VÕ THỊ XUÂN HÀ - Lúa Hát

30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12133)
VÕ THỊ XUÂN HÀ - Lúa Hát

Võ Xuân Hà. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1959. Quê quán: Vĩ Dạ, Huế. Ủy viên BCH Hội Nhà văn khóa 8, Trưởng ban Nhà văn trẻ. Hiện thường trú tại Hà Nội. Vào Hội Nhà văn năm 1996.

Học Cao đẳng sư phạm Toán, dạy toán cấp 2 (từ 1978-1988). Học Tổng hợp Văn tại chức (1987-1989); Học trường Viết văn Nguyễn Du khoá 4 (1989-1992) đỗ thủ khoa. Làm ở các báo Vì trẻ thơ, Thiếu niên tiền phong, Điện ảnh kịch trường (1993-2000). Làm ở NXB Văn Học (2000-2001). Sau đó về Hội Nhà văn.

Tác phẩm: Truyện ngắn: Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào (1992); Bầy hươu nhảy múa (1994); Cổ tích cho tuổi học trò (1994); Kẻ đối đầu (1998); Giá nhang đèn và những truyện khác (1999); Truyện ngắn Võ thị Xuân Hà (2002); Chuyện của con gái người hát rong (2004); Màu vàng thần tiên (2001);

Truyện dài: Chiếc hộp gia bảo (1996); Chuyện ở rừng sồi (1999, 2000);. Tiểu thuyết: Trong nước giá lạnh (2004); Tường thành (2004).

vothixuanha-content
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà

Lúa hát

Cô bước ra khỏi bóng tối của ngôi nhà. Những giọt sương đọng trên mái gianh phản chiếu thứ ánh sáng thăm thẳm của trăng thu.
“Nhớ mua diêm và muối đấy”.

Tiếng người chồng ngái ngủ vẳng ra từ căn buồng chật hẹp. Cô đáp lại chồng âu yếm:

“Vâng, em nhớ rồi”.

Cô kéo chiếc chăn trùm kín hai tai và cuộn tròn những đồng tiền nhét sâu vào ngực áo. Từ đây lên thành phố phải đi bộ mất hai cây, sau đó vẫy xe ở đường cái. Có tiếng nhạc phát ra từ đâu đó, trong những căn nhà phía đồi xa, nhưng cô vẫn nhận ra khúc nhạc quen thuộc dạo còn chưa đi lấy chồng (lấy chồng rồi thì lãng quên mất, nhưng giờ đây cô bỗng hình dung ra cả những ngón tay của người con trai đã gảy nhạc điệu ấy).

Anh sẽ tiễn em đi qua khỏi bờ sông này và trùm khăn cho em ấm lại...

Cô xòe bàn tay dưới ánh trăng nhợt nhạt. Bàn tay to xù rung trong bóng đêm. Hai bên đường, những dải lụa nhấp nháy sáng. Gió bốc lên từ cánh đồng mang theo mùi bùn đất nồng nàn.

“Nhưng cô không phải là người vùng này”.

Người lái xe nhìn cô nhận xét. Chiếc xe tải nặng nề từ từ chuyển bánh.

“Tôi làm dâu”. Cô đáp.

“Tôi biết nỗi vất vả của cô”.

“Thật là kỳ - cô nghĩ - anh ta tự cho mình cái quyền đó. Mà cuối cùng thì anh ta là ai nhỉ?”.

Cô bặm môi im lặng.

“Ở chỗ tôi người ta không thấy vất vả”.

Cô cảm thấy nụ cười trầm đục của người đàn ông xa lạ. Cô xoay người một cách nóng nảy và liếc nhìn người lái xe qua tấm gương.

“Nhà tôi hết muối ăn. Cả lúa cũng cần muối...”.

Cô cảm thấy mình thật vô duyên. Nhưng cô vẫn bật cười.

“Muối... hay thật đấy”.

Người lái xe lẩm nhẩm. Không thể nhìn rõ gương mặt anh ta. Chỉ có hai cánh tay cứ xoay đi xoay lại như hai càng cua. Phía xa ngôi sao mai nhấp nháy rồi mờ dần. Thành phố đã ở trước mặt. Những chiếc xe lao vun vút qua để lại trong không gian mùi xăng khét lẹt, đặc quánh. Những người đàn bà gồng gánh tất tả. Những chiếc xe xích lô cọ bánh rin rít ven đường. Có thể nghe thấy tất cả âm thanh buổi sáng của thành phố...

“Ở làng tôi có tục rước muối vào đầu vụ lúa. Chọn 9 thiếu nữ bê 9 lọ muối đi vòng quanh đồng, sau đó dâng lên đình làng. Chúng tôi đốt một đống lửa trước sân đình rồi rắc muối vào lửa. Tôi cũng rắc một ít vào bếp, lấy gio bón ruộng. Lúa xanh và thơm lừng...”.

“Chuyện của cô cứ như cổ tích vậy”.

Cô đỏ mặt.

“Tôi kể có ra gì... Mà cũng không có chuyện để kể nữa. Thằng cu Lim nhà tôi cứ bắt kể chuyện ngày xưa nó mới chịu ngủ. Tôi bí quá. Mỗi lần ra đồng về là tôi ngồi nghỉ ở bụi tre gần lớp học nghe cô giáo kể chuyện. Nhiều chuyện hay đáo để. Ngày chưa đi lấy chồng, tôi cũng ham đi sinh hoạt thanh niên. Bây giờ thì suốt ngày mải mê với lúa...”.

Những tia nắng đầu tiên bắt đầu le lói trên bầu trời. Gương mặt gồ ghề khắc khổ của người lái xe hiện rõ trong ánh rạng đông. Cô im bặt và cảm thấy lúng túng. Thực ra bóng tối làm cô tự tin hơn. Cô lấy tay vuốt vuốt mái tóc xòa xuống ngang trán.

“Cô kể tiếp đi...”.

Người lái xe nhắc.

“Chồng cô... chẳng hạn”.

“Ôi, chồng tôi thì có gì mà kể? Suốt ngày đánh trâu ra đồng. Còn tối đến thì cánh đàn ông tụ tập hút thuốc vê với nốc rượu. Lúc anh ấy tức lên thì cũng rút rào cho tôi với thằng cu Lim một trận tím người. Nhưng anh ấy tốt lắm cơ. Chẳng bao giờ bỏ tôi đi với người khác... Đàn ông các anh bây giờ...”.

Cô nghe thấy tiếng thở dài nơi lồng ngực người đàn ông. Mặc dù tiếng máy xe làm hai tai điếc đặc.

“Tôi cũng không bao giờ bỏ...”.

“Nhưng anh cho tôi xuống đây nhé”. Cô vội đập tay vào người lái xe. “Tôi phải vào chùa đã”.

Chiếc xe phanh lại. Người lái xe nhảy xuống mở cửa và giơ tay đỡ cô xuống. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, bỗng dưng như có một sợi dây vô hình rung trong trái tim người đàn bà. Một cái chạm tay đơn giản giữa đường. Cô ngượng nghịu giấu bàn tay xù xì của mình sau chiếc túi bao tải.

“Thôi cảm ơn anh nhé”.

“Khoan đã, cô vào chùa thì thắp giúp tôi một nén hương”.

Anh nhảy lên xe và lôi xuống một cái túi. Anh rũ ngược nó xuống lề cỏ và lục tìm.

“Tôi còn chưa trả tiền xe cơ mà”. Cô chìa đồng tiền nhàu nát ra trước mặt anh. Anh lắc đầu và lôi ra một chiếc bật lửa được gói trong một chiếc khăn mùi xoa.

“Cô cầm bật lửa mà vào chùa”.

Suýt nữa cô phá lên cười. Nhưng chiếc bật lửa lấp lánh sáng trong bàn tay run run của người đàn ông khiến cô im bặt. Có cái gì đó hết sức cô đơn và buồn thảm trong lồng ngực người đàn ông xa lạ.

“Không cần đâu. Tôi sẽ xin lửa của nhà chùa”.

Cô xua tay.

“Nhưng chiếc bật lửa này... tôi không cần đến nó nữa. Tôi tặng cô đấy...”.

Anh ta mở cửa xe và chiếc xe rú ga chuyển bánh. Chỉ một lát, nó đã biến mất sau làn khói và dòng người, dòng xe trên phố.

Cô bước vào chùa. Trong tay nải cô đã chuẩn bị sẵn mọi thứ. Khách thập phương cũng đã lác đác vào chùa. Những đốm hương lập lòe phả khói trong những am thờ. Cô xoay chiếc bật lửa trong tay và xòe lửa. Ngọn lửa nhỏ xíu chập chờn bắt vào bó hương.

“A di đà Phật. Nhà chùa thỉnh khách thập phương dụi bớt nhang cho. Xin quý vị hảo tâm đặt tiền vào hòm công đức”.

“Lạy đức Phật từ bi, con đầu xanh tuổi trẻ, thắp nén nhang này lạy ngài phù hộ độ trì cho chúng con là...”.

Cô cúi lạy thành kính và bỏ vào hòm công đức một đồng tiền lẻ. Xong đâu đó cô bật lửa châm tiếp 3 nén hương nữa.

Cô lẩm nhẩm lung tung. Lòng thầm nghĩ đến đứa con trai đang tha thẩn chơi trên hè đất.

“Con trai con còn dại lắm. Vắng con một ngày là nó bẩn như ma bùn. Lúa nhà con đang thời kỳ làm cỏ. Cỏ làm xước hết tay con. Người thành phố tay sao mà nõn nà thế, họ còn bày những cái máy giặt đầy đường. Nhà quê chúng con thì... Ngày xưa chưa đi lấy chồng con cũng được mẹ con cho đi chơi trên này và may cho con một cái áo dài. Nhưng đến lúc cưới thì con lại không được mặc”.

Cô mỉm cười khi nghĩ đến người mẹ.

“Mẹ con là người đàn bà hiền lành, suốt ngày bị cha con chửi. Thỉnh thoảng ông túm tóc mẹ quật xuống đất. Chúng con khóc xin cha tha cho mẹ nhưng ông không tha. Ông bảo giống đàn bà chúng con là lũ hư hỏng và bẩn thỉu. Lúc đó Phật ở đâu hở Phật?

Mới hôm vừa rồi chồng con mang hết tiền đi gá bạc. Con khóc thì hắn cũng khóc. Tại sao lại thế hở Phật? Đáng lẽ con không nên khóc mới phải, con không chịu được nước mắt của chồng. Ngày xưa mẹ con dạy đàn bà không được khóc, đàn bà là linh hồn của con cái. Đàn bà phải luôn mỉm cười...”.

Cô cúi xuống lén lau giọt nước mắt lăn trên gò má. Đôi gò má lẽ ra thắm đỏ thì nay sạm vì mưa nắng trên đồng lúa.

“Nếu Phật gặp cha mẹ con ở đâu đó thì nhắn hộ cho con là con nhớ hai người lắm. Và nhắn là con bây giờ đã biết làm đủ thứ, con biết nghe lúa thở, chúng còn hát nữa. Đôi khi con vỗ về chúng, thế là chúng xanh mướt. Con biết nếm vị của đất, con yêu mảnh đất của con. Lúc rỗi thì con nặn bi cho thằng Lim chơi. Nhưng thằng Lim rồi thì cũng giống như cha nó thôi, hôm nọ nó núp ở bờ rào xem con Sâm tắm. Xin đức Phật từ bi sửa lỗi cho nó”.

“Ôi, suýt nữa thì con quên. Có người nhờ con thắp hộ anh ta một nén hương dâng Phật...”.

Đến chiều cô từ thành phố trở về nhà với một túi hàng nặng. Đi qua cánh đồng làng, gặp những người đang làm cỏ, cô dừng lại khoe với họ đủ thứ mua được từ thành phố.

“Nhanh lên mà làm cỏ, lúa nhà mày năm nay mướt quá cũng không hay đâu”.

“Các bác đừng có ghen với nhà em”. Cô trêu chọc họ. “Không phải bỗng dưng đồng đất nhà em mặn mòi đâu nhá”.

“Mặn hay không chúng tôi đâu đã được nếm thử”.

Họ phá lên cười.

“Liệu có được ba tạ vụ này không?”.

“Cầm chắc 5 tạ!”. Mặt cô vụt tối sầm... “Nhưng mà lão ấy còn nợ bạc...”.

Cô ngồi phệt xuống cỏ.

Nhớ đến chiếc bật lửa, cô giở nải ra và cầm chiếc bật lửa lên ngắm nghía. Vỏ của nó còn bóng loáng. Đầu bấc thơm mùi xăng. Cô bật nhẹ. Một ngọn lửa nhỏ xíu lóe sáng. Sương bắt đầu rơi trên lối đi phủ đầy cỏ. Ngoài đồng từng nhánh lúa mới bén rễ cô đơn dưới bầu trời tím sẫm. Cô nhón vài hạt muối đưa lên đầu lưỡi. Vị mặn của muối giúp cô tỉnh táo. Cô đứng dậy và đi về nhà.

Từ xa cô nhìn thấy một làn khói mỏng manh từ phía nếp nhà của mình.Có lẽ con trai cô đang tụ tập với lũ trẻ trong xóm để bắn bi. Cô cảm thấy hài lòng với tổ ấm của mình.

Cô không còn nhớ đến người lái xe sáng nay, chẳng cần biết anh trôi dạt phương nào. Anh không phải là cuộc đời của cô. Nhưng có một điều mà cô sẽ luôn phải nhớ đến, đó là sự có mặt của chiếc bật lửa. Sớm trưa chiều tối, ngọn lửa từ sợi bấc nhỏ xíu sẽ hiện diện trong nếp nhà hai vợ chồng trẻ cùng đứa con trai của họ.

Nhưng cả cánh đồng lúa của họ, cả bầu trời và đức Phật từ bi của họ, và cả họ nữa, sẽ chẳng bao giờ biết rằng có một mối tình đã tan vỡ...

Võ Thị Xuân Hà

(Nguồn Triệu Xuân)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 944)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1457)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1232)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1517)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1207)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1455)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1487)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 988)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1087)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1630)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12286)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24519)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,