KHA THỊ THƯỜNG - Nợ Rừng

03 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 9919)
KHA THỊ THƯỜNG - Nợ Rừng

(Với niềm kính yêu & nhớ thương cha!)

Khi tôi đưa cơm cho Cha ở bệnh viện, Cha điềm nhiên nói: “Thằng Thỏa về rồi con ạ. Em nó bảo nhớ rừng, về vài bữa em lại xuống”

Nhớ rừng ư?

Thằng Thỏa là con dì Hương, em gái ruột của mẹ. Dì dượng sinh những 7 đứa con, nhưng rồi dượng qua đời vì một căn bệnh hiểm nghèo khi thằng út của dì mới mấy tháng tuổi. Đồng lương của Cha tôi, tằn tiện lắm thì cũng nuôi được chị em tôi đi học. Còn những đứa con của dì, mặc dù cha mẹ tôi cũng rất thương chúng nhưng không thể nuôi nấng tất cả chúng học hành. Mãi sau này khi chị em tôi đều đã học gần xong các trường chuyên nghiệp thì cha mẹ tôi mới có điều kiện nuôi thằng Thỏa, thằng Chích học cấp ba… Nhưng rồi chúng không học tiếp mà quay về với rừng.

 

caobaminh-02

Bản Diềm trong ký ức tôi vẫn còn dấu ấn của những lần mẹ địu em Thương, tay xách nách mang. Còn tôi lúc lỉu với túi đồ đạc, lẽo đẽo theo mẹ vào quê ngoại. Nhà ngoại ở sát bờ suối Nặm Choăng ngày đêm rì rào nước chảy. Tôi rất thích nghe thứ âm thanh không bao giờ dứt ấy, réo rắt, trong trẻo đến là vui…Ông bà ngoại đã thành người thiên cổ. Ngôi nhà cậu Diêu vẫn nằm sát mé suối Choăng. Chỉ khác chăng ngôi nhà xưa lợp bằng lá cọ, cột nhà chôn sâu xuống đất thì ngôi nhà bây giờ là một ngôi nhà toàn bằng gỗ. Bản Diềm của cậu Diêu, ngoài mùa làm nương phát rẫy thì tất cả đàn ông đều lên rừng để kiếm sống. Thứ mà rừng ban phát cho họ, chính là cây gỗ, tưởng chừng như vô tận đối với miền quê heo hút này…

Ngày giỗ của bà ngoại năm nay cậu Diêu bảo sẽ mời đông họ hàng. Mẹ tôi ở nhà chẳng biết xoay sở ra sao lại tất tả gọi điện kêu em tôi về. Em không thể về được vì nếu một mình tôi ở lại thành phố sẽ không biết xoay sở với Cha như thế nào? Thế là tôi có cớ về quê… Quê ngoại không có gì đổi khác lắm, vẫn là những mái nhà thưa thớt, liêu xiêu. Bữa cơm giỗ ngoại không đông như tôi nghĩ, chỉ vài mâm và đa phần là đàn bà. Cả mấy đứa con của cậu, thằng Thỏa và mấy đứa con trai của dì cũng chẳng thấy đâu. Khi tôi thắc mắc điều đó cậu Diêu gãi gãi đầu: “Thì… cậu cũng đã báo cho chúng nó trước, nhưng chúng nó ở hết trên rừng không về được…”. Thím tôi loanh quanh gần đó nói xen vào “Cậu cháu là do không đi rừng được nữa nên hôm nay mới ở nhà làm giỗ bà…”. Cậu tôi chống chế “Lúc còn khỏe thì phải đi mà làm ăn chứ, mình không làm có ai làm cho mình ăn đâu?” Tự dưng tôi lại buột miệng hỏi cậu “Sao cậu không để các em ở nhà, đi rừng mãi chỉ thấy tóc chúng nã dài ra như thổ phỉ chứ cháu có thấy lợi lộc là bao đâu”. “Thì ở nhà cũng đâu biết làm gì? thanh niên, đàn ông trong bản mình đều đi rừng cả…”

Khe Noóng là bản cuối cùng của xã Châu Khê thuộc huyện Con Cuông, tỉnh nghệ An- là một bản giáp biên có khoảng 20 hộ dân tộc Đan Lai di cư từ bản Châu Sơn vào làm ăn bằng nghề nương rẫy, giờ cũng đã có điện và đang xây dựng đường nhựa từ xã Trung Chính sang. Con đường đang được đầu tư xây dựng và thi công từ Khe Noóng ra đến bản Xốp Pu, bản Khe Nà, bản Diềm… và qua mấy bản của đồng bào Thái nữa thì sẽ ra đến quốc lộ 7. Cậu tôi có cả một quãng thời gian tuổi trẻ sống trong những cánh rừng, cùng những chuyến đi mà lưng gùi ba lô nặng hơn cả trọng lượng người rồi hàng tháng mới trở về nhà.

Việc đầu tiên không thể thiếu trước khi vào rừng là lấy tiền cọc đặt trước của chủ thầu gỗ ở ngoài quốc lộ số 7 để mua sắm lương thực, những vật dụng cần thiết cho chuyến đi. Chuyến đi của họ hòa mình trong rừng với những chiếc lều tạm, cả rừng muỗi vo ve, cả rừng sên- vắt ngọ nguậy dưới chân… Giờ cậu Diêu của tôi không đi rừng nữa, nhiều lần cậu chống nạng đứng trên đường nhìn lên những cánh rừng mà gương mặt cậu đầy vẻ tiếc nhớ. Tai nạn không may xảy ra trong một lần đi làm gỗ, cậu bị gỗ đè suýt mất mạng. May mà kịp níu vào một cành cây khác nên không bị gỗ dập nát. Cậu bị thương ở chân phải. Gần hai tháng cậu nằm một chỗ bó bột, thuốc thang… ngỡ cậu khó có thể đi đứng trở lại… thế nhưng những mảnh xương dần liền lại , cậu đã không bỏ cái khát vọng được đứng dậy và bước đi, và cậu đã thành công… Nhưng còn cái khát vọng thôi thúc cậu nhất là được vào rừng, được nằm dưới những tán lá lấp lánh ánh nắng mặt trời thì vĩnh viễn khép lại. Đầu gối cậu không thể gập vào như một người bình thường được nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa cậu không thể sải bước trên những chặng đường rừng cheo leo, ghập ghềnh...

So với nhiều người, cậu Diêu vẫn được coi là may mắn, rừng đã lấy đi mạng sống của không ít người ở cái bản Diềm này. Có bao câu chuyện thương tâm xảy ra. Cách đây chỉ mấy tháng, thằng bé Giót mới học xong lớp 6, thời gian nghỉ hè nó dắt trâu lên đồi dong trâu ăn cỏ trong khu rừng gia đình nó được chia bảo vệ. Bố nó là một người sống ở rừng nhiều hơn ở nhà, ông ta dựng sẵn cái lều, đồ nghề đi rừng về tấp hết trong cái lều tạm ấy. Thằng bé Giót nhiều hôm chứng kiến cảnh bố nó hạ những cây gỗ lớn. Rồi một buổi sáng như mọi ngày, nó lụi cụi trong túp lều và nảy ra ý định đưa cái cưa của bố nó ra rừng. Nó làm như bố nó, cưa mãi, cưa mãi cây gỗ nghiêng từ từ xuống phía triền dốc… cái cưa mắc kẹt, thằng bé sợ hỏng mất cưa, sợ bị bố mắng nên nó ra sức kéo mà không hay cây gỗ đổ… Máu của nó chảy loang lổ cả một vạt rừng. Cha tôi ôm xác đứa con trai bê bết màu, hú lên một tiếng trầm đục như con cọp bị thương, mẹ nó khóc gào rách cả họng nhưng nó không thể nào nghe được nữa…

Chuyến về quê giỗ ngoại, tôi cũng gặp dì Mai là họ hàng bên ngoại. Dì mất chồng khi tuổi còn đang như bông hoa nở rộ. Chồng dì cũng vác chiếc ba lô nặng trịch nào gạo nào muối lên rừng… Chú ấy chết khi đang bước những bước chân tưởng bình yên trong cánh rừng thì bất ngờ một cây gỗ có dấu gọt đẽo của rìu từ trên đỉnh núi lao xuống. Chú chưa kịp định thần thì cây gỗ bay qua. Xác chú mỏng tang, dính trong đất…

Những người dân bản Diềm cũng như còn nhiều bản khác ở cái xã vùng biên này là tội đồ của rừng nhưng thực ra họ chỉ là kẻ làm thuê cho những tay lái gỗ. Là những người có khi bị rừng báo oán đoạt lấy tính mạng, nhưng tính ra công sức của họ bỏ ra được nhận lại quá bèo bọt. Một chuyến vào rừng là ba tuần, một tháng hoặc hơn thế nữa… Khi về đến nhà, trừ đi khoản đã nhận cọc từ trước thì mỗi chuyến đi được dăm triệu là may, thông thường chỉ được trên dưới triệu bạc. Số tiền ấy nào đủ để làm gì? Nếu là ở thành phố chừng ấy tiền có khi chẳng đủ cho một bữa nhậu sơ sài của cánh đàn ông...

Thế nhưng, vì không có sự lựa chọn nào khác, những người dân quê ngoại của tôi và bao nhiêu trai làng, bao nhiêu người đàn ông của mường bản đó đây vẫn vào rừng với niềm hăng hái kiếm tiền. Có những sự hăng hái, những dự tính… vĩnh viễn im lặng trong muôn trùng sơn cước.

Tôi trở về thành phố. Những công trình mới đang xây, những con đường tấp nập, những ngôi nhà cao tầng và những ánh sáng ảo mờ khiến tâm hồn người bỗng bâng khuâng, thao thiết khi ngoảnh lại phía sau lưng. Đã quá lâu rồi... và phải chăng tôi đã quên những cánh rừng giờ đây ngày càng hoang tàn sát cạnh nhà tôi? Tôi nhớ cậu tôi với cái đầu gối không bao giờ gập lại được nữa. Cái khát vọng của cậu và của nhiều người quê tôi, tôi biết, chẳng bao giờ tắt được. Bởi vì một lẽ giản dị, rừng không chỉ là nơi kiếm sống, mà trong sâu thẳm tâm hồn, rừng là tất cả cuộc đời của họ, vui buồn, sẻ chia và mơ ước…

Hôm qua, thằng Thỏa lại về thành phố. Nó vẫn giữ lời hứa là về thăm rừng ít bữa nó sẽ trở lại chăm sóc cha tôi. Thấy bàn tay trái bầm đỏ của nó. Tôi hỏi: Tại sao?” Nó nở một nụ cười: “Gỗ đè chị ạ”. Rồi nói thêm: “Thằng Quốc, con nhà cậu Đạo, chị nhớ không, chết rồi. Nó bị gỗ đè”. Tôi thảng thốt quay mặt nhìn ra ngoài cửa sổ bệnh viện. Một tán cây xanh tỏa bóng. Và khí trời giao mùa, cái nắng oi như món đặc sản của xứ Nghệ, của miền Trung - cùng làn gió mang theo sự mát dịu rào luồn qua mái phố. Tất cả ở đây đều rất đỗi yên bình…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 270)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 339)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 341)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 544)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 540)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 393)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 814)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 673)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 810)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 726)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19186)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,