TRẦN YÊN HÒA - Những…con gái

14 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6585)
TRẦN YÊN HÒA - Những…con gái

 

Tìm cho thy liu xanh xanh l lơi, hay đi tìm dòng sui tóc trên vai, ghi trong khóe mt u hoài hình bóng ai / Văn Phng 

Thôn tôi ở có ba cái nghĩa địa. Cái nghĩa địa quê tôi được gọi là cái gò, như cái gò Đống Đa ở ngoài Hà Nội, đã chôn biết bao nhiêu quân nhà Thanh bị vua Quang Trung đánh bại. Ba cái nghĩa địa quê tôi, đó là cái gò ông Đốc, gò Chùa và gò Trai. Các tên này có từ đời cố hỉ nào, khi tôi sinh ra thì đã kêu cái tên đó rồi.

Gò thường là để chôn ngươì chết, nhưng người chết thì họa hoằn mới có, còn thường thì ba cái gò này, người dân trong làng thả bò ra ăn cỏ ở đây.

Bò đi cày, đi bừa nên khi đến mùa phải cho nó ăn no mới có sức làm việc, vậy nên người nông dân phải chuẩn bị rơm, cỏ, cho bò ăn buổi tối, Thường thì họ hái lá tre, lá keo, lá phượng, đem về bỏ vô máng cho bò ăn thêm. Tuy nhiên, những buổi bò không đi cày, đi bừa, thì người trong nhà phải thả bò ra khỏi chuồng cho bò đi dạo cho khỏi mòn chân. Nơi thả bò ăn là mấy cái gò kia, vì ở đây coi như là nơi công cộng, lại có cỏ, đất rộng, nên bò tha hồ gặm.

Tôi thường được cha tôi cắt cử đi giữ bò.

Tôi thả bò xuống gò ông Đốc rồi leo lên mấy cái mả vôi ngồi chơi. Nếu có bạn cùng chăn bò thì rủ nhau đánh đáo, bắn bi. Còn nếu không có đứa nào thì vào trong bụi tìm chỗ nào mát mà nằm ngủ, trẻ con dễ ngủ lắm.

Tôi đi giữ bò thường không đứng ngoài đường “cái”, tức đường tỉnh lộ, vì đường tỉnh lộ chạy xuyên qua gò ông Đốc. Tôi sợ gặp mấy cô gái học trò trên Cẩm Khê đi học về, nhìn thấy mình chăn bò thì “dị” chết đi được. Mấy cô gái học trò trên Cẩm Khê đi học dưới thị xã đều lớn hơn tôi, nhưng dù lớn, dù nhỏ, gặp con gái mà thấy mình đóng vai “chăn bò” thì quê lắm. Ít ra đó là tự ái của con trai, nên những lúc như vậy, tôi thường tìm vào những bụi cây có bóng mát mà ngồi, ngủ hoặc nằm lơ mơ.

Đám học trò con gái trên Cẩm Khê cũng văn minh lắm. Cô nào cũng đi xe đạp đầm, ghi đông cánh én, bận áo dài trắng, tóc thề phủ sau vai. Thường thì các cô xuống ở trọ dưới thị xã một tuần mới về thăm nhà một lần. Chiều thứ sáu thì các cô về. Chiều chủ nhật các cô lại xuống.

Các cô học trò ở Cẩm Khê này đều đẹp. Đó là cô Lan, cô Nga, cô Kiều, cô Kim, cô Ngân…Tôi nhỏ tuổi hơn mấy cô nên tôi không bao giờ nghĩ tới . Tuy nhiên, mỗi buổi chiều, ngồi trong bụi cây, nhìn ra đường cái, thấy bóng dáng mấy cô đi xe đạp trên đường tỉnh lộ, tôi cũng thấy lòng mình bồn chồn, một cảm giác khát khao vu vơ nào đó. Cô Lan là cô đẹp nhất, mái tóc dày và đen mượt, chiếc eo thon ngồi trên xe đạp đầm, trông cô giống như mấy tài tử xi nê mà tôi đã nhìn qua trong mấy trang bìa của báo Điện Ảnh. Cô Nga cũng có cái eo rất thon, cô bận áo dài trắng học trò thì tuyệt. Cái eo thon của cô được cái áo dài trắng bằng lụa mỏng ôm sát, thấy rõ cả thân thể nỏn nà, kèm theo cái quần lụa trắng nữa. Khi cô đạp xe qua, gió chao nghiêng ngược chiều, lồng lộng, như hất thân thể cô ra khỏi xe đạp. Nhìn dáng người cô như bay chấp chới trên đường, tôi thấy lòng mình cũng chấp chới.

Thêm một nữ sinh nữa là cô Kiều. Cô Kiều có một cái lý lịch “lá ngọc cành vàng”, là con một ông xã (lý trưởng) trước đây. Ông xã Nhàn. Nghe nói ông xã Nhàn là một địa chủ có tầm cở ở Phước Long. Ông có nhiều ruộng đất cho nông dân thuê mướn làm “rẻ”. Làm “rẻ” có nghĩa là cho nông dân canh tác, khi thu hoạch xong phải trả cho chủ đất bao nhiêu theo sự thoả thuận. Tôi thật ra chẳng thấy gì ở cái “ảo ảnh” danh giá ấy, nhưng cô Kiều thật sự là có mái tóc đẹp.

Mái tóc cô Kiều dài và rậm. Thuở đó chẳng có “mốt, miết” gì để tôn vinh cho mái tóc đẹp thêm. Nhưng cô Kiều thật sự là có mái tóc đen nhánh ôm choàng lấy lưng cô. Mỗi khi cô đi xe đạp, mái tóc dài, rậm, phủ trên toàn bộ tấm lưng, khiến tôi chỉ nhìn thôi mà cũng đâm ra mê mẫn tâm thần.

Tôi thì không cần biết ông xã Nhàn là ai, cũng không cần biết ông làm xã trưởng lúc nào, ở đâu? Gia tài ông có bao nhiêu thửa vườn, thửa ruộng. Nhưng mái tóc của cô Kiều thì tôi mê, lúc tôi mới mười hai tuổi. Mái tóc đó ám ảnh tôi đến nổi, khi tôi lớn lên, tôi mê luôn bản nhạc của Văn Phụng, bản nhạc “Suối tóc”.

Tôi vẫn là đứa con nít, đi giữ bò, ngồi trong bụi rậm, ngóng ngó ra đường cái, ngắm những bóng giai nhân học trò, mà mơ mộng… hảo huyền. 

Nhưng có một chuyện gần hơn.

Đó là chuyện chị Sanh, chị của thằng Nam.

Thằng Nam bạn học lớp nhất với tôi. Thằng Nam gầy gò, loắt choắt, nhỏ con, “lợi khẩu”, nhưng không ngờ nó có bà chị, chị Sanh, thật đẹp.

Chị Sanh lớn hơn tôi đâu ba, bốn tuổi gì đó.

Nói về nhan sắc của chị Sanh, phải nói là đẹp. Chị dáng người rất “mi-nhon”, tóc thề phủ kín ngang vai. Chị con nhà gia giáo nên lớp đàn anh quê tôi nhìn chị chỉ biết “mê” mà không giám đến gần. Với đám dân quê chân đất thì chị Sanh là công chúa, là quận chúa, là tiểu thư. Bởi vì chị là con ông giáo Thành, một nhân sĩ, một cựu giáo chức, một “địa chủ” ở quê. Tôi không ưa thằng Nam vì nó là “đối thủ” của tôi trong lớp, nhưng mê chị Sanh thì tôi vẫn mê. Vì chị là khói sương, là huyền ảo, là một cái gì đó tôi nghĩ là tôi không bao giờ với tới. Tôi chỉ có một điều là nhỏ tuổi hơn chị. Nhưng điều đó có nghĩa lý gì đâu.

Như vậy là chị Sanh cũng là một trong những “giấc mơ tôi” thuở thiếu thời và tôi đã “hạnh ngộ” với chị trong một buổi chiều, đầy éo le và say đắm bên gò ông Đốc.

Đó là buổi chiều tôi đang chăn bò ở gò ông Đốc.

Nắng quái buổi chiều làm tôi khô khốc, nên tìm bụi rậm để nghỉ ngơi. Đàn bò 3 con tôi chăn đang gặm cỏ ngoài kia, tôi ung dung nằm trong bụi rậm có tàng cây giăng bóng mát. Tôi nằm trên bãi cỏ mà ngó mông lung ra ngoài đường cái.

Tôi đang nằm lơ mơ thì bỗng có bóng một chiếc xe đạp đang chạy vào, trên xe là một cô thiếu nữ. Ô! Đó là chị Sanh.

Chị đạp xe dáng hấp tấp và không nghĩ là có người đang nằm trong bóng mát . Đó là tôi, một đứa con trai đang lom lom đôi mắt dòm ngó chị từ xa. Chị vứt cái xe đạp trên bờ cỏ rồi chạy vào trong một góc khuất (ngặt nỗi trong góc khuất có tôi đang phục kích). Có lẽ, chị bị đau bụng lắm rồi. Chị ôm bụng chạy vào một chỗ kín (theo chị) để xổ bầu tâm sự.

Gần đó, khoảng năm mét, có tôi, thằng con trai mới lớn đang lom lom nhìn chị, nhìn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Tôi cũng cố nép mình dưới cái bụi trâm bầu, cho chị đừng phát hiện ra tôi và nín thở.

Tôi đã nhìn tất cả những gì chị có. Chị “nổ bom” rọt rọt, rồi nước… bắn tứ tung, rồi những gì cần xổ ra đã được xổ. Tôi không màng cũng như không thấy cái gì khác, ngoài một “vạt đen” lung linh trước mắt. Ôi, cái quý giá nhất của một người con gái tôi đã thấy.

Tôi nín thở, đôi mắt nhìn say mê, đau đáu. 

Tôi không phải là Chữ Đồng Tử nên không thể trồi cát lên gặp nàng công chúa Tiên Dong. Tôi là thằng học trò ngố đang “giữ bò”, nếu tôi lộ mặt ra chắc chị Sanh sẽ mắc cở lắm, chị sẽ chữi vào mặt tôi là thằng mất dạy, thằng dòm … trộm, nên tôi đâu dám ra mặt. Khi chị Sanh đứng dậy, cột giây lưng quần, quay ra lấy xe, đạp đi, tôi mới đứng lên và thẩn thờ như kẻ mất hồn.

Tôi ra lùa bò về chuồng, đúng là “người đi trên mây.” 

Trần Yên Hòa 

(trong tập “Rơi Xuống Ấu Thơ” sắp phát hành

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 7598)
Ánh nắng buổi chiều nhàn nhạt hắt lên những bức tường xám dọc hai bên phố ở Bờ Tây, khu phố của người Palestine
07 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 9081)
Mí quyết định ưng người đàn ông xứ lạ. Lục không hiểu. Mới mấy hôm trước, nghe Lục bàn kế hoạch đi làm kiếm tiền gởi về trả nợ cho ba má,
02 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 8906)
Khách sạn gần như ngủ say khi tôi trở về. Ở sảnh, chỉ còn một người tiếp tân đang chăm chú chơi trò đố chữ trên tờ báo trải rộng trước mặt.
29 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 7945)
Cửa xe taxi bật mở trước cổng bệnh viện. Một con bé mặt non choẹt, lóng ngóng ẳm đứa bé còn đỏ hỏn bước vào. Anh nén tiếng thở dài, đánh lái
20 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8897)
Cũng chính con Bướm lạ này đã đi theo cháu Chương vài lần nữa mỗi khi Chương ra xa bờ! Và từ đó Chương tin là Bà nội vẫn thương Chương
17 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 8769)
Suốt mấy ngày ở Ấn Độ, tôi chẳng biết làm gì. Chuyến phượt như nước đổ lá khoai. Nước người ta rộng lớn quá.
13 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9893)
Ngày mợ mới về nhà cậu Thị. Người mẹ có bảy tám nếp nhăn trên trán của Đĩnh lắc đầu.
09 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9063)
Buổi sáng tinh mơ, khi còn cuộn mình trong chăn, tôi và anh vẫn có thói quen trò chuyện rất lâu về kí ức. Anh, đắm đuối nổi nênh mãi với vùng chiêm trũng đất chật người đông
28 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 8215)
không có gì phải vội vã khi nó là quyển sách duy-nhất của cuộc đời. và, tuyệt nhiên không cần phải vội vã khi chẳng có dòng sông nào (có thể) cưỡng nổi một đại dương.
25 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 7880)
Ngay từ lúc lọt lòng mẹ, tôi đã là một đứa con gái mù. Có lẽ do suốt thời gian mang thai tôi, mẹ tôi đã khóc hết nước mắt
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12249)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18974)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9164)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8321)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 972)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1156)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13984)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8806)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8495)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11053)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30705)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20812)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19779)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34931)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,