NGUYỄN TRỌNG TẠO - Đồng tiền và hơi thở Mùa Xuân

25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 8440)
NGUYỄN TRỌNG TẠO - Đồng tiền và hơi thở Mùa Xuân

Cứ mỗi lần sắp Tết, tôi lại nhớ đến câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa, câu thơ giản dị mà sao nó làm tôi rạo rực đến thế, nó nhắc tôi nhớ những lần được lì-xì mừng tuổi từ hồi còn nhỏ. “Hơi thở mới nguyên của đồng tiền mừng tuổi”. Đồng tiền mừng tuổi có hơi thở, hay là chính trái tim mừng rỡ của đứa trẻ nghèo đang đập mạnh khiến cho đồng tiền rung lên? Hay là chính mùi thơm của đồng tiền mới đang phả ra niềm vui của một mùa xuân tươi đẹp đang về?…

hoacuc_thieunu-content-content

Nhớ câu thơ ấy, tôi lại nhớ mẹ tôi nhiều lúc túng thiếu phải cắn răng vay tiền hàng xóm. Ngày tôi đi bộ đội, quá đột ngột với bà. Khi biết tôi đi bà cứ cuống cả lên, không làm xong bất cứ một việc gì bà định làm, mãi đến lúc tôi và bạn bè đã đi tới quãng đường giữa đồng, thấy bà hớt hải chạy theo. Bà đi bên tôi một quãng đường, rồi giúi vào tay tôi mấy chục đồng bạc và một gói cơm nếp còn nóng. Tôi nghĩ, chắc là mẹ đã đi vay tạm ai đó mấy chục đồng để cho tôi, và tôi đã làm một việc mà đáng lẽ không nên làm. Tôi đưa lại bà số tiền bà đã giúi vào tay tôi:

- Con có tiền rồi. Mẹ cầm mà dùng.

Thế là nước mắt bà ứa ra. Bà vừa khóc thút thít vừa đi theo tôi một quãng nữa. Rồi bà cứ khóc như vậy, quay về làng. Tôi đi, đầu ngoái lại nhìn theo bóng mẹ đang lùi dần về phía làng quê xanh rợp bóng tre.

Chiến tranh kết thúc, tôi trở về Hà Nội làm báo, viết văn. Nhuận bút cuốn “Trường ca Đồng Lộc” năm 1980 đươc 3 nghìn đồng, tôi đưa cho mẹ một nửa góp nuôi các em ăn học. Mẹ lại trào nước mắt vì chưa bao giờ mẹ có một số tiền lớn như vậy.

Năm 1985 vào ngày đổi tiền, tôi và nhà thơ Thu Bồn lang thang trên đường phố Hà Nội, không đồng xu dính túi, mà lại thèm ngồi nhâm nhi chén rượu với nhau. Thu Bồn tháo đồng hồ tay và lấy chiếc mũ cối bộ đội của tôi đi bán cho con phe để lấy tiền uống rượu, nhưng con phe cũng từ chối. Anh quyết định “đẩy” chiếc xe máy vec-pa của mình, nhưng người hẹn mua không tới. Liền rủ tôi đến nhà nhà văn Ngô Thảo xúc mấy kí gạo ra chợ Âm Phủ đổi lấy rượu và thịt chó. Thế là bạn bè kéo đến uống rượu, đọc thơ trong cái nghèo kẻ sĩ.

Rồi tôi cũng đã có lần gặp người vẽ tiền. Đó là một ngày đầu xuân mười lăm năm trước, tôi và anh bạn văn ngồi uống rượu cùng họa sĩ Mai Văn Hiến trong một quán cóc bên vỉa hè Nguyễn Thái Học. Khi tôi lấy một tờ tiền mới toanh (gọi là tiền “cạo râu”) định trả tiền cho chủ quán thì cụ Hiến đòi xem. Nhìn đồng tiền mới, cụ bảo, các cậu có biết ai là người vẽ tiền đầu tiên của chế độ ta không? Thấy chúng tôi lắc đầu, cụ cười nói “tớ cùng ba họa sĩ nữa”. Ba họa sĩ ấy là Nguyễn Đỗ Cung (vẽ tờ 1 đồng), Nguyễn Văn Khanh (vẽ tờ 20 đồng), Nguyễn Huyến (vẽ tờ 100 đồng). Còn cụ Hiến vẽ tờ 5 đồng. Tờ 5 đồng có hình Cụ Hồ và anh công nhân quai búa. Khi vẽ hình anh công nhân, cụ Hiến phải “đi thực tế” tới một cái lò rèn gần ga Hàng Cỏ để vẽ mẫu, nhưng vì việc vẽ tiền do Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng giao cho phải hết sức bí mật nên ông đã nói dối mấy anh công nhân là vẽ tranh cổ động… Nhưng cụ Hiến cũng nghèo, vợ chồng chỉ ở trong một căn phòng hơn chục mét vuông cho đến khi nhắm mắt.

Tại sao chúng ta cứ nghèo mãi như vậy? Tôi có anh bạn khi còn làm việc ở Ban vật giá Chính phủ, luôn trăn trở về “giá lương tiền”. Anh rất tâm đắc một câu thơ tôi viết mấy chục năm trước: “Giá chợ đen ngoảnh mặt với tiền lương”. Anh nói, câu thơ đó làm nhói lòng anh, vì mấy chục năm rồi mà nó vẫn như mới viết ra. Có lẽ vì thế mà từ công việc quản lý giá, anh đã viết nên những câu thơ cũng thật nhói lòng:

Giá người ra tử, vào sinh
Làm sao tính đủ phân minh bạc tiền
Giá người vào cuộc đỏ đen
Giá duyên, giá nợ, giá quên, giá mà…

Thì ra còn nhiều chuyện lớn hơn cả tiền bạc. Vậy mà Tết đến, cái cần có vẫn phải có. Dân gian thật hu-mua khi lưu truyền những câu ca bất hủ – “Số cô không giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà”. Và không chỉ có thế, còn có cả những đồng tiền mới phong bao mừng tuổi cho trẻ thay quà…

Và mùa xuân không bao giờ lãng quên, mùa xuân bao giờ cũng đúng hẹn mang về cho con người và cây cỏ muôn niềm vui mới.

Đồng tiền như cũng mới hơn cùng với mùa xuân này. Sự mới mẻ của đồng tiền không phải vì nó mới được in ra, mà chính là nó đang được nhìn nhận trong sự kìm chế lạm phát của nền kinh tế quốc gia. Các “trần” của lãi suất tiền gửi, tiền vay đang giảm dần về cuối năm.

Vâng, một đất nước từng có hình ảnh con Rồng riêng của mình trong các công trình nghệ thuật xa xưa, liệu đất nước có hóa Rồng để thay da đổi thịt, khởi sắc cùng khu vực và thế giới? “Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng… thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”, câu văn xưa của Vũ Bằng hôm nay đọc lại không khỏi bâng khuâng lưu luyến, và tự thấy mình có quyền ước mơ về những điều tốt đẹp nhất trên đời…

Xuân xưa đào Bắc, mai Nam. Xuân nay thì mai đào nở rộ khắp ba miền Bắc Trung Nam. Trên những chuyến bay quốc tế ngày giáp Tết, người ta gặp cả những cành mai, cành đào rực rỡ sắc xuân đi theo những người con xa xứ. Sắc hoa cũng là hồn thiêng xứ sở. Tôi chia tay một anh bạn trẻ là Việt Kiều, anh hỏi tôi về từ “xu” trong bài hát Sông Quê mà anh mang theo. Vâng, “Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ/ Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng”. Ngày xưa mẹ đi chợ, chỉ đủ tiền mua một cái bánh đa vừng giá 5 xu về chia cho các con đang “mong mẹ về chợ”. Mỗi đứa chỉ được một xu quà bánh đa của mẹ thôi mà sao nhớ cả đời. Đấy là cái thời nước ta còn tiêu tiền xu. Giờ thì tiền trăm tiền nghìn cũng chả biết mua gì. Khi con có tiền triệu thì mẹ đã già, mẹ đã vĩnh viễn không còn nữa. Nhưng con thì cứ mãi nhớ “một xu bánh đa vừng”, cứ mãi nhớ “Hơi thở mới nguyên của đồng tiền mừng tuổi” thuở ấu thơ…

Ấy là bởi đồng tiền cũng biết sự gửi gắm tình cảm của con người. Có nhiều câu ngạn ngữ rất hay về đồng tiền, nhưng tôi thích nhất câu ngạn ngữ Pháp – “Đồng tiền vốn không có bộ mặt, nó nằm trong túi người nào thì mang bộ mặt người ấy”. Còn hôm nay khi viết những dòng này, tôi tin đồng tiền sẽ mang bộ mặt của Mùa Xuân.

Mùa Xuân! Đó là những gì đẹp nhất của bốn mùa, của thiên nhiên và con người hòa hợp. Và khi nhìn vào đồng tiền trước Mùa Xuân, tôi như cảm thấy được cả “hơi thở mới nguyên” của Mùa Xuân đang đến.

 

Ý kiến bạn đọc
11 Tháng Hai 20148:00 SA
Khách
Hình như Trọng Tạo hụt hơi rồi. Ráng làm gì ảnh hưởng sức khoẻ.! Đồng tiền danh lợi hụt hơi. Cũng mừng , cũng gọi ,cũng mời nàng Xuân.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 2843)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 2080)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 2664)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 2139)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 2490)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 3105)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
22 Tháng Mười Hai 20224:19 CH(Xem: 2022)
Đêm chùng như võng. Chị một mình trong căn buồng lạnh ngắt, chiếc áo anh treo trên móc chị cố tình không giặt, vậy mà đến nó cũng chẳng giữ được mùi anh.
20 Tháng Mười Hai 20225:34 CH(Xem: 2054)
Người đến trước thất vọng ra về trước, người đến sau thất vọng ra về sau. "Tìm cái này" là cái gì thì không ai biết, nhưng cứ hy vọng có chút no ấm mờ mờ phía trước cũng đã hấp dẫn lắm
20 Tháng Mười Hai 202212:25 CH(Xem: 2768)
Thuốc lá quê tôi không vĩ đại như Con đường thuốc lá của Erskine Caldwell; không hoành tráng như thuốc lá của làng Thanh Quýt nhưng cũng đủ cho những hoài niệm nao lòng với bao người con xa xứ!
13 Tháng Mười Hai 202212:00 SA(Xem: 38506)
Tự nghĩ mình có một mối tình đẹp, rất đẹp trong cuộc đời, vậy mà tôi không dám thổ lộ với ai. Nó vẫn thầm kín ở cùng tôi, rất lâu. Nó như mồi lửa diệu kỳ, phỏng rát tuổi hai mươi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12287)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19018)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14025)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,