DIỄM CHÂU - Chó Đến Nhà Thì... Sang

24 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 11285)
DIỄM CHÂU - Chó Đến Nhà Thì... Sang

Mở cửa ra ngoài phòng khách, bà Hinh ngạc nhiên khi nhìn thấy một chú chó con màu trắng, với khuôn mặt thật dễ thương, đang nằm ngay trên thảm gặm một trái banh bằng len. Thấy bà, nó chạy đến liếm nhẹ vào chân bà, và quấn quýt chung quanh, ra chiều rất thân thiện...

logan_02-content-content

Bà không biết tại sao có con chó nầy trong nhà mình? Chắc là chó của ông ấy đem về? Hay là chó của mấy đứa nhỏ? Không đời nào. Con bà nếu muốn nuôi chó là tụi nó phải xin phép đàng hoàng, rồi mới dám tha về nhà...

Vừa lúc ấy, ông chồng bà từ ngoài bước vô, khuôn mặt hơi vui khi thấy bà ngồi bên con chó vuốt ve, ông vội lên tiếng:

- Anh mới xin được con chó nầy. Anh đặt tên nó là Snow Ball. Giống chó quý lắm đó nghe, em phải săn sóc nó cẩn thận, vì mấy giống chó nhỏ nếu mà không lo lắng kỹ lưỡng, chúng sẽ dễ chết... em bảo mấy đứa nhỏ trong nhà không được phá nó, không được cho ăn tầm bậy, chỉ được ăn thức ăn riêng của nó thôi, nó phải uống nước lọc của mình uống... ngoài ra còn phải mua thịt dê xào cho nó mỗi tuần hai lần, không được nấu mặn quá, chỉ cho chút muối... Đầu năm đầu tháng, có chó đến nhà, thì năm nay sẽ khá hơn nhiều, sách tướng số nói như vậy...

Ông nói một tràng không nghỉ, phải thế nầy, phải thế nọ... nói xong bỏ vô phòng đi tắm. Cái gì cũng tướng với số nói... nếu vậy, không cần coi sách tướng, thì đúng bà có số con rệp không sai...

Con chó nầy đẹp thì có đẹp, nhưng hiện giờ bà Hinh chỉ thích nhìn chứ chưa thích nuôi chó là bao, bởi bà không có thì giờ mà hốt cứt mí lại tắm chó... Cái thân bà nhiều khi còn không có giờ chăm sóc nữa là...

“Chó đến nhà thì sang”? Nếu thật sự mà đúng như vậy thì bà sẽ nuôi con chó nầy ngay... dầu sao thì được sang ai cũng khoái hơn là nghèo hèn!

Đang suy nghĩ thì bà Hinh đã thấy con chó le te chạy lại đứng trước kệ sách, đưa chân sau lên, tè ngay ra thảm một bãi ngon lành thoải mái, lập tức bà hét lên:

- Ê... ê... không được đái trong nhà...

Chợt nhớ là chắc con chó không hiểu tiếng Việt, bà la tiếp:

- No, no...

Bà lấy cái đũa tre trên bàn quất vào đít con chó một phát nhè nhẹ cho nó chừa, con chó cụp đuôi sợ hãi lùi vào một góc nhìn bà lấm lét... Ông chồng bà mà thấy cảnh nầy, chắc thế nào sau này, những khi gây lộn, cũng sẽ ào ào cho bà là “con mẹ bà chằng”...

Nhiều khi bà Hinh thấy phải “chằng ăn” một chút cho cuộc đời đỡ bị hiếp đáp. Bà Hinh thuộc tuýp người hiền lành, chuyện gì xấu cách mấy xảy đến cho bà, bà chỉ buồn, chịu đựng và rồi quên đi ngay để mà sống cho thoải mái.

Ngay trước mắt là ông chồng bà, thuộc loại ma lanh quỷ quái... nhưng vì tính tình của bà đơn giản, co mình lại vui vẻ với các con trong hoàn cảnh hiện tại của mình, bà không đến nỗi khổ tâm cho lắm bởi việc chung quanh. Bà quan niệm rằng cứ giữ mãi những chuyện bực mình trong lòng, làm cho con người ta già và nhăn nhó. Dù hoàn cảnh chẳng vui vẻ gì, nhưng bà Hinh không bao giờ muốn mình thành ra một con mụ bi thảm: vừa bị người khác lấn át, vừa già, lại không giàu có và xấu tệ!

Con chó nầy nếu không dạy dỗ cho nó biết cách đi tè đi ị bên ngoài, thì tương lai căn nhà nầy sẽ thúi toàn mùi nước đái chó! Mà bà thì vốn sợ mùi hôi. Từ nhỏ bà đã quen những sự thơm tho sạch sẽ quen rồi... Chắc bà sẽ cho nó một chỗ nằm sau bếp, ở nhà giặt quá. Không có cảnh ôm chó mà ngủ chung giường được, nhất là con bé Út đi học về, thế nào cũng đòi đưa nó vào phòng cho xem...

Bà Hinh chịu khó đi ngay ra ngoài chợ bán đồ cũ, kiếm mua mấy cái cửa ngăn trẻ con mua về làm hàng rào cho chó. Còn ông chồng bà , ngoài chuyện xách chó về nhà là coi như xong, việc còn lại do mẹ con bà lo.

Chỉ đến trưa là đâu đó ngăn nắp. Bà Hinh lót giấy báo vào trong chuồng rồi thả con chó vô đó. Trước tiên, phải tập cho chó quen đi cầu đi đái trên giấy báo, sau đó vài ngày đã quen, bà sẽ cho nó ra khỏi chuồng, nhưng chỉ được phép quanh quẩn trong nhà giặt, ở một góc phòng, bà trải vài tờ báo, để xem con chó có biết ị vào đó hay không.

Vì để ý kỹ đến con Snow Ball như vậy, cho nên bà mới biết nó bị bịnh về đường tiêu hóa. Con chó đi cầu ra máu!

Chó bị như vậy nên người ta mới đem cho... Sắp phải bị tốn tiền rồi đây! Bà Hinh nghĩ mình và mấy đứa con nhiều khi đau yếu còn không dám đi bác sĩ sợ tốn tiền, chỉ mua đại thuốc bán ngoài chợ uống cho qua... Còn con chó nầy, chẳng biết có sao không? Sức mấy mà ông chồng bà chịu khoanh tay nhìn con chó cưng bị như vậy! Muốn tiết kiệm tiền, bà cũng không biết phải mua thuốc gì cho nó uống. Về kinh nghiệm và cách nuôi chó, thì bà hoàn toàn mù tịt!

Nghe vợ nói con chó bị bịnh, lần đầu tiên bà thấy ông chồng mình sốt sắng lo lắng thật sự! Ông tức tốc nghỉ làm một buổi, đưa con chó ra bác sĩ thú y khám ngay. Lần đầu từ ngày ở với bà, bà thấy ông chịu khó đưa... chó đi bác sĩ.

Mọi lần, công việc hàng ngày trong nhà do một tay bà lo lắng, ông chẳng bao giờ để mắt tới... vậy mà nay với con chó nhỏ nầy, đã làm ông thay đổi... Nếu vậy con chó nầy có số sang thật, còn sướng hơn là con người! Tiền thuốc thang sau khi chữa bịnh, nghe nói tốn đâu đến cả ngàn đô la... làm cho ông méo mặt, nhưng cũng phải cam chịu, vì nó là con chó cưng do ông đưa về.

Bà Hinh tiếc đau ruột, dù không phải tiền của mình, nhưng bà chỉ tiếc thầm trong bụng không nói, bởi ông làm nghề thầu sửa nhà cửa, tiền bạc do ông chi thu, bà không biết đến rõ ràng số tiền kiếm được của ông là bao nhiêu, nhưng mỗi tháng, ông đều đưa tiền cho bà để trả tiền nhà, tiền điện nước, xăng nhớt, bảo hiểm... cả trăm thứ khác... Tiền tiêu vừa đủ, còn tiền dư của ông thì bà không biết!

 Chắc chắn là ông phải có một số tiền dư để phòng khi bất trắc... nhưng bà Hinh thì cũng có một số ít rất khiêm nhường! Đôi khi bà nghĩ vợ chồng gì kỳ cục! Tại sao chỉ có ông thì mới có quyền hành, còn bà thì như một người làm công? Bà cũng làm việc cực khổ, trong nhà nếu không có bàn tay bà nhúng vào, thì sẽ như một đống rác. Bà lại cũng phải làm một công việc bán thời gian, rồi bao thầu tất cả việc nhà... Ông chẳng giúp bà cái gì, nếu có cằn nhằn, thì lập tức thằng con trai lớn mười hai tuổi của bà được ông đưa ra nhiếc:

- Lớn rồi mà chẳng thấy động đến móng tay việc gì... Em tập cho nó làm... “ăn cơm chúa phải múa tối ngày”! Nếu có hai đứa mình thì đâu có nhiều việc để em phải la lối cằn nhằn!

Bà tức lộn ruột vì câu nầy, nhưng nghĩ lại cũng thấy đúng. Công việc nhiều trong nhà một phần cũng do ba đứa con bà mà ra. Thôi thì cứ ráng mà làm, con mình chẳng lẽ bắt người ta hầu thì vô lý. Chẳng bao giờ bà tin chủ thuyết cha ghẻ mà thương con vợ! Từ đó bà không bao giờ than nữa, cứ cắm cúi làm hết chuyện nầy đến chuyện khác. Con bà cứ lo ăn học đàng hoàng, nghe lời bà là bà cảm thấy mãn nguyện rồi! Còn chuyện ông chồng bà có thương yêu, săn sóc con bà không thì không bao giờ bà dám nghĩ tới!

logan-1_thang-content

Logan 1 tháng tuổi

Bây giờ thêm một con chó nầy nữa... mệt quá!

Bà ngồi xổm xuống nhìn vào chuồng chó. Con chó bên trong cũng ngồi chống chân nhìn bà im lặng không nhúc nhích. Bà bật cười khi thấy nó như vậy. Cặp mắt nó tròn vo, lông trắng toát, cũng hơi giống nhiều con chó dễ thương bà Hinh rất thích, từng nhìn thấy trước đây.

Đôi khi bà Hinh thấy nhốt nó một mình trong phòng giặt tội nghiệp, nên mở cửa cho Snow Ball và trong nhà chơi, có điều là mỗi khi được vào chạy trên thảm, là con chó lại hay đái bậy khiến bà Hinh rất bực mình. Những lần như thế, bà lại xách cổ nó bỏ ra sân sau, vừa đi vừa lầm bầm: “đồ ngu... như chó”. Con chó sau những lần “phạm pháp”, được mặc sức mà chạy, mà giỡn ngoài sân, hay muốn ị hoặc tè tùy thích... cho đến chiều tối, mới được mấy đứa nhỏ đem vào nhà.

ooo

Bà Hinh ôm cái túi vải đựng mấy thứ đồ ăn vừa mua ở chợ Mỹ, tần ngần trước cửa chợ không biết sẽ đi về đâu, cho dù chiếc xe đang đậu ngay “parking” trước mặt.

Thực ra thì bà cũng đâu có muốn mua những thứ nầy làm gì... Nhưng ngày mai, là ngày Tết Việt Nam. Ở quê mình, Tết đến thì người ta sắm sửa đủ thứ. Con cháu, họ hàng háo hức mua thức nầy thức nọ biếu xén lẫn nhau, để tỏ lòng quí mến và bày tỏ sự hiếu thảo đối với những bậc liên hệ, đấng sinh thành...

Ở đây, nhìn quanh hay thật xa, bà Hinh cũng chỉ thấy có ba đứa con của mình, cùng ông chồng chắp nối mà bà không đặt trông cậy gì được, vì ông lúc nào cũng tửng tửng, coi bà còn hơn người dưng, sẵn sàng “trả treo” vợ trước mặt người khác, bất cứ lúc nào thích, không cần bà phải làm ông mất lòng hay hờn giận... Ông nghĩ phải làm như vậy, để chứng tỏ cho thiên hạ biết ông là người hùng không sợ vợ!

Ông chồng bà Hinh khi ngồi bàn nhậu thì ông làm thủ lĩnh. Chuyện gì ông cũng bàn vào với lời lẽ đạo đức hay cao cả có thừa... Cách nói chuyện của ông rất hay, rất lý tưởng... Nhưng đó chỉ là lý thuyết, sang đến phần thực hành thì cử chỉ, hành động của ông hoàn toàn trái ngược lại, dám làm những điều không ai dám... trước cặp mắt kinh ngạc của nhiều người, nhất là bà vợ ông.

Ba đứa con riêng của bà Hinh, Tết năm nay chúng nó được trường học Việt Ngữ tuyển chọn trong số hai mươi em, thưởng cho đi du lịch Disney Land ba ngày không tốn tiền, được ở Hotel sang trọng và bao ăn uống, bởi chúng nó là những đứa trẻ ngoan ngoãn và thông minh nhất trong lớp.

Tin con được đi chơi làm bà Hinh rất hãnh diện và vui mừng. Cho dù những ngày chúng đi nhằm vào ngày Tết... Nhưng hơi đâu mà lo, chúng nó cả năm có được đi đâu. Nay có dịp đó là điều may mắn. Ở nhà ăn Tết với bà, tuy ngày mồng một năm nào, chúng cũng ra phòng khách, ba anh em vòng tay chúc Tết mẹ, rồi được một số tiền lì xì ít ỏi chẳng đáng bao nhiêu, chúng không kêu than... nhưng nhìn những khuôn mặt cam chịu của các con, lần nào cũng làm bà xót xa trong dạ. Lần nầy, tuy xa con vài ngày, nhưng bà hoan hỉ trong dạ vì con mình được vui trong những ngày đầu Xuân.

Ba anh em thường ở ru rú trong phòng, một cái phòng nguyên là Family room, được đóng thêm hai cánh cửa có thể kéo ngăn lại cho riêng biệt, trong đó có mấy tấm nệm để dưới đất, cho mỗi đứa ngủ một cái. Hai thằng anh nằm phía gần tủ quần áo, con em Út nằm ở đối diện, góc trong cùng căn phòng.

Một cái bàn học có ba ghế sắt kê sát cửa sổ, mẹ chúng cố gắng mua cho các con thêm một TV thật chiến, có gắn liền video, để chúng tiện coi TV hay xem phim, mà không phiền đến giàn máy nhạc to tướng của dượng ghẻ ở phòng khách.

Trong nhà nầy, những gì chồng bà sắm thì chớ có ai đụng đến. Ngay chính bà mỗi lần sử dụng vào những thứ đó cũng hay bị cằn nhằn, nói chi con bà.

Bà biết tính ông khó khăn, thường thì thầm căn dặn các con chớ có bao giờ đụng đến những thứ không phải của mình... khiến cho bà lâm vào cảnh nhức óc vì những lời chỉ trích của ông... Binh con thì to chuyện, mà la con thì bà không muốn, chúng nó có tội tình gì! Nếu chúng ở với cha ruột, thì làm gì có cảnh khắt khe đó xảy ra. Đó là cái cảnh đau lòng mà những gia đình chắp nối thường hay gặp phải!

Có lần, con Út đã buột miệng hỏi làm cho bà chới với, không biết trả lời sao:

- Sao cái gì mẹ cũng cấm không cho tụi con đụng vào? Vậy nhà nầy không phải nhà của mình hả mẹ?

Mãi một lúc, bà mới trả lời được:

- Ờ... nó hoàn toàn không phải của mình...

Bà thực lòng khi nói câu đó. Nhưng con bé Út im lặng suy nghĩ một lát, lại nghiêng đầu lại hỏi tiếp:

- Con thấy mẹ làm nhiều mà sao mẹ cũng bị cấm không được xài máy trong nhà, mẹ bị dượng rầy hoài... cái nầy có tiền mẹ mua nữa mà?

Bà Hinh vội vàng bịt miệng con, không phải vì con bé nói to, mà bà sợ chồng bà nghe câu nói, rồi ghét con bà thêm:

- Dượng già rồi nên khó tính... với lại mẹ cũng không biết cách xài nên hay vặn bậy bạ, dượng không thích!

Con bé chau mày:

- Dượng không cho ai đụng tới cái máy nhạc, hay la lối... Sao ba con Mary cũng già và không phải là ba ruột của nó, mà tử tế với mẹ con nó quá vậy? Ba nó không bao giờ la tụi nó một câu... khi nào cũng săn sóc hỏi han mẹ con nó... người Mỹ họ tử tế hơn người mình... lớn lên con lấy chồng Mỹ nghe mẹ...

Ôm con vào lòng ngậm ngùi. Con bà còn quá nhỏ để bà giải thích với nó... Bà hôn lên tóc con:

- Tại người ta số đẻ bọc điều!!!

Bé Út ngước cặp mắt ngây thơ lên nhìn mẹ nó... “Đẻ bọc điều là cái gì?”, nhưng cánh tay bà Hinh đã ghì chặt con gái vào lòng, rồi bà cúi xuống hôn tới tấp lên mặt nó. Con Út xinh quá là xinh, tính tình ngoan ngoãn và dịu hiền, không bao giờ cãi lại lời của mẹ nó. Khi nào thấy mẹ buồn mà có mặt ông dượng ở nhà đang hầm hầm đay nghiến mẹ, bé Út hé cửa nhìn ra bếp, con bé ngồi im khuất sau cánh cửa, đợi ông dượng vào phòng hay bỏ đi, mới nhẹ nhàng mở cửa rón rén đến sau lưng bà Hinh, vòng tay nhỏ nhắn ôm chặt lấy mẹ như an ủi.

Mấy đứa con bà đã đi chơi sáng sớm nay. Không phải bà Hinh nhớ thương con hay buồn vì tâm tình của mình... mà có chuyện. Chúng nó và cả ông chồng của bà đều chưa biết tin là con chó Snow Ball cũng đi luôn đâu mất từ đầu hôm.

Tối qua, khi ra sân sau tìm con chó, thì nó đã bị ai bắt mất. Bà Hinh vừa đi tìm quanh nhà vừa gọi tên nó nho nhỏ, sợ ông chồng về bất chợt có thể nghe thấy và để ý... rồi nổi máu thương chó hơn người, làm toáng lên, đay nghiến bà thì con bà nghe sẽ buồn trong ngày đầu năm Tết đến! Nhìn thấy cánh cửa rào mở tung, hy vọng con chó trốn chui rúc đâu đây tiêu tan, có người đã mở rào vào đây bắt nó.

Đêm qua, chồng bà không về nhà, vì từ buổi chiều đã lái xe đi gặp nhóm bạn học hồi niên thiếu, họ tổ chức họp bạn địa điểm cách đây một tiếng lái xe. Mấy đứa con thì bận rộn sắp xếp đồ đạc ở trong phòng chúng nó, chuẩn bị cho chuyến đi chơi ngày mai lúc trời hừng đông...

Một mình bà đang thơ thẩn ngoài sân kiếm chó cho chồng. Không tìm ra con chó nầy thì chưa biết “tính mạng” của bà sẽ ra sao?

cocainethisi_2-content-content

Bà Hinh sống trong tình trạng một người vợ bị chồng coi thường đã lâu. Nhiều khi ông làm quá, bà cũng muốn tách rời ông ra, để mẹ con nương tựa vào nhau mà sống... bởi vì có ông bên cạnh, thì ngoài mớ tiền ít ỏi ông đưa hàng tháng để đủ trả chi tiêu, cho công việc càng thêm bề bộn, và bà chẳng thấy cái thú vui nào khi có người đàn ông bên cạnh cả!

Nhưng điều làm bà ngại ngùng chưa dám cất bước ra đi, là bà sợ làm không đủ tiền để nuôi nấng và bảo bọc ba đứa con của mình.

Bà đã có lần lên sở xã hội để xin giúp đỡ, nhưng sau nhiều lần đi lên đi xuống, đã bị thẳng tay từ chối. Lý do đơn giản là bà gặp phải người cán sự xã hội Việt Nam kiêu căng, cô cán sự đỏng đảnh vừa xấu vừa có khuôn mặt rất là đanh đá, với lối suy luận rất là ấu trĩ: “cô đã ban phát sự làm ơn cho người đồng hương xin trợ cấp”. Ý nghĩ đã sai lạc từ căn bản, mà lẽ ra cô ta phải kính cẩn cám ơn những người tìm đến văn phòng cùng tiếng nói và màu da, nhờ họ mà cô vẫn giữ được việc làm cho đến ngày nay.

Bà Hinh có cái tướng người và khuôn mặt đài các. Dù trong hoàn cảnh nào bà cũng lịch sự khi đi ra ngoài. Do đó, dưới mắt cô, bà Hinh thật là đáng ghét, một con người “có vẻ” giàu có, mà cũng tới xin “eo phe”. Mặc dù bà khai thật là không có tiền, nhưng đời nào cô tin. Cô cho rằng người Việt mánh mung khai gian để lấy tiền chính phủ! Vì nghĩ vậy, cô quay bà sát nút, với những câu hỏi và sự điều tra còn hơn là cảnh sát điều tra thủ phạm của những vụ sát nhân.

Bà Hinh sống với ông chồng không hôn thú, cũng không có sự thương yêu hạnh phúc tràn đầy. Cho nên bà khai là không có người đàn ông nào bên cạnh, nếu được chấp thuận cho trợ cấp, bà có thể tách ra riêng để thảnh thơi cuộc sống lo cho con của bà... và đây là câu trả lời gian dối duy nhất của bà!

Nhưng bắt được điểm nầy, điều tra biết ông chồng bà cũng có tiền ra tiền vào, cô cán sự đã lên lớp bà một hồi, làm cho bà nản chí bỏ ý định ăn oe phe, dẹp luôn ý nghĩ sự chia tay với ông chồng lạnh nhạt như nước ốc của mình, để có cuộc đời mới đơn chiếc nhưng đầm ấm với ba đứa con nhỏ của mình!

Ôi nhiều chuyện phiền toái xảy đến cho bà Hinh quá. Bây giờ bà đứng đây, ngay trước chợ với cái túi siêu thị bắt đầu trĩu nặng trên tay, chẳng muốn đi về nhà chút nào, sợ đụng mặt ông chồng, rồi ông sẽ hỏi : “Con chó ở đâu?”... Lúc đó không biết chuyện gì sẽ tiếp theo sau!

Nhưng rồi cuối cùng, bà Hinh chợt nhớ ra một điều... bà móc phôn gọi điện thoại cho một người, ra xe của mình để lái đến một chỗ mà bà nghĩ sẽ cho bà niềm hy vọng đỡ bị nhức đầu, đó là tới nhà thằng Mễ chuyên bán chó con, loại giống như con chó bà mới bị mất.

chipheocuoi-w-content

 Chí Phèo rất hay cười

Tên Mễ nầy bà quen do tình cờ một ngày bà đi chợ, gặp hắn đang hai tay ôm hai con chó đứng trước chợ gạ bán cho khách. Bà vốn thích chó con nên đứng lại nhìn, hỏi han dăm câu, vuốt lông con chó con trên tay hắn... Khi hắn dụ bà mua, thì bà lắc đầu nói:

- Tôi chỉ thích nhìn chứ chưa thích nuôi, vì khá bận việc...

Nghe câu nói đó, hắn hỏi bà ở đâu, rồi nghe trả lời nhà bà gần đây, hắn vội lôi ra mảnh giấy ghi số nhà hắn cùng số phôn, dặn khi nào thích nuôi thì tới nhà hắn mua... nhưng nhớ gọi cho hắn biết trước. Mảnh giấy nầy, đúng ra bà định dục đi rồi, vì nghĩ mình có bao giờ mua chó! Nhưng rồi bà cứ để đó, chưa quẳng vội vì không hiểu tại sao. Vậy mà bây giờ đã có lúc dùng tới.

Tìm nhà tên Mễ không khó lắm. Hắn đang đứng trước sân, tay cầm lon bia. Bà nói:

- Ngày mai là “New Year” của tôi!

- Ồ vậy sao... nên bà mới cần mua chó để làm “gift” phải không?

Thằng nầy nói trật lất, nhưng bà Hinh gật đầu. Nó tía lia khoe mới có con chó nhà bạn đẻ năm con, được 6 tuần rồi... “Rất tốt”. Thế là bà lái xe theo đến nhà bạn hắn, cuối cùng bà lựa được một con cũng giống giống như con chó của ông, nhưng có vẻ còn đẹp hơn con chó kia, và lông dày hơn... Bà nghĩ ông sẽ không phân biệt được vì mấy khi ôm chó vào người.

Trả tiền xong xuôi, bà lại nghe ruột quặn đau lên một cái, vì giá của nó đến sáu trăm đồng. Thằng Mễ nói vì đó là con chó nhỏ nhất trong bọn và lại đẹp nhất... Dĩ nhiên rồi, chọn chó chẳng lẽ lấy con xấu! Nhưng thôi... tốn sáu trăm đồng cho cuối năm xui xẻo, còn hơn bị cằn nhằn ngay từ ngày đầu năm...

Đưa con chó về nhà hồi hộp. May quá, ông chồng bà đi vẫn chưa về. Bà ôm con chó vào nhà, chải lông cho nó thật đẹp, rồi bỏ nó vào trong chuồng, xong đi dọn dẹp nhà cửa, làm vài món ăn để cúng ông bà, đón giao thừa sắp đến. Có lẽ chồng bà sẽ về chiều nay.

Khi bà vào phòng đi tắm, thì chồng bà về đến. Giọng ông có vẻ mệt và buồn ngủ: “Em làm gì đó, anh về rồi đây... anh ngủ một chút, lát thức anh dậy...” . Bà tắm xong, ra ngoài thấy ông nằm ngủ ngon lành. Đắp lại tấm mền cho ông, bà xuống bếp tiếp tục nấu nướng để hai vợ chồng đón xuân lát nữa.

Nhìn trên bàn có cành mai thật ông mua, hay là ai cho ở đâu đó, bà vui vui một chút. Dù sao thì ông cũng còn biết nghĩ đến cái nhà nầy...

Buổi tối, khi ra ngồi ngoài bàn ăn, ông hỏi:

- Con chó đâu rồi em?

Bà Hinh hớn hở:

- Em nhốt nó trong chuồng chứ đâu...

Vừa nói, bà vừa đi lại chuồng để bắt con chó ra... trong lúc ông chồng bà chu mỏ kêu con chó “chút chút” liên hồi... Khi bà ôm chó trở lại bàn, thì bà bỗng thấy ở dưới gầm ghế xa lông, con chó của ông cũng vừa nghe tiếng ông kêu, chun ra chạy lại cùng lúc.

Cả hai cùng ngẩn ngơ nhìn nhau... bốn con mắt người và bốn con mắt chó cũng sựng lại!!!

Thì ra, ông chồng bà đã ôm con chó đi chơi với ông mà không nói cho bà biết! Khi về nhà, ông thả đại nó xuống, và con chó chun vào dưới gầm ghế ngủ nên bà không hay biết! Cho đến khi nghe tiếng ông gọi, nó mới thức dậy chạy ra...

Tết đến, nhà bà Hinh có hai con chó thật đẹp mà ai đến chơi thấy cũng khen... “Chó đến nhà thì sang...”, khi họ nghe ông chồng bà Hinh kể chuyện bà “bắt” được con chó nầy ở trước nhà, nên lại tưởng chó của nhà mình, vì chúng nó giống nhau quá!

Ai cũng khen nức nở: “Hai con chó thiệt là sang!”. Thế nhưng trong lòng bà Hinh đang nghĩ cách: “Làm sao mà “tống” bớt một con đi...” chứ sáu trăm đối với bà không phải là ít ỏi gì, bà cần lại số tiền đó để lo nhiều việc...

Có ai muốn đầu năm “Chó đến nhà thì Sang” không? 

Diễm Châu (Cát Đơn Sa)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 8990)
Tiểu Tử đứng một chân trên đầu bông cây Lác mọc ven đìa, mắt ngong ngóng về bờ Nam chờ Chuồn Tím
07 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 9019)
Có thứ tình nào không đẹp, không đào sâu hơn vào bề mặt hiện tại dễ bơ vơ lẻ loi này. Chắc tình là đạo, là giải thoát, và chỉ có con người mới có sức mạnh mang hạnh phúc lớn nhất đến với con người.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 6377)
Đang ngồi lừng khừng trên băng ghế gần cổng số 20 chờ giờ lên tàu bỗng một giọng nữ cao the thé qua máy phóng thanh xướng tên hành khách nghe quen quen, hóa ra là mình.
04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7196)
(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người….. )
30 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7771)
Nhà tôi mái bằng, vuông như hai cái hộp kê khít lên nhau, thừa mỗi đoạn đuôi ở tầng một làm công trình phụ. Bà sai thợ sắt dựng ở hai bên ban công một giàn hoa xương cá.
19 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6635)
Nắng cuối ngày chiếu nốt nhịp điệu hối hả lên nhiều mặt hàng gốm sứ vẫn đang được đưa lên khoang thuyền.
17 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 10220)
Đương lui cui luộc nồi khoai dưới bếp, nghe con cháu thưa hỏi đi dìa, dì Năm Chạch hớt hơ hớt hải chạy theo ra bến sông níu áo con Tư.
12 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 7380)
Ngày mai đã là mùa đông. Cả thành phố lại rợp màu sắc sặc sỡ của hàng trăm loại áo khoác người ta khoác lên người để chắn che cái khắc nghiệt của thời tiết.
07 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5796)
Tiếng súng xa dần thành phố, những đoàn người lê thê lếch thếch di tản ở đầu cuộc chiến bây giờ cũng lần lượt trở về.
06 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 8814)
Gió Nam non thổi lòn qua tổ Ong Đất, dỗ bầy ong ngủ giấc ngủ say. Chợt, Chúa vả cả bầy choàng tỉnh, những tiếng động từ mặt đất nện xuống nghe đinh tai nhức óc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11065)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,