MIÊNG - Cụ Chắc

29 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11819)
MIÊNG - Cụ Chắc

megia-content-content
 

Không hiểu sao mấy hôm nay tôi thường nghĩ về bà Chắc - bà cụ sống bằng nghề cầm thế và cho vay lấy lãi quê tôi.

So với người Việt Nam thì bà thuộc loại cao lớn, xương xẩu và ăn nói thẳng thừng ai cũng nể - lỡ cầm cái gì hay vay nợ bà thì càng nể dữ nữa ! Mà trông bà có dữ dằn gì đâu, chỉ cái có tiền làm bà tăng muôn phần uy thế.

Bà có chồng Tàu. Nghe là ông Tàu này trôi dạt tới Việt Nam vào những năm bên đó người ta nhe răng cạp đất. Trong nhóm cùng đi với ông, có người vừa tới Việt Nam gặp cái ăn mừng quá, ăn lấy ăn để rồi lăn đùng ra chết. Chồng bà Chắc thì không hư ăn đến vậy, và kiếm sống ngay bằng nghề tẩm quất. Ngày cụ thân sinh bà đau nhức, ông Tàu xoa bóp thế nào mà ông cụ chịu gả con gái cho. Rồi ông Tàu xin nhận nơi này làm quê hương cho tới hết đời. Ngày cưới, ông sắm cho bà chiếc áo vải điều và chiếc xuyến vàng - gia tài trong hai năm cày sâu cuốc bẫm trên thân gầy Giao Chỉ. Ông bà có được tám người con, năm trai ba gái. Nhưng ông Tàu cho rằng năm con trai liền tù tì là không tốt, là ngũ qủy, nên ông quyết định cho thằng út về Tàu cho chú nó nuôi, ngay cả khi nó chưa đầy tháng. Còn lại bốn thằng hoá ra tứ qúy. Ông bà bắt đầu ăn nên làm ra. Ông bỏ nghề xoa bóp và tậu cửa hàng ngũ cốc. Cái ngộ là thời đó ai lấy chồng Tàu liền có biệt danh là bà Năm Tàu, bà Bốn Tàu... Riêng bà Chắc thì vẫn còn tên bà Hai Chắc.

Vào những năm Nhật đốt kho lẫm cho dân mình chết đói, gia đình đông lúc nhúc của ông bà tương đối vẫn có khoai sắn nhai cầm hơi. Có dạo nghe biển trúng độc, không ai dám ăn đồ

biển nên giá rẻ hơn bèo, ông tha hồ thỏa mãn cái máu Tàu truyền kiếp của mình và bà tòng phu, chẳng sợ chết độc mảy may. Cả gia đình ai cũng phát tướng phát phì từ đấy. Nhường cho cậu trai cả cửa hàng ngũ cốc, bà bắt đầu cầm đồ, cho vay. Gia đình lại càng phát lên. Đến năm ông Diệm chết bất đắc kỳ tử thì ông Tàu cũng chết - chẳng dính dáng gì nhau, nhưng đó là điểm mốc nói về năm chết của ông cho những người thường quên ngày tháng. Và cũng không phải chết vì chất độc đồ biển dồn lại, mà chết vì bướu cổ. Phu tử thì tòng tử mà bà Chắc thì không, phu tử thì bà tòng Phật. Từ đó bà trở nên bạn chí thiết của Đức Quan Thế Âm và miệng không ngớt kêu khẩn bạn hiền. Và cũng từ đó bà bắt đầu lẻm bẻm nhai trầu.

Bà tụng kinh gỏ mõ mỗi chiều. Nếu không ai tới vào lúc đó thì những bài kinh kệ của bà hẳn là liên tục và thành khẩn lắm. Khổ cái, thiên hạ thường cần tiền bất tử nên quýnh quáng chạy tới bà - và dù đang tụng niệm, bà có cần gì đâu mà phải quýnh, nên bình tĩnh vừa tụng vừa quay đầu ra phía cửa :

- Nam mô A Di Đà Phật, đồ rách không cầm, Nam mô...

Xong bà nhìn lên bàn thờ và chỉ có Phật mới biết là bà còn thành tâm trong khi tụng tiếp hay không.

Bà ít khi ra đường, chỉ ở nhà lo tính toán tiền nong. Chữ nhứt bẻ làm hai cũng không ra, vậy mà tính nhẩm thì bà dám đố cả mấy ông thầy toán, thách cả cái bàn toán của ông lang thuốc bắc cạnh nhà. Khi bà tính toán thì Phật trên bàn thờ có gọi bà cũng không nghe. Bà chăm chú tuyệt đối và những con số như thu hết hồn vía bà. Bà tính toán có vẻ say sưa, nhất là tiền lãi, những lúc đó trông bà vui vẻ tươi tỉnh hơn cả những khi lầm rầm khấn vái tâm sự với "bạn hiền".

Ít ra đường nên mỗi lần bà ra khỏi nhà thì ai cũng biết. Chẳng rõ ngày xưa vua chúa đi kinh lý thì dân chúng sợ hãi đến cỡ nào, chớ bà Chắc đi kinh lý thì không những dân chúng không dám nhìn mà còn trốn nữa kia. Thấy bóng dáng bà từ xa, thiên hạ đã bắt đầu lĩnh đi chỗ khác, dặn con cái bà có hỏi thì nói ba má không có nhà nghe con. Dặn vậy là trẻ nhỏ tự nhiên biết phải trả lời với ai. Bà nghiễm nhiên trở thành "bà" của cả làng. Lớn lên tôi tự hỏi chả lẽ cả làng tôi đều thiếu nợ bà ? Chưa bao giờ thấy bà gây gổ hay to tiếng. Với ai bà cũng nhếch mép một chút, cái cười không ra cười, kiểu La Joconde, mà thiên hạ đủ trốn rồi thì đủ hiểu là tiền làm cho nụ cười của bà trở nên vô giá đến độ nào !

Mỗi lần chị em tôi tới dì Hai cách nhà bà một rào thưa, thường gặp cô con dâu cả bà Chắc. Cô hay đem đậu phộng khô qua nhà dì tôi, vừa chuyện gẫu vừa có người lột phụ cho nhanh. Chẳng biết đám con nít vô tội chúng tôi nợ nần gì, cứ mỗi lần gặp thì cô con dâu bà thường bịa ra chuyện lột thi. Thế là chúng tôi... trẻ người non dạ, cứ gồng người lên cố lột cho nhanh, chỉ để cuối cùng được tiếng khen "lột giỏi" và ngón cái với ngón trỏ hai bên sưng tấy lên !

Thỉnh thoảng chúng tôi cũng qua nhà bà Chắc chơi. Bà có vẻ thương con nít. Sẵn đậu phộng bày bán, bà rang vàng phát cho chúng tôi mỗi đứa một nhúm. Chúng tôi vừa ăn vừa lột đậu phộng và nghe bà kể chuyện. Chuyện Hoàng tử đi đánh giặc về, thấy cái vỏ dưa bèn tè vào đấy (không biết Hoàng Tử nghịch hay vì là Hoàng Tử thì phải tè vào cái gì chớ không chịu cho nước ra trực tiếp xuống đất ?). Nàng Út đi đường đói bụng, bắt gặp miếng dưa mừng quá, ăn. Sau đó Nàng Út có bầu... Chuyện ông quan sai lính đem dâng vua quả mít, vợ anh đang có bầu trông thấy mít thèm quá bèn lấy ăn. Ông vua phạt đem mổ bụng người vợ lính, thấy bên trong thai nhi đang cầm múi mít đưa lên môi, và qua làn da bụng mỏng manh của nó người ta thấy là cu cậu đã xới tái mấy múi rồi...

Những chuyện ly kỳ như vậy chúng tôi biết qua tài kể chuyện của bà Chắc. Bà có cái tật rất đặc biệt tổ quốc của chồng là hay khạc nhổ. Mỗi lần đang kể chuyện, bà ho và nhổ toẹt bất kỳ vào một xó nào đó. Nhưng có một lần tôi nghe bà nhơn nhơn trong miệng rồi nuốt cái ực. Từ đó mỗi lần bà đang kể chuyện, nghe bà ho, tôi thường rúm người lại.

- Có anh kia có ngải...

Cả đám con nít nhao nhao :

- Ngải là gì hở bà ?

Một đứa làm lanh :

- Ngải là nghĩa, là người có tình có nghĩa chớ là gì.

- Không phải, ngải là...

Tới đó thì bà ho. Tôi nhắm mắt nín thở chỉ sợ nghe bà nhai nuốt. Nhưng không, lần này hẳn cục đàm cứng lắm, bà đưa tay bốc gọn gàng và vất nghe đánh bốp vào tường.

Ngày con dâu sinh lần ba, bà ẵm thằng cháu nhỏ ngôi ngoài hè chờ tin. Chừng nghe bà mụ nói còn đứa thứ hai, bà đứng vụt lên, bỏ cháu dưới đất. Bà mụ lại la lên còn đứa thứ ba, bà cụ Chắc chạy tuốt ra vườn. Tới chiều sẫm khi mọi việc xong xuôi, anh con trai ra vườn tìm mẹ. Anh kêu lên :

- Trời ơi, ngồi đâu không ngồi lại vô chính giữa bụi tre. Rồi làm sao ra đây mẹ ?

- Phát rụi đám gai cho mẹ ra. Tao không biết làm sao tao vô đây được.

- Nó sinh ba mẹ à.

Cụ la toáng lên :

- Thôi thôi đừng nói nữa. Kéo tao ra cho tao xuống nhà thằng ba tao ở.

Cả tuần sau cụ mới về nhà. Gặp cụ, bà mụ cười :

- Có gì đâu mà sợ thím. Tụi nhỏ mạnh khỏe bình thường mà. (Hạ giọng) Thím biết không, năm ngoái cháu đi dỡ đẻ cho nhà kia ở làng dưới. Mô Phật thím ơi, cũng sinh ba mà không đứa nào có đầu hết !

- Nhà nói gì ?

- Dạ, Trời Phật thương thím à. Vậy mà cháu lo chôn cất từng đứa tử tế đàng hoàng bình tĩnh lắm. Mô Phật, tới tối về nhà thì cháu mới sợ, sợ tới nỗi ói mửa mấy ngày. Cháu nghỉ cả ba tháng, mà ở nhà thì lấy gì ăn nên lại phải đi làm.

Tới đó thì bà cụ Chắc như mới hiểu ra câu chuyện, cụ ré lên, khua tay bấn loạn rồi chạy vội ra sân. Cụ gập người lại, hai tay ôm ngực. Bà mụ hoảng quá chạy theo ra đỡ hai vai cụ, tự nhủ thầm là tâm sự gửi không nhằm chỗ, chỉ tưởng nói vậy cho cụ mừng, ai ngờ. Cụ ói tới mật xanh mật vàng... Đêm đó cụ lên cơn sốt...

Thiên hạ bàn tán rằng mấy đứa cháu mới ra đời tuổi không hạp với bà nội, rằng cầm tinh của tụi nhỏ là mèo mà cụ Chắc lại tuổi chuột. Thảo nào mà ba đứa hè nhau chụp bà cụ dính ngay. Rằng nhà này có mống mầm của quỷ, đã hai đứa trai rồi mà còn sinh một hơi ba thằng nữa. Rằng trước kia cụ còn khỏe mạnh và cho ngay thằng năm đi nhưng cái căn cơ vẫn còn đó nên bây giờ tụi nó trở lại hại cụ, nên cụ ra đi bất ngờ quá, chớ sức cụ còn dai, tinh thần còn minh mẫn lắm mà ! Nguồn tin khác thì nói càng về già cụ càng nghi ngờ hết con cái nên không cho đứa nào biết ai thiếu đủ bao nhiêu, cụ nói cái của đó cụ dưỡng già và cúng Phật. Mà Phật thì không thích hưởng cái của thất đức phi nghĩa đó nên cho cụ quy tiên để khỏi ... mang tiếng dính vào những đồng tiền không lấy gì làm Phật cả.

Thôi thì ai cũng nói nho nhỏ, dặn nhau là đừng nói ai nghe. Dặn nhau tới nỗi không cần dặn nữa vì cả làng đều biết. Xác cụ còn nằm đó mà lời đồn đại thì đi xa tới tận bên Tàu. Nghe đâu

người con trai út có gửi tiền về cúng, gửi qua tận ngã Hồng Kông hay gì gì đó.

Dân làng chúng tôi bàn tán tới cái chết của bà cụ Chắc nhiều hơn cái chết của ông Diệm và ông Tàu. Ông Diệm chết thì dân làng không có gì thay đổi cả, nhưng bà cụ Chắc chết thì không nói ra chớ có lắm anh chị bỗng dưng hết thành con nợ. Bà cụ đi thình lình, chẳng kịp trối trăn gì. Hầu như cả làng ai cũng tới phúng viếng, chắc trước ánh mắt lung linh hương khói trên bàn thờ, có khối anh chị xin cụ tha thứ bỏ qua nợ nần, và không quên cầu khẩn Đức Phật dẫn thẳng bà cụ tới Niết Bàn để dù có nhớ đường về, cũng không còn tha thiết chuyện đòi nợ nữa. Bỗng dưng cả làng cảm động.

- Mẹ ơi, dì Hai nói lạ quá, đáng lẽ bà cụ Chắc phải chết đường chết sá hay chết nửa trên giường nửa dưới đất mới phải.

- Sao lại mới phải ?

- Vì bà cho vay cắt cổ, như vậy là ác.

Tôi vẫn còn nhớ nụ cười dịu dàng của mẹ :

- Bà kinh kệ nhiều vậy thì ác sao được ? Dù có ác mà thành tâm tụng niệm bấy lâu nay thì Phật nào mà không động lòng.

MIENG

Paris, 30 Sept. 1998


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 2110)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
23 Tháng Bảy 20231:33 CH(Xem: 1477)
Mẹ tôi sinh ra tôi năm trước, năm sau lại sinh em bé.
18 Tháng Bảy 20237:08 CH(Xem: 1527)
Mấy tháng sau cùng của năm học, sáng nào chở con tới trường tôi cũng nhìn thấy một bé gái đứng chờ xe ở ngã tư đường Washington và Oregon,
07 Tháng Bảy 20235:53 CH(Xem: 1865)
Pha không có nhu cầu đặc biệt nào với tiền, anh chỉ đơn giản làm những việc mà ai cũng phải làm khi trưởng thành là kiếm tiền.
05 Tháng Bảy 20234:50 CH(Xem: 2027)
Giỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
30 Tháng Sáu 20235:43 CH(Xem: 2296)
Cao nhớ quang cảnh bên ngoài cửa sổ chuyến tàu xuyên Việt ba mươi sáu năm trước đưa anh đến Sài Gòn.
23 Tháng Sáu 20231:08 CH(Xem: 1385)
Thư từ làm cái gì, chữ nghĩa cũng sẽ chỉ là điều vô ích, một khi người ta không còn muốn đọc nhau nữa.
21 Tháng Sáu 20233:26 CH(Xem: 2088)
Đêm dịu êm, nghe được cả tiếng chồi non động cựa sau vòm lá. Tiếng đàn ông cụ réo rắt vút lên Tôi đã gặp một chiều trên bến nước, ông lái đò ngồi đợi khách sang sông…
13 Tháng Sáu 20239:59 SA(Xem: 1981)
Tôi nhìn cái lọ Pénicilline trong veo một hồi lâu rồi bỏ vô giỏ xách.
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 2354)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8837)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17102)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9211)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8857)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24546)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,