VÕ CÔNG LIÊM - Trở gió

14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8008)
VÕ CÔNG LIÊM - Trở gió


 Có một người đàn ông râu tóc bù rối, gương mặt buồn, hốc hác; ăn vận xốc xếch, đầu đội chiếc mũ nỉ bạc mầu. Gầy, cao lều khều cúi đầu đi dáng tuyệt vọng. Đôi khi dừng lại nói dăm ba điều với khách đi đường, chẳng rõ nói gì rồi lại đi. Hắn đến thôn Cốc Hạ tuần qua. Với hình dong như thế dễ cho người ta nhận định về hắn, có thể; là người thất chí hay mang chứng tâm thần, vừa đi vừa lẩm bẩm khác gì kẻ điên. Xét ra hắn cũng chẳng thân quen một ai hay bè bạn ở chốn nầy. Chỉ biết hắn mới đến, trú ở xóm Rột, nhà của một lão già cơ hàn; căn lều xiêu vẹo nằm kề cận bên dòng sông bỏ quên, vi vu với sóng gió cùng đám lau sậy ven bờ. Cảnh người và vật buồn tanh, chẳng mấy ai lui tới nơi bùn lầy nước đọng này, chỉ nghe tiếng động rì rào của đám côn trùng ven sông, đời lão cũng vin vào đó sống qua ngày. Giờ có thêm một kẻ thất chí sống chung. Họ thường đem chuyện cũ ra kể cho nhau nghe, như tiếc một thời mã thượng mà họ đã đánh rơi; cả hai sống ’khổ’ như hình phạt.Thế rồi lấy mấy câu thơ,văn xưa mà ví phận mình như thang thuốc an ủi: ’thế sự thăng trầm quân mạc vấn ’ hay mượn tích xưa, điển cố của Tàu mà ví von; cụ Nguyễn cho đó là ’bể dâu’. Nhân tình, thế sự như tờ giấy bay theo gió, vận nước đổi thay như ván cờ, mỗi ván mỗi khác: ’nhân tình tự chỉ trương trương bạc / Thế sự như kỳ cục cục tân’ lấy đó để làm chuẩn. Lão chủ nhân và gã khách lạ dựa lưng sự cớ đó mà lý luận nhân sinh. Với cái lý sự tầm thường, mất nhuệ khí, nhai nhẫm hoài cho nên thân phận của những kẻ như thế gọi là gió trở.

tt-05-content-content

Qua lời rỉ tai thì hắn đi tìm con. Không hiểu tìm con trong nghĩa cử gì? Ở cái tuổi ngoài sáu mươi mà bền chí lặng lội đi tìm con là khí thế của người cha; tìm con đã chết hay tìm con thất lạc; cảnh huống nầy thường xảy ra ở thời chiến; đến nay hắn vẫn còn đi tìm con.

Bàn dân thiên hạ chỉ biết ngang đó, kể cả lão Kiện người cho hắn tá túc cũng chịu, bởi; hắn đâu có nói năng gì mà hiểu tình tiết. Cho nên cả hai sống trong cái thế bị động.Nuôi một quá khứ lẫy lừng để tự hào, để vinh hoa, nuối ảo vọng mà giờ chẳng ra thể thống gì. Khốn!

Bước ra khỏi cửa cơ quan điều tra nạn nhân biến cố, hắn đụng phải một người đàn bà tuổi chừng hơn năm muơi, tóc điểm một vài ’hạt sương’ long lanh trong đám cỏ già đen nháy. Song le; nhan sắc thiếu phụ chưa hẳn tàn úa theo thời gian, còn sồn sả, mắt sáng, cái nhụy hoa đó chưa chịu héo theo mùa thu và có cái nhìn bén nhạy của người từng trải. Hắn nghĩ bà ta đến đây chắc cùng hoàn cảnh như mình, gương mặt cả hai không tươi, bởi; những gì trước thời chiến coi như không tồn tại để giải quyết. Hình như giữa cửa quan và cửa dân thường bất đồng, ít khi có một biểu quyết đồng tình, với quân dân cán chính thời nào cũng thế đều chứa một cửa quyền trong người. Cho nên ra khỏi cửa quan thường thốt lên một tiếng chưởi bất mãn. Nhưng; người đàn ông và người đàn bà nầy vẫn nuôi hy vọng sẽ tìm gặp đứa con thân yêu của mình; một xa vắng sau thời chiến, một vừa thất lạc tuần qua.

Cuối hạ đất còn khô, những hàng cây bên đường đứng gió, cảnh trời như muốn khóc, bóng chiều xuống nhanh, hắn lầm lủi đi về hướng xóm Rột, muốn bước nhanh, nhưng cơ thể rã rời thành ra đi đứng lúc nào cũng giữ thế ung dung. Giữa lúc nầy hắn thèm có một chén cơm cháy ở lều lão Kiện và được hớp một bát nước lá nguội, thời cũng đủ thấy tâm hồn và thể xác thanh thản sống dậy; thế nhưng khoảng đường về lều cũng còn quá xa cho hắn.

Đi nhưng vẫn nghĩ về người đàn bà xồn xồn ngồi kế bên hôm nay ở cửa quan, ném nụ cười thân tình đến hắn, khoát vào đầu chiếc khăn lụa vàng mỏng trông dịu dàng, hiền thục hơn; những hạng người như thế không nhầm đó là thiếu phụ góa bụa. Hắn nghĩ. Nhưng; liệu có đúng như hắn nghĩ không? Đàn ông ở tuổi nào cũng thế mỗi khi thấy bóng hồng thường hay lung lạc tâm tư, dẫu có phủ lớp áo nâu sòng hay áo thụng đen đều nhoẻn nụ cười thầm kín, đàn bà thì lại khác thoáng qua nhưng nằm im trong ngăn kéo. Hình như cả hai bọn họ có cái nhìn ’giao lưu’ tiết ra từ tế bào da mặt. Thế nhưng chưa một ai gọi tên nhau cho đở nhớ; có một nhà thơ siêu thực đã thốt trong câu thơ ái tình: ’ôm em trong tay mà nhớ em ngày sắp tới’.Rõ thực! không có tính gợi hình của cái thứ văn chương thời hậu chiến. Chắc trong người họ có ý thơ. Cái dậy sóng trong lòng lắm khi làm cho người ta sung sướng, thậm chí quên đi sự đau thương dẫu nó chỉ thoáng qua mới ngày hôm nay, nhưng ít nhiều có một thi vị của cuộc đời; ông Tạo đổ vào người cái vui buồn lẫn lộn mà trong cái cảm giác đó làm cho con người trở nên phóng túng. Bên cạnh đấu tranh lại xen vào một cái hồ hởi là thế...

Bỗng trời trở gió, những lá cây mù u già vịn vào gió rơi theo, chạm đất , tiếng khô của lá nghe rất nhẹ, rơi ào ạt như tiếp cứu, dội lên thứ âm thanh loạt soạt của thu vàng làm gợi lại cảnh quê nhà của một sớm đầu xuân đi lễ chùa, hái lộc cùng vợ hiền, xin được một lá xâm tốt, tháng sau vợ chồng mừng có tin con đầu lòng... Hắn hoàng hồn bừng dậy và lặng bước.

Thất vọng; bỏ xóm Rột, bỏ lão Kiện đi xa hơn để tìm con. Nhưng chắc chắn có một điều hắn không bỏ được: hôm đi thiếu phụ quàng khăn lụa đưa tiễn, có nhét vào tay hắn mấy tờ bạc mới với lời dặn dò âu yếm, đợi ngày trở về... Hắn gật đầu vừa đi vừa ngoảnh cổ nhìn lui.

Một công hai việc; hắn hứa lòng đến rừng Đuốc ghé nhà Tư Sanh, cựu thiếu tá chế độ cũ, một thời hét ra lửa trên chiến điạ. Sanh ra đi sau mười hai năm xa gia đình, giờ trở về vật đổi sao dời, Sanh không còn nhận ra mình ở giữa cõi đời này. Hắn và Sanh cùng trang lứa, cùng cảnh ngộ với cái tuổi lục thập nói năng phải chỉnh. Vì vậy còn thấy nhau là hạnh phúc.’Tình thư một bức phong còn kín / Gió nơi đâu gượng mở xem’ Cụ Ức Trai nói không ngoa! Để rồi cả hai tự thán đời mình như an phận:’Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay.../ Mà đem non nước làm rày chiêm bao’. Hắn đến nơi giữa lúc Tư Sanh đang chấm mực lướt bức thủy mạc.

Những năm trước sống lưu đày ở vùng sơn cước, bốn mùa đều đi nhặt củi khô, cùi trên vai xuống núi, dừng chân thở đói, nghe vọng tiếng chuông chùa từ xa đổ về; lòng Sanh trở nên hướng thiện. Xa gia đình; bốn bề là rừng rậm chỉ thả hồn vào cõi không để linh hồn có nơi nương tựa. Ông trời thường chơi luật bù trừ: hồng nhan bạc mệnh, bỉ sắc tư phong, thiên tài mệnh yểu, mấy thứ đó thường nằm trong duyên nghiệp của phận làm người. Ngày trở về Tư Sanh sạch sành sanh. Không lâu xuống tóc, ăn lợt, nghiên cứu Phật học rồi bỏ ’cơ ngơi’ ra đi lần nữa. Đem tâm ra nghiền ngẫm những kinh điển của Trần Nhân Tông, đệ nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm. Dốc hết thân tâm vào bộ kinh ’Thiền Lâm Thiết Chủng Ngữ Lục’ làm kinh gối đầu. Bởi; cứ nhìn Nhân Tông văn võ toàn tài, thần tượng coi mình cũng văn võ toàn tài, chối từ tất cả vọng niệm để phát tâm tam qui vào cửa Phật. Nói là sống xa trần tục nhưng hồn Tư Sanh thường hay ’hướng về’, cố diệt cái ngã mạn đó nên lấy họa để trị căn bệnh trầm thống; vốn đã thành vết sẹo muôn đời trong người của viên sĩ quan thời trước.Tuy nhiên; hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh con người không thể trở lui ngàn năm trước để thánh hóa đời mình: Trần Nhân Tông đại sĩ, thông suốt nội, ngoại kinh điển, một con người nhân từ, hy sinh tất cả để cứu nước, cứu dân. Ngồi ngôi vua 14 năm lãnh đạo toàn thiện với trí năng, hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Sau đó ngài rũ bỏ tất cả đi tu ở Yên Tử và sáng lập Thiền phái. Một con người vĩ đại!Tư Sanh tu thân để nhận tội là qúy hóa và học gương đại nghĩa của Nhân Tông mà sám hối là người quân tử, biết trọng nhân nghĩa. Bởi; quân tử cần phải có tiểu nhân đi cạnh bên. Tư Sanh học thủy mạc nhưng trong thể phái đó nó cũng có chất Phật tính: như bức ’trúc và chim sẻ’ là một thử thách cho người tu Phật. Hai lãnh vực tu và họa có làm cho Tư Sanh thoát tục hay đây chỉ là hình thức mượn tiếng đời ?

Bạn ở phương xa đến thăm sau mấy mươi năm không gặp, tưởng Tư Sanh là tư chất của võ quan. Nhưng; Tư Sanh lột xác hoàn toàn, một con người khiêm ái, phục thiện. Nhân buổi nhắm trà Tư đem chuyện lịch sử kể cho bạn: Những năm cuối đời Trần; thất vong đất nước, lọt trong tay bọn Hồ Qúy Ly. Đệ tử chân truyền Thiền phái Trúc Lâm, sư Tuệ Tĩnh đâm lo vận nước, biến mình như loài chim cuốc, gáy lên nỗi đau ai oán của loài chim mất tổ, biết đến bao giờ xây lại tổ ấm... Hai bạn cũ gặp nhau tay nắm tay mà ứa lệ. Người đàn ông tìm con còn tiếp tục hành trình.Về sau nghe đồn hắn chưa tìm thấy con mà đã chết dọc đường.

Trong cõi vắng của rừng sâu, nhiều lúc xong một bức thủy thái họa, cảnh non nước hữu tình Tư Sanh đem lòng nhớ bức ’ Mai Hạc Tùng Phúc’ đời Tống mà ngậm ngùi.Tư vẽ nhiều bức sơn thủy nhưng vẫn chưa đạt ý; quát lớn giữa rừng và quẳng tranh vào dòng nước cuốn ./.

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab. Vulanbồn 8/2013)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 8036)
Quá quen no đủ sẽ thiếu vắng cám cảnh cùng người đói khát. Mải mê ấm áp làm sao thấu hiểu những thân phận cơ hàn.
12 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7639)
Lạnh lẽo tung manh áo, bước đến nhà xưởng đã ấm áp ùa về. Những tay đốt lò không biết đến đêm đông
11 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7821)
Sao mà đến khi tôi có trí nhớ thì tôi không thấy anh tư tôi đâu. Cũng có thể ảnh với tôi gần nhau quá khiến cho tôi không thấy ảnh những lúc này
05 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7978)
Theo kế hoạch tôi phải đến Virginia vào đầu tháng năm để thảo luận với nhà sản xuất một số điểm cần sửa chữa trong một kịch bản phim tài liệu
28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7698)
có những tiếng khóc thét và những cái nhìn rất buồn từ ánh mắt mà tôi biết chúng sẽ ám ảnh tôi suốt cả đời.
25 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8811)
Riết rồi tôi cũng đâm ghiền, và như vậy cứ hễ cuối tuần thì tôi và anh tôi đạp xe về quê ngoại chơi cho phỉ sứ
17 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 7407)
Tôi chỉ là người kể chuyện, bạn biết rồi đó, những câu chuyện về bụi hồng chiêm bao trong cõi trăm năm.
14 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 9618)
Tôi được sinh ra vào mùa Thu năm 1957 tại Phú Nhuận, Sàigòn, ba năm sau khi Hiệp Định Genève chia đôi đất nước
10 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8134)
Hậu lái xe đến ngã tư Westminster và Euclid thì trời đổ mưa. Anh vào chỗ đậu xe của một siêu thị góc đường vì dự tính ghé vào chợ để thay pin chiếc đồng hồ đeo tay
07 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8626)
Hắn cố gắng chạy xe chầm chậm để níu kéo từng giây trôi qua trên cánh đồng xanh mơn mởn xuân.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9178)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 984)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14006)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7901)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8818)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11068)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30719)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21735)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19792)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19258)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,