HQM - Sài Gòn Ơi, Mai Tôi Về, Với Em

30 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 13712)
HQM - Sài Gòn Ơi, Mai Tôi Về, Với Em

orchird-triettran-content-content-content

 

Anh, gieo hạt, từ tâm trong giọt máu

Hạt nảy mầm thành từng búp ưu tư

Em, cất giữ, ngại ngần cho tháng Sáu

Giọt máu, buồn, bỗng hoá vô gia cư”

H.Q.M

 

Tôi nằm dài trong phòng khách sạn một buổi sáng sớm, giữa phố cổ Hà Nội, nơi mà thật ra tôi không còn thấy cổ, hay cũ, như người ta vẫn thường nói nữa. Nhưng có sao. Hà Nội, với tôi, ở định dạng nào vẫn là Hà Nội; để yêu và để nhớ.

 

Tôi ở Hà Nội đã được tròn 1 tuần. Chuyến công tác này tôi dự định ở lại trọn 1 tháng và nó là chuyến trở về Hà Nội kéo dài nhất kể từ khi tôi rời đất kinh kỳ mà đi. 12 năm rồi, chưa bao giờ tôi về Hà Nội lâu thế, và tôi cũng chưa bao giờ xa Sài Gòn lâu thế.

 

Chưa bao giờ tôi vượt qua nổi cảm giác bứt rứt vì phải xa Sài Gòn. Tôi không thể xa thành phố ấy quá 1 tuần, không thể xa nổi cái cảm thức của sự tự do cô đơn trong một thành phố lộng gió. Hôm tôi đi, Sài Gòn đã bắt đầu vào mùa mưa. Không biết lúc này, khi tôi nằm đây, thành phố có mưa không?

Tôi sẽ chịu đựng được thêm bao lâu đây? Không ngày nào tôi không nghĩ về Sài Gòn dù lần ra Hà Nội này, tôi bắt đầu cảm thấy vấn vương một đôi mắt ươn ướt qua cặp kính cận của một người con gái mang tên hoa sen. Tôi luôn ấn tượng mạnh với những người con gái đeo kính cận, và, tôi nhớ, có lần tôi đã nhắn tin cho nàng rằng “đừng bao giờ bỏ cặp kính ra khi ở bên cạnh anh nhé”. Nàng đã hỏi vì sao nhưng tôi không trả lời. Điều gì cần biết, sẽ có lúc nàng biết…

 

Và tôi bỗng nhớ lại một cặp kính cận như thế, cách đây 15 năm, giữa Hà Nội này, ngày tôi còn là cậu sinh viên năm cuối. Ngày tôi đi khỏi Hà Nội, điều thứ hai tôi nghĩ, sau gia đình mình, chính là cặp kính cận của người bạn gái học chung ấy, cặp kính đã cùng tôi bao nhiêu kỷ niệm…

 

12 năm trước, trong một ngày chớm Hạ, tôi đi khỏi Hà Nội, dứt khoát và kiên định. Tôi đã để lại vài dòng cho một người rằng “mảnh đất, cũng như con người, khi mình xa nó, chắc chắn mình sẽ nhớ rất nhiều về nó, bằng một thứ tình cảm lớn hơn rất nhiều tình yêu, một thứ tình cảm không thể nào định nghĩa nổi”. Tôi yêu Hà Nội đến vặn xoắn cả lòng mình nhưng tôi vẫn phải ra đi, vì tôi biết, như một cảm thức déjà vu rằng tôi thuộc về Sài Gòn và tôi cũng sẽ yêu Sài Gòn không khác gì đã yêu Hà Nội nhưng bằng một thứ tình cảm không thể đồng nhất, không thể trộn lẫn với những gì tôi dành cho quê hương.

12 năm trước, trong một ngày chớm Hạ, trên con đường tôi ra sân bay Nội Bài, đi ngang qua đường Kim Mã, con đường đến trường của tôi một thời rất xa, Hà Nội mới qua cơn mưa đêm và nắng sớm cũng mới vừa lên. Qua cánh cửa taxi vùn vụt trôi, tôi thấy hai bên đường là những dải bằng lăng tím ngát lướt qua, lướt qua… Màu bằng lăng hôm ấy, trong mắt tôi, in lên nền trời, đan xen vào những bóng người lặng im ngược xuôi, đan xen vào kỷ niệm của những ngày đi học và đã khiến tôi bật lên trong lòng mình một nghĩ suy gần như nức nở “tại sao mình lại bỏ một thành phố đẹp thế này mà ra đi?”. Cảm thức đó, câu hỏi đó, đến bây giờ vẫn còn dằn vặt tôi dù rằng tôi không thể nào xa nổi Sài Gòn. Ký ức, hình như, luôn có chút gì đó níu chân nhau; có chút gì đó quyến luyến nhau mà không thể nói ra. Với tôi, màu bằng lăng tím đã trở thành thứ níu chân, thứ quyến luyến không thể nói ra ấy.

 

Tôi còn nhớ, những ngày còn nhỏ, những anh chị lớn, rồi cả ba và mẹ cũng vẫn thường nói với tôi rằng “màu đỏ là màu của tình yêu, của niềm tin; màu xanh là của hi vọng và màu tím, là của thủy chung”. Tôi mang cái mặc định về màu tím của thủy chung ấy cho đến tận hôm nay, cho đến tận mãi sau này, cho đến tận khi nào mặt đất này không còn màu tím nữa. Phải chăng, chính cái mặc định ấy, cùng với sự ngẫu nhĩ của dải bằng lăng tím đang độ ra hoa trên đường Kim Mã đúng ngày tôi ra đi, đã khiến tôi luôn nghĩ về Hà Nội, luôn nhớ về Hà Nội, luôn yêu Hà Nội bằng một tâm thức rất riêng, dù rằng tôi có sống ở đâu, gắn bó với nơi đâu nữa. Hà Nội, đã giống như kiểu một mối tình đầu, của tình yêu thực sự chứ không phải của những cảm nhận thinh thích tuổi học trò. Và mối tình đầu thì bao giờ cũng sâu đậm, bao giờ cũng theo-mang cho dù con người ta sau này đã có gia đình, có tình yêu mới, có những niềm hi vọng mới…

 

Trước ngày tôi xách ba lô từ Sài Gòn về Hà Nội công tác, tôi cũng ngồi trong taxi và đi lướt qua một con đường Sài Gòn sau cơn mưa có nắng mới lên. Hôm ấy, tôi đi làm ở tận Bình Thạnh và xuyên qua con đường Nơ Trang Long, qua Lê Quang Định, tôi đã gặp một dải bằng lăng tím trải dài. Tôi còn nhớ như in cảm giác của mình khi ấy. Ừ nhỉ, 12 năm sống ở Sài Gòn, quan sát nhiều, cảm nhận nhiều mà tại sao tôi lại quên mất rằng Sài Gòn cũng rất nhiều bằng lăng trổ hoa tím mướt mỗi độ Hè về. Trên taxi hôm ấy, tất cả những hình ảnh của ngày tôi rời khỏi Hà Nội bỗng hiện về rõ mồn một, như một cuốn phim chạy mê mải trong ký ức. Và cũng bật ra trong trái tim của tôi một câu hỏi tương tự như 12 năm trước “2 tuần nữa, mình cũng sẽ rời Sài Gòn cho một chuyến công tác dài ngày. Chắc là dải bằng lăng Sài Gòn này sẽ làm mình nhớ về Sài Gòn, nhớ về cảm giác chia tay một thành phố mình yêu lắm lắm?”.

 

Màu tím của bằng lăng, ở Sài Gòn và ở Hà Nội, nơi nào cũng có. Thực ra, đó là thứ hoa không phải đặc trưng của một vùng miền nào cả nhưng không hiểu vì sao tôi lại nghĩ về nó nhiều đến thế. Hà Nội, bằng lăng nhiều nhất ở khu Kim Mã, khu Hồ Tây, dọc đường Phùng Hưng và xen lẫn đó đây trong nhiều phố cổ. Sài Gòn, bằng lăng cũng được trồng ở nhiều nơi mà có lẽ, quận Bình Thạnh là nơi tập trung nhiều loài hoa ấy nhất. Và tôi thoáng nhớ lại cây bằng lăng ở góc vườn hoa bé xíu trước mặt khu chung cư nhà tôi ở ngày tôi còn là một cậu bé con 5-6 tuổi. Cây bằng lăng ấy rất cao, rất lớn và nó thường thả những quả hạt khô để chúng tôi nhặt chơi, nhặt chơi mà không biết để làm gì. Chỉ biết, hình dáng nó là lạ, không hẳn như một quả chuông nho nhỏ mà cũng chẳng hẳn như hình một trái châu treo trên cây thông Noel mà chúng tôi vẫn được nhìn thấy qua các cuốn tạp chí Liên Xô cũ.

 

Đã từng có lúc tôi mặc định suy nghĩ một cách rất ngớ ngẩn rằng bằng lăng là loài hoa đặc trưng ở miền Bắc nhưng sau này tôi mới hiểu là mình đã lầm. Nhưng đến bây giờ, không hiểu sao, tôi vẫn cứ nhớ mãi về bằng lăng mỗi khi tôi nhớ về Hà Nội. Và quan sát kỹ những cánh bằng lăng, tôi thấy thật tội nghiệp cho loài hoa bình dị ấy. Những chùm hoa tím ấy, sẽ bạc phếch màu nếu như phải chịu nắng nhiều quá và sẽ rã cánh rất nhanh nếu gặp mưa rào. Vậy mà ông Trời lại quá bất công khi bắt bằng lăng phải nở vào mùa Hè, mùa rực rỡ của nắng và cũng bất thần nghiêng ngả bởi những cơn mưa rào mãnh liệt. Bằng lăng bỗng nhiên như một người con gái đẹp mà yếu đuối phải cố vươn mình ra chống chọi lại với thiên nhiên. Cái đẹp của bằng lăng bỗng thành cái đẹp đúng kiểu của một người phụ nữ, tức là chỉ có thì mà thôi. Qua đi cái thời rực rỡ ấy, còn lại gì ngoài sự xơ xác, rã rời. Hứng nắng, chịu mưa, hình ảnh của bằng lăng không khác gì hình ảnh của một cô gái đương thì bỗng nhiên sang ngang lấy chồng rồi tảo tần hôm sớm đã làm cho nhan sắc kia phải tàn phai oan uổng… Nhưng những tảo tần ấy, phải chăng, chính là điều giữ chân quân tử, như các cụ xưa vẫn dạy rằng vợ chồng là cái nghĩa nhiều hơn cái tình???

 

Lần ra Hà Nội này, tôi không chỉ gặp lại bằng lăng mà tôi còn gặp lại nhiều thứ tôi đã từng rất nhớ khi ở Sài Gòn. Đó là vị thơm của tô phở ngon buổi sáng sớm. Đã bao nhiêu năm rồi tôi không dậy sớm. Nhưng ở Hà Nội hôm nay, tôi quyết tâm dù gì đi nữa cũng phải dậy sớm đi ăn sáng như thói quen đã có của 12 năm trước. Tôi thích cảm giác phố xá vội vàng cho một ngày mới, kéo chiếc ghế con bên lề đường và đợi chờ một tô phở ngan ngát trên đường Hàng Vải. Hồi tôi đi, hàng phở ấy còn chưa nổi tiếng. Bây giờ, phở Hàng Vải đã thành một thương hiệu đến mức khi tôi nhắc đến cái ngon của nó, có những người anh em ở Hà Nội đã trêu chọc tôi rằng “Anh đi khỏi Hà Nội lâu mà về đây ăn vẫn khôn mồm thế”. Ôi, tôi yêu cái chữ “khôn mồm” ấy biết bao nhiêu. Người Hà Nội, xét ở khía cạnh ngôn ngữ, rất sáng tạo và rất thú vị. Tôi thích những ngôn từ mới phát xuất từ đời sống của Hà thành. Nó lắt léo, dí dỏm, gần gũi và thông minh vô ngần. Những ngôn từ ấy, tôi nghĩ, lẽ ra cần phải được những nhà ngôn ngữ học cân nhắc đưa vào tự điển sau một thời gian dài đã sống trong công chúng. Tiếc là vẫn chưa ai nghĩ đến việc đó một cách nghiêm túc. Và vì thế, tôi cứ mải miết thôi, để kiếm tìm, và “tra vấn” từ trong một cuốn tự điển vô hình khác, tự điển vô hình của đời sống…

 

Lần ra Hà Nội này, tôi không chỉ gặp lại bằng lăng mà tôi còn gặp lại một màu hoa khác nữa để khiến cho nỗi nhớ cứa vào lòng thêm. Đó là trên đường đi làm, tôi đã gặp, ở đây đó và tập trung khá nhiều ở khu đường Bưởi, màu hoa điệp vàng rực rỡ. Tôi sực nhớ đến những cây điệp ở Sài Gòn, những cây điệp ở khu quận Nhất, quận 3 và cả ở ngay con đường dẫn vào nhà tôi. Ngày xưa, tôi đã từng mơ ước làm sao có thể có được một căn nhà nho nhỏ, với một mảnh sân nho nhỏ mà trong mảnh sân con ấy, tôi dứt khoát sẽ trồng một cây điệp vàng. 24 năm sống ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ để ý đến màu hoa điệp. Có lẽ, với cái mặc định nghĩ về Hà Nội là nghĩ đến sấu, bàng, cơm nguội, vô ưu và bằng lăng, tôi đã quên mất rằng trong lòng Hà Nội cũng có một chút Sài Gòn, giống như trong lòng Sài Gòn, mà tôi mới nhận ra thôi, cũng có một chút Hà Nội với dải bằng lăng tím đường Nơ Trang Long…

 

Và không chỉ ở khu vực Bưởi, Cầu Giấy… tôi mới gặp điệp vàng. Ngay đối diện quán café của cơ quan tôi, ở góc Phùng Hưng-Lê Văn Linh, cũng có những gốc điệp vàng trổ bông. Cái màu vàng rộn ràng ấy dường như làm cho mùa Hạ thêm nồng nàn hơn và làm cho tôi nhớ thêm về Sài Gòn, một nỗi nhớ vặn xoắn trong từng dòng máu chảy qua tim…

 

Tôi nhớ đêm Sài Gòn đèn đường vàng loang loáng mưa bay và tôi ngồi dưới cánh dù nhỏ ăn tô phở đêm đượm mùi nhớ miền Bắc. Tôi nhớ những tiếng nói cười bạn bè; tiếng người con gái hờn dỗi trách móc; tiếng cười khúc khích của ai sau lưng. Tôi nhớ những cơn gió lộng mỗi chiều đổ về từ sông Sài Gòn khiến thành phố dịu lại nhiều thật nhiều dưới cái nắng mùa Hạ. Hà Nội cũng có một dòng sông uốn quanh nhưng dường như sự đô thị hóa mạnh mẽ của bờ bên kia con sông ấy đã khiến gió từ sông không về lòng thành phố nữa. Tôi nhớ những chiều trên đường Nguyễn Huệ, ngồi từ góc café quen thuộc, tôi nhìn cơn mưa bất chợt đi qua và để lại những vệt màu vàng của từng lớp cánh hoa điệp. Sài Gòn ơi, tôi chưa bao giờ nhớ em đến thế, chưa bao giờ muốn về gần em đến thế…

 

Nằm miên man nghĩ và hối hả viết đến đây, tôi đã không thể kìm lòng cho nỗi nhớ của mình được thêm nữa. Và tôi đã quyết định rồi, mai tôi sẽ bay về với Sài Gòn, chỉ một đêm thôi cũng được, để được nhìn dòng ánh sáng chảy dài của thành phố qua cửa sổ căn hộ nhỏ của mình. Mai tôi sẽ về Sài Gòn, để được sống lại cả cảm thức của 12 năm trước, trên đường Kim Mã, khi dải bằng lăng chảy lướt lướt ở lại sau lưng và tôi bật ra niềm băn khoăn của chia xa. Mai tôi sẽ về Sài Gòn, để được nhìn lại những cánh bằng lăng trong lòng phương Nam và vọng về những cánh điệp vàng đơn lẻ đó đây giữa phố phường Hà Nội; để thấy, giữa Hà Nội với Sài Gòn có gì đó rất gần với nhau, như tôi, như một gạch nối…

 

Sài Gòn ơi, mai tôi về, với em, dù chỉ một đêm thôi, rồi tôi sẽ quay lại với Hà Nội để tiếp tục hình dung về em, và nhớ…

 

Hà Quang Minh

Hà Nội June 2012

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1292)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 1332)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1504)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1530)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1404)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1562)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1443)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1538)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1567)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1891)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18999)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14020)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,