VÕ PHIẾN - Anh Bình Định

14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 223)
VÕ PHIẾN - Anh Bình Định
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em (ca dao)
Đề tựa một cuốn sách của ông Nguyễn Đình Tư, ông Nguyễn Hiến Lê cho biết đã từng muốn kiếm một khu vườn ở Vũng Lắm hay Xuân Đài.

Vị học giả từ đất Bắc vào toan mua vườn làm nhà ở Phú Yên vì ông “thương” cảnh đẹp Phú Yên, muốn thưởng ngoạn cho thỏa thích. (Thương là chữ của ông Nguyễn, nhại một tiếng trong ca dao địa phương). Là dân Bình Định, tôi có hơn ông Nguyễn thêm một lý do nữa để lưu luyến Phú Yên: ở đây, người ta “thương” trai Bình Định.

“Người ta” là con gái, thế mới càng thú vị. Thú vị và hiếm có. Bởi vì trong văn chương bình dân của từng địa phương không dễ tìm ra một câu thắm thiết tình tứ của miền này hướng về miền kia như câu hát của gái Phú Yên:

“Anh về Bình Định chi lâu,
Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng.
Hai hàng nước mắt rưng rưng,
Chàng xa thiếp cách giậm chưn kêu trời”.

Tìm đâu cho được những câu như thế? Câu hát về trai Quảng gái Huế chăng? Chẳng hạn:

“Học trò trong Quảng ra thi,
Thấy cô gái Huế chân đi không đành”.

Nhưng thực ra ở đây chỉ có chàng trai xứ Quảng bị “chọc quê”, chứ không hề có tình cảm của cô gái Huế.

Còn về cô gái Phú Yên thì cái tình cảm của cô không còn có thể ngờ vực gì nữa: câu hát trên đây không phải là ngẫu nhiên, là trường hợp duy nhất. Người ta bắt gặp nhiều câu tương tự: hoặc cô dặn “anh” mua cho cô một chiếc nón lá dày làm quà Bình Định, hoặc cô trách “anh” bỏ cô kéo vải hái dâu một mình hơi lâu v.v. Tình cảm quí báu nọ được xác nhận đi xác nhận lại nhiều lần.

Vì gái Phú Yên đa tình chăng? - Sự thực gái Phú Yên chỉ mới mang tiếng đa tình từ khi bị Tản Đà xem tướng (“Đa tình con mắt Phú Yên”). Nhưng con mắt Phú Yên dù có đa tình, mắt ấy cũng chưa từng “ngó chừng” theo ông Tản Đà. Chỉ có câu chuyện “đứng hàng dâu ngó chừng” theo anh Bình Định!

Vì anh Bình Định gần gũi, vì lửa gần rơm chăng? - Không phải thế. Tỉnh Phú Yên còn một mặt giáp giới tỉnh Phú Bổn, một mặt giáp giới tỉnh Khánh Hòa: những gần gũi ấy chưa lưu một vết tình cảm nào, ít ra là trong văn chương truyền khẩu. Gái Phú Yên không tỏ ra đa tình với một ai khác, chỉ đa tình với trai Bình Định mà thôi.

Vả lại, Bình Định còn một mặt giáp giới Pleiku, một mặt giáp giới Quảng Ngãi: ca dao ở cả Quảng Ngãi lẫn Bình Định đều không đề cập đến một liên hệ tình cảm nào giữa bên nầy và bên kia đèo Bình Đê.

Cái tình của gái Phú Yên đã là tình chuyên nhất lại là tình lâu bền, trải qua nhiều thế hệ. Tại Khánh Hòa có câu hát:

“Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em”.

Từ thế hệ trước, cha Bình Định đã gặp mẹ Phú Yên! Làm sao cắt nghĩa được mối duyên nợ truyền kiếp này?

Dân tộc mở rộng bờ cõi về phương Nam làm nhiều đợt, chúng ta dừng lại ở Thanh Hóa thật lâu từ đầu Công nguyên; đến thế kỷ thứ VII thứ VIII tiến vào Nghệ An, Hà Tĩnh; đến thế kỷ thứ XI, vào Quảng Bình, Quảng Trị; thế kỷ thứ XV, tiến vào Bình Định; thế kỷ thứ XVI, XVII thanh toán đất Chiêm Thành; sau cùng, sang thế kỷ XVIII, thì chiếm luôn Chân Lạp.

Cứ tiến lên một chặng lại nghỉ ít lâu, rồi tiến chặng nữa. Kể ra là sáu chặng; nhưng sáu chặng ấy có thể phân làm hai thời kỳ khác nhau: Thứ nhất, từ đèo Cù Mông trở ra, cuộc chinh phục và mở mang thuộc công lao các triều vua đóng đô ở ngoài Bắc. Thứ nhì, từ đèo Cù Mông trở vào, thuộc công lao các vua chúa nhà Nguyễn.

Năm 1470, vua Lê Thánh Tôn đánh chiếm thành Đồ Bàn, tiến tận đèo Đại Lãnh, nhưng rồi chỉ giữ lại để cai trị phần đất phía bắc đèo Cù Mông. Năm 1611, Nguyễn Hoàng đánh Chiêm Thành, lập ra đất Phú Yên. Vào giữa khoảng thời gian hơn trăm năm ấy xảy ra việc Nguyễn Hoàng vào trấn đóng Thuận Hóa năm 1558 với ý định chia đôi sơn hà, gián đoạn sự liên lạc Nam Bắc.

Trong thời kỳ Nam tiến thứ nhất, mỗi lần chinh phục được đất mới, thì triều đình ngoài Bắc đưa người từ các tỉnh ngoài đó vào mở mang; cứ thế đến tận thế kỷ XVI. Vì vậy, dân Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, trong buổi đầu phần đông có nguồn gốc trực tiếp ở Bắc, hay ở bắc Trung phần. Nhiều nhân vật đã lập nên nghiệp lớn ở Bình Định vốn là người đàng ngoài: Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tấn (gốc Thanh Hóa), Lê Đại Cương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ (gốc Nghệ An) v.v.

Trong thời kỳ thứ hai, vào đến Phú Yên, không còn tình trạng ấy nữa. Khi Nguyễn Hoàng lấy được Phú Yên thì Nam Bắc đã chia biệt, không còn lấy được người Bắc đưa vào Phú Yên. Những đợt di dân đầu, chúa Nguyễn có thể đưa người Thuận Quảng vào; nhưng sau đó, liên tiếp trong mấy trăm năm, hầu hết có lẽ là việc di dân tự động của người Bình Định. Nhân vật Phú Yên được lưu danh, ngoài vị thành hoàng mở đất (Lương Văn Chánh), không có ai là gốc ở Đàng Ngoài. Có chăng chỉ những người từ Bình Định vào, như Châu Văn Tiếp, như Võ Trứ...

Phải chăng vì vậy mà có cái tình khắng khít giữa Phú Yên với Bình Định?

Di dân ở thời kỳ trước, từ Thanh Nghệ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, không gây nên cái tình cảm ràng buộc hai miền như di dân ở thời kỳ sau từ Bình Định vào Phú Yên; nói cách khác, không có ái tình Thanh Quảng hay Nghệ Quảng trong ca dao mà chỉ có ái tình Bình Phú trong ca dao. Như thế là vì lối di dân mỗi thời mỗi khác.

Thời trước, từ Bắc vào đất mới quá xa. Dân Thanh Nghệ vào Thăng Hoa (Quảng Nam ngày nay), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hoài Nhơn (Bình Định) hoặc tuân theo chiếu vua kêu gọi, hoặc vì mang án lưu hình v.v., đã đi là đi luôn, đi để lập nghiệp ở các miền đất mới, không tính ngày về. Thậm chí đời nhà Hồ, di dân phải thích hai chữ tên châu mình lên cánh tay. Ra đi như thế là từ bỏ một quê hương để nhận lấy cho mình một quê hương mới. Trước chuyến đi là dân Nghệ, dân Thanh; sau chuyến đi tức khắc thành hẳn một thành phần của dân Quảng, dân Bình Định.

Trái lại, vào thời sau, trong những cuộc di dân tự động, “anh Bình Định” vào Phú Yên làm ăn, “thương” cảnh Phú Yên, “thương” người Phú Yên, ăn ở với em Phú Yên nhưng vẫn không rời bỏ hẳn quê hương Bình Định sát kề. Ngoài đó còn có cha mẹ, có mồ mả tổ tiên, có cả những dính líu về tài sản ruộng đất nữa. Ngày giỗ ngày kỵ, những dịp chia ruộng bán nhà v.v., anh không thể vắng mặt. Một bổn hai quê, anh Bình Định đi đi về về mãi, khiến em Phú Yên phải giậm chân kêu trời. Như thế cho đến một ngày kia, khi anh đã con đàn cháu lũ đùm đề, gánh gia đình cũng như sản nghiệp tạo dựng của anh ở quê vợ đã quá nặng quá lớn, đủ thu hút tất cả thì giờ, tâm trí, cùng sự hoạt động của anh, khi tuổi anh đã cao, sức anh đã suy sút, bấy giờ anh mới đành chịu định cư hẳn ở Phú Yên, lấy quê vợ làm quê mình. (Nhưng bấy giờ lại đến lượt đứa con trai của anh, theo tiếng gọi phương Nam, nó lên đường vào Khánh Hòa làm ăn và lại gặp một em ở trong đó. Cha Bình Định, mẹ Phú Yên, vợ Khánh Hòa: cuộc Nam tiến cứ thế tiếp diễn...).

Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.

(Võ Phiến, Đất nước quê hương, SG, 1973)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 49)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 97)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 207)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 240)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 802)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 295)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 550)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 892)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1825)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
22 Tháng Năm 20242:43 CH(Xem: 975)
Chị đến gần, áp mặt mình vào mặt bà, rồi lại áp sang mặt ông. Cả hai đều không còn thở nữa. Chị chạm tay mình lên vai Sato, anh ta không có phản ứng nào, không phát ra tiếng động nào, hình như anh cũng đã “chết”.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20377)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15337)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17184)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9877)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18262)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4740)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1506)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2031)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1925)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23268)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19821)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8615)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9620)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9087)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11957)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31505)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21396)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26307)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23733)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22513)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20622)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18782)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19918)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17529)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16659)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25512)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32872)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35468)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,