HỒNG NGUYỄN - Chạy Việc

05 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 11787)
HỒNG NGUYỄN - Chạy Việc

giacngo-content-content 

Không gọi điện báo trước. Em rón rén đẩy cánh cửa gỗ cũ được sơn lại đen bóng, rón rén vén tiếp bức rèm màu xanh nhạt loang lổ những vết bụi bám nước đã khô bước vào phòng ông. Ông đang say sưa nghiên cứu tài liệu. Em dám chắc chắn như thế vì em nhìn thấy rõ trước mặt ông là cuốn từ điển sinh học được viết bằng chữ La tinh dày cộp. Em nhẹ nhàng treo mũ lên giá nhưng nhỡ tay, thật sự là do em nhỡ tay chứ không hề cố ý đánh tiếng, chiếc mũ rơi xuống thềm nhà đánh bộp làm ông giật mình. Những tấm ảnh trong tay ông lả tả rơi xuống đất rồi theo chiều quay của chiếc quạt trần đang chạy xành xạch trên đầu bay lại phía em. Lúc đầu em cứ tưởng đấy là những tấm ảnh tư liệu chụp cảnh động vật hoang dã đang làm tình hoặc giả là cảnh sống lứa đôi của bầy người nguyên thuỷ nhưng nhìn kỹ mới thấy đấy là con người thời hiện đại. Là đàn ông và đàn bà, thân thể quấn riết, loã lồ phơi bày xác thịt. Em thề là em đã nhìn rất kỹ. Đừng vội nghĩ oan cho em mà thành người xấu đấy. Em chỉ nhìn kỹ để so sánh.Vì phòng ngủ của em cũng treo bức tranh loã thể về chàng ADam và Nàng Eva trong vườn Địa Đàng. Cơ thể cường tráng của ADam che chắn thân thể Nàng EVa nhỏ nhắn, e ấp một cách kín đáo. Em rất thích bức tranh này và đòi bố mẹ mua bằng bất kỳ giá nào nhân dịp sinh nhật lần thứ 19 như một bức thông điệp gửi tới bố mẹ rằng con đã lớn. Nhìn bức tranh em thấy được tình yêu, thấy được khát khao hạnh phúc, khát khao hiến dâng hiện hình một cách thánh thiện. Nhưng ADam và EVa trong những bức ảnh ông vừa xem lại hớ hênh, trần trụi, phơi bày chủ yếu những bờ vùng kín đáng nhẽ ra phải được che chắn cẩn thận (có thể là bằng dụng ý nghệ thuật của tác giả chứ không phải bằng cuốn từ điển sinh học dày cộp). Mồ hôi ướt rịn trên trán ông, bóng nhẫy trên chóp đầu ít tóc, chỉ lưa thưa vài sợi đen, vài sợi bạc, vài sợi vàng khè khè như bị cháy nắng. Ông giơ tay quệt ngang quệt dọc rồi lau vội vào ống tay áo. Ông liếc đôi mắt lá răm mỏng dẹt lúng liếng đưa tình rồi chồm đến bên em chực ôm ấp, vuốt ve, sờ nắn, hít ngửi. Em biết ý né tránh: “Em có bỏ ông đi liền đâu mà ông vội vàng thế. Bên ngoài trời nóng như đổ lửa. Em vừa vào phòng. Phải cho em nghỉ ngơi lấy sức đã chứ. Cứ xong việc đi rồi ông thích gì em cũng chiều”. Em tinh quái đáp lời nũng nĩu, bỡn cợt. Tụt hứng. Mặt ông ngây thuỗn ra. Cụp xuống. Cụt lủn. Lúc ấy em thấy thương ông đến lạ. Còn thương hơn cả lúc em phạt cơm con MiLu về cái tội hay sủa đổng và cắn trộm. Đến bữa, em đặt đĩa cơm chan đầy thức ăn trước mặt nó. Nó bỏ miệng vào là em cất. Nó trơ phỗng thèm thuồng, mặt nghệt ra tỏ vẻ hối lỗi. Cứ thế cho đến lúc nó bỏ hẳn tật xấu em mới cho ăn. Nhìn nó ngấu nghiến những cục cơm nguội đã khô và vón lại cứng ngắt không một tý thức ăn em thương đến trào nước mắt. Dẫu có thương nhưng phải trị. Thế mới quen nếp, mới nghe lời chủ được. Phải sủa, phải cắn, nhưng chỉ được sủa, được cắn kẻ đáng tội chứ bạ đâu cắn đấy chỉ là hạng chó rừng, chó đi rông. Mẹ bảo nhìn cách mày trị con Milu thì chẳng ai bảo mày hiền cả. Nhưng ông bảo em rất hiền. Lại dịu dàng, ngoan ngoãn và biết nghe lời nữa. Thực ra em biết cách để biến ông thành một người đàng hoàng đáng kính trọng. Ông đeo đuổi em đã 3 tháng từ ngày cô bạn cùng lớp hồi sinh viên dẫn em đến nhờ ông mai mối chuyện xin việc nhưng em chưa hề nổi khùng với ông bao giờ, kể cả lúc ông vung tay vung chân như muốn vồ lấy em, ngấu nghiến thân xác em nuốt chửng. Em chỉ khéo léo chối từ khi ông sắp xấn đến, khéo léo dẫn dắt ông vào mê trận yêu đương khi ông đã mệt mỏi, ủ rũ vì sự cương cứng không được đáp ứng. Và lần nào ông cũng bị thuyết phục, lần nào ông cũng nghe lời em một cách ngoan ngoãn, lần nào em cũng cho ông có cảm giác đang được tôn trọng. Ông được phép chiêm ngưỡng, được phép yêu em, cứ yêu thoải mái nhưng không được đụng chạm, sờ mó nếu em không cho phép. Em đã dạy cho ông biết phân biệt giữa tình yêu thánh thiện và thứ tình xác thịt. Ông biết thừa đi chứ. Chí gì thì cũng được liệt vào hạng người có bằng cấp, học hàm, học vị đủ cả. Nhưng đứng trước em trông ông ngờ nghệch, ngốc nghếch hệt một cậu nhỏ lần đầu được chị gái dạy cho cách yêu đương. Ai bảo tình yêu làm người ta tỉnh táo để hướng thiện, nhiều lúc tình yêu làm người ta lú lẫn đến ngu muội. Thì đấy, chính lời ông bảo rằng từ ngày quen em má ông không còn nhức nhức khi trở trời nữa. Hướng thiện rồi đấy nhé! Ông không lý giải nguyên do nhưng chẳng có chuyện gì có thể giấu em được. Nói cho oai vậy thôi chứ tụi sinh viên trong trường chẳng đã kháo nhau ầm ĩ về ông hiệu phó chuyên nhìn trộm sinh viên nữ thay đồ trong nhà vệ sinh, lại còn lẩm cẩm đến mức vào nhầm phòng và làm gì đến nỗi khi ra khỏi buồng vệ sinh nữ hai má ông cứ đỏ rực lên, vệt vằn hình năm ngón tay. Những vết bàn tay chuyển dần từ màu đỏ sang màu tím tái, vết này chưa kịp tan lại xuất hiện thêm một hai ba vệt khác. Cứ thế má ông lúc nào cũng được tập thể dục, tập chăm chỉ và đều đặn quá nên hiệu quả trông thấy, má ông ngày càng teo hóp lại. Khổ nỗi thân hình phía dưới chẳng thu gọn được chút nào, càng ngày lại càng phình ra, thừa mứa chất béo khiến ông cứ như là dị dạng. Mắt ông cận nặng thật nhưng chẳng bao giờ ông rời cái kính dày đến 9 đi ốp thì làm sao mà nhầm được. Rõ là lú lẫn rồi nhé! Gì cũng biết, tụi học trò tinh quái còn hơn cả quỷ sứ. Kể ra thế để biết tình cảm ông dành cho em là mãnh liệt và có thật. Nhiều lúc em cũng thấy cảm kích, xúc động dẫu chỉ là trong giây lát. Cái Nga dắt em đến gặp ông một lần và vứt em lại một mình trong phòng ông: “Cố gắng nhé. Được việc lắm đấy”. Lúc đầu em cũng thấy run nhưng càng tiếp xúc càng thấy ông không đơn thuần là kẻ chỉ có bản năng của giống đực. Ông còn biết rất nhiều thứ, vì ông là xếp mà, chẳng hạn như là một chân rếp trong đường dây chạy việc cho em.

 

Em mở tủ lấy cho ông cốc nước mát chỉ để làm giãn nở những mao mạch đang co rút lại rúm ró trên khuôn mặt nhăn nheo thuỗn ra ngây dại của ông. Tủ lạnh chỉ có một thức uống duy nhất là bia. Ừ! Thì bia. Đã sao. Em hất giọng: “Bia nhé!”. ông thất thểu một cách khổ sở: “Cũng được”. Đã bảo là em biết cách làm dịu cơn khát của ông mà. Ông tỉnh táo hơn sau khi tu một mạch hết nhẵn hai chai bia Hà Nội. Em ngoan ngoãn thu dọn những vỏ bia lăn lóc, mới có, cũ có. Ngoan ngoãn xả nước giặt sạch chiếc khăn tay đã ố vàng treo vất vưởng sau móc áo chằng chịt mạng nhện lau mặt cho ông tỷ mẩn, thận trọng còn hơn việc bố em lau chùi đồ cổ mỗi sáng chủ nhật. Em biết ông mãn nguyện vì cảm giác được phục vụ, được quan tâm chăm sóc. Ông dí hai ngón tay nung núc thịt vào đầu em, mắng yêu: “Lần sau cưng vào phòng là phải gõ cửa nhé”. “Em muốn dành bất ngờ cho ông mà. Chẳng lẽ việc em đến thăm ông làm ông giật mình”. “Đâu phải thế...”. Không thanh minh nữa, ông chỉ vào những tấm ảnh và bật cười sằng sặc. Nước bọt bắn tung toé. Một cục, hai cục rơi xuống mặt bàn, rơi xuống đất, có cục to nhất bắn trúng mặt em vỡ toẹt tanh tanh mùi bia lẫn mùi cá mực. Em bụm miệng chế ngự cơn buồn nôn. “Kiệt tác nghệ thuật của thằng bạn anh sau mấy tuần lùng sục các nhà hàng, khách sạn đấy. Cái thằng tỉnh táo hết chỗ nói. Em cứ làm phép tính nhẩm xem, phải mất hàng triệu có khi là cả chục triệu để mời được một cô người mẫu, đằng này gái nhà hàng đầy rẫy, cũng nẩy nở, phốp pháp ra phết, đã vào ảnh rồi thì ai bảo đấy là Cave ”. Lời của ông cứ bùng nhùng bên tai. Em chỉ có thể cười phụ hoạ. Ông lắc đầu: “Em còn con nít quá nên chưa hiểu để đam mê vẻ đẹp cơ thể”. Ông nói cứ như là chân lý vậy. Cách nhau đến hơn ba chục tuổi ông chê em con nít là phải. Nhưng lão lão thí chủ cứ thích em gọi bằng anh cho trẻ trung và thân mật. Em đã tập nhiều lần nhưng cứ thấy ngượng mồm thế nào ấy. “Thôi, cứ để em gọi bằng ông, bằng ngài cho nó sang trọng. Nghe có vẻ cọc cạch nhưng mãi rồi cũng thành quen, lại thấy hay hay”. Tất nhiên là ông thích. Ông còn thích nghe em nhỏ nhẹ ba từ quen thuộc “Em yêu ông” báo hại em phải tập nói cả tuần. Cứ đóng cửa buồng lại lẩm bẩm, thỉnh thoảng mẹ lên thăm lại phát hoảng: “mày bị gì thế này hả con. Bị trúng gió hả? Có sốt không?” “không sao đâu mẹ ạ. Con tập kịch. Sắp đến hội diễn rồi”.

 

Vở kịch đã được đưa ra công diễn nhưng việc em nhờ ông vẫn chưa thành công. “Họ đòi giá năm chục”. Có hề gì. Thời buổi này là vậy. Chỉ sợ mất tiền mà không được việc lại gặp phải những kẻ cầm tinh con Mùi là mất cả chì lẫn chài. “Em đưa tiền đặt cọc cho chị Oanh chưa?” “ Rồi. Một chục”. Ông bảo em cẩn thận quá: “Không lo đâu có anh đảm bảo”. “Thì em cũng có chạy làng đâu. Được việc là em đưa đủ”. Ông cười cùng cục cùng cục trong cổ họng như con gà trống đã bị cắt tiết mà chưa muốn chết. “Đã một tháng rồi đấy, công việc chưa thấy động tĩnh gì cả sao ông?” “Em phải biết kiên nhẫn chờ đợi chứ. Công việc của cả đời sao chạy trong vòng một tháng được. Có khi là một năm, có khi hơn”. Nhưng em là người không biết chờ đợi. Chờ một ngày đã thấy ngán huống chi là một năm. Em nổi cáu. Lần đầu tiên ông biết em không chỉ có ngoan, hiền và biết nghe lời: “Thì dừng lại đi. Không phải chạy nữa. Ông bảo chị Oanh trả tiền lại để em làm việc khác”. Sự chờ đợi làm người ta mệt mỏi nên dễ sinh ra cáu bẳn. Ông dỗ dành: “Cưng ngoan nào. Rồi đâu lại vào đấy. Trong thời gian chờ việc ra đây phụ việc cho anh. Anh thưởng”. Em khinh bỉ ném cái nhìn hằn học, chỉ muốn cho ông ăn cái tát nảy lửa giống như mấy cô nữ sinh vẫn thường tặng ông mỗi ngày trước lúc ông gặp em. Nhưng cảm thấy đôi má phinh phính thịt và bóng nhẫy mồ hôi dầu nhầy nhụa kia không là chỗ an toàn cho đôi bàn tay trắng hồng con gái của em hạ cánh.Tính em vốn dĩ đã sợ bẩn. Mẹ tự hào vì em là cô gái sạch sẽ và ngăn nắp. Bố thì lại khác, bố bảo em kỹ tính quá sẽ khó lấy chồng. Đàn ông tên nào mà chẳng bẩn. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Ai đoán trước được tương lai của mình bao giờ. Biết đâu khi đã dính phải bùa yêu của một gã hôi như cú mèo, nhếnh nhác như chuột chui cống em lại thấy yêu, thấy nhớ cái mùi thum thủm đặc trưng ấy thì sao. Nhưng bây giờ, chỉ e tát được ông một cái cho hả giận thì lại ghê tởm ông đến không thể hợp tác, lại hỏng hết việc lớn. Em chưa dại. Vẫn còn đủ thông minh để đẩy vở kịch đến cao trào.

 

Em nhắn tin: “Ông của em đang làm gì đấy? Em có tin vui, mời ông một tách càphê chia sẻ nhé”. Khỏi phải tả ông sung sướng đến mức nào: “Anh đã bảo là em sẽ quay lại mà. Rồi em sẽ thấy thích. Vào phòng anh nhé, vừa mát mẻ vừa kín đáo, lại an toàn cho cả hai”. Ừ nhỉ! Em quên mất là ông không uống được càphê. Cái thứ chất kích thích, khơi nguồn cảm hứng sáng tạo này chỉ dành cho lớp trẻ. Ông già rồi, sức khoẻ cũng có hạn, tợp dăm ba ngụm càphê là suốt đêm thức trắng. Ở nhà thì hành vợ. Đi ra đường chỉ tổ tẩm bổ cho gái làng chơi. Mà gái làng chơi cũng có dăm bảy loại. Có lần trong lúc say ông chân thành chia sẻ với anh bạn cũng đang là ngà bên cạnh (còn em thì lại nghĩ ông đang trút sự tức giận hay phẫn uất một ai đó ra cho hả dạ). “Cái bọn con gái đứng đường là tao cạch. Cạch hẳn. Một lũ chơi đểu. Bọn chúng nó xỏ ông, nó moi được tiền của ông rồi là phăng teo không phục vụ luôn. Phải xài hàng trước xong mới đưa tiền. Phải ăn chắc cái đã...”. Vặn vẹo một hồi ông mới nói thẳng, nói thật. Hoá ra ông bị chúng nó lột quần moi tiền xong rồi bỏ ông chỏng chơ trong thế tiến lùi đều không được. Già đầu rồi còn bị lừa, mà lại là cú lừa ngoạn mục của lũ cặn bã. Có tức cũng đã bị găng họng lại rồi biết kêu oan ở cửa nào, tiền mất mà chẳng giải quyết được cái gì đành trút tức giận vào bia rượu. “Em đến nhé cưng. Anh đang buồn”. Tất nhiên là em đến. Hai cái đầu gục gặc như muốn đâm sầm vào nhau thế thì làm được trò trống gì nữa mà phải sợ. Dắt tai phon vào, bật đĩa nhạc mình yêu thích, chuẩn bị sẵn một nụ cười tươi tắn em có thể ngồi nghe ông trút bầu tâm sự đến hết buổi cũng được. Nhưng ông thì cảm động lắm, ông bảo em là người luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Vì thế mà chữ TÍN của em ở trong ông còn to hơn của hãng Prudential.

 

Em đến. Cửa phòng ông mở toang chờ đón rồi vội vàng khép lại. Ông cẩn thận kéo kín rèm cửa. Căn phòng tối mờ mờ một cách bí ẩn ma quái. Em tự trấn an: “Việc gì mà phải sợ”. Em giữ khuôn mặt bình thản. Hôm nay em mặc chiếc áo xanh màu thiên thanh che đậy hờ hững nửa kín, nửa hở. Em đã lục tung cả tủ đồ để chọn chiếc áo này từ tối hôm qua, trước lúc đi ngủ. Mẹ ngạc nhiên: “sao hôm nay chọn đồ cầu kỳ thế? Mai con hẹn gặp ai à?” Em bá cổ mẹ, hôn vào trán yêu: “Mẹ ngủ ngon nhé. Mai con đi diễn”. Lại diễn. Mẹ không thích con gái mẹ làm diễn viên vì thế mà hồi thi đại học mẹ cất biệt hồ sơ thi vào trường sân khấu điện ảnh, cất luôn cả ước mơ được lên tivi, được làm công chúa Hoàn Châu cách cách của 20 năm về trước. Lúc đó em giận mẹ lắm nhưng sau vài ba giấc ngủ được mẹ dỗ dành rồi lại thôi. Bây giờ lớn rồi, mẹ không can thiệp vào chuyện công việc của em nữa. “Lớn rồi đấy. Tự biết đúng sai mà làm. mẹ không thể sống thay con được”. Em chưa hề làm mẹ thất vọng vì thế mà việc ngày mai đi diễn ở một nơi nào đó mẹ không ngăn cản. Em luôn suy nghĩ kỹ trước mỗi việc mình làm. Như việc tự tin mặc chiếc áo gợi cảm nhất gõ cửa phòng ông. Ông kéo ghế để em ngồi sát ông hơn. Hình như ông luống cuống chân tay, làm đổ con cánh cụt đựng nước rác phía dưới. Nước cặn, bã chè, tàn thuốc...ứ đọng cả tháng trời bốc mùi thối như mùi động vật chết chảy lênh láng trên nền đá hoa chẳng phù hợp cho không khí lãng mạn giữa ông và em chút nào cả. Ông định lấy chân di đống rác sang chỗ khác rồi lấp lên đó một tờ báo cũ nhưng em ngăn lại. Không nỡ để người đẹp phải bịt mũi cầm chổi lau nhà, ông lúi húi lau dọn. Em chắc là ông đang nuốt từng cục tức giận dưới gầm bàn giống hệt lần ông bị gái làng chơi lột quần rồi bỏ đi mặc cho ông tồng ngồng xoa dịu cơn thèm khát đang trương phình. Xong việc, ông xoa xoa tay lau quẹt vào áo, vào quần rồi hềnh hệch cười, nhe nhởn 2 chiếc răng vàng óng, lấp lánh. “vàng ròng đấy. Mỗi răng hai chỉ”. Thảo nào em thấy ông hay cười. Nụ cười bị kéo lệch về phía bên trái nơi có 2 chiếc răng vàng.

 

Ông ấn em ngồi xuống chiếc ghế xoay được bọc bằng da to cỡ bự đảm bảo chắc chắn cho một cuộc phiêu lưu tình ái, hôn nhẹ lên trán em, thì thầm: “Em đẹp lắm”. Em cố giữ nụ cười tươi, lả lơi ngả đầu vào ngực ông: “Ông thích em chứ?”. Em nghe thấy trống ngực ông đập mạnh, chỉ cần em vuốt ve thêm biết đâu hiện tượng co giật từng cơn lại xảy ra. Ông hổn hển: “Em tuyệt lắm, anh sẽ làm em rên lên vì sung sướng”. Ông chồm lên người em, khổ sở vật lộn với những cái khuy áo, khuy quần tước khi đi em đã khâu lại cẩn thận mà chỉ có chủ nhân của nó mới tháo mở được. Hình như là ông mệt, em thấy trán ông bịn rịn mồ hôi, tay chân ông mềm nhão run rẩy. Em làm mặt giận dỗi: “Ông mệt à? Thế mà lúc nãy bảo sẽ làm em rên lên vì sung sướng”. ông thều thào: “Không, anh sẽ làm em thích, nhưng...”. ông liếc mắt tới những chiếc khuy áo, khuy quần cứ trơ ra bướng bỉnh không biết nghe lời. Mắt em khép nhẹ mời mọc. Hình ảnh hai chiếc răng vàng loang loáng đứng xếp hàng bên những chiếc còn lại trắng ởn vì chất tẩy rửa cực mạnh của một dịch vụ lấy cao răng nào đó cứ lởn vởn trong đầu suýt nữa thì làm tiêu tan hết chiến thuật tình tang của em. Em cắn chặt răng đón nhận nụ hôn ngấu nghiến nhầy nhụa nước bọt trộn lẫn mồ hôi dầu bóng nhẫy, hôi hám, trơn tuột. Mắt em mở thao láo, khó chịu vì cảm giác xót xót ở phần ngực hở như chạm phải lông sâu róm từ bộ râu lởm chởm cây ngắn cây dài của ông đang chà xát. Em bật dậy, đầu gối em thúc mạnh vào khoảng giữa hai đùi nung núc thịt của ông. Choáng váng, nghẹt thở ông rú lên như con thú bị trúng tên rồi nằm vật xuống nền nhà đau đớn. Tuyệt chiêu này em học được từ thời phổ thông, khi nghiên cứu gần nát bét cuốn sách sinh học để thi tốt nghiệp.

 

Ông kêu mệt và nằm lịm trên ghế, mắt thiêm thiếp như là ngủ. Em khép cửa. Chạy thẳng một mạch đến phòng vệ sinh nôn thốc nôn tháo. Hai chiếc răng vàng lẫn trong hỗn hợp nước và cặn thức ăn em vừa móc trong miệng ra cứ vàng rực lên óng ánh.

 

Vở kịch với em đến đây là kết thúc. Ngày mai em sẽ mang hai chiếc răng vàng sung vào quỹ bảo trợ trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam. Chắc là người ta sẽ rất ngạc nhiên. Nhưng không sao, em sẽ giải thích: “Vàng ròng đấy, mỗi răng hai chỉ”. Còn ông, không biết ông sẽ thế nào khi tỉnh dậy nhỉ? Lồng lộn lên tức giận hay lại xỉu lần nữa vì mất của? Em đã để sẵn trên bàn ông một mẩu giấy: “Ông à! Em đã rút tiền đặt cọc từ chị Oanh lại rồi. Không thiếu một xu. Rất cảm ơn ông và chúc ông vui vẻ".

 

Nguyễn Hồng

Vinh, 19/6/2006

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 8983)
Tiểu Tử đứng một chân trên đầu bông cây Lác mọc ven đìa, mắt ngong ngóng về bờ Nam chờ Chuồn Tím
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9007)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6371)
Đang ngồi lừng khừng trên băng ghế gần cổng số 20 chờ giờ lên tàu bỗng một giọng nữ cao the thé qua máy phóng thanh xướng tên hành khách nghe quen quen, hóa ra là mình.
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7192)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7757)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6635)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10210)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7375)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5786)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8804)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12249)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18974)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9164)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8321)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 972)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1156)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13984)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7886)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8806)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11053)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19779)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34931)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,