KHA THỊ THƯỜNG - Núm Ruột Của Mẹ

27 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 11064)
KHA THỊ THƯỜNG - Núm Ruột Của Mẹ

khathithuong-content
Nhà văn Kha Thị Thường

 

- Anh chết đi, chết đi

Tiếng cô gái nức nở và đẩy người đàn ông trông có vẻ rất nhớp nhúa, xộc xệch ra khỏi chiếc ghế dài. Nơi có người Cha đau yếu của cô đang nằm im lặng – một sự im lặng tưởng như có thể nổ tung nếu như cô gái để yên cho gã đàn ông kia tiếp tục ngồi cạnh người cha.

Người đàn ông say loạng quạng, gã làu bàu:

- Mày thấy tao nói không đúng à? Chắc bụng mày cũng nghĩ thế mà mày không dám nói thôi…

Cô gái lại lao tới, đẩy người đàn ông say ngã dùi dụi xuống sàn nhà:

- Cút đi, cút đi – đồ thối tha

- Á à… mày giỏi, mày dám xô anh mày hả? mà tao đếch phải anh mày…

Cô gái chạy vào gian nhà bếp cầm ra cái chày nhỏ, cô dứ dứ vào mặt người đàn ông say:

- Tôi bảo trước rồi đấy nhé, vỡ đầu đừng có trách…

Gã đàn ông say mèm bò xuống khỏi cầu thang, cô gái chạy lại đỡ chân người Cha đặt lên ghế ngay ngắn. Mắt cô gái đầy nước – người cha im lặng, cô cũng im lặng…

***

Cứ mỗi lần say, gã lại gây sự. Không khí trong gia đình cô gái luôn căng như sợi dây đàn – Chị cô, em cô đều bất bình vì người anh trai cả, thậm chí em cô đã từng lôi cổ gã ta đánh cho túi bụi. Gã ta đã thề thề, hứa hứa là sẽ không như thế nữa nhưng rồi mọi chuyện vẫn cứ lặp lại. Cứ mỗi lần cô gái xuất hiện là người cha lại tấm tức kể:

- Nó lại đến hành Cha…

Cô gái bằng mặt mà không bằng lòng với anh trai chị dâu. Ngày xưa Cha cô đã cưng chiều anh ta như thế, nuôi nấng anh ta nên người- không phân biệt đối xử- đích xác là anh ta không phải dòng máu của họ tộc nhà cô. Có hề gì đâu? chị em cô đã thương quí gã biết mấy. Cha cô đi làm xa, mỗi tuần chỉ về nhà vào ngày cuối tuần- gã ở nhà cũng biết đường vào rừng chặt tre chặt nứa- và mỗi lần gã xuôi bè ra chợ cái bán tre nứa cho dân buôn mẹ lại dặn:

- Mày nhớ mua cân thịt cân mỡ về cho các em ăn nhé!

Gã biết vâng lời mẹ, mua thịt- mua kẹo cho lũ em và mua bánh đúc cho Ông nội. Vì ông nội chỉ ăn được bánh mềm.

Rồi gã nhập ngũ, mấy chị em cô gái đã nhớ gã biết chừng nào. Gã không biết chữ- mỗi lần gã nhờ ai đó viết thư về nhà thông báo tình hình sức khỏe, sinh hoạt- cả nhà cô gái mừng vui và đi khoe khắp bản.

***

Cha mẹ làm đám cưới cho gã. Cha cô bảo nhà có quá đông người nên cho vợ chồng gã ra ở riêng. Chẳng hiểu sao khi ra ở riêng, tất cả mọi sự khởi đầu đều tốt cả mà sau đó thì bao nhiêu mâu thuẫn xảy ra…

Cô gái đang cặm cụi ngồi học ở góc bàn, lúc đó cô đang học cấp 2- từ đâu 1 que củi vút bay vào cửa sổ, rơi xoảng xuống sàn nhà bằng tre. Kèm theo đó là một tiếng la:

- Bà Tơ, bà Tơ đâu- tôi giết chết bà…

Nghe tiếng động vài người chạy đến. Mẹ cô gái đang ngồi kéo sợi trong bếp đi ra- gương mặt bà tái nhợt.

- Mày làm gì thế? uống rượu ư?

- Bà Tơ… bà Tơ là đồ ngu, ai bảo bà đẻ ra tôi hả. Bà đẻ ra tôi mà tôi lại không phải con của chồng bà…

Người mẹ há hốc mồm, bà không nói được câu nào cả.

Hai người chú, thím và mấy người hàng xóm nữa xúm vào lôi gã say rượu ấy đi về nhà gã. Gã đã vùng vằng, vung chân múa tay nhặt thêm mấy que củi, mấy hòn đá cố ném vào cửa sổ nhà bố mẹ gã và cố chửi đổng vài câu. Nhưng không có một lời phản lại…

Cô bé run run ngồi trong góc nhà.

Cái gì đó vỡ òa…

Mỗi tháng cô gái vẫn về nhà đều đặn, và cứ mỗi lần về lại là những câu chuyện không bình yên của gã gây ra. Và khoảng cách, và tình yêu, tình thương vốn dĩ cô dành cho người anh trai rất nhiều cứ thấm hơi lạnh, cứ đông cứng dần… và rồi cô thấy có khoảng cách rõ rệt.

Cha cô lâm bệnh nặng- anh trai chị dâu chẳng giúp được gì. Vì họ là những người nông dân chân đất mắt toét- chị gái cô kinh tế cũng trung trung, chị lại vừa mới sinh em bé cho nên không thể theo người cha đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác. Cha lúc nào cũng bảo- đi đâu cũng phải có cô đi cùng, nếu không cha chẳng đi chữa bệnh nữa…

Bao nhiêu tiền cha dành dụm được, tiền thằng em chuẩn bị đi lấy gỗ trong núi ra- tiền của cô gái định đổi xe máy… dồn vào bệnh người cha hết.

Cứ ngỡ như bệnh người cha cũng nhẹ như những lần khác ông đau, mà rồi hai chị em cô gái theo cha đi khắp nơi, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh- rồi Hà nội..

Những cảm giác cô gái không thể nào quên, chỉ có hai chị em cô tong tả- bệnh viện là nơi để người ta nhìn rõ nhất những mặt phải trái của cuộc sống. Cô đã từng nung nấu ý nghĩ là mình sẽ viết cái gì đó- viết thật sâu sắc về những điều mắt thấy tai nghe ở bệnh viện… nhưng những trang viết cứ dở dang..

Theo giấy chuyển viện tuyến dưới giới thiệu cha cô bị viêm tủy, bệnh viện Z tiếp nhận cha cô vào khoa thần kinh. Ngày đầu tiên đến đó- một không khí hiu hắt, một nỗi buồn chui vào gan ruột- một nỗi ám ảnh- một nỗi mơ hồ, một nỗi hoang mang. Chiếc giường 1m với ba bệnh nhân- may thay hai bệnh nhân vào trước cha cô gái là hai thanh niên, họ vẫn đi lại được nên họ nhường giường để cha cô nằm, còn hai anh trải chiếu nằm dưới đất.

Mấy ngày sau- hai anh ra viện- thằng em trai bảo cô gái lên nói với điều dưỡng có thể cho cha cô nằm một giường được không? vì các phòng tự nguyện cũng không còn nữa…

Cô gái vừa mở lời thì cô điều dưỡng trung trung tuổi, khuôn mặt lạnh như tiền:

- Cháu tưởng bệnh viện là khách sạn hả? người ta cũng liệt cả đấy thôi mà vẫn ba người một giường- muốn nằm riêng thì ra phòng tự nguyện, nhé.

Cô gái nhã nhặn nói lời cảm ơn rồi quay về. Nhìn thằng em trai cô chỉ khẽ lắc đầu.

Hai bệnh nhân cùng giường cha cô gái chưa kịp làm xong thủ tục xuất viện thì đã thấy một bệnh nhân khác được xếp vào cùng giường cha cô. Bệnh nhân mới trạc tuổi cha và ông ấy có vẻ dễ chịu.

Chập tối cùng hôm lại thêm một bệnh nhân nữa cũng trạc tuổi cha cô được ghép vào giường số 11, ba ông già nhìn nhau cười méo mó…

Mỗi lần chuẩn bị kim bơm tiêm là mỗi lẫn cha cô gái nghiến răng ken két:

- Chúng mày đưa cha về đi thôi, cha không sống được nữa đâu…

Cô gái vén tay áo người cha lên, cô nói với cô bác sỹ trẻ:

- Chị ơi hai ngày cha em lấy ven tay phải rồi, ven vỡ hết- hôm nay chị lấy tay trái cho cha em đỡ đau được không?

- Đã lấy ven khó còn đòi hỏi tay này tay kia…

Cô gái cắt một lát khoai tây dán vào chỗ vết tiêm cho người cha, tay cha cô tím bầm vì những lần lấy ven đều bị chọc nguấy đến mấy lượt.

Chẳng ai nói câu gì- ngoài ba ông già giường số 11 ngồi nhăn nhó.

Cô không bao giờ quên được những cảm giác trong bệnh viện. Người cha đau ốm của cô, nằm trên cáng- đến lật mình cũng phải nhờ đến các con. Vậy mà từ khoa đi ra phòng khám- ông cũng phải xếp hàng chờ cùng với mọi người- cô và em trai tất tưởi lên xuống các tầng nhà 1, 2, 3… có phòng chụp xong 1 tiếng sau lại được thông báo là phải chụp lại vì kết quả không rõ. Vào chụp lại, mấy vị bác sỹ trẻ bảo giờ phải tiêm 1 múi thuốc gì đó vào để chụp cho rõ- 1 mũi thuốc tiêm giá 700 000đ đồng. Thằng em trai lén lén lút lút vì sợ cha biết ông lại xót của… chao ôi những điều mắt thấy tai nghe, có nhà thơ đã viết rằng: “Muốn biết nhân dân hãy một lần đến bệnh viện”, cái sự đi bệnh viện mới nhục nhằn, đau khổ và phải quị lụy những “lương y” đến chừng nào…

Khi tất cả các thủ tục khám chụp đã xong xuôi, cha cô gái có quyết định chuyển viện với kết luận U tủy. Hai chị em nhìn cha, an ủi ông rằng chờ mổ xong bệnh cha sẽ ổn. Thêm một lần chuyển viện- lòng cô gái chỉ muốn vỡ òa vì thương cha, thương em trai vất vả. Chẳng thể nào có một sự diệu kỳ để bỗng chốc cha có thể khỏe mạnh, có thể đi lại được như những tháng năm qua. Những cơn đau hành hạ cha, hành hạ thân xác và cả tâm hồn- những đêm cha khóc, những khi bệnh cha nặng cả hai chị em cô gái thức chong chong suốt đêm- xoa bóp, im lặng. Vì đau cha hay cáu gắt những điều vô lý, có lúc em trai đã cau có và hờn cha, cô gái cố nói điều gì đó với cha thật to để át đi tiếng thằng em trai- và mỗi lần như thế cô chỉ nhìn em trai bảo:

- Em im đi…

Trong thâm tâm, cô gái rất thương em trai mình- mọi việc nặng nhọc nó đều phải cáng đáng, kể cả mỗi lần hai chị em cõng người cha đi đại tiện- cha không có sức rặn thằng em trai phải đưa tay vào móc. Cô gái luôn quay mặt đi giấu những giọt nước lăn ra từ khóe mắt. Tình thương cô dành cho cha và cho em là một nỗi buồn…

Vài ngày ở bệnh viện X chờ mổ, một người bạn của cô gái bảo hãy chuyển cha cô sang bệnh viện chuyên mổ các bệnh liên quan đến xương và tủy, cô bàn với em trai- lúc đó lưng nó phải đi còng vì những lần cõng cha lên xuống các bàn khám chụp. Khi nghe cô gợi ý nó xua tay:

- Em mệt quá rôi. Đến bệnh viện khác cũng vậy thôi- lại phải gặp trưởng khoa, lại giấm dúi bác sỹ, điều dưỡng để người ta để ý đến Bố, mất công, mất tiền, mất thời gian nữa chị ạh.

Cha cô gái cũng ôn tồn:

- Thôi con ạ, chuyển viện khác rồi cũng lại phải chờ đợi, mổ ở đây cũng được, chắc sẽ tốt thôi…

Mẹ cô gái ngày nào cũng gọi điện đòi gặp cha, nhưng hễ cứ nghe điện thoại ai là cha cô lại khóc nên hai chị em không cho cha gặp người nhà nữa. Khi cô đưa điện thoại bảo mẹ muốn gặp- cha cô nhăn nhó

- Gặp gì, đau thế này thì không gặp ai hết.

***

Cô gái rón rén vào bên cạnh cha trong phòng hậu phẫu, nước mắt cô cứ đổ kín cả gương mặt, cha đang nằm mê man và trên cả khuôn mặt ông là những ống oxi chằng chịt, điện tâm đồ, não đồ và nhịp tim vẫn đều đều chạy. Cô cúi mặt vân vê bàn tay người cha lạnh cóng, chợt cô nhìn vào hai hốc mặt người cha đầy nước- ông đang khóc mà mắt thì nhắm nghiền. Cô thì thầm bên tai cha:

- Cha ơi, người ta mổ cho cha xong rồi- cha đừng khóc nữa nhé, xong rồi- sẽ tốt thôi cha ạ!

Mắt cha cô vẫn nhắm nghiền, cô ngước hỏi người bác sỹ trẻ trực ở đó:

- Anh ơi, bao giờ thì cha em tỉnh lại

- Chắc ông tỉnh rồi em ạ, cha em tên là gì nào?

Anh chàng bác sỹ trẻ đứng sát cạnh cha cô gái và gọi lớn:

- Chú Đình ơi… chú mở mắt ra xem nào, chú Đình…

Đấy, cha em tỉnh rồi đấy. Em để yên cho chú ấy nghỉ ngơi lát nữa nhé…

Cô gái lằng lặng ngồi bên cạnh, ngoài hành lang bạn bè cô đến khá đông- khi em trai đi vào bảo cô ra, cô không khóc thành tiếng mà cả khuôn mặt nhòe nhoẹt nước là nước. Đúng lúc đó thì vị bác sỹ trưởng khoa đến bắt tay em trai:

- Chúc mừng cháu, vì khối u của cha cháu là u lành và nằm ở màng ngoài. Ca mổ hơi vất vả nhưng đã thành công…

Cô gái ôm chầm lấy em trai, toàn thân cô run lên bần bật.

Đêm đó và mấy đêm tiếp nữa, hai chị em thức cùng cha- không hề ngủ. Không hiểu sao cô lại phi thường đến vậy, bình thường chỉ cần mất ngủ 1 đêm là cô phải ngủ bù cả mấy đêm, hoặc những lần khác cha hay mẹ đi viện, cứ vào viện chăm người ốm là thể nào cô cũng ốm theo. Nhưng lần này cô không hề đau ốm, cũng không hề sút cân. Ban ngày cô thường nhường cho em trai ngủ lấy sức, dù đêm cô vẫn thức nhiều hơn vì cô là con gái. Cha chỉ cần trở nhẹ một chút là cô tỉnh- còn em trai thì không. Có những lúc cô cảm thấy chóng mặt thì bỏ ra ngoài hành lang, ngả xuống một cái chiếu nào đó và chợp mắt một chút… Có hôm cả cô và cha đều bật cười vì thằng em bảo:

- Giờ ước mơ của con chỉ là có một đêm được nằm trên giường thoải mái…

Đúng thế, hai chị em hơn hai tháng trời theo cha. Vạ vật khắp các bệnh viện, không một ngày được nằm trên giường- trải một cái chiếu xuống nền nhà là xong… Có lúc em trai còn trêu cha rằng:

- Cha thấy không? hai chị em con là uy tín nhất nhé. Các bệnh nhân khác ai người ta cũng thay người phục vụ liên tục, con với chị là được cha yêu cầu phục vụ cố định, chứng tỏ là bọn con phục vụ tốt nhé…

Những lúc đó người cha cười trừ, nhưng gương mặt ông có một niềm vui và cả tình thương nữa. Tại vì ba cha con cô gái là nhà ở xa nhất, ngoài bạn cô gái ở đây chẳng có ai thăm nom, đi lại.

***

Cha từ bệnh viện về nhà đã hơn hai tháng, cô gái trở lại cơ quan làm việc- một công việc mà cô tự lựa chọn theo sở thích của mình…

Cha cô cũng là người hiểu biết, có chức quyền ở vùng sơn cước. Ông đã rất muốn được sắp xếp cho cô một công việc nhẹ nhàng nhưng cô không chịu nhận từ cha điều đó. Cô như một con chim muốn tự do bay lượn, và hẳn rằng trên những chặng đường đi đã hơn một lần cô ngã đau đớn. Em trai cô ngược lại, nó mang tâm hồn và tư tưởng của một đứa con vô cùng hiếu thuận- học xong đại học nó xin việc gần nhà để được gần cha mẹ.

Từ bữa cha về cứ cuối tuần cô gái lại nhảy xe về quê. Hôm ấy, chị gái đang phơi đồ cho Cha. Mẹ cũng đang ngồi nhai trầu dưới sàn. Cô khe khẽ hỏi chị gái

- Chị à, anh Sử lại nói gì cha à?

- Ừ, hắn nói cha mà chết đi là hắn mừng, đồ không có chữ, ngu lắm…

Cô gái bước về phía người mẹ, giọng cô chùng xuống

- Mẹ, anh Sử nói Cha thế sao mẹ không tát vào mồm anh ấy?

- Mẹ cũng khổ tâm lắm, mẹ chỉ muốn nó chết đi…

- Con ghét anh ấy. Cả chị dâu nữa- không biết điều gì hết. Mà cũng tại mẹ hết, mẹ nuông chiều anh ấy, làm hư anh ấy.

- Mẹ đâu có chiều nó, tại bụng nó xấu, nó không biết chơi với người tốt.

Đúng lúc đó thì gã lại xuất hiện với bộ dạng say khướt, chân nam đá chân chiêu. Cô gái nhìn gã gườm gườm. Gã ngồi bệt xuống cầu thang, lầm bầm.

- Con kia, mày về mà mày không mở mồm chào tao được một tiếng à?

- Chào hả? say rượu thì chào cho phí lời.

Giọng cô gái bực tức.

- A, mày được nhỉ? Mày đi cả tháng mày về chăm cha được mấy lần. Trong khi tao chăm lão hàng ngày mà lão già ấy không ghi nhận, tưởng tao thích chăm lão ấy lắm à?

- Anh thích gây sự hả, thích kể công lắm hả?

- Không có ông ấy tao cũng chả chết. Tại bà Tơ kia kìa, cái bà Tơ ngu đần ấy…

Cô gái trợn mắt:

 - Mẹ đẻ ra anh mà anh nói mẹ thế hả? Đừng có lảm nhảm cái bài ca ấy nữa… cút đi

Cô gái bỏ lên nhà, mẹ và chị gái đứng trân trân dưới sàn. Cô không hiểu bây giờ mẹ đang nghĩ gì nữa, Cô rất thương mẹ nhưng có lúc cô cũng rất giận mẹ.

Lúc sau cô gái nhen xong bếp để đun thuốc cho cha thì đã lại thấy gã anh trai say mèm ngồi ở sập gian nhà ngoài. Cô không nói gì cả, đỡ cha ngồi dậy, xoa bóp chân cho cha như không có sự hiện diện của gã. Không dưng gã lại buông một câu.

- Ông ấy sắp chết rồi, mày mất công làm gì… ai cũng biết thế.

Cô gái bật đứng dậy, lao tới và đẩy người anh trai bật khỏi sập ngã xuống sàn đổ rầm. Mẹ và chị gái chạy lên thì thấy hai anh em đang vật nhau. Gã say túm chân cô gái vì không thể túm được tóc cô. Cô gái cứ giơ tay đánh đấm túi bụi lên người gã mà chửi:

- Đồ điên, đồ xấu xa, anh chết đi, chết đi…

- Mày sợ gì? mày cũng đã quá mệt vì ông ấy ốm lâu quá nên mày cũng mong ông ấy chết đi, bụng mày tao chả biết thừa hả?

Cô gái vung tay giáng xuống đúng mồm gã. Cuộc ẩu đả như không có hồi kết thúc. Gã rống lên:

- Bớ làng, nó giết tôi…

Đêm thanh tĩnh, mấy lần người cha trở mình, mấy lần cô gái tỉnh dậy

Sức khỏe của cha đang dần bình phục. Những cơn đau cũng đang thưa dần- bởi vì bệnh của cha vốn là bệnh nặng, không có khả năng phục hồi nhanh như những ca mổ bệnh khác. Ngày cha mổ, chị em cô đã tự quyết định như chơi một ván bài- dẫu sao vẫn còn một tia hy vọng…

Ván bài ấy chị em cô gái đã thắng.

Về nhà mấy tháng, người cha gầy rộc. Cô thương cha se sắt, nằm một chỗ cả mấy tháng trời làm sao mà không bực bội, bí bách. Lại thêm gã anh trai cô suốt ngày say xỉn, léo nhéo.

Có một lần cô nặng lời với mẹ, vì chuyện anh trai- mẹ đã nói:

- Con ơi, mẹ làm sao vứt nó đi được vì nó cũng là khúc ruột của mẹ…

Khúc ruột của mẹ?

Cô gái thấu hiểu tấm lòng của cha, một nguời đàn ông bao dung và độ lượng.

Cô gái cũng thấu hiểu tấm lòng của mẹ, làm sao mẹ có thể trút bỏ hết được.

Khúc ruột luôn làm cho mẹ đau đớn là món nợ của một tình yêu, có thể đó là tình yêu sai lầm quá lớn trong cuộc đời của mẹ chăng?

Những ngày tháng 6/2009

(KTT)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 463)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 657)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 636)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 501)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 610)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 719)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 629)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1065)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 708)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1176)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18833)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9027)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8128)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 453)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 821)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13902)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19089)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8394)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25369)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22814)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21616)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19674)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31811)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,