DUY LAM - Tuổi Hạc

11 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 13516)
DUY LAM - Tuổi Hạc

 

phamgiacon-content-content

 

Thật ra đâu có phải chuyện gì cũng có thể xẩy ra ở một quán cà phê, vào buổi sáng chủ nhật mà tiết trời còn lưỡng lự ở cuối hạ và đầu thu, đông đảo khách và ồn không thua một cái chợ, chợ Việt Nam dĩ nhiên, không phải supermarket Mỹ. Ấy vậy, đối với một nhà văn tuổi hạc đã cao như tôi 73, cái chuyện ấy vẫn thường cứ sẩy đến tự nhiên như làn khói ly cà phê sữa tôi bắt đầu uống: ấy là được bạn yêu cầu viết một bài về tuổi hạc và giai thoại điệu múa tình yêu tán tỉnh nhau của loài chim hạc vào mùa chúng động tình, trên một cánh đồng hoang rộng lộng gió nào đó, mà người xưa chỉ được chiêm ngưỡng từ rất xa. Đó, đơn giản chỉ là vì tôi nghe loáng thoáng Bác Sĩ Cổn ngồi cạnh tôi đang trao đổi với mấy người bạn về cái hội mà anh mới sáng lập, có cái tên đẹp và nên thơ Hoàng Hạc. Và tôi vốn là một thầy dậy Yoga, hay quan tâm đến việc tập tành của người già, vọt miệng hỏi người nhạc sĩ kiêm võ sư Hapkido kiêm cố vấn cho một tổng thống, Hội Hoàng Hạc anh mới sáng lập à? Anh dậy cái gì cho các cụ già vậy? Có đông môn sinh không? Anh đáp ngay, ấy tôi dậy hô hấp nhịp với những thế tập để giữ gân cốt mềm rẻo, máu huyết lưu thông. Đại khái như thế này! Và tôi liếc nhìn, thấy thú vị ở hai bàn tay anh làm một số thế tập của dân võ, mềm rẻo và nhịp nhàng dễ sợ, chỉ một bậc thầy mới biểu diễn dễ dàng như thế.

 

Một anh bạn khác ngồi cùng bàn cũng đóng góp, anh Cổn thời nhiều chuyện làm, lập đủ các thứ hội, giờ lại thêm hội tuổi hạc. Mà sao lại đặt tên là Hoàng Hạc? Có phải chim hạc là loài chim sống lâu nhất trong các loài chim thiên di hay không? (immigration birds). Có vẻ như câu hỏi đặt ra mà chưa ai trong hai cái bàn tụ họp văn nghệ sĩ ở xưởng Cà Phê để ý tìm hộ câu trả lời. Phần tôi, tôi góp ý, đó cũng vì cái huyền thoại người xưa truyền lại cho chúng ta là hạc múa, có thật hay không? Chúng múa ra sao, có đẹp không? Chân chúng cao lênh khênh, e múa trên mặt đất cũng khó hay. Mà tại sao hứng chí chúng lại múa hay làm chi? Bay từ lục địa này sang lục địa khác đã mệt ứ hơi lại còn bầy trò múa may. Aãy vậy mà chính tôi mới đây tình cờ được xem một chương trình về các loài hạc (cranes) trên đài Discovery, tôi đã đuợc thấy các con hạc xòe cánh múa nhịp nhàng uyển chuyển dễ sợ. Nhưng chúng múa là có mục đích hẳn hoi, chẳng phải là múa chơi khơi khơi.

 

Xem ra câu chuyện về chim hạc múa không làm các bạn tôi chú ý lắm. Ngoại trừ anh Cổn, người mới sáng lập ra Hội Hoàng Hạc. Anh hỏi tôi, anh kể cho nghe về cái vụ hạc múa này đi. Lý thú đấy! Đúng lúc đó anh Hạ Quốc Huy, một đại võ sư kiêm họa sĩ và thi sĩ xịch đến đưa cho anh Cổn bốn năm tờ giấy với những phác thảo về các con chim hạc đang bay, mầu sắc rất bắt mắt, và nét vẽ mạnh mẽ phóng khoáng. Khi tôi hỏi, anh Cổn nói anh Huy giúp vẽ cho tôi các con chim hạc để minh họa cho những bài viết của tập san nhỏ của nhóm Hoàng Hạc. Thôi tiện đây có ông văn sĩ kiêm thầy Yoga là ông, ông giúp viết cho một bài bàn chuyện lan man về loài hạc nhất là về cái vụ hạc múa ra sao và tại sao múa. Nhớ đấy, một bài ngắn độ vài ba trang thôi. Tôi đồng ý và hứa tính viết một tùy bút, về tất cả những gì tôi biết về cái loài hạc mà thường được người đời quý trọng đến độ đặt tên cho tuổi già của các bậc lão là tuổi hạc.

 

Tôi kể cho anh Cổn và vài người bạn cùng bàn nghe cái chương trình TV về loài hạc tôi đã được xem. Quả thật, trước đến nay có truyền tụng là hạc múa nhưng đại khái, có lẽ cũng giống các linh vật như loài phượng, nên mới có câu: viết chữ đẹp như rồng bay phượng múa. Còn sự thật ít có bài viết rõ ràng về cái hiện tượng loài hạc hay múa, nhưng múa một mình một con hay múa cả đàn và có đẹp không, thời đến nay ít có ai đọc thấy hay được xem tận mắt, ít ra là trong cái đám nghệ sĩ xưởng Cà Phê Chủ Nhật chúng tôi hôm ấy.

 

Đại khái tôi nhớ, có rất nhiều loài hạc, hoàng hạc, bạch hạc, hồng hạc. Loài hồng hạc tức là Flamingo, được nuôi rất nhiều ở các công viên quốc gia ở Florida. Đến mùa động tình, mating season, loài hạc này tụ họp rất đông cả đàn và chính vào dịp đó các cậu hạc đực phải biểu diễn cái tài múa, chẳng qua là để làm các nàng hạc quây quanh thán phục cái nhịp nhàng và bền bỉ mạnh mẽ của các cậu múa sòe cánh, co chân, đạp chân, nhẩy quanh cúi đầu với cái cổ dài và đôi cánh lớn quay lộn trong những nét múa thật điệu nghệ không ngờ có thể thấy được ở các loài chim vốn sẵn có vẻ vụng về với đôi chân lênh khênh khi đứng trên mặt đất hoặc trong đầm nước nông. Theo lời bình luận của các nhà sinh vật học, múa như vậy là các cậu hạc chứng tỏ sức mạnh thể chất, tức cái khả năng làm tình làm sinh lý, tức là điều quan trọng hàng đầu trong những yếu tố mà các cô hạc tìm ở giống đực. Cái lạ là sau khi các chàng hạc múa may biểu diễn dưới những con mắt quan sát rất kỹ và đánh giá của các nàng, rồi cuối cùng anh chàng hạc nào múa hay múa rẻo múa bền hàng đầu, sẽ được ngay vài nàng sà đến chiếu cố nhận làm bạn tình, rồi từng cặp từng cặp các cô cậu hạc tiếp tục múa vờn nhau lượn quanh nhau, cọ đầu cọ cổ vào nhau, đôi khi soắn cánh vào nhau. Đó là điệu múa tình yêu của loài hạc vào mùa động tình tán tỉnh để cặp đôi với nhau.

 

Bình luận gia của chương trình TV về loài hạc cũng nhắc tới những nhận xét của một số tiến sĩ tâm lý về cái tài nhẩy giỏi nhẩy đẹp nhẩy hay và bền bỉ của một số chàng trai trẻ trong các buổi bal gia đình của xã hội loài người văn minh. Theo họ, các người nữ cũng rất quan tâm đến tài nhẩy giỏi của các chàng vì sự kiện đó chứng tỏ họ khỏe mạnh dẻo giai, chẳng phải chỉ trên sàn nhẩy mà còn ở những địa bàn khác, trên giường chẳng hạn, hay trong các liên hệ dục tình lứa đôi.

 

Xong cái phần bàn về hạc múa, tôi lại có một vài nhận xét khác là tại sao loài chim hạc lại được các nhà thơ Trung Hoa nhắc đến, mặt khác tại sao tuổi già của con người lại được ví với tuổi già của loài hạc, tuổi hạc. Kể ra chim hạc cũng chẳng phải là loài chim sống lâu nhất, so với độ tuổi vài trăm năm chăƯng hạn, tương đương với một trong bốn linh vật là loài rùa. Con phượng là linh vật của huyền thoại không có thật, chú rùa sống lâu gần hai trăm năm là chuyện được giới nghiên cứu động vật học xác nhận. Không lẽ lại ví tuổi thọ của các cụ là tuổi rùa, e không suôi lẫn êm tai và cũng không tạo ra những gợi ý liên tưởng đẹp; trong khi chim hạc có thật và nhiều loại, đối với người xưa cái khả năng bay xa bay cao và cái giáng hình sải cánh rộng, chân dài cổ dài vươn cao của hạc rất đẹp một cách thanh tú, bao hàm những yếu tố cần thiết cho sự bay cao bay xa, và tiếng hạc kêu cũng trong trẻo. Trong như tiếng hạc bay cao. Có lẽ vì cổ hạc dài nên tiếng kêu của nó, khi từng đàn hình chữ V bay tít trên trời cao, khi mùa lạnh tới và chúng thiên di, từng đàn sang những vùng ấm áp xa xôi cách cả một lục địa hay các biển mênh mông; đã khiến các thi sĩ thời cổ ngửng đầu lên chiêm ngưỡng thán phục; và những xúc động như thế làm nẩy sinh ra các vần thơ đẹp nhất ca tụng loài hạc. Có thể thân phận con người phần đông nhỏ bé hèn mọn, sống giới hạn tại những vùng đất hẹp, mộng ước bay bổng thật cao, sải cánh bay đến các chân trời diễm ảo xa lạ đầy quyến rũ, cũng chỉ là giấc mộng muốn giải thoát khỏi các cảnh đời tù túng giam hãm không thay đổi. Sự thật, chim hạc bay trên cao kêu vang chẳng qua là để dục những chim hạc khác là đã đến mùa thiên di và các chim hạc lạc bầy nên nhớ là đã đến thời điểm thiên di, mau bay bổng lên nhập đàn, để cùng nhau đến các phương trời ấm áp khác.

 

Nếu thế đến đây tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân lấy tuổi hạc để ví với tuổi già của con người. Hạc đẹp thanh tú, thường được tạc làm các giá nến đặt trên bàn thờ, gần như là một linh vật, nhưng vẫn là loài chim có thật mà người xưa đã quan sát thấy và biết được đôi điều về lối sống của loài chim này. Có thể vì có một loài hạc trên đầu có mấy chòm lông trắng phất phơ khi nó bay nên khiến người ngắm liên tưởng đến những cụ già tóc bạc phất phơ tung bay trong gió lộng, chống gậy trúc phiêu diêu trên các vùng núi cao ngoạn mục, đôi khi cứ như các vị tiên ông trong cổ tích còn cưỡi hạc bay lên trời. Nên hình ảnh một cụ già cưỡi hạc quy tiên là cách người xưa tô vẽ cho đẹp sự ra đi lìa cõi thế của các người già, vốn được trọng vì sự khôn ngoan trong xã hội thời cổ.

 

Đến đây là đến phần hình tượng hạc trong văn chương. Tôi nhớ có đọc một cuốn tiểu thuyết Ngàn Cánh Hạc (A Thousand Cranes) của nhà văn Nhật Kawabata đã từng được giải thưởng Nobel Văn Chương. Ông chọn cái tên cho truyện nên thơ như vậy chẳng phải là vì viết về loài hạc mà viết về một truyện tình, với cái nét gợi dục khá rõ rất đặc biệt của các cây viết Nhật. Dĩ nhiên a lại phải đề cập tới bài thơ nổi tiếng của Thôi Hạo “Hoàng Hạc Lâu”, mà người Việt hầu như không ai là không nhớ hai câu kết. Tôi vốn dốt chữ nho nên khi nhắc đến bài thơ này lại phải lục tìm trong Văn Hóa Ngày Nay, bài dịch của thi sĩ Tản Đà và nguyên bản Hán Việt như sau:

 

Hoàng Hạc Lâu

* Thôi Hạo

 

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ?

Thử địa không du Hoàng Hạc Lâu

Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản

Bạch vân thiên tải không du du

Tịnh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ

Phương thảo thê thê Anh vũ Châu

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

 

Nhạc phẩm "Ta Tiếc Thiên Đàng Sớm Lập Xong" - Thơ Du Tử Lê - Nhạc Phạm Gia Cổn - Tiếng hát Lệ Thu

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 262)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 328)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 328)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 539)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 526)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 382)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 808)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 664)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 802)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 714)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12257)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18988)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9172)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8340)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7898)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8815)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8500)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11063)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30716)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22911)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21732)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19789)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19254)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16115)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24507)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,