TRẦN YÊN HÒA - Bạn nhỏ, Tình khờ

11 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 9301)
TRẦN YÊN HÒA - Bạn nhỏ, Tình khờ

Tìm đâu những ngày thơ ước mơ. Tìm đâu những ngày hết mong chờ. Hoàng Thi Thơ

nguyettan-content-content

Bạn học trường tiểu học Kỳ Mỹ tôi có rất nhiều, nghĩa là “ở một nơi ai cũng quen nhau”, với cái chợ Quán Rường, cái đình An Mỹ, các thôn tư, thôn năm, thôn sáu, hoặc ấp An Lương, An Phú, An Thành hay phía trên xa nữa là ấp Thành Mỹ, có thể nói là ai cũng biết mặt nhau. Nếu tụi nhóc mới sinh sau này lớn lên, la cà, rong chơi ở đâu đó, khi thấy lạ, người lớn hỏi: Mi con ai trong xóm? Trả lời: Con ông Khiêm. Thế là biết. Người lớn ngang chạc biết về nhau rõ ràng, đời sống, nếp sống, giàu nghèo…Những nhà giàu, nhà “địa chủ” dĩ nhiên được nhiều người biết hơn…Cha mẹ tôi là người trung bình về mọi phương diện, nên ai cũng chỉ gọi là ông Khiêm, hoặc cậu Khiêm, bà Khiêm hoặc mợ Khiêm.

Tiếng “cậu mợ” tôi nghĩ đó là tiếng nói, tiếng gọi nhau thân thương của người cùng quê kiểng, chứ thật ra chẳng có họ hàng, bà con thân thuộc gì đâu.

Những thằng bạn học của tôi. Trong xóm có thằng Tộ , thằng Loã, thằng Nho, thằng Thị . “Nậu chợ” có thằng Nam, thằng Thanh, thằng Trận, thằng Chá, thằng Biền... Con gái có con Châu, con Cam, con Nhự, con Tuyển...

Tau, mi là tiếng xưng hô thường nhật của tụi tôi. Tình thân với những đứa bạn cũng tùy thuộc hoàn cảnh địa dư là xa hay gần. Gần nhất là thằng Tô, thằng Thị, thằng Lõa, thằng Nho…Thằng Tộ con ông giáo Sâm, một ông thầy giáo làng đã làm thầy giáo từ ngày tôi chưa sinh. Ông giáo Sâm có uy tín trong làng, thuộc gia đình cổ lổ sĩ. Cha ông ngày trước là một ông lý trưởng trong làng, bà giáo Sâm ở tuốt đâu trên Cây Sanh, con gái một ông cũng chánh tổng, lý trưởng gì đó, nên chừng đó lý lịch đã đủ tạo dựng cho thằng Tộ, thằng Lõa có “thế đứng” hơn tụi tôi. Học lớp nhất mà tụi nó có mũ scout để đội, có xe đạp dàn (sườn) ngang, dàn đầm chạy bóp còi leng keng. Đi học bận áo sơ mi trắng, quần sọt xanh, là ngon, là le lắm

Thằng Nho, con ông bà Bán, nhà sát cạnh vườn tôi, bà Bán hay say rượu, thường xúc trộm lúa trong nhà bán cho mẹ tôi để lấy tiền uống rượu. Ông bà Bán hay đánh nhau, một lần hai người ôm vật nhau náo loạn cả xóm, bà đã dùng môn võ “bóp d.” khiến ông bị đau, la làng la xóm quá trời, sau đó phải đi nhà thương, không đi làm việc đồng áng được cả tháng.

Còn thằng Thị là con ông bà Thị, cũng học cùng lớp với tôi, nhưng học “dỡ òm”, thi bằng tiểu học trượt vỏ chuối đành ở nhà làm nông. Sau chạy xe thồ và suốt đời làm kiếp thồ người.

Ba đứa học trò giỏi nhất lớp nhất trường tiểu học Kỳ Mỹ thuở đó có tôi, thằng Nam, thằng Cân.

Thằng Nam người nhỏ con. Nó đúng là liếng thoắn từ trong ra ngoài. Con người ốm nhom, gầy gò, xương xẩu. Đi học mặc bộ pyrama rộng thùng thình. Nó ăn nói trơn tru, ra vẻ tay trên lắm. Nó học giỏi toán và tập làm văn, lại có giọng đọc chính tả khá rõ ràng nên được thầy Khâm thường hay biểu nó đọc bài cho toàn lớp chép. Đọc xong nó “cân” cái mặt lên. Nó được tiếng là con nhà giàu, học giỏi nhưng không đẹp trai (vì nhỏ con). Bù vào cái nhỏ con của nó là nó có cái “miệng lanh”, từ này có hai nghĩa đen và bóng, nghĩa đen là cái miệng của nó mỏng và rộng, có những cái răng sâu chìa ra, hể có chuyện gì là nó gân cổ lên cải, ai cũng chịu thua, và nghĩa bóng là cái miệng nó nói nhiều lắm, nên thầy Khâm phê trong bảng Thành Tích Biểu của nó là: ”lợi khẩu.”

Thằng Thanh cũng nậu chợ, “nậu chợ” nhưng nó không ma lanh mà hiền lành, dễ thương. Nó con ông ba Tôn làm thợ giết heo, quê tôi gọi những người này là “bảy đáp”. Tôi không hiểu bảy đáp nghĩa là gì nhưng chắc cái nghĩa của nó cũng ngang với “đồ tể”. Dĩ nhiên là làm nghề đó chẳng có danh giá gì, nhưng thằng Thanh có được cái tánh hiền nên được nhiều người thương. Nó lại có thêm một bệnh nữa là đôi mắt nó lúc nào cũng chảy ghèn, và híp lại, nên bọn nhỏ chúng tôi vẫn thường gọi là “Thanh mè nheo”. Nghĩa là đôi mắt nó luôn luôn nhấp nháy đầy nước mắt và… ghèn.

Trong những đứa bạn ngày tiểu học, tôi thân nhất là thằng Tộ và thằng Nho.

Căn nhà của ông giáo Sâm, tức là nhà thằng Tộ, nằm cuối xóm An Lương. Xóm quê có những con đường nhỏ chạy từ đường tỉnh lộ vào xóm. Các căn nhà được xây nhìn ra theo những con đường nhỏ đó. Mỗi căn nhà đều có một khu vườn rộng. Nhà tôi có bức tường thành xây quanh, có cái cổng vôi cao, nên trông rất uy nghi. Con đường nhỏ chạy qua khu nhà tôi là đến nhà thằng Nho, rồi đến nhà thằng Tộ. Nhà thằng Tộ thuộc loại kín cổng cao tường, tuy nhà không có tường vôi bao quanh nhưng ông giáo Sâm đã làm cái hàng rào tre rất kín và cao, nên không ai chui lọt qua được.

Nhà thằng Tộ không có giếng nước, nên nó phải lấy nước ở giếng nhà thằng Thị, bằng cách bắt từ giếng thằng Thị qua nhà nó một cái máng xối. Tối nào thằng Tộ hay thằng Loã (hai anh em) cũng xách nước từ giếng đổ vào máng xối để cho nước chảy về nhà. Bên kia, nước được hứng bằng những cái lu sành.

Tụi nhóc chúng tôi buổi chiều đi đá banh dưới khu đồng Cát, gần tối về, tạt qua giếng này, cởi quần áo, ở truồng dông dỗng, múc nước xối qua người sơ sịa rồi mặc quần áo chạy về nhà. Thằng Tộ, thằng Loã còn múc nước đổ qua máng xối cho đầy hai, ba lu mới về nhà. Tôi còn phải về nhà rút rơm cho bò ăn.

Đó là hết một ngày sinh hoạt của những thằng bé nhà quê.

Thằng Nho con ông bà Bán. Nó học dốt tổ mẹ, viết chữ như mèo quào. Nó lớn hơn tôi đâu hai ba tuổi mà cùng học lớp nhất với tôi. Buổi tối, tôi ngồi ở nhà tôi học bài, nghe từ từ nhà nó vọng qua tiếng học bài của nó. Hồi đó các bài như sử, địa, cách trí, đạo đức thầy Khâm đều bắt phải học thuộc lòng, cho nên buổi tối đến giờ học thì chúng tôi thi nhau tụng bài. Tụng đây có nghĩa là đọc to lên, có lẽ đọc to lên như thế cho dễ nhớ hay sao mà học bài là phải đọc to lên. Thằng Nho thì “rống” chứ không phải đọc bình thường nữa. Nghĩa là nó giọng nó đọc to khiến cả xóm ai cũng nghe. Dù đọc to bao nhiêu đi nữa, nhưng đến giờ sử (địa, đạo đức, cách trí), thầy Khâm kêu lên dò bài, thì nó đứng im ngậm miệng như thóc.

Cuối cùng thầy hỏi:

-Em buổi tối có học bài không?

-Dạ có.

-Vậy em đọc bài sử học hôm qua nghe coi.

Nó đứng im, mặt tái mét như không còn một giọt máu.

Thầy Khâm khuyến khích:

-Em bình tĩnh đi, nhớ lại thử coi hồi hôm đã học những gì?

Thằng Nho lí nhí trong miệng:

-Em có học mà nay em quên mất.

Thầy cho nó đứng im suy nghĩ đâu hai, ba phút gì đó, rồi cũng cho nó về lại bàn học và dĩ nhiên là trên danh sách dò bài, Lư Nho ôm trứng vịt.

Nó không có khiếu học, nhưng khiếu chơi là nó ngon lành. Đá banh thì nó có lúc đứng hàng hậu vệ, có lúc làm tiền đạo tấn công. Nó có sức khoẻ có thể chạy suốt sân bóng. Hồi đó ga xe lửa Kỳ Mỹ được trùng tu, có cái sân rộng. Buổi chiều cái sân ga xe lửa làm cái sân vận động để thanh thiếu niên đá bóng. Thường hai đội bóng là đội trong xóm và đội ngoài chợ. Thằng Nho, Giảng, San, Tộ, Thị, Lõa, Kỵ, Hoanh, Hòa… thuộc đội trong xóm. Thằng Nho được phân làm thủ quân nên những lúc đá banh, nó là ông tướng điều khiển bọn tôi. Đội ngoài chợ có thằng Bờm, Trận, Lượng, Nam, Biên, Chá…Thằng Bờm làm thủ quân, nó có sức khoẻ “như trâu”, như thằng Nho, nên nó chạy từ đầu sân đến cuối sân không mệt. Thằng Bờm có cú đá mạnh bạo, tụi tôi gặp nó dẫn banh xuống tấn công khung thành đều né, sợ nó tông gãy chân. Chỉ có thằng Nho, thằng Tộ là dám xông vào truy cản.

Thằng Tộ cũng là tay chơi đá banh kiệt liệt. Nó có cặp giò to, suôn, cao. Thường đá banh nó được chia đứng hàng hậu vệ. Khi nó đứng thủ thành thì bóng khó qua lọt được. Mỗi khi đối phương dẫn bóng xuống, nó nhào ra truy cản thì đối phương cở thằng Bờm, một tay tấn công, cũng bị nó dành bóng và đá mạnh lên cho phe ta tấn công.

Sau khi xã thành lập đội bóng thiếu nhi, thằng Nho, thằng Tộ, thằng Bờm đều được vào trong danh sách đội tuyển. Còn tôi thì ra rìa bởi vì dẫn banh còn quá quờ quạng.

Những buổi trưa không ngủ được và không có công chuyện gì làm, tôi nhảy qua hàng rào nhà tôi qua chơi với thằng Nho. Thường là tụi tôi chơi chọi đầu nhau. Leo lên trên tấm phản nhà nó, hai đứa nằm úp lên tấm ván, lấy đầu húc nhau. Thằng Nho có cái đầu cứng như thép. Tôi thường bị đầu nó chọi vài cái là thua chạy dài, cái đầu tôi không thể tông vào cái đầu cứng như thép của thằng Nho được.

Trưa nào ghé nhà nó, môn chơi đầu tiên của hai đứa tôi là chọi đầu. Tuy vậy, tôi vẫn gỡ gạt, hơn thằng Nho bởi những trò chơi khác như đánh trổng hoặc bắn bi. Nhiều lúc tôi thắng, tôi thu được chiến lợi phẩm là trèo lên ba cây ổi nhà nó, hái những quả ổi chín vàng ươm. Cha mẹ nó, ông bà Bán, tôi không bà con gì nhưng vẫn gọi là chú thím.

*

Mắt biếc năm xưa nay đâu, cánh sao còn đây tóc mây nào bay. Phố vắng mênh mang mưa rơi, người xa vắng rồi /Ngô Thụy Miên.

Năm khoảng tôi mười một, mười hai tuổi, tôi thấy thương thầm nhớ trộm một cô bé học trò dưới tôi hai lớp. Đó là “em” Tuyền. Tuyền học lớp ba, tôi học lớp nhứt. Tuyền là em gái thằng Đồng, học cùng lớp với tôi. Thằng Đồng thì tôi chấp. Học dỡ mà cái mặt lúc nào cũng cân cân. Nó chỉ tội nghiệp khi có giờ toán đố của thầy giáo Khâm. Thầy giáo Khâm thường ra bài toán “đố mẹo”, và ai làm bài nộp trước sẽ được cho điểm mười. Những lúc như vậy tôi thường hay lấy tay che bài tôi làm, vì sợ tụi bạn “cóp dê”. Tôi giỏi “toán đố” nổi tiếng ở lớp.

Lúc ấy thằng Đồng nhìn tôi khuôn mặt như méo.

-Nhị, mi xích tay ra cho tau dòm chút coi.

Tôi liền ra giá:

- Tau cho mi coi với điều kiện ngày mai tau ghé nhà mi chơi.

-Ừ, gì cũng được, xích tay lẹ lên.

Tôi xích tay cho hiện ra một lỗ trống, để thằng Đồng ngồi sát bên tha hồ cóp.

Bài toán đố ra đề chưa đầy mười phút là bài của tôi đã xong, tôi liền chạy lên bàn thầy Khâm nộp. Thằng Đồng cũng xong nhưng nó do dự chưa nộp vì sợ bị thầy kêu lên giảng bài toán. Giảng bài toán mà ú ớ trong khi trong vở bài giải quá hay thì “lộ tẩy” liền. Nó dốt toán nhưng khôn vặt, biết lượng tài cao thấp, nó chỉ đợi khi nhiều học trò lên nộp thì mới đem bài lên. Cuối giờ toán, tôi được điểm mười, còn thằng Đồng điểm tám, vì nó copy “nửa nạc, nửa mỡ” bài của tôi. Như vậy là tôi có một niềm vui nhỏ: Ngày mai sẽ xuống nhà nó, có dịp “nghía” em Tuyền. Thằng này khờ học nhưng chuyện “canh me” đứa em gái thì rất kỷ. Nó thường hù dọa những thằng bạn toan tính “thả dê” em nó là sẽ “đánh chết bỏ”. Nhưng với tôi thì nó còn lợi dụng copy toán, nên nó nới tay lỏng hơn.

Thằng Đồng, thằng Nguyên là con ông bà Lệ. Gia đình nó rất cơ cực. Ông Lệ đi thồ từ trên “nguồn” Cẩm Y về chợ Quán Rường. Ông làm nghề đi thồ từ đời cố hỷ nào tôi không biết. Ông Lệ có chiếc xe đạp được ráp bằng hàng Pháp chính hiệu con nai vàng nên rất chắc chắn. Cái dàn, cái râng, cái vỏ, đều là thứ tốt số một. Cái “baga” lớn phía sau cột thêm miếng gỗ dày, rồi cột thêm một cây gỗ dài xuyên qua sườn xe hướng lên trời để làm trụ đẩy. Đi thồ hàng ở mạn nguồn phải đẩy qua những cái dốc cao. Thời gian này có một số bạn hàng là các chị lớn ở quê tôi, chuyên môn đi buôn nguồn, chị hai tôi cũng ở trong số đó.

Ông Lệ cha thằng Đồng, cha con Tuyền, làm nghề chạy xe thồ. Đoạn đường đi từ chợ Quán Rường lên Cẩm Y phải qua một cái dốc cao gọi là dốc Eo Gió. Đứng trên dốc này có thể nhìn xuống thấy biển Tam Ấp, nghe gió thổi lồng lộng. Gió thổi có thể thổi “bay” cả người. Cho nên cái dốc này là “sát thủ” của dân xe thồ. Chất trên xe nào là những buồng cau, những buồng chuối, những bao tiêu, bao chè nặng chình chịch, mà phải đẩy qua con dốc Eo Gió này thì thật là le lưỡi. Thế mà ngày nào ông Lệ cũng phải đẩy một xe đầy hàng thì đúng là vất vả.

Ông làm từ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác, để nuôi thằng con đi học chỉ chuyên “cọp dê”.

Thằng Đồng, thằng Nguyên có căn nhà ngó ra khu đồng Cát. Con Tuyền em kế thằng Đồng trông thật là xinh. Tôi mười hai tuổi mà tôi thấy lòng hồi hộp mỗi khi nhìn thấy con Tuyền ngồi đánh thẻ. Con Tuyền thường hay bận bộ đồ cặp màu tím hoa cà. Màu tím nhẹ nhàng cùng những chấm đen li ti. Nhìn nó đánh thẻ, nhảy dây hay tập múa, tập hát, tôi thấy con Tuyền có một sức thu hút chi lạ. Nhìn chung bọn học trò con gái cũng chạc tuổi nó, đứa nào cũng lấm lem, có đứa còn mũi dãi lòng thòng. Mấy nhỏ học trò nhà quê này thường bận áo quần màu đen hay xám, nên trông càng u tối, trong lúc “em Tuyền của tôi” thì bận cặp đồ màu tím hoa cà nên trông “sáng” hẳn lên một góc trời. Có lẽ vậy, nên khiến tâm hồn tôi chao đảo, tôi chỉ còn một cách là tiếp cận thằng Đồng, dơ cao tay cho trống chỗ để thằng Đồng cọp dê bài toán đố, để nó được điểm tám. Tôi được cái là buổi chiều ghé chơi nhà nó để bắn bi, và để “nghể” em Tuyền.

Có một điều là em Tuyền có đôi mắt đẹp não nùng. Đôi mắt em lớn với đường lông mày lá liễu cong cong. Đôi mắt đã hớp hồn tôi trong những lúc đi trên sân trường bất ngờ gặp em đi ngược chiều. “Một đôi mắt đẹp”. Tôi đã đọc trong nhiều tác phẩm, các nhà văn nói đến, đó là đôi mắt phượng, mắt lá liễu, mắt như thuyền, nhưng tôi đơn giản hơn và học trò hơn, gọi đó là đôi mắt biếc, như nhạc sĩ NTM sau này có bản nhạc Mắt biếc. Mắt biếc là mắt xanh thẳm, sâu hun hút, huyền mơ, buồn vời vợi. Dù “mối tình đầu” đó của tôi, tôi chỉ là chú học trò khờ, đứng “ngẩn” trông với áo tiểu thư, nhưng nó đã theo tôi mãi, đeo đẳng mãi tôi hình ảnh “một đôi mắt”.

Tôi là thằng nhát như cáy. Học lớp nhứt trường làng mà tôi rụt rè e lệ quá. Tính nhút nhát không cho tôi tiến xa hơn trong việc tôi chinh phục em Tuyền. (và có lẽ em lúc này cũng mới mười, mười một tuổi, đâu có biết gì!)

Buổi chiều hôm đó tôi đến nhà thằng Đông chỉ một việc là chơi bắn bi với nó. Tôi bắn bi cũng thuộc loại cừ, loại chì, loại số dách. Bi là những viên tròn ve chai đủ màu sắc. Con nhà quê nên tôi đâu có tiền nhiều mà mua bi. Tôi để dành đâu mấy đồng bạc lẻ, nhịn ăn quà vặt, tôi ghé quán bà Nhẫn mua mấy viên bi. Mua mấy viên bi mà tôi nghĩ mình đã làm một việc tày đình, lớn lao lắm, cũng là “dân chơi phố thị” lắm. Thực ra bọn nậu chợ như thằng Nam, thằng Thanh có cả hàng chục viên bi đủ màu sắc óng ánh. Tụi nó chơi bi xả láng, như sau này tôi thấy mấy người đánh bạc ở các sòng bài, các casino, họ xếp tiền lại thành từng cọc rồi “táp pi”. Tôi thì “nhát gan con thỏ đế” và nghèo tiền, nên tôi chỉ mua được ba viên bi thôi, nhưng tôi cũng hung hăng con bọ xít, dấn thân vô hang cọp là xuống nhà thằng Đồng rủ nó chơi bi. Nó là một thằng bắn bi sừng sỏ nhất trường. Bởi vì tôi cũng tin ở tài bắn bi của tôi. Dù học cùng lớp nhưng tôi chưa bao giờ đọ sức cùng nó. Tôi nghĩ nếu tôi có ba viên bi mà tôi ăn cả chục viên bi của nó, thì con Tuyền chắc chắn là sẽ nhìn tôi “lé con mắt” luôn.

Trò chơi đánh bi - là chúng tôi đào một cái lỗ, rồi cùng vạch một hàng kẻ ngang, cách cái lỗ khoảng ba mét. Thằng đi trước sẽ nhắm cái lỗ mà bắn. Có hai cách bắn bi là dùng bàn tay trái hoặc phải, tay nào thuận với mình, đặt ngón cái xuống đất làm điểm tựa, rồi tay kia cầm viên bi, đặt vào ngón trỏ hoặc ngón giữa rồi nhắm bắn. Cách thứ hai là bắn ngữa, nghĩa là để bàn tay nằm ngữa, dùng ngón tay trỏ cong lại, đặt viên bi giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái, nhắm cái lỗ mà thảy viên bi. Cách này nhẹ nhàng hơn, có nhiều đứa bắn rất nghề, bắn như “để”. Phải canh me sao cho viên bi lọt vào lỗ. Thường thường những viên bi đầu chưa vào lỗ hẳn, chỉ gần kề hoặc xa. Ai bắn bi gần lỗ hơn sẽ được tiếp tục bắn, có thể nhắm viên bi của đối phương mà bắn cho văng ra xa, nhiều cú bắn mạnh, viên bi đối phương có thể bị vỡ, người thắng có thể tiếp tục cho viên bi của mình vào lỗ, thế là thắng. Cái sướng nhất của thú chơi bi là bắn được viên bi của đối phương lăn ra xa, hay thú hơn nữa là bắn trúng viên bi đối phương, nghe cái “cốc” rồi bể ra làm nhiều mảnh.

Tôi và thằng Đồng chơi ngang cơ nhau, nên gần hai tiếng đồng hồ quần thảo trên chiếc sân đất nhà nó, tôi cũng mê đi, không biết có em Tuyền ở trong nhà không, chẳng thấy bóng dáng em đâu, nhưng tôi không ân hận vì sau trận đấu, tôi tóm được cũng gần bảy viên bi của thằng Đồng, nó mặt như méo, còn tôi bỏ những viên bi thắng trận vào trong túi áo rồi dọt lẹ.

Mối tình đó tôi thất bại, tôi không “chim” được em Tuyền, đó cũng là điều dễ hiểu, vì tôi chơi ăn bi của thằng Đồng, nên thằng Đồng chữi tôi. Thằng Đồng chữi tôi thì làm sao tôi “chim” em nó được.

*

Nhưng mà sau đó tôi lại “chim” được em ở sát cạnh nhà tôi. Đó là sự tình cờ, đúng là mèo mù vớ cá rán, như lời của nhà văn Duyên Anh sau này. Em tên là Minh Thu.

Em Minh Thu cũng học lớp ba với em Tuyền, nhưng em không làm tâm hồn tôi lay động như em Tuyền.

Em cùng đi học với con Bích, con ông Nhẫn, láng giềng tôi, nghĩa là nhà con Bích và nhà tôi sát nhau, đứng bên này nhìn thấy bên kia. Con Bích học lớp ba, dáng cao lênh khênh. Bích lớn tuổi hơn tôi, dạn dĩ hơn tôi. Những buổi nghỉ học, tôi không có chỗ chơi thì tôi qua chơi với con Bích.

Sân nhà con Bích có cây “sa bô chê” ông Nhẫn trồng từ lâu, bóng mát toả ra chung quanh mát rượi cả vùng. Tôi la cà qua nhà con Bích, có lúc nhà con Bích đang ăn cơm, tôi ngồi trên ngạch cửa “ngó miệng” mấy người đang ăn. Dù tôi đã ăn cơm ở nhà, nhưng khi thấy người ta ăn, mình ngồi bên ngạch cửa ngó miệng người ta nhai nhóp nhép món ăn, mình cũng rất thích. Có khi tôi qua chơi mà không có con Bích ở nhà, hoặc ai cũng bận công chuyện thì tôi leo ngồi trên cây ”sa bô chê”, nhìn bươm bướm đủ màu bay rập rờn trong vườn hay nghe chim chóc hót vang trong các lùm cây cũng thấy rất vui.

Thường thì em Minh Thu, sau khi ngơi tay làm việc nhà, là chạy qua chơi với con Bích. Chúng tôi có những môn chơi riêng nên thường kết hợp cả môn chơi của con trai và con gái, như chơi ô ăn quan, chơi nhảy dây, chơi đánh thẻ hay chơi trốn tìm, bịt mắt bắt dê. Chúng tôi ngồi quanh nhau, vừa chơi, vừa la ó, vừa cải lộn, nếu như thấy có chuyện gì trái ý, như ăn gian chẳng hạn.

Một hôm, cũng như những lần trước, tôi qua nhà con Bích thì đã có con Minh Thu ở đây. Tụi nó đang chơi u mọi. Tôi không hiểu sao có danh từ u mọi, nhưng môn chơi u mọi rất thịnh hành ở những trẻ em quê tôi.

U mọi là môn chơi tốn sức nhất. U mọi thường chơi ở một khu đất trống, tương đối rộng. Khoảnh đất được kẻ một đường giữa. Chia làm 2 phe sao cho cân sức, mỗi phe thường có 2 hoặc 3 đứa. Bên nào u trước sẽ dùng miệng làm kêu u u, rồi huơ tay tới đối phương, đối phương phải giữ thế, nếu người u trước mà chạm tay của đối phương rồi chạy về bên kia vạch là thắng, còn nếu đối phương bắt giữ tay lại, trì kéo lại được, phe kia hết hơi, không nói được tiếng “u” nữa là thua. Vì có sự bắt giữ tay, trì kéo, nên người chơi thường phải chọn người cùng phe mình mạnh, khoẻ sức. Dĩ nhiên tụi tôi ai cũng cùng chạn với nhau, sức lực coi như cân bằng, nên những trận trì kéo nhau rất căng thẳng. Tôi là con trai nên tôi “anh hùng rơm”, chấp con Bích với con Minh Thu một phe, còn tôi một phe.

Khi hai đứa con gái ra sức trì kéo, giữ tay tôi thật chặt, không cho tôi quay về vùng đất của tôi là cái lằn vạch, thì tôi quyết chí ra sức bằng mọi cách thoát ra khỏi vòng vây của hai cánh tay bạch tuột này. Nhưng mà tôi chỉ có một làm sao chọi lại hai đứa con gái nhà quê, tuổi ăn tuổi lớn, tôi đành chơi trò hạ đẳng là, tay còn lại nắm áo con Minh Thu mà rị. Khi con Minh Thu thả tay tôi ra để giữ chéo áo, thì tôi dùng tay kia kéo áo con Bích. Tôi lấy hết sức bình sinh kéo mạnh, hai tay hai cái mép áo. Khi tiếng bực bực kêu lên thì hàng khuy áo nút bóp cũng lìa ra, trước mặt tôi là hai bộ ngực con gái mười ba tuổi của con Bích và mười tuổi của con Minh Thu lộ ra. Tụi nó mắc cở nên thả tay tôi ra, tôi liền chạy về lãnh địa của mình.

Tôi miệng la lớn:

-Hai đưa bay thua rồi nghe, chung độ cho tau đi.

Hai đứa con gái vừa gài nút áo, mặt đỏ bừng vì mắc cở, vừa cải lại:

-Thua sao được mà thua, mi ăn gian qua, ai lại chơi kéo áo.

Tôi biết tôi đã chơi trò ma bùn, nhưng tôi cũng cố cải:

-Làm sao để chạy về phía bên tau được thôi chứ, tụi bay hai đứa mà ăn gian thì có.

Nói thì nói vậy, nhưng tâm hồn tôi đã xao xuyến, khi đã liếc qua cái “núm cau” của hai đứa con gái mười, mười ba tuổi này.

Sau trận đó chúng tôi cũng hòa lại với nhau, thôi không chơi u mọi nữa, mà chơi trốn tìm.

Trốn tìm thì dễ thôi, cũng hai phe, tôi một phe và con Bích với con Minh Thu một phe. Nơi trốn là mọi ngõ ngách trong nhà, ngoài vườn, bên những bụi chuối, gốc ổi. Người tìm phải xây mặt đi phía khác để phe trốn chạy tứ tung, tìm những chỗ tối nhất, kín nhất để phía bên kia tìm không ra. Ở nhà con Bích có cái buồng chứa lúa của ông Nhẫn. Ông chất những bao lúa lên thành từng đống, đầy khít, chỉ chừa lại những lỗ nhỏ, chỉ đám con nít tụi tôi chui lọt qua thôi.

Lần này, hai đứa con gái muốn thắng nên đã trốn đâu thật kỷ.

Tôi mò mẫm vào trong buồng, miệng la lớn:

- Tau thấy rồi, ra đi ra đi, tau thấy mi trốn ở đâu rồi, mau rúc ra.

Thế mà tất cả đều im lặng. Tôi cũng bị cái ánh sáng bên ngoài làm mờ mắt khi chập choạng bước vào cái lẫm lúa. Tôi đi mò mẩm dò từng bước một, đôi mắt nhìn chung quanh tối đen. Chen qua các thùng lúa, rúc qua các lỗ nhỏ để cho lọt cái thân lênh khênh của tôi, tôi bước qua một bao lúa khác và bắt đầu đưa tay huơ huơ ra trước mặt dò tìm.

Tôi như người đi trong đêm tối, miệng la:

- Thu đâu, Bích đâu, ra đi, tau thấy mi rồi.

Thế mà bốn bề vẫn im thin thít.

Đến một cái chỏng tre nhỏ, tôi đưa tay rờ thì thấy là đụng vào thân thể một người. Tự dưng như có dòng điện chạy trong tôi. Tôi rờ đụng ngay cái bụng, một cái bụng căng tròn, rồi tôi đưa tay từ từ lên phía trên, một cái “núm cau” lồi lên, tôi hồi hộp vô chừng, nhưng tôi cũng không lên tiếng, cứ đưa tay rờ lên, rờ xuống, hết vuốt rồi xoa, hết cái núm cau này đến cái núm cau kia. Cái không khí im lặng nhưng thích thú, đến ghê người. Tôi lặng chìm trong những háo hức đầu đời. Đến một lúc, không thể im lặng được, tôi nói to lên:

-Bắt được rồi, con Bích hay con Thu đây.

Lúc đó cái bóng mới bật dậy, xô tôi chạy ra ngoài, tôi nhìn ra trong ánh sáng nhá nhem, dáng mái tóc cắt bum bê của em Minh Thu chạy băng ra cửa.

Ra đến sân, Minh Thu không nói không rằng, đầu cúi xuống.

Tôi mắc cở trong lòng nhưng cố làm ra vẻ tự nhiên:

-Tụi bay thua rồi, chung độ đi.

- Chung gì?

-Thì cõng chạy một vòng.

Con Bích xía vào:

-Thằng Nhị bắt được con Thu thì con Thu cõng thằng Nhị đi. Tau đâu có thua.

Tôi nghĩ trong lòng, mình đã sờ em Thu tơi bời bên trong lẫm lúa rồi, bây giờ bắt em cõng cũng tôi nghiệp, nên nói ra:

-Thôi tau tha cho mi đó, bây giờ đi tắm nghe tụi bay.

Con Thu được tha, nó mừng rơn và nói:

-Thôi đi tắm.

Tụi tôi ra ngoài giếng cởi đồ ra tắm tỉnh bơ “như sáo”. Tôi long nhong như cây sậy, cặp giò đen cáy vì phơi nắng. Con Minh Thu cũng vậy, tóc nó lòa xòa trước mặt. Nó và con Bích bận áo quần tắm luôn.

Chuyện chỉ có vậy mà lòng tôi cứ thắt thỏm.

Hôm sau, tôi lại mò qua nhà con Bích. Con Bích theo mẹ đi chợ Cẩm Khê hồi sáng, ông Nhẫn ra đồng. Chỉ còn lại tôi và con Minh Thu. Tôi lại dẫn em vào lẫm lúa.

Nó cũng ngu ngơ khù khờ, không biết gì, tôi cũng không biết gì. Tôi có rờ cái “trái tràm”, “cái núm cau” của em. Em im lặng không nói gì để tôi muốn làm gì thì làm. Nhưng mà đứa con trai mười hai tuổi “khờ câm” như tôi, chỉ đến đó.

Đúng là ngu ngơ.

Đúng là ngu ngơ. Tụi tôi vẫn kêu tau mi, vẫn chơi u mọi, trốn tìm, bịt mắt bắt dê. Như không có chuyện gì xảy ra sau đó.

Em không nói gì, tôi cũng im lặng.

Rồi mọi chuyện cũng qua đi khi em theo gia đình em về Đà Nẵng sống. Thế là xong một mối tình không có một lời yêu thương nào. Tôi không biết gọi mối tình này là gì, có thể gọi là mối tình “khờ” cũng được.

Trần Yên Hòa


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6807)
Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 5857)
Miệng tôi cố nhẩm đi nhẩm lại, như học bài thuộc lòng hồi nhỏ: anh em như thể tay chân!
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6157)
Lâm cầm tờ vé số trên tay, mắt dán vào khung hình của máy laptop, hồi hộp dò từng con số của kỳ sổ xố Mega tối hôm qua
15 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8371)
Tôi nhận lời đến giúp việc nhà cho bà Chantal De Bry mỗi ngày. Công việc không vất vả lắm, thu dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc, lau sạch bụi bặm và dọn thức ăn ra bàn
14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6636)
Tôi không phải là Chữ Đồng Tử nên không thể trồi cát lên gặp nàng công chúa Tiên Dong
10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6588)
dự cảm về sự thay đổi của cuộc đời trong tôi có một mối liên hệ rất rõ nét với tóc.
07 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7894)
Nếu anh chấp nhận được, tha thứ được thì mình sẽ vô cùng hạnh phúc được sống cùng anh
03 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6906)
Không ai biết tại sao giữa dòng sông ấy lại nhô lên một bãi đất. Rồi cũng không ai biết người ta đến đấy ở từ bao giờ
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7514)
Bây giờ, thật chẳng còn gì để ngạc nhiên nữa. Quỳnh hôm qua là Hương hôm nay
20 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7078)
Tôi nói với bà: mẹ, nếu con và chồng con không sống nổi với nhau, con sẽ về ở với mẹ đẻ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17067)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12275)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 622)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1185)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22479)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14016)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7904)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8503)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20820)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22915)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21738)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19795)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,