PHAN TRIỀU HẢI - Chuyện vườn

02 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 8398)
PHAN TRIỀU HẢI - Chuyện vườn

Suốt một tuần liền trời nắng như hạn, nhựa đường bóng loáng lên, chực chảy tràn xuống những mép hè. Cây cối mềm oặt, lá rũ rượi như những bàn tay người xanh rớt. Vậy mà, giờ đang là mùa mưa. Trưa nào cũng vậy, đám xích lô tề tựu quanh gốc gòn, càng xe nghếch lên, đan chéo vào nhau thành mạng như tổ ong. Và chỉ cần kéo sụp chiếc nón xuống là giấc ngủ đến. Những giấc ngủ nhễ nhại mồ hôi, mệt nhoài, sâu thẳm.

Khanh mở cửa sổ nhìn xuống đường, nói:
- Đi về vườn với tao. May ra kiếm được chút gió.

Thứ bảy, mọi người về sớm, vắng vẻ. Phòng hành chính cho người gọi, "Xuống lãnh tiền". Có tiền, và một chuyến chơi xa vào ngày mai, còn gì hay bằng. Tôi gật, nhưng vẫn ngồi nán lại trong căn phòng rộng thênh thang, như thói quen xưa. Nhà thờ bên kia đường đổ từng hồi chuông dài và nắng nhạt dần. Bây giờ đất mới tỏa nhiệt, làm thành một lớp đệm hơi nóng hầm hập trên bề mặt. Người đi về như bơi trong đó, nhễ nhại mồ hôi. Khanh khóa tủ, dặn:
- Ngày mai nhớ dậy sớm.

Tôi tắt đèn, quạt, về. Tối dường như có tiếng sấm ầm ì phía xa xa, nhưng không có mưa. Nằm yên có thể nghe được tiếng của cây lá, đất đai, của những bệ xi-măng đang nứt rạn. âm thanh ấy rất nhỏ nhưng rõ ràng, tiếng cựa mình khe khẽ, như tiếng quả khô bị tách đôi. Tiếng sấm ầm ì cứ kéo dài mãi, không dứt cho đến tận lúc tôi ngủ say.

Mới năm giờ sáng, Khanh tới, cao lớn bảnh bao trong bộ quần áo mầu xanh biển, khác hẳn với mọi người. Khanh hất hàm về phía đôi trai gái ngồi trên xe chờ ở đầu hẻm.
- Uyên, em tao. Kia là Tú, bạn nó.

Cô gái gật đầu chào. Tóc được dịp nhảy bổ ra trước một đám tươi tắn. Khanh giàu sụ, thừa kế một khu vườn rộng cách thành phố độ tám chục cây số. Mỗi năm đến mùa trái, Khanh mới lên thăm vườn một lần. Ngày thường đã có người làm chăm sóc. Tôi ngồi sau Khanh, ngắm nghía nhà cửa hai bên đường vùn vụt lướt qua, những ruộng đồng vườn tược, những lò gạch hoang vắng, những cọc tiêu hom hem rũ rượi. Thỉnh thoảng lại có những ngôi nhà thờ lừng lững tiến đến, hình thù đồ sộ và kỳ quặc. Tôi cố tìm kiếm những năm xây dựng được chạm khắc đâu đó trên những tường đá lát xám bạc, và định lại tuổi tác già nua của chúng.

Được nửa đường, Khanh tấp xe vào nghỉ ở một cánh rừng cao-su bạt ngàn. Đôi nam nữ dắt nhau quanh quẩn bên những chiếc gáo dừa đựng một thứ mủ sền sệt, trắng đục như sữa. Tôi ngắm họ, không hình dung ra được hình ảnh của một đôi tình nhân. Dường như có chút gì đó khập khiễng. Tú thấp người và lực lưỡng, khuôn mặt gân guốc nét nào ra nét ấy, chỉ trừ đôi mắt quá nhỏ, lúc nào cũng díp lại như đang mơ ngủ. Tú giữ tay Uyên quanh mình, đi không ngoái lại, với dáng vẻ tự tin của một kẻ sở hữu. Tôi nhìn Khanh, lo ngại:
- Em gái anh dễ thương quá.
Khanh nói:
- Điều đó có quan trọng gì?

Tú ôm lấy Uyên, hai cánh tay gân guốc như hai gọng kềm. Uyên cúi gập mình, đám tóc xanh mượt lại nhảy bổ về phía trước. Tôi nhặt một chiếc lá khố. Chiếc lá, từ lúc rụng xuống như chỉ đợi mãi dịp đó, rã ra như bụi. Lá làm thành đệm dầy, tôi muốn ngã mình xuống để nghe tiếng vỡ vụn của chúng, nhưng Khanh khoát tay: "Đi". Tôi gọi Uyên. Cô đi ngang qua tôi, mắt tròn xoe:
- Sao anh biết tên em?

Giọng cô nghe trong trẻo, vô lo, Tú phủi vội lá khô bám đầy vai, chạy theo. Lúc này nắng đã phủ đầy các lối. Những hoa nắng trên mặt đường chạy loang loáng về sau khiến tôi mỏi mắt. Uyên ngồi chúi về trước, ghì chặt người yêu. Cả hai phóng xe như bay. Tôi chặc lưỡi. Khanh nói.
- Yêu là điên.
Rồi cho xe vọt lên quát.
- Muốn chết hả?
Uyên cười:
- Anh Hai lão quá rồi.

Uyên có hàm răng đẹp, và đôi mắt lá răm lúc nào cũng như đang reo cười. Dáng Uyên cao cao, hơi gầy, y hệt Trân. Tự nhiên tôi nhớ Trân, nhớ da diết, và chợt giật mình, rằng, tôi chưa bao giờ được chở Trân đi như vậy. Chưa bao giờ Trân tỏ ra tình tứ như Uyên. Vậy mà chúng tôi đã từng yêu nhau. Tôi chợt phát hiện ra một cái khoảng cách rất nhỏ, mơ hồ mà chúng tôi tưởng đã quên được rồi. Tôi thèm được như đôi lứa này. Chúng tôi yêu nhau nhưng đi lại lén lút, với một cuộc tình bị trói buộc chằng chịt bởi dây nhợ của dằn vặt và vô vọng. Mối tình tay ba ngu muội đó chỉ khiến hai đứa ngày càng mỏi mòn và thêm ngờ vực về tình cảm của mình. Nhưng dù sao cũng nhờ Trân mà tôi không còn là một đứa ngờ nghệch nữa. Chỉ tội cho cô, ra đi trắng taỵ Phụ nữ ẩn giấu trong mình một sức mạnh tiềm tàng, đó là nữ tính, và mọi hệ lụy cũng từ đó mà ra. Họ buộc đàn ông phải theo đuổi, thở than, nhưng rốt cuộc chính họ chẳng giữ lại được gì cả.

Vườn nối tiếp vườn, xanh um. Hai chiếc xe chạy chồm chồm như ngựa qua những gò, những ụ mấp mộ Phải chú tâm lắm mới tìm thấy những rào ngăn cách mỏng mảnh. Đến vườn của mình, Khanh dựng xe dưới một cây thâm thấp rậm rịt lá, và gọi:
- Bác Bảy.

Từ trên chiếc thang cao ngất dựng trong vườn một ông già lực lưỡng, tóc đinh bạc trắng, leo xuống. Hai anh em Khanh cười cười, chào. Ông già nhéo tai Uyên.
- Con nhỏ này giờ xinh ghê. - Rồi quay qua chúng tôi, ông cảnh giác. - Tụi bây coi chừng tiêu vì nó.
Tôi nhìn Uyên. Cô cười tươi như hoa, nói:
- Anh cứ việc ăn trái tha hồ, nhưng coi chừng bị lạc.
Tôi nói:
- Anh đã lạc rồi.
Uyên đỏ mặt, thần người ra một lát, rồi chạy đến bên Tú. Bác Bảy nói:
- Để tao đi kiếm bia.
Khanh ngồi xuống, phạch áo, lôi từ trong túi xách ra cặp vịt quay béo tròn. Tôi thấy đói nhưng Khanh nói:
- Đi thăm vườn đi. Trưa quay lại, nhậu.

Tôi kiếm một cành tre đi vào vườn, e ngại không biết ở đây liệu có rắn không. Chôm chôm từng chùm đỏ au kéo trĩu cành xuống. Những thanh tre đỡ cũng oằn lại như cánh cung. Trên đầu mây chợt kéo đến, nặng nề. Tôi nghĩ: "Hôm nay xui rồi". Bao nhiêu ngày nắng chói chang chỉ để chực mưa vào đúng ngày này. Rồi tôi tự cười mình, nhớ ngày xưa đi học đã từng phải thi lại nhóm học phần về khí hậu, đã từng suốt hè ngập trong đống sách để tìm hiểu xem "hạn bà chằn" là cái gì. Có lẽ hạn vừa mới dứt. Tôi thích miền nam với cái tính cách thẳng thừng, rạch ròi, đâu ra đó của nó. Hết nắng là mưa, không úp mở gì cả. Và người cũng vậy, yêu ghét rõ ràng. Tôi thấy tội nghiệp cho mình.

Tôi nói với Uyên:
- Em chờ. Anh chở bác Bảy đi mua bia.
Uyên "dạ", dáng dấp bẽn lẽn, trông dễ thương không tưởng tượng nổi. Tôi bóc chôm chôm đưa cho cô. Uyên nói:
- Người ta gọi đây là chôm nếp.
- Vì sao?
- Em không biết, - Uyên cười, và chỉ. - Còn kia là chôm nhãn, xanh mà giòn, ngọt.

Tôi nhìn cô, lạ lẫm. Thường các thiếu nữ có những nét duyên dáng thầm kín mà ngay chính họ cũng không hay biết, và chính điều đó dễ làm xiêu lòng người. Như Trân, chợ Tết hai năm trước, thuở mới gặp nhau, đã dẫn tôi đi vòng vèo qua những lối hoa, chỉ cho tôi xem và gọi tên chúng bằng cái giọng trong trẻo, nũng nịu của mình. Và trong lúc lang thang đó, tôi như đã tìm được một chốn riêng tư.

Uyên dẫn tôi đi sâu vào trong rừng, nơi có những chùm chôm chôm ra hoa đỏ rực, chói chang như lửa. Dưới chân lá mục ẩm ướt. Tôi thấy tim mình đập mạnh quá. Uyên ngừng lại, ngơ ngác. Tôi nói:
- Có kiến kìa.
Tôi đặt tay lên vai cô, người chùng xuống. Trong tay tôi là một con kiến đen bóng lường, dài như hạt thóc. Những ngón tay tôi run rẩy. Uyên nói:
- Cho em.

Tôi nhìn xung quanh. Gió không vào tới được nơi đây. Dưới những vòm lá, sự im lặng cũng có âm thanh của riêng nó, không thành tiếng nhưng dầy đặc, bưng bít lấy tai. Nắng như ngạt thở, nhỏ từng giọt, từng giọt dài xuống, ướt át.
- Đó là con bò nhọt, - Uyên nói.

Tôi giữ tay cô đang trong tay mình. Con bò nhọt trườn nhè nhẹ qua chiếc nhẫn nhựa mầu huyết dụ. Uyên lạnh và mềm nhũn. Tôi quàng tay sau lưng cô. Kéo lại gần...

Bác Bảy rũ rũ chiếc chiếu rách bươm rồi tung ra trên liếp tre mỏng. Khanh hỏi:
- Ăn no chưa?
Tôi đáp: "Rồi" và uống một ngụm bia, người nóng bừng. Khanh ngồi lặng lẽ rồi uống hết ly này đến ly khác, tôi hỏi:
- Sao anh không vào vườn chơi?
- Ở đó có gì?
Tôi ngập ngừng:
- Cũng chẳng có gì. Trái, vậy thôi.
Uyên nói:
- Anh Hai lạ quá.

Khanh lấy vợ sớm. Phượng, vợ Khanh bằng tuổi tôi, là một phụ nữ rất đẹp. Phượng là người có học nhưng phù phiếm, là hỗn hợp của những thứ nửa vời, trái nghịch. Cô yêu chồng nhưng vẫn thích tự do, và đã gây nhiều tai tiếng. Khanh biết nhưng không nói gì, chỉ tỏ ra nhạt nhẽo. Phượng không chịu nổi thái độ đó và cô đã bỏ đi. Người ta khi đã có một cái gì đó cho riêng mình, bất cứ gì, thì phải biết cách giữ gìn lấy. Vì một khi đã đánh mất rồi thì không còn gì để nói nữa. Vô nghĩa hoàn toàn. Khanh từ đó hóa bê tha. Khi uống, Khanh thường khóc, rồi hát. Tiếng hát cứ như tiếng rên, ư ư? trong cổ họng, không thoát được, và cứ kể lể mãi một câu chuyện không đầu không đuôi, cùng quẫn.

Lúc này, trông Khanh có vẻ mỏi mệt lắm rồi. Khanh ngồi, đầu gục xuống, tiếng rên nghe lào phào như hơi gió. Uyên buồn bã bỏ ra ngoài. Tú loay hoay một lúc rồi cũng đi theo. Gió thổi mơn man trên những cành lá. Khanh nằm dài trên những tấm liếp, ngủ thiếp đi. Tôi đi tìm Uyên, muốn tìm lại cảm giác ban nãy, nhưng không thấy cô đâu cả.

Bác Bảy nhét chôm chôm vào cần xe, làm thành từng đống cao ắp, chắc nịch, hỏi:
- Đứa nào mua sầu riêng, để tao lựa.

Ông dẫn tôi đi qua vườn bên. Một chiếc xe con sang trọng đậu ở rìa vườn, lốm đốm những sình đất đỏ quạch. Giữa vườn là chiếc bàn gỗ dài, cũ kỹ, vương vãi những múi vỏ dầy lởm chởm gai. Mọi người ngồi quanh bàn, chậm rãi ăn, nhấm nháp từng chút một mùi vị của trái. Bác Bảy gõ cán dao vào đống trái đang nằm lăn lóc như một lũ nhím con, đầu nghiêng nghiêng nghe ngóng.
- Trái này ngon đây - Ông nói, và lăn một quả sầu riêng vào chiếc giỏ đang há miệng. - Mùa này có cả đoàn xe lên đây. Ăn xong về. Năm sau quay trở lại.
- Hay quá! - Tôi nói.
- Ừ, mà bất kỳ ai, hễ đã nghiền, đã biết thưởng thức một cái gì, cũng đáng được kể như có tình vậy.

Tôi giật mình. Xưa nay chẳng có gì có thể khiến tôi thích lâu cả. Những dự định của tôi cũng như bọt bèo, tan nát, trôi dạt bất thường. Những cuộc gặp gỡ đều như qua đường, thờ ơ, nhạt nhẽo. Tôi sống không có tình chăng? Tôi chợt thấy mình dẫn dắt đời sống quá dễ dàng, chẳng hề bận tâm, ưu tư gì hơn những cuộc vui lẻ tẻ qua ngày, như những mảnh vá đủ mầu sặc sỡ. Khanh gượng dậy ra giếng, vục đầu vào thau nước, người như chảy sệ ra vì bia. Tôi nói với Uyên:
- Anh tìm em mãi.
Uyên nói.
- Để làm gì? Em sợ lắm.

Uyên cúi gằm, xách giỏ trái ra xe. Tú buộc chằng dây nhợ xung quanh, với vẻ cần mẫn thật thà của kẻ đang cần lấy điểm. Tôi cũng loay hoay với giỏ xách của mình. Chiều, lúc cả bọn vừa mới lên xe thì trời mưa. Mưa như trút nước. Mưa như thác. Chẳng mấy chốc những lối dẫn vào vườn hóa thành dòng sông con đỏ quạch. Khanh nói:
- Phải về thôi. Trễ rồi.

Cả bọn lội bì bõm ra đường cái. Tôi và Uyên đi sau. Uyên nhìn tôi, mắt ươn ướt. Tôi không nói gì, len lén tìm tay cô, lòng dậy lên một nỗi ăn năn.

Tôi không biết mình đã hóa thành kẻ khác từ lúc nào. Những chuyến làm ăn, những lần gặp gỡ, tụ tập cùng các bậc đàn anh và dần dần gặm hết sự e dè nào đó trong tôi. Và như các bậc đàn anh của mình, giờ tôi cũng hóa lạnh lẽo. Chẳng còn gì tồn tại trong nghĩ suy ngoài việc kiếm tiền, càng nhiều càng tốt, và sự khát khao được thấy mình mạnh nhất, thành đạt nhất. Mưa rơi không ngớt, tay Uyên run rẩy trong tay tôi. Thật may mắn khi người ta còn biết sợ. Người ta luôn cần phải được kiềm chế bởi một điều gì đó. Tôi giữ Uyên đi sát bên mình. Môi Uyên nhợt nhạt. Phía trước, hai gã đàn ông đang lầm lũi đẩy xe đi, trông thảm não. Và mưa thì cứ dầy đặc...

Trời sập tối, nhưng đường trơn, không ai dám chạy nhanh. Khanh chờ hai đứa em vượt lên trước mới quay lại nói:
- Vui không?
- Cũng được. Còn anh?

Khanh không đáp. Tôi chợt nhận ra cô độc cũng khủng khiếp lắm. Người ta cũng có thể chết dần chết mòn vì nó. Tôi nghĩ đến Khanh, cảm thấy mình có lẽ không bao giờ có thể chịu được sự đơn độc. Nếu không có chuyến đi vườn này, hẳn ngày sẽ buồn lắm, rất buồn. Người ta không chỉ cần sống mà còn cần phải sống vui nữa. Tôi an ủi Khanh.
- Anh phải biết quên.
Ngang rừng cao-su. Khanh dừng xe lại.
- Mày nói phải. Biết quên để dễ sống. - Khanh nói. - Nhưng có những điều tao không thể quên được.
Tôi ngạc nhiên. Khanh nhìn tôi, mắt lóe lên ánh kỳ dị. Tôi lờ mờ hiểu ra một điều gì đó nghiêm trọng.
- Điều gì? Sự phản bội ư?
- Không. - Khanh lắc đầu, và nói, giọng nặng nề. - Với tao sao cũng được, chỉ trừ thái độ coi thường con người.
- Nhưng tôi nào có lỗi gì?
- Mày tưởng tao không biết chuyện gì trong vườn sao?

Tôi thấy ngột ngạt. Giày ướt sũng nước, lạnh buốt. Tôi nói:
- Tôi quý Uyên.
Khanh lặng lẽo.
- Mày chỉ muốn có một ngày vui.
- Anh hẹp hòi quá. - Tôi nói.
Khanh chép miệng:
- Tao biết. Nhưng tao chịu, không thể nhìn mặt mày được nữa. Mày tự tìm cách về lấy đi.
Tôi tức giận, gào lên:
- Sá gì một quãng đường.

Nhưng Khanh không kịp nghe, phóng xe đi. Tôi đứng dưới mưa, tay buông giỏ trái lăn lóc. Tôi đứng như vậy hồi lâu, chết lặng người. Nước mưa chảy vào miệng chát. Có lẽ, chưa bao giờ tôi nghĩ ngợi nhiều như vậy. Chưa bao giờ tôi nhận thức đến tận cùng bản chất của mình như vậy. Tôi kéo lê túi xách trên đường, lội ngược dòng nước đang chảy như thác từ trên dốc cao xuống. Trời đã tối hẳn. Đèn xe loang loáng vút qua, tôi vẫy nhưng không một chiếc xe nào dừng lại. Không ai muốn cho tôi đi nhờ. Và rồi, như tự bao lâu nay, tôi sẽ phải đi tiếp một mình. Nhưng lần này, quãng đường về quả thật xa, rất xa...

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 20239:20 SA(Xem: 1286)
Ông kéo tay bà chỉ đàn chim đang khuất dần trong mây “Bà nhìn thấy không... Nhàn trắng lại bay về...”.l
09 Tháng Chín 202310:34 SA(Xem: 1324)
Có người nhìn thấy cô ta leo qua thành cầu, bước theo tay vịn đi lần ra xa.
02 Tháng Chín 202310:14 SA(Xem: 1495)
Sáng nào, nếu trời không mưa, bà Hai cũng vắt cái khăn rằn lên vai, chụp cái nón lá đã tưa vành lên đầu,
26 Tháng Tám 202310:03 SA(Xem: 1519)
Có một chi tiết mà tôi nhớ mãi khi đọc lịch sử. Mỗi khi người Tầu xâm chiếm nước ta họ thường bắt các vương triều của ta giao nộp người tài.
23 Tháng Tám 20235:48 CH(Xem: 1392)
Có những người trai thương gái quan niệm tình yêu một cách kỳ lạ lắm: yêu, nhưng mà đòi hỏi người yêu phải đẹp bất cứ phương diện nào: nói phải đẹp, cười phải đẹp, ăn phải đẹp.
22 Tháng Tám 20235:35 CH(Xem: 1553)
Chỉ một góc trăng thôi, nhợt nhạt soi mái tóc nàng đổ dài xuống lưng, tràn trên đôi cánh tay gầy guộc, hư hao...
22 Tháng Tám 20232:16 CH(Xem: 1429)
Bát không phải tên cụ, Bát chỉ là bậc thứ tám trong cái thang phẩm hàm chín bậc của triều đình.
16 Tháng Tám 20236:00 CH(Xem: 1527)
Cây mọc bờ sông vách núi, là thiên nhiên; cây trong chậu là một tác phẩm nghệ thuật.
09 Tháng Tám 202310:10 SA(Xem: 1560)
Mừng em về nơi an bình, tuy chị xót xa hết sức khi mãi mãi xa em,
02 Tháng Tám 20235:05 CH(Xem: 1876)
Tôi muốn kể chuyện dâu bể của xóm tôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17048)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9174)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8346)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14004)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19182)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7900)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11066)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19257)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31959)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,