KHA THỊ THƯỜNG - Sấm Đầu Mùa

07 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 11796)
KHA THỊ THƯỜNG - Sấm Đầu Mùa

 

 khathithuong-content

Nhà văn Kha Thị Thường

 

Nhà bà Liêu Ào ở gần suối Bon, con suối nhỏ nhưng chưa bao giờ cạn. Nước ở đó không trong lắm vì nhiều đoạn có bùn, với lại phía đầu nguồn người ta đã đón dòng nước bằng những thửa ruộng bậc thang.

Suối Bon nhỏ, ngoắt nghoéo, có cá, tôm, lươn, ếch... thỉnh thoảng còn có cả những chú rùa hay ba ba nấp mình sau những hòn đá tảng. Ở đó lũ trẻ gái buổi trưa vẫn thường vứt cái xúc cá được đan bằng sợi đay lén Bố mẹ đi xúc cá- tôm, tép giữa trưa hè nóng nhức da.

 Lũ trẻ thường dừng lại điểm cuối cùng là vườn dứa và vài cây cam nhà bà Liêu Ào. Bà Liêu Ào già rồi, nhiều hôm biết rõ bọn trẻ ăn trộm mà bà chỉ nói với xuống- “Đứa nào ăn trộm quả của bà, hạt sẽ mọc lên trong bụng rồi chui lên trên đỉnh đầu, chúng bây cứ thế mà ăn trộm đi”. Lũ trẻ nín thở, căng thẳng- lo lắng nhưng cuối cũng chúng vẫn quyết định mỗi đứa dăm quả cam non nhét vào giỏ xúc cá đem về để chơi trò tung ba quả chéo trong trò chơi của chúng.

Nơi bà Liêu Ào sống là đất của người Thái lâu năm- các ông bà già chẳng bao giờ ở một mình, không có con cái thì có cháu chắt họ hàng... Đằng này... Bà có tới bốn người con trai mà chẳng ở với ai. Chuyện này chưa từng có ở cái mường Xốp Mu này. Trong nhà chỉ có mình bà- thỉnh thoảng mới có một đứa bé gái ở cùng bà dăm bữa rồi nó lại bị đón đi.

Bà Liêu Ào làm nghề bốc thuốc và nghề nhuộm chàm. Bà bốc thuốc đau răng sâu, thuốc chữa kiết lị, thuốc cảm hàn, thuốc chữa rắn- rết cắn, bà biết lấy cả thuốc để lôi những sinh linh nhỏ bé trong bụng con người ra nữa.

Những đêm trăng rằm bà thường lầm rầm khấn vái cả đêm- bà rót chè xanh, rót rượu ra kín cả một gian nhà ngoài. Trong thâm tâm bà Liêu Ào tự nhủ ấy là cách tạ ơn các thần cây, thần cỏ đã phù hộ cho bà hái thuốc chữa lành bệnh cho nhiều người.

Cũng chính vì những đêm bất thường ấy, vì những lời khấn vái lầm rầm, vì những chén bát ngổn ngang tháng nào, năm nào cũng diễn ra y như nhau nên các con trai, con dâu không thể chịu được cảnh phải sống chung với bà. Còn bà Liêu Ào thì không chấp nhận được sự phàm trần của đám con cái nên bà cho họ ra ở riêng hết- không bận tâm hàng xóm bàn tán, sống một mình- với bà đó là sự tự do.

Thỉnh thoảng bà Liêu Ào đi đỡ đẻ cho các chị các thím trong mường. Hoặc những ca bà cho thuốc uống phá thai bà cũng đi đỡ. Thường thì bà chẳng thắp đuốc như nhiều người khác đi đêm. Bà chỉ lấy que củi cháy dở vừa đi vừa phe phẩy, que củi đỏ đủ soi đường. Hôm nào đi đỡ thường bà không ngủ. Bà thức đun nước để rửa tay, tắm táp và bà lại lầm rầm đến nửa đêm. Nếu là ca đỡ đẻ mẹ tròn con vuông, bà khấn cho đứa bé chóng lớn; nếu là một ca huỷ bỏ hài nhi, bà cầu mong linh hồn đứa trẻ được siêu thoát và tìm về đầu thai một kiếp khác với nhiều sự may mắn hơn.

Cái nghề bốc thuốc và đỡ đẻ ấy, bà cứu giúp được không biết bao nhiêu người- tuyệt nhiên bà chẳng bao giờ đòi hỏi gì cả, bởi đó là nghề của bà, cái nghề mà bà có cơ hội để giúp đỡ nhiều người và có bao nhiêu người trong số được cứu ấy tình nguyện nhận bà là “mẹ nuôi”.

Họ mang lễ đến xin được làm con nuôi của bà đồng thời tạ ơn cho bài thuốc đã cứu sống họ. Lễ tại khá đơn giản- con gà, vài lon gạo nếp, dăm nghìn bạc lẻ- tùy vào gia cảnh người bệnh.

Bà Liêu Ào cũng như những người làm nghề bốc thuốc đều có chung một quy tắc- dường như đó là quy tắc bất di bất dịch với người làm nghề. Ai lấy thuốc dù khỏi hay chưa kịp lành bệnh vẫn phải làm một cái lễ tạ ơn trước mùa sấm mới. Vì mọi người quan niệm rằng nếu không kịp trả ơn trước mùa sấm thì hoặc người bệnh sẽ tái phát, hoặc là cây thuốc sẽ bị thần sấm đè và không có công hiệu nữa, Cho nên cứ mỗi khi trước mùa sấm mới bắt đầu, nhà bà Liêu Ào luôn tấp nập người làm lễ tạ ơn...

***

Lúc nào bà cũng ủ ít nhất ba nồi chàm, hai nồi chuyên để nước chàm đặc nhuộm vải, nhuộm chỉ. Khi nhuộm, vải hay sợi chỉ dù bằng bông hay sợi tơ tằm đều bị co lại, bàn tay bà Liêu Ào thoăn thoắt nắm bóp sao cho nước chàm ngấm vào tận lõi của sợi vải. Nước chàm bà Liêu Ào nổi tiếng là đẹp và bền. Không phải ai ủ chàm đều nhuộm được những cái váy đen tuyền và có được những sợi chỉ vừa đen vừa bóng. Mường Xốp Mu này chỉ bà Liêu Ào là nhất. Người ta đưa chân váy, đưa chỉ đến nhờ bà nhuộm. Đưa từng nào cũng được với qui tắc sòng phẳng, chia đôi sản phẩm. Chẳng ai thắc mắc một câu- những cái váy bà nhuộm, những cuộn chỉ, búi chỉ bà nhuộm bao giờ cũng làm người ta hài lòng.

 Ông con trai thứ 2 của bà Liêu Ào- như một ngọn gió núi bị lạc, học chữ nào biết chữ nấy, điều người ta biết một ông đã biết mười. Vào bộ đội, ông được đi học rồi về làm y sỹ phục vụ trong đơn vị. Lý do gì đó thật gàn dở, ông trở về quê lấy vợ- 1 bà vợ quê kiểng chưa từng gặp. Thế nhưng con đường đi của ông lại như ngọn gió núi bay cao, cao mãi. Từ việc làm y sỹ phụ trách trong thôn bản, ông được điều ra trạm xá xã, lên huyện, lên tỉnh...

Con bé gái con ông, bé Khằm được ông bốc lên huyện để nó chuyên tâm học hành. Thế nhưng mấy lần ông hoảng hồn đạp cái xe thống nhất về đến xã, quẳng đó- đi bộ hơn 1 buổi vào mường Xốp Mu để xem con bé có về không? Mấy lần ông đánh nó tím cả mông vì cái tội bỏ về không nói năng một câu, làm ông tưởng nó bị bọn buôn người bắt đi và bán hết lục phụ ngũ tạng như người ta vẫn thường đồn thổi. Nếu như thế thì ông còn sống làm gì? ông hỏi, ông khảo sao nó bỏ về- lần nào cũng như lần nào. Nó đều trả lời tăm rắp- nó nhớ mùi chàm của bà nó- nhớ hàm răng đen và bàn tay đen nước chàm của bà nó. Và nhớ những rễ cây, lá cây- nhớ những nồi nước lá nhuộm sợi chỉ thành các màu xanh- đỏ- tím- vàng...

Bà Liêu Ào rất thích dẫn theo đứa trẻ con lên rừng, bà chỉ cho nó từng loại lá, từng loại cây. Cây nào phải hái lá, cây nào phải đào rễ, cây nào hớt lấy vỏ để tạo thành những màu sắc. Và câu thường trực bà vẫn luôn bảo với con bé là:

- Mi phải quen với lá với cây để sau ni bà chết còn có người nỗi cái biết của bà nhá?

Lúc nào con bé cũng gật đầu tán thành rất cao và nó chăm chú đến độ, chính bà Liêu Ào cũng bất ngờ vì những điều nó tiếp thu nhanh quá mức bà tưởng.

Có lần Ông Hu Nguồng phải xin nghỉ việc về quê kiếm coi con có về không? thấy nó quấn bên bà Liêu Ào- ông không kìm nổi sự cáu kỉnh:

- Vì mế mà con bé mất tập trung, bỏ dở chuyện học hành, tại mế hết.

- Già này không xui khiến con bé về, già cũng muốn nó đi đi, già đỡ trả lời nhiều câu hỏi, già đỡ phải bày, đỡ phải mệt vì nó.

Rồi sau những chuyến chạy về mường tìm con, sau những lí thuyết, thuyết phục, ông Hu Nguồng lại đưa con bé trở về trường học. Hai cha con lọc tọc đi bộ từ mường ra đường cái, yên xe đạp có tấm chăn nhỏ buộc vào kĩ lưỡng để con bé ngồi cho êm. Về được vài ngày, con bé lại trở mặt lầm lì, lại khóc ỉ eo, lại trốn. Ông Hu Nguồng cũng đến mệt vì nó.

***

Ngày thường, khi không phải đi đỡ, không phải bốc thuốc cho ai bà Liêu Ào ngủ sớm. Và thói quen, canh ba, bà dậy khuấy các nồi chàm.

Sáng ra, người ta đã thấy bà Liêu Ào ngồi trên cái chày để đu đưa với mớ nào vải, nào sợi- chỉ. Thường thì khi nhuộm xong một búi chỉ, bà Liêu Ào cũng như người già trong bản sẽ ngoắc búi chỉ lên cái que ngoắc dưới gầm sàn, đầu còn lại bà xỏ cái chày giã gạo vào, có khi bà ngồi đung đưa, có khi bà lấy những hòn đá nặng treo vào cái chày để sợi vải sợi chỉ có sức giãn, thẳng hơn.

Với những công việc khiến một người già luôn bận rộn, dần dà chẳng ai nghĩ bà Liêu Ào ở một mình sẽ cô đơn. Con cháu của bà lui đến thường xuyên, dĩ nhiên rồi. Những người bà bốc thuốc chữa khỏi bệnh nữa, gần hay xa thỉnh thoảng họ vẫn đến thăm bà. Khi thì mang cho bà đôi bát gạo nếp, khi thì túi thuốc lào để bà ăn trầu, có người đem cho bà ít lon nước ngọt, người đưa cho bà gói hạt kê, vừng, đùm lạc nhân.

Cạnh đó- suối Bon chảy róc rách quanh năm- những ngày mưa lũ ễnh ương, ếch ộp, nhái cóc thi nhau kêu ục oạc, ùng oàng- bà Liêu Ào thích nghe tiếng kêu của những con vật nhỏ đó và cực ghét những người hay đi bắt ếch trời mưa nhưng bà chẳng cấm được.

***

Rào rào mưa, con bé ngồi đung đưa đôi chân xuống dưới sàn nhà. Bà Liêu Ào cần mẫn bên vườn chàm cắt những cành già nhất về ngâm. Con bé cũng làm được việc ấy, nhưng bà sợ nó không biết cắt chàm sẽ làm chàm bà chết nên bà tự tay làm.

- Cháu lấy nón cho bà đội nhé?

- Nón gì mà nón, gai đâm chân bà rồi đây- mày tìm cái kim xuống mà gỡ gai cho bà đã, đau quá là đau...

- Ôi, cái gai bé tí mà da chân bà thì dày, thế mà vẫn đau...???

- Nói với bà thế hử?

- Đấy, đấy, bà chạy đuổi đánh con đi- cho khoẻ gân khoẻ cốt...

- Tổ cái thằng Hu Nguồng, đẻ ra con trời đánh...

Bà Liêu Ào chửi đổng theo cái dáng bé tí của con nhỏ. Chốc lát con nhỏ đã lại đung đưa đôi bàn chân dưới sàn. Nó vừa soi tìm gai cho bà vừa thủ thỉ.

- Bà nhỉ? lá chàm ngâm độ chừng mấy hôm thì nước tốt nhất?

- Nước chàm tốt nhất là vào ngày thứ 9, nhưng độ ngày thứ 5 là vớt lá chàm ra được rồi- ngâm tiếp nữa lá chàm sẽ bị bở ra. 

- Thế ngày thứ năm vớt lá chàm ra, nồi chàm đã nhuộm được chỉ chưa hả bà?

- Rồi chứ, phải nhuộm dần thôi- đến ngày thứ 9 mình nhuộm một lần hai lần nữa là được.

- Ai cũng bảo mùi chàm hôi mà cháu thấy thơm

- Thơm chứ, ai bảo hôi là vì họ không biết ngửi

- Bà... cháu không biết sao Khe Lội mình, khi nào có sấm thì đầy các chị, các cô, các bà gội đầu?

- Là thế này nhóc con, khe Lội toàn được ngắm nghía những mái tóc dài của các bà, các cô, các chị và những em gái sau bữa sấm đầu tiên... là vì theo quan niệm của người mường Xốp Mu, như thế là xua đi những bệnh tật, xui xẻo và đón nhận những điều tốt lành!

- Thế sao mùa sấm mới, bà cũng thường nhuộm chàm nhiều hơn? đúng không?

- Đúng chứ- Thường thì bà phải nhuộm đến chín - mười lần chỉ mới được nước, còn mùa sấm, chỉ cần 5 đến sáu lần vải đã đen bóng, bứt đôi sợi chỉ ra bên trong đã ngấm kỹ, tiết trời sấm đầu màu dịu hơn, không quá lạnh, không quá nóng nên sợi vải mau ngấm mà lại lâu phai.

- Vậy... tại sao bà lại chọn xâu lỗ tai cho lũ trẻ con bọn con cũng vào mùa này? thần sấm phù hộ gì cho bà à?

- Con ngốc này, mùa này... đấy, con thấy không? trời mát- xâu xong các con đỡ đau. Chứ xâu vào màu hè, màu đông các con phải đau lắm đấy.

Thêm cái nghề xâu lỗ tai cho bọn trẻ con nữa- đấy cũng là một ngón nghề của bà Liêu Ào. Năm nào cũng như năm nào- hễ có sấm đầu mùa, lũ trẻ con lại lần lượt kéo đến nhờ bà bấm tai. Bà Liêu Ào xoắn vài sợi chỉ bông, bứt một ít lá chàm tươi về vò nát rồi ngâm sợi bông vào, bà lấy lọ nghẹ than bôi vào dái tai bọn trẻ rồi cầm gai bưởi xâu lỗ tai, sau đó bà lại lấy cái kim to có se sẵn mấy sợi chỉ bông đã nhúng nước chàm xâu qua cái lỗ gai bưởi vừa đâm thành lỗ. Mấy ngày đầu tai đứa nào cũng đỏ mỏng, có đứa tai còn sưng lên- sau vài ngày đỡ đau hơn lũ trẻ trở lại nhà bà Liêu Ào để bà hóa phép bằng vài chiêu phun nước bọt vào bàn tay- xoa xoa, nắn nắn, bà Liêu cầm hai đầu sợi chỉ xâu sẵn ở tai day đi day lại... mấy hôm sau nữa bọn trẻ sẽ tự làm động tác đó, cho đến khi nào không đau nữa, và sợi chỉ có thể day thoải mái thì bọn trẻ có thể tháo sợi chỉ ra, thích đeo gì thì đeo. Tuyệt nhiên những cái tai được bà Liêu Ào xâu lỗ luôn đảm bảo chất lượng và không bao giờ mất dấu.

Còn có cả những chuyện li kỳ về bà Liêu Ào nữa, ví như trâu- bò cả bản thả rông trên đồ,. chúng phá rào vào nương sắn nương ngô nhà nào đó- vô phúc bị chủ vườn cầm dao chém. Vết thương rộng toang hoác. Người ta đến nói với bà Liêu Ào xin thuốc. Bà lằng lặng... lúc trời xẩm tối bà sẽ đến chuồng trâu bò đó vỗ vỗ vào người con thú bị thương, bà khấn- rồi khi về nhà mình bà lại rót rượu ra dưới bàn thờ khấn vái- ba buổi tối như vậy, vết thương chẳng cần bất kể loại thuốc nào rịt lại mà tự khô. Đó là câu chuyện có thật một trăm phần trăm, tất cả bà con mường Xốp Mu đều không thể phủ nhận điều này.

***

Cái que củi được bà Liêu Ào cầm huơ huơ đủ rọi đường đi. Bà đi một vòng mấy nhà, chẳng vì việc gì cả, bà đi cho cái chân khoẻ ra. Đi để nhai miếng trầu cho miệng nó thơm, cái răng nó chắc. Mường Xốp Mu ai cũng quí bà. Tối đó bà còn leo lên nhà ông Hu Nguồng nữa. Nhà ông Hu Nguồng nằm trên quả đồi, lên đến nơi thì bà Liêu Ào chống nạnh nhìn xuống phía dưới chân dốc mà thở.

Ngồi chuyện trò một lúc- tự dưng bà buột miệng:

- Đời già này sống thế này là lãi to quá rồi, nhưng già này chỉ tiếc một điều là tại sao ngày xưa già lại được Bà cố bày cho cái bài thuốc để lôi những đứa trẻ con ra khỏi bụng mẹ. Phải để cho chúng được sống chứ? ai cũng đáng sống... thương quá, tội quá, già này cũng quá tội...

***

Suối Bon vẫn chảy, vườn cam và vườn dứa năm xưa đã tàn. Xung quanh vườn bà Liêu Ào chỉ có những cây chàm lâu ngày không người bứt nên cao khảnh, xương xẩu- những bụi sả mọc um tùm, vài cây bông cao xoè tán.

Mỗi sáng mai vườn ríu rít tiếng chim kêu!

 Con suối nhỏ cạnh nhà bà Liêu Ào vẫn róc rách, vẫn còn có cá, tôm, có cả những con ba ba nhỏ lổm ngổm bò sau hòn đá tảng

Con bé năm xưa suốt ngày lẽo đẽo theo bà Liêu Ào ấy, suốt ngày nó bỏ học về bản chỉ vì nhớ nồi chàm của bà, nhớ những chiếc lá xanh um tưởng như đó là quy luật tự nhiên mà ẩn chứa sau cái màu xanh kia còn có nhiều sắc màu khác. Giờ cô là một bác sỹ ở bệnh viện huyện.

Bà Liêu Ào bị lạc vào đâu không ai biết.

Tại sao lại để lạc mất một bà già?

Bà lạc vào đất...

Với dân mường Xốp Mu chết là hết, người chết chẳng được chăm nom gì nữa. Dân tộc Thái không muốn khơi lại nỗi đau và quên người chết bằng cách chẳng bao giờ thăm lại nơi người ấy nằm... người ta bảo thăm lại mộ người chết sẽ suốt đời nhớ nhung, sẽ không bao giờ quên họ được. Mà mình không quên đi người đó thì người đó sẽ không lên trời được....

Hẳn bà Liêu Ào đã lên trời từ lâu!

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 509)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 756)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 615)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 826)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 759)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 640)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 792)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 994)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 831)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1315)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8345)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19181)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19256)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,