KHA THỊ THƯỜNG - Lũ Núi

01 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 12412)
KHA THỊ THƯỜNG - Lũ Núi

Đêm đen như mực, ngoài trời vẫn những trận mưa kéo dài…tiếng mưa xen với những tiếng ếch nhái, ễnh ương kêu tạo thành một bản nhạc hợp loạn. Dưới sàn nhà ông Pù lâu lâu mấy con lợn lại hếch mũi phụt phụt, mấy con gà nghe động đậy cũng nhốn nháo.

Bỗng nghe tiếng í ới gọi nhau rồi tiếng bước chân nhão nhoẹt đi trong con đường ngập bùn. Ông Pù quờ quoạng tìm chiếc đèn pin rồi bấm đèn ra khỏi buồng, nhấc tấm liếp che cửa ông ló đầu ra: "Chuyện chi rứa bây?". Giọng ai đó đáp lại: "Nước về rồi ông Pù à, ra sông bắt con cá thôi". Ông Pù quay vào nhà lẩm bẩm một mình:" Nước về à, rứa là trên nguồn có mưa rồi à?". Ông lục lọi khắp xó xỉnh trong nhà tìm giỏ đựng cá, quay vào buồng ông gọi bà Pù: "Này, cái ni lông mô rồi hử?". "Trên xạ ấy" (Xạ là giàn treo trên bếp dùng để phơi lúa, ngô…) ông Pù gầm lên: "Chi mà ngu, ni lông phơi trên xạ…, phơi rứa hắn cứng hết à"- "Tôi vừa đi hái măng về khi chiều, vắt lên đó cho mau khô chứ răng". Chẳng nói câu gì nữa ông Pù cứ đi đi lại lại trong nhà làm mấy mẹ con bà Pù không ai ngủ nổi, mãi sau ông Pù mới vác vó đi. Bà Pù dậy quẹt diêm châm đèn, cô con gái khẽ vặn mình cùng tiếng rên nhè nhẹ, bà Pù lại gần kéo chăn lên tận cổ cho con gái rồi mới vào bếp nhen lửa.

 Những đêm mưa gió thế này bà ít ngủ được, không hiểu sao hễ cứ chợp mắt vào là bà nhìn thấy từng đoàn người mặc toàn đồ trắng, có cả trai lẫn gái - họ dắt bò dắt ngựa đi nhưng bà Pù không nhìn rõ mặt. Người già trong bản bảo nếu mơ thấy mình hay ai đó dắt con vật đi nghĩa là người đó sắp chết. Bà Pù không thấy mình dắt ngựa trong mơ, vậy thì ai nhỉ? ai sắp chết?. Trong bản có ông Bức ốm nhưng không nặng lắm, bà Chắn thì hơn trăm tuổi nhưng còn khoẻ mạnh…Bà Pù đem chuyện bà mơ thắc mắc với ông Pù, ông Pù bực dọc." Thật là vớ vẩn, ngủ nhiều thì mơ nhiều chứ sao?". Dù vậy bà Pù vẫn thấy trong người khang khác và luôn cảm thấy âu lo. Bà chờ cho bếp đỏ rồi đi lấy bông kéo sợi, bà mê mải đến khi cô Tiếm ( tên con gái bà) rón rén lại hơ tay bên bếp lửa- bà tròn mắt :'' Dậy chi lúc ni con?". Tiếm co người vì lạnh :" Con khó ngủ, tại mấy con ễnh ương kêu to quá". Bà Pù chép miệng: "Trời mưa, nước ngập hắn mới chui ra khỏi bổng ( bổng là lỗ) nỏ mấy khi mà con, trời nắng hắn vẫn ở trong bổng đó thôi!" Tiếm nhặt sắn lại ngồi bóc vỏ, hai mẹ con không ai nói câu nào. Ông Pù ướt như chuột lột trở về, Tiếm vội vã ra đón nhưng thấy giỏ trống không, cô rụt rè:" Nỏ được cá a cha?", ông Pù trả lời cộc lốc: "Không". Tiếm giăng vó ra phơi, bà Pù tìm vội quần áo khô cho ông Pù thay, thay đồ xong ông Pù vẫn run cầm cập, bà Pù lại tấp thêm củi vào bếp, rất lâu bà mới hỏi: "Nước không đục à?", " Đục, nhiều nữa, sắp ngập cầu Huội Bon rồi" " Rứa răng không có cá?" " Cất vó mô mà có cá, tôi vớt được hơn chục khúc gỗ- gỗ từ trong nớ trôi ra, mai sáng tôi với thằng Ung lấy trâu ra kéo". Tiếm lanh lẹn: " kéo vô nhà a cha?" " ừ, kéo vô, không bọn họ lại tìm". Tiếm giương mắt nhìn ông Pù, bà Pù cúi mặt: " Cha con Tiếm ơi, thôi đừng kéo vô nhà mần chi, cứ buộc gỗ ngoài nớ, của ai để người ta đến nhận". Ông Pù gắt: "Đàn bà biết cái chi mà nói", một lúc sau Ung tung chăn đứng dậy: "Thôi kéo vô nhà làm chi cha, gỗ họ rồi họ cũng tìm đến lấy mà, cha cứ để ngoài nớ cho họ đến chuộc còn hơn". " Mẹ con bây đúng là đồ trán ngắn, đếch biết chi cả…kéo về lấy rìu xớt bớt lớp vỏ ngoài, mà cây trong rừng cây mô nỏ giống nhau, ai biết cây mô là cây mình chặt". Mặt Ung lành lạnh:" Cha nói rứa, cây cũng nhiều loại, người ta chặt người ta phải biết kích cỡ chứ!" "Thôi, mẹ con bây câm được rồi, đúng là đồ ngu, đồ ăn bám kẽ chân tao, không đứa mô đi thì thằng này tự lấy trâu ra kéo, ai ngăn tao, hử?". Ông Pù lừ lừ đi ra khỏi bếp, bà Pù sa sầm mặt:" Cứ mần như cả cái bản này mù, kéo gỗ vô không ai nhìn thấy chắc?".

 Tờ mờ sáng ông Pù dắt con trâu đực già nua ra khỏi gầm sàn, bà Pù vẫn ngồi yên bên nồi chàm, Tiếm ngồi bên bếp lửa hông xôi còn Ung thì vẫn ngủ. Mưa ngoài trời nặng hạt hơn. Mấy cô gái bản rủ nhau đi xúc cá, Tiếm nhìn mẹ ngại ngần: "Con đi xúc cá nhé mẹ, mẹ trông hộ con hông xôi nhé!", "Nhưng con nói mệt cơ mà".Tiếm nhìn bâng quơ ra ngoài: "Cha không đi cất vó, anh Ung thì ngủ, cả bản người ta ăn cá chả nhẽ nhà mình lại ăn xôi độn sắn không, nuốt răng được mẹ ơi". Bà Pù vẫn ngồi khuấy nồi chàm một cách thản nhiên, chép miệng bà nói: " Cái nhà ni hắn rứa…thằng Ung cũng dậy được rồi, đêm thì đi chơi cho lắm, ngày lại ngủ, dậy thôi Ung ơi, dậy làm chi thì làm".

 Tiếm vừa xuống khỏi cầu thang thì ông Pù dắt trâu về, lưng con trâu đầy vết roi, hai con mắt ông Pù đỏ vằn, len lén nhìn cha Tiếm nhỏ nhẹ: "Không kéo được gỗ a cha?", ông Pù quắc mắt: "Mi không nhìn thấy răng mà còn hỏi hử?". Tiếm co người tránh đường cho con trâu đi rồi cô vội vã ra khỏi ngõ nhà mình.

 Ông Pù buộc mũi con trâu vào sát cây cột nhà rồi vung roi đánh vào lưng nó, con trâu quất đuôi mạnh làm bùn bắn lên tung toé, ông Pù càng hăng máu đánh mạnh hơn. Từ trên nhà bà Pù nói to: "Ông thật lạ, con vật cũng như con người, ông thử vung roi đánh vào lưng ông xem có đau không chứ?". "Bà còn bênh luôn cả con trâu nữa à? hèn chi ở cái nhà ni cả con vật -con người đều hư thân mất nết". Bà Pù gầm lên: "Ông …ông thì giỏi lắm , ông chỉ biết thương cái thân ông thôi, trời mưa, đường trơn người đi không còn ngã , rứa thì trâu kéo gỗ răng nổi, ông giỏi lắm đấy, ông khi mô cũng giỏi mà"- "Bà chê tôi ngu chứ chi, được, bà cứ đi tìm ai khôn hơn tôi thì lấy nó làm chồng …". Ung nói: "Cha mẹ thôi đi, ai cũng già rồi, phải biết xấu hổ với thiên hạ chứ", ông Pù không nói gì, bà Pù lẩm bẩm: " Việc chi mà xấu hổ, rầy ai chứ, cái chi sai không nhận còn cãi, rứa mà được chắc?" " Mẹ cũng thôi" " Âỳ, mi cũng giỏi đấy, con mà nói rứa à, giỏi thật". "Con nói sai chỗ mô không?" " Không sai, bố con mi nói không sai chỗ mô cả". Lúc này ông Pù đang ngồi ở gian nhà ngoài lên tiếng : "Thôi, thằng Ung đừng cãi nữa cũng đừng ngủ nữa, dậy được rồi, người ta đi hốt cá về đầy nhà, nhà mình lại chẳng có chi ăn" "Thì con Tiếm đang đi xúc mà" "Rứa mi, mi ở nhà mần chi hử? lại ngủ à? con nhà người ta còn nhỏ mà biết đi vớt gỗ vớt củi, không đi thả lưới cũng biết quăng chài, còn con nhà ni thì chỉ biết ngồi chờ ăn với cha mẹ thôi!". Ông Pù nói làm Ung không thể ngồi yên, Ung bật dậy đi lại trên sàn, ông Pù đi vào bếp và đứng khựng lại: "Trời ạ, bà định ăn cái nồi chàm kia hử? ngó vô bếp coi, đến con rồng cũng vào làm tổ được rồi đấy!" Bà Pù vội vàng đứng dậy rửa tay. Thấy Ung đeo giỏ vào hông, bà thủ thỉ: "Con đi quăng chài hay cất vó con? mà ăn miếng cơm đã, ăn xong rồi đi…". Ung hất ngược mái tóc nói giọng bất cẩn: "Không ăn cái chi nữa cả!?" " Răng con nói như rứa, con biết cha nóng tính rồi mà, đừng để bụng con ơi, để bụng với cha con thì có mà để bụng cả một đời". Ung thủng thặng: "Khi mô cha cũng nói ri tê, cứ như là con toàn ngồi nhà chờ ăn không bằng ấy…", nói rồi Ung xuống sàn vác vó đi thẳng, bà Pù chạy theo nhét chiếc ni lông vào tay Ung nhưng Ung hất tay mẹ, đi thẳng.

 * * *

 Dòng Nậm Pu cuồn cuộn nước, con nước đục ngầu chảy xiết, giữa dòng những khúc gỗ bập bềnh trôi nhưng không ai dám vớt vì nước chảy xiết quá. Đàn ông đứng trên đường nhìn theo những cây gỗ mà bàn tán xôn xao, ví như: "Lần ni thì những người dưới xuôi tha hồ lấy gỗ, đã giàu càng giàu thêm", rồi thì "Bọn trong nguồn cũng ngu, biết trời mưa to mà không buộc gỗ lại cho chắc"- Một ai đó đáp lại: "Ai biết được nước ở mô tràn về, mà buộc răng hết từng nớ gỗ…". Ung đứng chếch bụi tre gai , ngày nước cạn bụi tre còn cách mặt sông gần một cây số, thế mà giờ nước ì oặp vỗ mạnh lên cả nửa bụi tre. Từng mẻ vó kéo lên, những con cá nhảy sột soạt, hình như chúng cố vùng vẫy để trở về với ngôi nhà khổng lồ của chúng nhưng thật là vô ích. Khi chiếc giỏ treo ở lưng Ung đã nằng nặng thì Tiếm từ đâu đi tới. Tiếm cười tươi: "Kang à, được nhiều cá không?"(Kang là gọi tên anh chị theo thứ bậc). Ung lắc chiếc giỏ thay cho câu trả lời, Tiếm ngó vào giỏ anh và nói: "Kang được nhiều cá hơn em rồi, hay dừ Kang về đi, để em cất vó đầy giỏ rồi em vác vó về sau". Ung cởi cái dây giỏ buộc quanh lưng mình ra đưa cho Tiếm: "Đưa cái giỏ của mi ra đây, cầm giỏ ni về đi". Tiếm ngúng nguẩy: "Em muốn tự em cất vó mà", "Về đi!". Tiếm đứng nhìn anh cất thêm vài mẻ vó mới quay sang cầm giỏ- Ung nói: "Ngược nắp giỏ lên rồi buộc vô, không cá rớt ra hết". Tiếm làm theo lời anh- khi cô vừa bước lên khỏi bậc đá cuối cùng thì nghe tiếng la hét của bọn trẻ ở khúc sông phía trên, Tiếm quay lại phía bờ sông- một cái đầu trẻ con nhấp nhô lên xuống theo nhịp nước, Tiếm thét lên: "Kang ơi, phơ Kang!". Ung vứt sập cán vó bơi sải ra đuổi theo cái đầu nhấp nhô, con nước vẫn cuồn cuộn, gầm gào, Ung thoắt ngẩng đầu lên rồi lại lặn ngụp xuống bởi sức xô của dòng nước. Tiếm chạy theo bờ sông, chỉ trong chốc lát giọng Tiếm đã khản đặc. Nhiều người đi cất vó, thả chài hay đi xúc đều ngừng tay nhìn theo bóng Ung. Khi Ung túm được đầu đứa bé thì Tiếm đã lùi lại sau một đoạn khá xa. Những người đàn ông chạy nhanh hét: "Ung ơi, bám lấy cây gỗ mô đó mà vô". Ung bám vào cây gỗ một cách khó khăn, khi đã lôi được cả hai tay thằng bé để nó ôm vào thân cây gỗ Ung mới hét lên một tiếng: "Cứu… với…".

 Tiếm ngửa cổ chạy mãi theo dòng nước, khi không còn nhìn thấy bóng Ung thì Tiếm phăm phăm bước ra giữa dòng, miệng không ngớt kêu "Kang ơi, Kang ơi…". Mấy người đàn ông lao xuống kéo Tiếm vào bờ, người Tiếm vặn vẹo.

 Ung không còn lên bờ được nữa. Hôm ấy Ung cố đẩy cây gỗ to vào chỗ nước tụ, nhưng chỗ nước tụ lại có một hốc nước xoáy mạnh. Cố hết sức lực còn lại của mình đẩy thân cây gỗ có thằng bé đang run rẩy bám vào. Khi thân cây gỗ vừa chếch khỏi xoáy nước thì bàn tay Ung tuột xuống, dòng nước gầm gừ giận dữ nuốt sống Ung.

 Bà Pù đổ xuống như những lá non bị tưới nước nóng, rũ rượi, xơ xác… Bà ngất đi lại tỉnh, lại ngất. Nỗi đau quá lớn, quá đột ngột. Hàng xóm nhìn bà chẳng ai cầm nổi nước mắt. Những tiếng "Hiếm ơi, êu ơi…" văng vẳng, xa xa. Tiếm ủ rũ, giọng khàn đặc. Riêng ông Pù ngồi như khối đá, câm lặng, ông chẳng còn để ý nổi chuyện ma chay, đón mo về cúng vái. Mọi người phải canh để ông Pù đừng ra sông. Con trai, đàn ông trong bản chẳng ai đi thả vó đánh chài nữa. Họ dò tìm xác Ung ở những nơi nước tụ, xong mọi hy vọng đều tắt lịm.

 Cái đám ma ấy cứ kéo dài mãi ra, bởi người chết không có xác. Đến ngày thứ bảy thì nước bắt đầu rút, mưa cũng thưa dần. Ngày thứ mười thì dòng sông Nậm Pu đã trong như ngày thường. Trai gái già trẻ lố nhố đầy các quãng sông. Họ tìm Ung ở những kẽ đá, những bụi cây… nhưng tất cả đều vô vọng. Bà Pù ốm không dậy được, Tiếm im lặng như hạt thóc. ông Pù phờ phạc vô hồn… Đêm nào ông cũng ôm chiếc tẩu ra ngồi gian nhà ngoài nhìn trân trân ra cửa. Ông sợ Ung về mà không ai đón, ông ước nó về dù trong hình hài gì cũng được, ông sẽ không bao giờ bắt nó làm việc gì nếu nó không thích. Nhìn bà Pù không gượng dậy nổi ông càng dằn vặt, đau đớn. Ông cảm thấy hình như chính bàn tay ông đã đẩy con xuống sông, chính ông giết nó… Ông là con người cay nghiệt, ông luôn chì chiết, hành hạ vợ con, ông thường chửi con là đồ vô tích sự dẫu cả hai đứa con ông đều ngoan ngoãn biết điều.

 Nước mắt ông đục ngầu… ông thấy lòng ông cũng như dòng nước mùa lũ… dòng sông mùa lũ dữ dằn hung bạo, nó cuốn phăng mọi thứ đi, bao nhiêu cặn bã, bọt bèo, rác rưởi đều đổ về sông… Trước mắt ông một khoảng không tăm tối, đen đặc…

 Mo bản bảo ngày thứ mười một mà không tìm thấy Ung là Ung không về nữa, phải tìm cách gì đó để làm cái nhà ở ngoài nghĩa địa cho Ung, để hồn Ung trú thân. Xương con gà trống được bỏ vào hòm gỗ khiêng ra nhà mồ. Hôm sau ông Pù và họ hàng đem cây ra trồng quanh cái nhà mồ, Mo bản khấn vái cho hồn Ung thôi phiêu bạt… nắm xương gà chỉ là xương gà mà cái nhà là nhà của Ung…

 * * *

 Bà Pù lại nằm mơ. Bà thấy một đoàn người mặc toàn đồ trắng, khác với những lần trước, lần này bà nhìn rõ từng khuôn mặt, trong đó có Ung. Ung không dắt bò ngựa mà dắt theo con gà trống, gương mặt Ung chập chờn, bà kéo váy lên cao quá đầu gối đuổi theo Ung, bỗng Ung dừng lại nhìn bà lạ lẫm, nó bảo: "Mẹ ạ, nhà con đây…nhà con rộng, nhưng mẹ về ở với cha đi. Con đói lắm, không có cơm cho mẹ ăn đâu!". Bà Pù ú ớ, ông Pù lay nhẹ vào vai vợ "Bà, bà ơi… bà ơi tỉnh đi". Bà Pù khóc, lần đầu tiên ông Pù nghe vợ kể về giấc mơ một cách chăm chú. Nghe xong, ông bật dậy xuống sàn bắt con gà làm thịt. Xong xuôi ông đặt đĩa gà lên bàn thờ. Ông lẩm bẩm khấn vái: "Con ơi, Ung ơi… về ăn đi con!".

Kha Thị Thường


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7373)
Chuyện gia đình ông Đu là chuyện khó tin nhưng cực kỳ bi đát dường như chưa hề có chuyện tương tự xảy ra tại thành phố này
10 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 7810)
Trong phút đó tôi muốn có một phép màu biến cô giáo Hồng Liên trở lại thành cái Tý Chuột trước kia./ Để tôi có thể ôm chặt em trong lòng./ Để được hôn lên đôi má mũm mĩm và nồng ấm của em./ Để nói lời cảm ơn em đã nhớ đến tôi bằng nỗi nhớ mà bất cứ ai cũng khát khao được có.
08 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8875)
Ông Bảy hàng xóm sang mồi nhờ con cúi, gặp lúc Mười Cứng đương uống rượu một mình. Rượu ngon không có bạn hiền, thì rượu ngon mấy cũng thành dở.
07 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 8418)
Bé Aylan ơi! Con ngủ ngoan nhé, anh Galip của con cũng đi ngủ rồi, mẹ con nữa cũng ngủ say rồi. Không ai chơi với con nữa đâu.
05 Tháng Chín 201512:00 SA(Xem: 6312)
Dù chỉ ở Genève vỏn vẹn một tháng hè, nhưng có lẽ ông Trần đã đi bộ bằng một người bình thường đi bộ cả năm.
31 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6981)
Loại dao bầu, chuyên để chọc tiết lợn. Gã dùng con dao này để cắt cổ mèo. Gã chẳng phải đầu bếp của quán Tiểu Hổ, gã chỉ nghiện thịt mèo.
26 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5597)
Buổi họp bạn trường đại học rất đông anh em. Những người đã từng có một thời trai trẻ, có lớp trên, lớp dưới.
22 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6900)
Tại ngã ba làng nọ, một ông già ngồi chết queo bên lề đường về hướng mặt trời lặn
17 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7614)
Cá bống kèo đực mơn trớn, vuốt ve tấm thân thon thả, vóc dáng hình trụ dài và dẹp dần xuống cái đuôi tinh quái của bạn tình.
16 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6366)
Mưa. Những con đường chìm trong màn nước bàng bạc. Những chiếc xe lao qua vội vã. Nó đưa tay hứng những hạt mưa, miệng lẩm nhẩm hát:
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8318)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21722)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19776)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,