Khi gió mùa về

28 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 16970)
Khi gió mùa về

 

vuonsaunha-content

 

Sớm mai, mở cửa bước ra, thấy khoảng sân nhỏ như rộng thênh và mênh mông gió. Gió vi vút thổi tung những mảng lá khô xao xác. Nhìn lên, bầu trời là một màu xám đục u buồn. Đâu còn sắc xanh biếc và những tia nắng rực rỡ của mùa thu còn sót lại khi bước chân của mùa đông đang chầm chậm ngoài kia.

 

Khi gió mùa về…

Dường như tâm hồn cũng trở nên nhạy cảm hơn với những biến đổi của mọi vật xung quanh. Và có những nỗi buồn vu vơ không duyên cớ. Như một buổi chiều nào đó, dừng chân nơi góc phố quen sau những bộn bề hối hả, mắt chạm vào nhánh bàng khẳng khiu với dăm chiếc lá đỏ. Từng chiếc lá gắng đốt cháy mình, như một sự tỏa sáng trước khi về với đất. Lặng lẽ. Những xác lá im lìm trên nền đất khô lạnh. Dẫu vậy, vẫn ánh lên niềm hi vọng vì biết rằng: suốt màu đông, cây bàng cô độc ủ ấm trong mình dòng nhựa sống âm thầm để khi bóng chim gọi xuân về, lộc biếc lại bung nở hồi sinh. Ngẫm ra, cuộc đời con người đôi khi cũng giống như cây bàng kia với bao thăng trầm, đổi thay: lúc thăng hoa tỏa sáng, lúc thua thiệt, chìm khuất. Nhưng sẽ không là tuyệt vọng, nếu biết giữ ngọn lửa của niềm tin và kiên nhẫn trước những gian khó.

 

Khi gió mùa về…

Cái lạnh se sắt cho tôi thấm thía hơn giá trị của hai chữ “ấm áp”. Sự ấm ấp đâu chỉ đến từ những chiếc áo ấm vừa vặn giúp đẩy lùi cơn gió lạnh. Ấm áp như một bữa cơm quây quần bên những người thân, rộn rã tiếng cười cùng lời thăm hỏi ân cần. Ấm áp như khi ngồi tán gẫu cùng bạn bè bên hàng ngô khoai nướng vỉa hè mặc cho bốn bề gió thổi…

 

Khi cảm nhận sự ấm áp của riêng mình, tôi chạnh lòng nghĩ đến những em nhỏ lang thang phong phanh trong chiếc áo mỏng giữa cái lạnh buốt giá của sương giăng, gió lùa. Năm tháng tuổi thơ thiếu thốn cho tôi thấu hiểu nỗi buồn tủi của người nghèo không có đủ áo ấm khi đông về. Đó cũng là dư vị nghẹn đắng mà truyện ngắn Nhà mẹ Lê của Thạch Lam đọng lại như vết nám u buồn theo kí ức tôi năm tháng. Mỗi khi lật mở lại trang sách đã cũ, từng câu từng chữ đều khơi lại trong tôi nỗi xúc động như lần đầu đọc chúng. Nhất là đoạn kết bi thảm: cái chết của người mẹ cùng khổ để lại bầy con nheo nhóc trong căn nhà lạnh lẽo, âm u. Những hình ảnh từ cuộc đời đã đi vào văn chương và từ văn chương lại đi ra cuộc đời như thế ! Giản dị nhưng đầy ám ảnh.

 

Khi gió mùa về…

Như nghe thoảng trong gió lời thì thầm trêu chọc của cô bạn thân năm nào: Trời muốn lạnh nên người ta cần có đôi. Những ai chỉ có một mình thì càng cần thêm một người khác nữa…

 

Gió lạnh về như lời nhắc nhở những đôi bàn tay tìm gặp nhau để san sẻ hơi ấm yêu thương. Những tình bạn được chắp cánh thêm bền chặt, khăng khít: ta chia nhau mùa hạ, ta bên nhau mùa đông. Cứ ngỡ rằng, mỗi khi trời trở gió tôi và bạn tay trong tay, mình cùng dạo bước qua những con đường nồng nàn hương hoa sữa. Vậy mà, bạn xa tôi, chỉ với một lời từ biệt giản đơn, để lại nơi đây một khoảng trống chơi vơi không thể lấp đầy.

 

Khi gió mùa về…

Chợt thảng thốt trước bao ước mơ còn dang dở. Phải là người bận rộn mới cảm nhận hết sự ngắn ngủi của thời gian : “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. Nhưng dẫu sao cũng xin cám ơn những cơn gió đã mang về hoài niệm, giúp tôi nhớ về mỗi ngày đã qua và mơ về ngày mới. Chút bâng khuâng trước thời khắc giao mùa, để biết động lòng trắc ẩn trước cuộc đời dài rộng này.

 

Hạ Long, đầu đông

Nguyễn Hạnh Nguyên


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 3147)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2992)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2134)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2737)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2201)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2564)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3179)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 2081)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2103)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2840)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19289)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,