NGUYỄN VĂN PHONG - Chùm Truyện Cực Ngắn

12 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 7657)
NGUYỄN VĂN PHONG - Chùm Truyện Cực Ngắn


Mưa phùn ở lò gạch

Lạnh lẽo tung manh áo, bước đến nhà xưởng đã ấm áp ùa về. Những tay đốt lò không biết đến đêm đông. Nếu khoác áo ấm qua nền sân mưa buốt, kéo được gạch xếp gòong đã nhớp nháp mồ hôi.

Lão già nhìn nước lạnh xối vào da thịt khi nặng nhọc đã lặn vào ban chiều. Củi nhiều từ mành nát, nhóm bếp lửa bên làn gió ngày tàn. Sao không hâm nước cho giọt mồ hôi bớt lạnh (?). Nước mắt dỗi hờn của quở trách - có nồi nước nóng cho quần Jean máy ủi và giám đốc khó tính- không hề tỏ ra phiền lòng.

Những đứa con đã lớn, lão già chờ đợi vầng hào quang không cưu mang giọt mồ hôi. Để không bị bỏ lại với tuổi đời dù kiêu hãnh khi bảo vệ là công việc nhàn hạ. Lão nghĩ gì khi bữa cơm đặt giọt mồ hôi cạnh môi hồng. Rồi dưới làn chăn ấm , lão đẩy ghen tỵ vào manh áo mỏng về tấm phản trơ trọi canh thâu.

Ánh điện ấm áp , cơ thể khoác áo dày. Chối từ điếu thuốc của đốt lò, ánh mắt kế toán chờ một tình cờ. Những câu bông đùa đàn bà, ái tình ở đâu khi những giọt mồ hôi rơi.

Hạ Khuyết

Dù có thi đỗ hay không thì trăng tròn vẫn nhờ tôi gia sư. Dưới cơn mưa mùa hạ, trú chân bên mái hiên sáng đèn, chờ đợi của em làm tôi kiêu hãnh. Những nếp nhà chờ cơn mưa tạnh hạt.

Tôi không thể nói ra khao khát của mình khi ngồi bên em. An toàn là nghe được hơi thở của nhau vẫn gồng mình giảng toán. Tôi dạy buổi cuối mà không nói một lời hẹn ước, làm như thể những ngày qua là gánh nặng. Bất kể niềm hạnh phúc đã lớn lên từng ngày.

Tình yêu nói từ bỏ ước vọng để ở lại bên tôi, nhưng thượng tuần là lung linh ắt thôi viên mãn. Nước mắt làm tôi bơ vơ vì muôn đời không nói. Hạnh phúc khuyết trên hành trình cố kiếm tìm. 

 

Nơi khúc gỗ ly khai

Xóm núi chứng kiến từng khúc gỗ ly khai , hò nhau đưa lên xe. Con đường này và chân núi cũng chợt mơ về nơi chân trời.

Bến đỗ là mái ấm, một người đàn bà. Xưởng mộc, những người hàng xóm tốt bụng. Ở rể, đã sẵn nhiều gỗ trên mỏm đồi, một nhà xưởng đơn sơ. Một người em vợ, một hôm có người hàng xóm cũ đến chơi. Khen người vợ đảm đang, một cháu trai kháu khỉnh.

Ít lâu sau. Cặp vợ chồng trẻ ra đi tìm chân trời mới. Rồi một ngày bên đường đời, đường làng chân núi lại đón chào người đàn ông trưởng thành ở nơi những khúc gỗ ly khai. Với bộ râu lâu ngày chưa cạo, giờ lại đang gà trống nuôi con.

 

Tướng chiếu Hậu

Chiếu tướng là nước cờ mang tính định mệnh của cả ván, đặt đối thủ vào thế túng quẫn. Nếu hậu không mấy khi gần gũi với đức lang quân mà cả hai đã được một hoàng tử thì tướng thường trận mạc liên miên.

Quân địch bị phân tán lực lượng, nàng yên ả nuôi con. Có mặt chúc hỷ em chồng, tướng cũng rút về thăm vợ, mừng em. Một cú điện thoại cho hậu của người đàn bà thứ hai, hậu bỗng nhiên bị chiếu tơi bời, lủi thủi bòng con lâm trận.

 

Ông Phúc thổi kèn

Nhiều năm trôi qua từ những ngày tiếng kèn đám ma vang lên giữa trưa vắng đêm thanh .Gở lắm ông Phúc ạ(!)- ông là người thổi kèn.

Tiếng kèn làm nên khoản đóng học cho con, đưa nhiệt huyết về lại chiến trường. Đám hiếu thôi tang tóc đối với người nhà ông.

Ông thường đến cuối làng để làm bạn cờ với bậc cao niên. Niềm nở khi cao niên đến thăm. Tình bằng hữu ấy gắn bó với tháng năm, hễ ai nhìn thấy người này liền nhớ đến người kia, lẻ bộ bàn cờ phủ bụi.

Con cái xây cất nhà cửa là lúc ông thảnh thơi nhất. Ông đã được mời sinh hoạt trong hội người cao tuổi. Thói quen cờ tướng không còn thiết yếu như một thời, nhưng nhìn thấy bạn cờ, nghĩ về hội là trong ông lại trào dâng một niềm hạnh phúc ác độc, nó làm ông có phần mãn nguyện.

 

Xe bồn, cà phê và gái điếm

Những ngày công trường có 40 công nhân , từng có những cô gái bán dâm. Nhưng chỉ được một thời- như khi đã chồng con thì gái điếm thường ít mơ đến thác loạn- khi rơi xuống thì không mấy người còn lên rừng làm rẫy nữa.

Vợ tay bảo vệ từng ngủ với xe bồn- luôn tỏ ra vỗ về tay bảo vệ trẻ . Tay bảo vệ không ngớt hăm dọa bẻ cổ kẻ nào đến trộm; trong màn đêm, gã lại cảnh giới cho đội ngũ trụ cột của những ca -ve thời vụ.

Trong số những người còn ở lại với công trường, xe bồn vẫn là đào hoa nhất, từng "đi nhanh" với dì và em họ của vợ tay bảo vệ- đã mở quán cách đấy không xa mà xe bồn đang nhâm nhi cà phê với dư vị của "cú ăn 3" tại ổ chứa nhiều hàng lạ của vợ chồng tay bảo vệ cũ. 

 

Trò đùa tính mạng

Một gã rủ tôi lên huyện cà phê và hít không khí hoa lệ. Dù muốn hay không thì bạn tôi đều thuộc gia đình giàu có. Và tương lai là cái gì đó ngọt ngào mà tôi sẽ chinh phục. Nó mang lại hạnh phúc cho mẹ , người vẫn hoài nghi tôi.
Nếu phạm sai lầm, tương lại sẽ cứu chuộc tôi. Đơn giản vì tôi cần biết chơi bi-a để không quê cục. Hơi thở ồn ào chỉ càng làm tôi thêm yêu con đường sỏi đá bên cánh rừng già êm đềm. Những buổi chiều thênh thang khói bếp vẫn rộng mở vòng tay chào đón .
Gần nhà tôi có một người cán bộ quân đội khoảng một tháng lại về chơi một lần. Ông ở chơi hai ngày. Mời bạn bè về ăn cơm tối. Ông có đưa tình nhân về cùng hay không thì tôi tuyệt đối không biết.
Một ngày nọ ông không về quê nữa. Cà phê thị trấn tôi không được mời. Mấy cô em quần ngắn mới quen cũng làm mặt lạnh.
Tôi không gặp ông anh thị trấn suốt thời gian dài. Lúc này tôi đã đến một vùng quê ven biển, lao động để kiếm sống.
Tôi đã không kể lại câu chuyện này nếu không có một sự việc , vào ngày nghỉ , chúng tôi quyết định đi bơi. Khi ngang qua bãi tắm hiện lên khuân mặt rám nắng vẫn đưa tôi phong bì tiêu pha . Gã lẩn khuất trong đám du khách. Dưới nước là nụ cười khó hiểu của người từng cà phê thị trấn êm đềm. Dưới con sóng bồng bềnh, bàn chân chạm vào sợ hãi. Tôi quết định quay vào, nhưng than ôi, ông anh cùng toán người chặn lại , với nụ cười cà phê ngày nào.
Tôi bị dìm hơi thở vào làn nước. Khán giả luôn tươi cười trước màn hài kịch công phu mà mình cũng chính là tác giả. Khi tung cước vào mặt thợ lặn, hy vọng của tôi là biển khơi. Nhưng từng con sóng nặng nề chĩa họng súng vào lồng ngực . Tôi không chống lại được với sóng. Và điều duy nhất tôi cần phải biết lúc này là: tôi chết, nhưng vì đâu, vì đâu, vì đâu…? Tôi phải chết vì vài cái phong bì, tôi chết chỉ vì mấy trăm ngàn thôi sao?
Tôi quyết chiến đấu , hoặc là chết. Nhưng cuộc đời không để chống lại những con sóng. Và tôi chết. Người kể lại câu chuyện này là hồn ma của tôi. 

 

Sự chết kêu gào

Ung thư chuyển sang di căn , và ung thư sử dụng cùng cơ thể với người bệnh, nên nó có tên là Người một nhà. 

 Cơ thể vẫn khỏe mạnh, bồi bổ bằng nhân sâm, Người một nhà vui mừng như con lợn được vỗ bằng tăng trọng. Nếu đăng ký hộ khẩu thường trú ở nội tạng, điều kiện phát triển “kinh tế hộ gia đình” của gã sẽ tốt hơn ở phổi hay vòm họng.
 Người một nhà của chúng ta -gã định cư ở gan. Chân rết là những mô gan chất phác ung dung đàn hát. Hồng cầu trở nên hoạt bát để đáp ứng sự thăng hoa không ngừng nghỉ. Và trái với tinh thần ủ rủ của bạn đường, gã hưng phấn tận hưởng cuộc sống với phương châm: thời gian quý hơn vàng.
Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ được đánh thức khi nội tạng bắt đầu thối rữa. Một người không có nội tạng, một người bị ăn mất nội tạng. Người còn sức thì tìm cách sống sót, người kia nằm chờ chết. Nhưng những bộ phận thối rữa nhất định không buông tha mầm sống khối u đang ngày đêm kêu gào tha thiết một tình yêu sự sống. 

 

Trời lại sáng

Không hiểu sao tôi lại nhận lời đi chơi cùng anh. Biển tát vào lòng từng con sóng , tôi buông mình vào khoảng không thư thái, nhẹ tênh những nỗi ưu phiền. Anh cho tôi một khoảng riêng tư. Một nụ hôn nồng nàn. Một lần trong đời tôi đã ước dục vọng anh đi xa. Tôi bắt đầu tình tứ mỗi lần hình dung anh là loài sư tử . Nhưng con sư tử lùi rồi, đánh rơi nụ hôn tan vỡ.
Dượng ngồi sát bên, cho tôi tiền mua sắm .Không lẽ bỏ học hẹn hò bị lộ . Giọng dượng ấm áp hỏi tôi những điều gì đó .
Tôi không kể mẹ biết chuyện dượng sàm sỡ con gái rượu của bà. Người đời vẫn ngợi ca bà lẳng lơ. Bao giờ bà cũng ảo tưởng mình cao quý. Dượng giàu , và điều kiện sống của tôi quả đầy đủ thật.
Tôi luôn nhớ rất rõ niềm kiêu hãnh của bà khi kể về thời thiếu nữ. Niềm tin đã nuôi dưỡng lòng tự tôn để bà đi qua một đời chồng, bỏ rơi bố khi ông sạt nghiệp. Tôi không kể mẹ biết về những lời có cánh mà dượng rót vào tai con gái rượu của bà.
Mẹ nằng nặc đòi dượng đưa tôi lên thành phố mua sắm nhân ngày phụ nữ. Dượng bày tỏ tình yêu với người đàn bà rất dịu dàng bằng cách chăm sóc chu đáo cho con riêng của nàng. Dượng thúc tôi thay bộ đồ diện nhất.
Công viên nước ngập tràn hạnh phúc của những đứa trẻ bên ông bố bà mẹ. Dượng thì đứng nhìn tôi cưỡi ngựa, té cầu trượt.
Có một bất ngờ mang lại ý ngĩa cho tất cả những điều này, đó là khi tôi nhập viện trị chứng rối loạn tâm lý. Những lời vừa kể cho bác sỹ được ông hóa giải bằng câu bông đùa:
 -Tổn thương tâm lý ở lưá tuổi đẹp rồi cũng qua đi như áng mây đen, nhường chỗ cho nắng ấm. Hãy trở về bên người cha thứ hai của con.
Tôi tự cười mình thật tươi khi đã cởi bỏ được những ảo tưởng từ nỗi hoang mang nhớ cha yêu- Ông đang nơi nao. Tôi ngồi sau lưng dượng giã từ cánh cổng bệnh viện khi vầng dương chợt xé áng mây đen để trả lại nắng ấm và tươi sáng, cầu vồng muôn thủa vẫn lung linh. 

 

Bỏ học 

"Đi dép đứt quai lấm đất cạnh nếp quần sang trọng không là nặng nề đến phải hoang mang. Không tiền tài danh vọng cũng không đến mức phải hoảng sợ nghĩ quẫn"- Những suy nghĩ đã làm tôi bỏ học.

Bỏ học đồng nghĩa với không yêu mến màu áo quân đội, tương lai đã rơi tuột khỏi tầm tay. Những ngón tay sẽ cử động ra sao khi mở mắt ra đã cần đến tiền. Về quê, hy vọng về đại học bị tôi làm cho trống rỗng.

Chưa có một sự kiện khủng khiếp nào thực sự đến ngay, một khoảng thời gian trì hoãn buộc tôi không thể nằm yên một chỗ. Trong câu chuyện về người đốt cầu, mọi khả năng quay đầu đều vô nghĩa. Tôi nghĩ bỏ học cũng giống như một cây cầu đã bị đốt đi để sự lựa chọn không còn ngây thơ như trò đùa.

Hơi thở thi cử, từng nhóm học sinh được phụ huynh thuê thầy về dạy. Đó là những phụ huynh có tham vọng. Cơn sốt Đại học không ngừng tăng nhiệt, trong khi các bậc phụ huynh không thể giảng toán cấp 3 cho con cái.

Kiếm mấy cuốn sách ôn kỳ thi năm sau, ngôi nhà- nơi hai năm chờ đợi của bố làm ông khóc thút thít như một đứa trẻ. Buổi tối, tôi sang đèn sách cùng đứa con của người bán rau. Người đầu tiên mà bả giới thiệu để tôi làm gia sư là một người đàn bà bán gạch ngói ở quốc lộ. Hai người vốn xuất thân từ một ngôi làng trên bãi bồi. Tôi được nhận 30 000- tương đương một cuốn sách - cho mỗi buổi dạy. Dù vậy luôn có một cái gì đó không ổn trong những giờ dạy học. Cố gắng uốn nắn một bài học nào đó cho một đứa trẻ trong khi mình lại đau đầu loay hoay với bài toán cuộc đời. 

 
Nguyễn Văn Phong

Ý kiến bạn đọc
24 Tháng Hai 20168:00 SA
Khách
Truyện ngắn: "ngày gió nổi " lần đầu tiên đưa lên một diễn đàn mạng đã có người yêu thích. Và cho đến bây giờ, " Ngày gió nổi" đã vượt qua giới hạn một truyện cực ngắn để đứng độc lập như một truyện ngắn thực thụ. Nếu như không muốn nói rằng khuân khổ một chùm truyện đã... giết chết " Ngày gió nổi". Nếu như truyện ngắn này không được một người bạn đưa lên blog thì tôi đã không nhận ra việc tập hợp lại đã đánh mất hướng cảm hứng của nó.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 12142)
Võ Xuân Hà. Sinh ngày 20 tháng 4 năm 1959. Quê quán: Vĩ Dạ, Huế. Ủy viên BCH Hội Nhà văn khóa 8, Trưởng ban Nhà văn trẻ
21 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 10198)
Ngày xưa có một lãnh chúa tham lam không ngừng xâm lấn mọi vùng đất để mở mang bờ cõi. Khi đã chiếm hết lãnh thổ, ông ta dòm ngó
16 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 7851)
Và tôi, tôi mơ màng những cọng gió đang kết thành những sợi tơ lót ổ cho tôi thêm một mùa xuân nữa trong dòng thời gian.
13 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8273)
Bây giờ là tháng Năm. Mùa xuân đã trở lại sân đại học nơi anh làm việc. Cây xanh lá trong nắng vàng mềm mại và sân cỏ non mịn màng
11 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9248)
Những ngày thong thả mùa đông thay vì cuộn mình trong chăn, tôi thích ra đường thả mình cho ngọn gió bấc tha hồ cuốn đi
08 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8812)
Chuyện anh y tá có tên là Tá ở nhà tôi cũng có nhiều chuyện vui. Anh Tá ở đâu ngoài Câu Lâu. Lúc đó tôi thấy ngoài cái xã Kỳ Mỹ của tôi, còn những ai ở xa đều xa tít tắp
06 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 9345)
Nhưng vì quá ngu xuẩn nên Nếp Nhăn không biết rằng Thời Gian cũng đồng thời mang đến chúng Cái Chết.
02 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 8828)
tôi trở thành người phụ nữ không chồng, không con, không ngực… nếu may mắn, tôi có đứa con của riêng mình thì bé-con ấy sẽ ko bao giờ được thấy bầu ngực của Mẹ nó,
26 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 10583)
Hằng ngày cứ vào giờ cao điểm, khoảng tầm 8 giờ sáng , 12 giờ trưa, hoặc 6 giờ chiều nghĩa là giờ bắt đầu làm việc,
25 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 9480)
Hàng năm cứ vào ngày thứ Hai tuần thứ Ba của tháng Tư, cư dân Bang Massachusetts được nghỉ lễ Patriots’ Day (Ngày của người yêu nước)
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 624)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 998)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1188)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14028)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,