặt khi gặp những dòng chữ: ”Ba con bị bịnh đau bao tử, hôm qua đi siêu âm bác sĩ bảo phải nhập viện gấp và phải mổ ngay, tiền mổ và thuốc men tốn nhiều quá má lo không xuể, mà không mổ chẳng lẽ để nhìn ba con ôm bụng la đến chết sao, con ở trong làm ăn có được chút nào con gởi về giúp má để má lo chửa bịnh cho ba”. Đọc xong, con Nhạn la lên:

- ” Tau đã nói với mi rồi, tụi mình đã bỏ xứ mà đi, cũng chỉ vì nghèo quá, ra đi chỉ muốn làm ra tiền để giúp gia đình, mà mi cứ đeo theo nghề may với mấy trăm ngàn đồng một tháng, tiêu một mình mi cũng chưa đủ, làm sao mi giúp ai”

Thơm ứa nước mắt:

- ” Tau cũng cứ nghĩ mình vào đây làm ra tiền, ký cóp để dành gởi về giúp ba má tau chút đỉnh, không dè bây giờ ông già bịnh nặng quá, chạy đâu ra đây không biết.”

Nhạn nhìn dáng ủ rủ của Thơm, nàng biết Thơm đang buồn lắm, con nhỏ thiệt đàng hoàng, đã mấy lần Nhạn rủ Thơm đi làm "nghề" với nàng, nó nhất định không chịu, bây giờ ra cơ sự nầy nàng không giúp được bạn thì đến lúc nào. Từ khi đi làm ở tiệm "hớt tóc máy lạnh thanh nữ", Nhạn để dành được đâu 10 triệu, bây giờ, thôi thì nàng phải giúp Thơm, vì Nhạn, Thơm và Huế là ba đứa cùng hội cùng thuyền, phiêu dạt từ miền trung vào đây. Nhạn nói:

- ” Thôi mi đừng lo, để tau cho mi mượn tiền, tau định để dành gới về cho cha mẹ tau sửa lại cái nhà, nhưng bây giờ mi cần chữa bẽnh cho ông già, tau cho mi mượn, khi nào mi làm ăn được thì trả lại tau.”

Thơm nghe Nhạn nói thế, khóc oà lên:

– ” Mi giúp tau, tau không bao giờ quên ơn mi, Nhạn ơi! ” 

Thơm, Nhạn với Huế, ba đứa là dân ngoài Trung, ở ngoài Trung cực khổ quá, chẳng đứa nào được học hành ra hồn, nên tất cả đều bỏ học để đi làm giúp gia đình, mà có việc làm gì cho cam, cứ đi mua rau ở trên các vùng quê về sắp xếp lại rồi đem ra chợ bán, công việc khá vất vả mà chẳng kiếm được bao lăm tiền, cho nên cách đây gần một năm, có người chị bà con của Huế ở Sài Gòn về, nói rằng trong đó cần các cô đi may ở các hãng may công nghiệp lắm, nhà nước đã mở cửa, các hãng ngoại quốc đang ào ạt đầu tư vào, nên nhu cầu áo quần được khai thác, các hãng may công nghiệp được dựng lên cùng khắp, đâu đâu cũng quảng cáo, tuyển 100, 200 nam nữ công nhân may, các trường ”dạy may cấp tốc” trong vòng một tháng là có thể đi may được mọc lên như nấm. Phong trào được quảng cáo nhiều trên báo chí và các đài phát thanh, quảng cáo rầm rộ, vô tội vạ, ở đâu cũng kẻ hàng chữ lớn,”trường dạy may công nghiệp, cấp tốc một tháng rành nghề, có gìới thiệu việc làm, vào hãng may lương cao.” Dĩ nhiên với lớp trẻ thất nghiệp càng ngày càng đông, họ đã đổ xô đến xin học mong có được cái nghề và công việc làm ăn ổn định, dĩ nhiên vào học phải đóng lệ phí, rồi tiền dịch vụ xin việc, đủ cả, nhưng công việc thì ít mà người xin việc thì nhiều, những ai may mắn lắm mới được vào may ở các hãng lớn, nhưng vào may rồi mới vở lẽ ra, lương cũng chỉ ba cọc ba đồng, sống vừa đủ đã là một điều may mắn.

Ba đứa con gái Thơm, Huế, Nhạn cũng là những người tuổi trẻ ở vùng khô cằn sỏi đá, ba cô đã quyết định từ giã quê hương khốn khổ để vào Nam, xuôi Nam như là một tiếng gọi thiêng liêng, hoá thân đổi đời mau chóng, trong tim các cô, vầng hào quang rạng rỡ đang chờ đón các cô trước mặt.
Nhưng đến nơi rồi, tất cả đều vở oà ra, cả ba đi học may tốn cả mấy trăm ngàn, mà đợi mãi chẳng có hãng nào nhận. Mới đây, Thơm may mắn hơn, được hãng Minh Phụng gọi đi may, nhưng với số lương quá ít oỉ, 500 ngàn một tháng, may suốt ngày, chỉ nghỉ ngày chủ nhật, tiền thuê phòng, tiền ăn, cũng gần hết số tiền trên, nàng cố để dành nhưng thật ra cũng hết sức, ở thành phố đi ra một bước là tốn tiền nên nàng chưa để dành được đồng nào để gởi về cho cha mẹ ở quê, thì hôm nay nhận được thư.


Con Nhạn và Huế thì tiến nhanh hơn nàng, hai đứa sau khi đi học may không thấy hãng nào gọi đi làm, dù đã đi mòn lốp xe đạp, hai đứa chung nhau bán hột vịt lộn, bỏ ra ít vốn, đến vựa hột vịt lôn trên bến xe Xóm Củi, mua trứng về, đem ra một đoạn đường có vỉa hè rộng, đặt mấy cái bàn, mấy cái ghế, một số chai bia , nước ngọt, đề bảng ”Hột vịt lộn” là có khách đến ăn, nhờ có chút ít nhan sắc nên quán từ từ đông khách. Đến khi hai đưá gặp cô sáu Liên thì tụi nó theo sáu Liên về làm ở tiệm Hớt Tóc Thanh Nữ.


Hôm đó sáu Liên đi xe phân khối lớn do một người đàn ông râu ria xồm xoàng, chở tới ngồi ăn hột vịt lộn, người đàn ông ngồi xem tướng hai cô gái rồi nói nhỏ vào tai sáu Liên:

- ”Em thấy hai đưá con gái bán hột vịt lộn không, có nét quá đi chứ, em dụ làm sao cho tụi nó về làm ở tiệm mình thì hết sẩy, chắc tụi nầy ở ngoài trung mới vô. Em cố gắng dụ thử coi.”

Chuyện dụ gái tơ là nghề của sáu Liên, nên khi trả tiền hai người chỉ ăn bốn hột thôi mà sáu Liên đưa đến 50.000 đồng, khi con Huế đến thối tiền, sáu Liên xua tay nói xởi lởi:

- ”Thôi hai em để đó đí, chị ”bo” cho đó, hai em đẹp quá mà làm chi cái nghề nầy cực khổ, nhưng mà thôi, hôm nào chị rảnh đến ăn nữa.”

Hôm nào đó là tối hôm sau, lần nầy sáu Liên đi một mình, lúc vắng khách, sáu Liên mới gọi hai cô lại nói chuyện. Saú Liên nói đủ thứ, nào là hai cô vừa đẹp vừa trẻ mà làm gì công việc nầy, đã cực mà không kiếm được bao nhiêu tiền, cuối cùng thì sáu Liên vô đề:

- ”Nếu hai em muốn thì chị giúp đỡ cho, về làm việc với chị, chị mở quán hớt tóc thanh nữ ỡ đường Điện Biên Phủ, công việc nhẹ nhàng mà tiền ”bo” nhiều lắm,. chỉ tiền ”bo” thôi mấy em cũng kiếm được mỗi ngày mấy trăm ngàn.”

”Hớt tóc”, ”tiền bo”, hai cô ngạc nhiên, hớt tóc thì có gì là xấu mà ”tiền bo” được nhiều vậy, cái gì đem đồng tiền ra nhử cũng có một hấp lực lớn, hai cô thấy như mình được ”trúng mánh” và coi sáu Liên như là bà ”bụt” đã hiện về để cứu khổ cứu nạn cho hai cô. Nhạn hỏi lại:

”Tụi em đâu có biết hớt tóc chị.”

Sáu Liên gạt ngang:

- ”Đâu cần hớt tóc, mình chỉ trưng bảng hiệu lên để tránh mặt công an thôi, còn vô trong thì các em chỉ nói chuyện với khách thôi, đâu có gì.”

Dĩ nhiên là sáu Liên đi đi lại lại chỗ bán hột vịt lộn của Nhạn và Huế cũng năm lần bảy lược hai cô mới nghe bùi tai, với lại sáu Liên chơi ngon là đưa trước cho hai cô mỗi cô 500 ngàn để sắm sửa, mua sắm gì tuỳ ý, ” các em phải chưng diện son phấn lên một chút, ở Saigòn nầy mà, quen sợ dạ, lạ sợ áo quần đó em.”

Ngày đầu tiên hai đứa đi làm ở tiệm hớt tóc thanh nữ thật là bỡ ngỡ, vào trong tiệm đã thấy có bốn năm cô gái đã ngồi sẳn ở đó chờ khách, cô nào cũng son phấn lòe loẹt, ăn mặc hở hang, tất cả đều bận đồng phục bộ đầm trắng, hai mảnh, phần dưới để lộ cả cặp đùi, phần trên lộ phần ngực nhễ nhại. Sáu Liên đón hai cô vào vồn vã:

- ”Hai em thấy đó, ở đây chẳng có gì là ghê gớm đâu, khách đàn ông đến thư giản, mình có thể massage cho họ, để cho họ ôm ấp mình chút đỉnh thôi là họ trả tiền, các em nhớ là đây không phải là động đỉ, mà là nơi hớt tóc, không ai được quyền cho khách ”làm bậy” ở đây, nếu các em có quen ai, có thể dẫn đi bất cứ nơi đâu sau giờ làm việc.”

Nhạn hơi khựng người lại, nàng cũng đã từng nghe nói đến những nơi như thế nầy qua lời kể, nàng cảm thấy phân vân, lo sợ, nhưng nghĩ đến số tiền sáu Liên đã đưa trưóc, hai cô không dừng lại được.

Sáu Liên nói tiếp:

- ”Hôm nay là ngày đầu tiên của hai em đi làm. Hai em phải học cách chìu khách, phục vụ khách, ở phòng trong có máy lạnh, khách sẽ vào trong đó, ở chỗ đó có kẻ hở, nhìn ở ngoài vào sẽ thấy hết, hai em đứng ở đó, khi nào có khách vào, hai em sẽ được phép nhìn các cô phục vụ khách như thế nào, đó là vấn đề thủ thuật cá nhân, nếu khách thích, các em sẽ có tiền bo nhiều, mỗi lần như vậy, tiệm chỉ thu của khách sáu chục ngàn, còn tiền bo bao nhiêu các em hưởng.”


Có hai người khách tới, một sồn sồn, một trẻ, đến ”tour” cô nào thì cô đó tiếp, hai cô Hồng và Ngọc đon đả ra mời hai khách, nhìn gương mặt hai người khách là biết ngay đây là lớp người thừa tiền lắm bạc, gương mặt nung núc đỏ hồng, người trẻ nói với người sồn sồn, có tính cach bợ đở.
”Thủ trưỏng chọn em nào ?”

Người đàn ông lớn tuổi nói giọng bắc kỳ bảy lăm đặc sệt, cố làm ra vui vẻ:

”Thì cô nào cũng được mà .”

Mỗi cô theo mỗi người khách vào phòng, lúc đó sáu Liên mới nháy mắt cho Huế và Nhạn.

- ”Hai em vào phía bên kia, đứng trên ghế nhìn xuống qua khe cửa sổ mở, sẽ thấy hết, hai cô Hồng và Ngọc là hai cô đẹp và tiếp khách ”điệu” ở đây, cố gắng học theo thì sẽ được nhiều khách, thôi đi đi .”


Huế và Nhạn bướcvào bên trong, đây là một dãy nhà dài nằm hút sâu trong vườn, bên ngoài đưọc gắn cửa kiếng kín bưng, cái tò mò của con gái cùng nổi xôn xao của tuổi dậy thì, Hồng và Ngọc dắt hai người khách vào mỗi người một buồng riêng, trong buồng có kê một cái giường nhỏ chỉ đủ một người nằm, người đàn ông cởi giày và nằm lên giường, thân hình béo tròn như con heo, Hồng rửa khăn, cô bắt đầu lau khắp mặt ngưòi đàn ông, Hồng vừa xoa bóp, vừa hôn người đàn ông ngon lành, hôn môi, nuốt lưởi, như một người tình thắm thiết, người đàn ông trong tư thế nằm ngữa nhưng hai tay choàng qua người Hồng, bàn tay sục sạo mọi chỗ mội nơi, một lúc khá lâu, Hồng đưa tay cởi fermature của quần người đàn ông, lồng tay vào kéo ra và Hồng cúi xuống, Hồng làm nhẹ nhàng nhịp điệu, tay người đàn ông thọc vào chỗ sâu kín nhất của nàng, đến một lúc sau, tiếng người đàn ông nấc lên.


Bên kia Ngọc cũng vậy, Huế vẫn chăm chú nhìn vào căn phòng tối mờ mờ có Ngọc và người con trai trong đó, nàng nghe nóng rần thân thể, hai tay nàng bấu vào thành cửa sổ, công việc cũng chẳng có gì là quá đáng, nàng, ngày còn ngoài quê, cũng đã trải qua mấy cuộc tình, người con trai nào đền với nàng cũng hấp tấp, cũng lục lạo cơ thể nàng, bây giờ thì vì cuộc sống, thôi cũng nhắm mắt đưa chân, nàng vẫn tự nhủ, ”mình đâu có đi làm ”gái” đâu, mình chỉ chiều khách chút đỉnh thôi, ”xào khô mà”, hề hấn gì đâu mà lo.”


Thế là hai cô gái từ ngoài quê vô nay đã trở thành hai cô gái làm nghề hớt tóc thanh nữ, và từ từ, cuộc sống cũng sung túc hơn, dư giả hơn, còn Thơm thì, từ ngày bước chân vào xứ Sài Gòn nầy, nàng cố gắng tiện tặn, nhưng một triệu đồng dư lận lưng nàng cũng không có, huống hồ gì với hoàn cảnh bây giờ, người cha sắp lên bàn mổ, với tiền tốn phí hàng chục triệu đồng nàng đào đâu ra đây, hở trời.

Nhạn cho mượn, nàng biết ơn Nhạn nhiều lắm.

*

Ông khách già đầu hói đến tiệm hớt tóc máy lạnh hôm đó là ông Phiêu, bí thư đảng uỷ kiêm phó giám đốc nhà máy Dệt Phong Phú. Thật ra ông chỉ nắm cương vị đảng của công ty là chính, còn chức phó giám đốc được đặt ra cho có vị, chứ ông có biết ất giáp mô tê gì đến công việc chuyên môn đâu, nhất là ngành Dệt công nghiệp là ngành ông mù tịt.


Cuộc đời thơ ấu của ông trải qua thật buồn thảm, ông sinh ra tận một vùng trung du Bác Việt, gia đình thuộc diện bần nông, mới tám tuổi ông đã đi ở thuê chăn bò cho nhà ông phú nông Khảm, ông siêng năng, chăm chỉ nên được chủ nhà thương, coi như con cháu trong gia đình. Đến những năm cải cách ruộng đất, ông được cán bộ Việt Minh về tuyên truyền, ông đứng ra đấu tố phú nông Khảm, chỉ vào mặt ông Khảm nói là cuờng hào ác bá, làm việc không cho ăn, bỏ đói ông, trong lúc ông say sưa nói, hạch tôi ông Khảm, thì ông nhìn thấy đứa con gái ông Khảm đứng đàng xa, mắt khóc đỏ hoe, ông có ân hận chút đỉnh, nhưng phong trào đang lên, ông phải dẹp chuyện tình cảm riêng tư lại, ông hài tội ông Khảm và hô đã đảo liên hồi, sau đó ông Khảm bị kết án đi cải tạo tập trung đâu ở miệt Cao Bằng, Lạng Sơn, còn ông thì xung phong vào bộ đội. Ông cũng tiếc ngẫn ngơ đôi mắt đẹp của cô Hoa con ông Khảm và mối tình thầm kín vừa chớm nở trong lòng ông, nhưng những cán bộ đã đưa đường dẫn lối ông bằng những danh từ hoa mỹ, ghép tội cho ông Khảm và Hoa nữa là thành phần tiểu tư sản, phải tránh xa như tránh hủi vậy, ông chỉ biết nghe lời. 

Rồi ông cũng lấy vợ, một cô gái nhà quê cục mịch mà cha mẹ ông đã nhắm cho ông, ông về với vợ được mấy hôm, đám cưới buồn thảm chỉ có nước chè và kẹo đậu phụng để thết đải họ hàng, ông ở với vợ được mấy hôm thì ông tiếp tục lên đưòng, năm thì mười hoạ ông mới được phép về thăm gia đình, mỗi lần về phép vợ ông lại đẻ cho ông một đứa con, ông tiếp tục ở trong bộ đội, cấp chỉ huy thấy ông xuất thân từ thành phần cốt cán nên cho ông vào đảng. Từ từ mười mấy năm ông leo từng bậc thang, chuyện lãnh đạo ông coi dể ẹt, còn dể hơn chỉ huy tác chiến nữa, cứ mấy anh trên bảo sao ông nói y chan vậy là ăn tiền.

Sau bảy lăm, ông xin chuyển ngành, lúc nầy còn trong thời kỳ bao cấp, các cơ chế đảng ở các công ty sản xuất miền Nam còn đang lỏng lẽo, ông đươc đưa về làm bí thư đảng uỷ nhà máy dệt nầy, đây là hãng dệt lớn của miền Nam để lại, làm bí thư nên quyền hành trong hãng do một tay ông nắm, ông đang nắm quyền sinh sát nhân viên trong tay, đi đâu cũng có người cần vụ, có xe con đưa đón, ai ai gặp ông cũng cúi đầu chào, một hai thưa ”thủ trưởng" ông lấy làm mãn nguyện lắm.


Khi con người đầy đủ quyền hành trong tay thì đâm ra rửng mỡ, tuổi gần sáu mươi của ông trước sau gì cũng về hưu, dại gì không hưởng. Thật ra về chuyện đàn bà con gái ông rất mù tĩt, cưới vợ, trong một đêm tối trời của một miền trung du lạnh giá, trong căn nhà nhỏ của cha mẹ ông, không có buồng riêng, ông vào ngủ với vợ, với cô gái quê không lấy gì làm đẹp, hơn ông năm tuổi, ông lên giường vợ mà không nhìn được mặt vợ thế nào, da thịt ra sao, chỉ nghe mùi ẩm mốc của áo quần, của mồ hôi, đến lúc đó, người vợ chỉ mở cái thắt rút của lưng quần, kéo quấn xuống đến đầu gối, cái cảm giác lúc nào cũng nửa vời, hình như chỉ để thoả mản cho ông mà thôi.


Vào Trường sơn, những lúc chuyễn quân, lúc nầy ông cũng đã là thủ trưởng, ông cũng tìm đến mấy cô giao liên đóng chốt ở những chặng đưòng hiểm hốc để dẫn lối cho bộ đội xâm nhập, ông thường tìm đến nơi đây một mình, biết ông là thù trưỏng và ông quá sung sức của một lực điền, nên các cô cũng khoái, tuy nhiên, với ông như vậy rồi thôi, đảng đã dạy ông là những tình cảm cá nhân chỉ làm hư đi tính cách mạng.

Ông vào Nam làm bí thư nhà máy dệt, để người vợ ở lại quê, ông đã đem tiền về xây một cơ ngơi khá lớn để cho bà cai quản, ông đã dùng vật chất để cột chân bà ở ngoài đó, để ông tự tung tự tác trong nầy, ông vẫn thường nói một câu nghe cũ rích, ”phải hoàn thành trách nhiệm đảng giao”, với giáo điều nầy thì không ai giám cải.


Ông được cấp cho một căn biệt thự lớn ở trong khu quận ba Sài Gòn, khu giàu sang nhất thành phố, ông cho tụi cần vụ của ông sắp đặt cho ông một phòng khách khang trang, còn sang hơn những căn phòng phòng khách của các tướng tá ngày xưa, nhất là rượu, ông có đủ mọi thứ rượu tốt, bổ âm dương, có những loại rượu ông đật mua từ Bắc Kinh, Thuợng Hải, Hồng Kông hay Nhật bản, những loại rượu như là thuốc khích dâm, ông uống, hay ”người nữ” uống, một ly thôi, dù ”người nữ” có khó khăn cách mấy ông cũng chiếm đoạt được, lúc đó, người nữ thường thường coi như ”chủ động”.


Cái chiêu thức chiếm đoạt của ông rất là tinh vi, những cô gái ông chọn là những cô gái dưới quyền, chịu ảnh huởng về lương bỗng và chức vụ bởi tay ông, cho nên mọi chuyện ông làm là khuôn vàng thuớc ngọc, khi ông đăng đàng diễn thuyết, ông rất hùng hồn, có lúc ông bận áo đại cán như các lảnh tụ ở trung ương, có lúc ông bận veston như các đám trẻ, ông muốn không ai bằng ông, kể cả ”thằng giám đốc” có bằng tiến sĩ, được học từ bên Nga về, trong diễn văn ông thường nói nhiều danh từ mà ông đã sao chép từ ”các anh trên”, như ” xã hội chủ nghĩa ưu việt, thời kỳ quá độ, ba dòng thác cách mạng, cả nước tiến lên.. ” nói đến câu nào ưng ý thì ông tự vổ tay trước, dĩ nhiên dưới cử toạ cũng phải vổ tay theo, ông rất mãn nguyện.


Những cô gái dưới quyền, thường thường thì lúc đầu ông thấy cô nào vừa ý là ông cất nhắc, từ công nhân quèn ông kéo về văn phòng, ông cho làm thư ký riêng, dĩ nhiên ông cũng đi từng ”công đoạn” một, ông cho mấy tên đàn em thân tín làm thay, nói thay. Chỉ khi nào đến kết quả thì ông hưởng, đó là đêm người đàn em thân tín chở cô gái tới nhà ông với lời nói ởm ờ:

– ” Thủ truơng thấy em làm việc giỏi, tích cực, nên rất muốn cất nhắc em lên làm ở văn phòng, ở đó, em tha hồ chưng diện và sai bảo đám công nhân dưới quyền” Những đứa con gái mới ra đời, mà từ hạng cùng đinh lao công, nay được cất nhắc, cô nào mà chả thích, ông cũng đi từ từ để cô gái khỏi sợ hải, ông lích sự mời cô gái ngồi vào bàn, món ăn được tuị cận vụ dọn sẳn, nào gà quay, thịt hầm. tôm hùm, nghĩa là toàn món đặc sản, ông sẽ nói là vì ý thúc dân chủ nên trước khi muốn cất nhắc cô gái, ông muốn tìm hiểu thêm về cô một chút, xã hội chủ nghĩa ưu việt ở chỗ đó, là giữa lãnh đạo và công nhân không còn cách biệt như bọn tư bản, phòng ông để đèn mờ, mở nhạc vàng nhè nhẹ, khung cảnh rất hữu tình, bộ xa lông dày, đẹp, đắt tiền, các cô gái có cô liến thoắn, nịnh bợ ông, cũng có cô e dè, giữ gìn, có cô quá khó, không chịu ăn, không chịu uống rượu, lúc đó ông mới dùng sức mạnh, các cửa đã khoá kín, dù người con gái có la hét, cũng không thoát khỏi tay ông, nhưng ông vẫn phòng ngừa những trường hợp nầy, từ trước đến nay xãy ra đâu chỉ một hai vụ, nhưng rồi đâu lại vào đấy.


Mục đích cuối cùng của ông là chiếm đoạt, nên bố cục diễn ra rất bài bản, nhiều cô cứ nghĩ ông đáng là ông nội, ông ngoại mình nên không do dự, có cô biết âm mưu của ông nhưng cũng phóng theo lao, điểm cuối cùng của ông là làm sao mời cho cô gaí uống rượu. Rươu, một ly nhỏ, vàng sóng sánh, khi cô gái nào ực qua cổ họng thì ông đã thắng trăm phần trăm, ông chỉ chờ cho rượu ngấm và cô gái bắt đầu thấy bức rứt trong người, cơ thể cô bỗng bừng lên nổi háo hức lạ thuờng, da thịt cuồn cuộn, dồn nén. Nhìn ở đâu cũng thấy thèm đàn ông, cô như trôi trong ảo giác đam mê, cô cần nụ hôn, cần vứt bỏ quần áo, nực nội quá, nóng quá, khao khát quá, cần vòng tay ôm riết, cần cắn xé, ghì chặt, đến lúc nầy, ông chỉ từ từ ôm con mồi, diù cô gái vào phòng trong có giường nệm mời gọi, ở đó, ông từ từ cởi áo quần mình.. Chuyện xãy ra như dự tính, thường thường thì sau đó là cô gái khóc lóc, vật vả, ông an uì, hứa hẹn, rồi sai cần vụ chở cô gái về, có cô ông thích, ông cất nhắc thật sự, nhưng rồi cũng dăm bữa nửa tháng, khi có bóng hồng khác thì ông tìm cách cách ly.


Gần dây công việc ở nhà máy có một chút thay đổi, đó là có đám sinh viên mới ra trường được Bộ đổi về công ty ông. Cái gì họ cũng nói về đổi mới, đổi mới, và muốn bàn bạc cùng ông việc công nghệ hoá trong dây chuyền sản xuất, cái nầy thì ông mù tịt, chữ ký ông còn phải cố gắng lắm mới ký xong huống hồ gì chuyện khoa học kỹ thuật. Báo chí gần đây cũng la ầm lên chuyện đổi mới, chuyện ”công thần” trong cơ chế quản trị hành chánh, ông bỗng dưng như thấy địa vị của mình đang lung lay, nhất là có ý kiến là chức vụ bí thư kiêm phó giám đốc của nhà máy phải đi kèm theo bằng cấp, ít nhất phải tốt nghiệp đại học, mà điều nầy ông lấy ở đâu ra,

Để giử vững đia vị của ông, ông phải đi coi quẻ, bây giờ ông bắt đầu tin ở số mệnh, và cuối cùng, theo lời nhà tướng số, ông muốn hanh thông mọi công việc, ông phải đi tìm ngủ với một cô gái còn trinh, như các chú ba tàu Chợ Lớn vẫn thường làm, là đi mua trinh các cô gái để được "hên". Ông tin lời đó với hai lý do, thứ nhất là vì công việc, vì sự nghiệp, thứ hai là cho thoả mãn cái thú tính của ông, chứ ông nghĩ, từ đời cố nôi đến bây giờ, ông chưa biết gái tơ là gì, nhất là gái còn trinh, (những cô gái ông đã ăn nằm ông không biết chắc được) bò nào không thích gặm cỏ non.


Ông Phiêu sau đó trở lại tiệm Hớt tóc Thanh Nữ Quỳnh Như thêm mấy lần nữa, lúc nào cũng đi với người thanh niên tay chân thân tín. Chính người thanh niên đã đặt vấn đề với sáu Liên. Sáu Liên nghe cái giá hai mươi triệu đồng của người thanh niên đưa ra, là đã chóa mắt, hai mươi triệu là năm cây vàng, là một tài sản khổng lồ, có ngưòi dân sống ở vủng nông thôn gom góp tài sản lại, cả nhà cửa, đất đai, không được một triệu đồng, còn những người sống lang thang đầu đường xó chợ thì tài sản chỉ có cặp đồ bận trên người dính da, bây giờ hai chục triệu để mua một cô gái trinh đã làm nỗi ham muốn của sáu Liên bật dậy mạnh mẽ, cô nghĩ nếu kiếm được mối, cô chỉ ra giá là mười triệu thôi, còn cô sẽ ẳm gọn mười triệu, cô sẽ ăn ngon ơ.


Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu. Huế và Nhạn cũng háo hức lắm nhưng hai nàng thật sự ”đã rách” rồi, nên chỉ còn có Thơm. Thơm nghĩ đến món nợ mười triệu mượn của Nhạn phải trả, nên nàng phải chấp nhận lời đề nghị mối lái của Nhạn.


Khi ông Phiêu bế Thơm vào phòng ngủ, ông như con bò được thả trên ngọn đồi xanh mướt toàn là cỏ non, con bò đưa lưỡi vơ những sợi cỏ mượt mà, ngon ngọt, còn Thơm, dù đã được ông cho uống ly rượu có thuốc khích dâm, nàng cũng thấy có chút thích thú, ham muốn, nhưng khi ông Phiêu cởi áo quần nàng ra và bắt đầu hôn hít trên thân thể nàng, tiếng ông thở khò khè, hổn hển, khiến nàng nghe âm vang đâu đây như có con khủng long đang cắn xé nàng ra từng mảnh và nhai xương nàng rau ráu.

 

Trần Yên Hòa

(2005)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1952)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1393)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1445)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1781)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 1942)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2214)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1305)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 2001)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1893)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2266)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22507)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19290)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24543)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31993)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,