HỒNG NGUYỄN - Mưa Gió Thôi Miên

03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7269)
HỒNG NGUYỄN - Mưa Gió Thôi Miên


Đi đến đầu chợ Lò Vôi đã nghe tiếng nhốn nháo rồi tiếng chân người 
chạy rầm rập. Thằng Cuội len lén nhìn Phúc. Tui không dám nói dối thầy thêm nữa 
mô, thầy biết được, thầy giết. Phúc đang dáo mắt tìm quanh, không tỏ thêm thái độ gì 
cũng chẳng nói chẳng rằng. Thằng Cuội được thể nói như sợ ai bịt miệng. Thầy dặn 
tui không được rời Phúc nửa bước, trái lời thì tháng này thầy cắt cơm, cắt công luôn, 
lôi thôi là không có tha thứ lần nữa đâu. Thầy mà không cho làm tiếp thì mẹ con tui 
chết đói. Tui mang ơn thầy. Phúc làm ơn thương tui. Thằng Cuội nhẫn nại bê túi xách 
lẽo đẽo xoay vòng theo Phúc. Phúc vẫn không để ý đến lời thằng Cuội, dí dí mũi 
chân nát cả một khoảng đất rồi lẩm bẩm một mình: ngu bỏ mẹ, tao đã bảo đứng yên 
trong đống rơm rồi tao tới, băm bổ chạy ra đây làm gì để bị đuổi như đuổi chó. 
Thằng Cuội cướp lời. Hôm trước đi hầu tráp cho thầy tui nghe thầy nói chuyện với 
mấy người bên đội về hắn, có nhắc đến dốc miếu với đống rơm. Thầy biết Phúc và 
hắn hay chơi quanh đống rơm rồi. Từ rày đừng hẹn hắn ở đấy nữa. Phúc quay ngoắt 
lại: mày nghe thêm được gì nữa không, nói mau. Thầy bảo mấy người trong đội lần 
này bắt được thì đánh cho què chân luôn. Không có chân xem hắn còn lết được mà 
hẹn với chả hò nữa không. Còn đống rơm thì cho đốt. Đốt sạch. Cả cái lán hắn đang 
ở phía cuối đồi cũng cho đốt luôn. Rồi sao nữa: cần thiết thì báo cáo lên đồn áp giải 
rồi chỉ định bắt giam luôn. Can cớ chi mà bắt giam người ta. Tui biết sao được, thấy 
mấy người bảo hắn con lai, là con của bọn phản động, sớm muộn chi cũng bán nước 
hại dân như cha nó. Mẹ nó chết vì đói, thế mà lính tuần bảo cha hắn chơi cho “hoa 
tàn nguyệt rũ” rồi xử lý mẹ hắn tại trận luôn. Tui nghe mà chết khiếp. Cuội đang say 
sưa rồi như sực nhớ mình vừa lỡ lời vội vã thanh minh. Thôi, Phúc đừng làm thầy 
giận nữa. Thầy cũng có nỗi khổ của thầy. Trên huyện họ cũng làm căng. Tui xin 
Phúc. Phúc trừng mắt. Câm. Mày câm ngay. Lải nhải nữa tao cho mày về. Tao nói 
thêm một câu là thầy cho mày nghỉ luôn. Cuội im bặt. Phúc nóng thế nhưng chưa bao 
giờ làm tới. Cuội biết Phúc cũng thương bọn tôi tớ trong nhà như Cuội. Nhưng lòng 
Phúc đang rối, Cuội lại cứ hay càm ràm Phúc điên tiết lên cũng phải. Phúc hạ giọng: 
Mày qua quán già Chắt chờ tao. Có động tĩnh chi thì qua gốc Vông sau miếu gọi. 
Cuội lí nhí dạ. Nhỡ thầy biết thì sao? Mày bảo với thầy tan học tao đi tắm sông với 
bọn thằng Quắn, con Thắm. Đây, áo tao đây, ôm luôn mà làm bằng chứng. Phúc cởi 
vội chiếc áo cánh ném về phía Cuội. Chiếc áo cánh trắng tinh còn thơm hơi người. 
Đấy là thầy mẹ bắt Phúc mặc thế cho nữ tính chứ Phúc chỉ thích áo buộc túm buộc tó 
phía trước như bọn con trai thôi. Phúc lao về phía bờ miếu. Phía sau, Cuội trân trân 
đứng nhìn. Mùi thơm từ chiếc áo cánh huyến dụ Cuội. Chiếc áo cộc bó sát thân hình 
16 đẫy đà của Phúc. Đôi vú cau nhu nhú tròn trĩnh. Cuội thấy nóng ran người, trống 
ngực dội liên hồi. Phúc đã biến mất sau rặng cây lâu rồi mà Cuội vẫn còn hồi hộp 
như sợ có ai đó phát hiện. Con nhà cò nhà vạc, Cuội biết thân biết phận không dám 
mơ tưởng cao siêu nhưng thi thoảng Cuội vẫn lén nhìn trộm Phúc, là lúc Phúc đang 
học bài hay đang chơi dây, chơi khăng đánh đáo với bọn thằng Quắn, con Thắm. 
Cuội bằng tuổi Phúc nhưng còm nhom và đen nhem nhẻm. Cuội không biết mặt bố. 
Bố bỏ đi khi mẹ vừa kịp hoài thai Cuội. Có người bảo bố đi phu vàng rồi bị bọn thổ 
phỉ giết. Có người bảo bố theo vợ mới rồi bỏ mẹ con Cuội. Nhưng mẹ bảo với Cuội 
rằng thiên hạ đồn tầm bậy tầm bạ, bố đang đi lính và bố vẫn còn sống. Mẹ nuôi hi 
vọng gặp bố cho Cuội nhưng thời gian đã đủ dài để Cuội không còn tin mẹ nữa.Thi 
thoảng Cuội thấy mẹ khóc. Thi thoảng mẹ thở dài trong im lặng. Rồi một chặp Cuội
thấy mẹ không còn khóc nữa. Nước mắt đã khô như con người héo hon của mẹ. 
Thương mẹ, Cuội bỏ học trường làng rồi thành người làm công trong nhà Phúc. Cuội 
gánh nước, bổ củi, thái rau , băm bèo nuôi lợn, cắt cỏ chăn bò. Cuội làm quần quật 
suốt ngày như không biết mệt. Cho đến một ngày, cái ngày mà Cuội thấy người ta 
cầm gậy đuổi một người chạy thục mạng chí chết phía sau hồi nhà Phúc, cũng rầm 
rập và ồn ào hô hoán như buổi hôm nay. Cuội còn chưa hiểu mô tê gì thì thầy gọi 
Cuội vô phòng dặn dò rất nhiều. Cuội vâng vâng dạ dạ và hứa răm rắp nghe lời. Cuội 
trở thành người thay thầy cai quản Phúc.
Phúc nhìn Cuội bằng cái nhìn xếch mé: còm nhom thế quản sao được 
tui. Cuội lúng túng. Thầy chỉ dặn là đi học, đi chơi chi tui cũng phải theo Phúc, Phúc 
có việc gì thì bảo thầy. Mách lẻo hả? Tui cấm. Lơ ngơ là ăn đòn đấy. Bọn thằng 
Quắn tợn thế còn bị tui đấm cho dập mũi nữa là. Cuội thấy chợn chợn trong người. 
Không phải Cuội sợ bị ăn đấm của Phúc, Cuội nghĩ đến miếng cơm manh áo của mẹ 
con Cuội. Phúc nhìn thấu tâm can, cười xuề xòa trấn an: nghe lời tui thì không sao, 
vẹn cả đôi đường. Từ đấy, Cuội trở thành đồng phạm tích cực của Phúc. Thế nghĩa 
là từ đấy Cuội giấu thầy chuyện Phúc cầm đầu mấy trò quỷ sứ. Là người có vai vế 
trong làng người ta vừa nể vừa sợ thầy. Phúc được thể làm càn. Phúc cầm đầu hội hái 
trộm hoa quả. Na, ổi, mận, xoài hay bất cứ thứ quả gì dân làng trồng được Phúc và 
đồng bọn đều ra sức tận thu. Cuội cũng tham gia. Cuội mặc chiếc áo rộng thùng thình 
làm nhiệm vụ đứng gác. Mấy bận bị chó đuổi, Cuội thà bị chó cắn chứ nhất quyết 
không buông bỏ hoa quả giấu trong áo. Phúc lập cập chạy tìm bông băng vừa riết vừa 
cà ràm ngu vừa vừa thôi, bị chó cắn phát dại ra thì ai đi học, đi chơi cùng tui. Cuội 
bảo: nhưng công Phúc trèo cả buổi trưa trầy xước hết cả da đấy. Phúc lẩm bẩm: 
người gì mà lành quá trời.

Cuội thấy Phúc rất ít ăn hoa quả trộm được, Phúc chia cho bọn thằng Quắn, 
con Thắm hết. Cuội cũng có phần nhưng ít hơn. Phúc bảo bọn chúng còn đói khổ 
lắm, Cuội dẫu sao cũng có cái để ăn. Cuội gục gặc cái đầu theo Phúc. Lúc đó Cuội 
thấy Phúc cũng hiền.

Cuội theo Phúc đánh khăng, đánh đáo bị khăng va vào mặt máu chảy dầm dề. 
Phúc bảo: sao ngu thế, đứng xa xa ra đã sao. Cuội lí nhí: thấy Phúc hung quá, tui 
sợ khăng va vô mặt Phúc thì đỡ không được. Ai mượn đỡ. Phúc đanh đá. Cuội cười 
hiền.Tui tự mượn thôi mà.

Trưa nắng, Phúc cùng đồng bọn nhảy ùm xuống sông. Cuội đứng trên bờ thót 
tim chờ đợi. Nắng đốt cháy đầu, sém cả da thịt. Cuội đã quen nắng quen mưa. Sương 
gió quăng quật không bắt nạt được Cuội nữa. Chỉ thương Phúc cành vàng lá ngọc. 
Phúc sốt một lần, Phúc sốt 2 lần, rồi 3, rồi 4 lần. Phúc vẫn lỳ lợm tắm sông vào ban 
trưa. Mưa nắng chi cũng đầu trần khăng với đáo. Cuội van nài: tui xin Phúc. Tui ko 
sợ thầy la thầy đánh tui nữa nhưng Phúc làm ơn thương lấy thân Phúc đi. Cứ ốm mãi 
tui cũng xót. Phúc lại trừng mắt. Mưa nắng tý đã ốm thì sau này làm được gì cho đời. 
Kệ tui. Từ bữa đó Cuội thấy trong đám bạn của Phúc có thêm một tên mắt xanh da 
trắng. trông mặt hắn hiền hiền. Cũng từ bữa đó, Cuội thấy Phúc hay cười một mình 
hơn. Khi ngồi học bài Phúc hay chống cằm nhìn qua cửa sổ. Thầy giáo già gõ thước 
xuống bàn kêu cộp cộp mấy lần Phúc mới giật mình ngẩng lên rồi hí hoáy ghi chép. 
Phúc còn bảo Cuội đi theo có thấy gì thì về cấm mách thầy. Thầy có hỏi kiểu gì cũng 
cấm cạy răng nửa lời. Cuội thấy niềm vui nhảy nhót cười trong mắt Phúc nên gục gặc 
cái đầu với Phúc mà se sắt lòng. Cũng từ bữa đó, thầy hay văn vẹo hỏi Cuội về giờ 
giấc sinh hoạt của Phúc nhiều hơn. Cuội đã hứa rồi. Cấm cạy răng nói nửa lời.
Tên da trắng mắt xanh ấy là Phấn. Đấy là tên Phúc và bạn bè đặt cho để 
khỏi làm phiền tai đội trưởng. Phấn bảo rằng mẹ nuôi hay gọi Phấn là Đớt vì cái tật 
nói ngọng. Từ ngày mẹ nuôi đi nương rồi gục trên ruộng sắn chết vì đói, Phấn đi lang 
thang kiếm sống. Ngoại hình lai tây nên người ta gọi là thằng Tây đớt. Gọi là gọi thế 
chứ một tiếng Tây bẻ đôi Phấn cũng không biết thì Tây cái nỗi gì. Phấn không biết 
nguồn gốc của mình. Cả mẹ nuôi Phấn cũng không biết. Mẹ nuôi nhặt được Phấn 
trong bụi cỏ cạnh một ngôi miếu hoang. Mẹ và dân làng đùm bọc Phấn. Đi qua tuổi 
mười bảy trỗ mã, Phấn càng trông vạm vỡ. Cũng có nhiều lời ong tiếng ve về ngoại 
hình của Phấn nhưng Phấn có làm chi nên tội. Người ta thấy Phấn hiền lành như cục 
đất, ai sai gì cũng làm, ai nhờ gì cũng vui vẻ nhận lời. Khi thì gánh nước, khi thì bổ 
củi, khi đi đóng gạch cho mấy nhà thầu khoán. Người ta thấy Phấn làm lụng quần 
quật suốt đêm ngày thế mà không hề đòi hỏi chi nên có chút cơm thừa canh cặn nào 
cũng đem cho. Dần dà, làm thuê cuốc mướn thành nghề kiếm cơm của phấn. Lấp láp 
cày cuốc mà đủ cái ăn cứu đói qua ngày. Dân nghèo thì lành. Trong cái đói cái nghèo 
người ta dễ đùm bọc nhau hơn. Một đứa con lai thì cũng là một sinh mệnh, can cớ chi 
mà không cứu, không thương. Nhưng khi đất nước vừa đi qua chiến tranh thì tên con 
lai là điều chướng tai gai mắt nhất của mấy thầy đội đang cai quản cái làng này. Vì 
thế Phấn chỉ được sống bình yên những tháng ngày không bị rượt đuổi cho đến khi 
gặp đội tuần đi kiểm tra. Phấn đổ đất bùn cho mấy nhà đóng gạch ở xóm trên vô tình 
để xe quyệt phải lính tuần. Và những trần đòi roi vô tội vạ. Phúc chứng kiến từ đầu 
đến cuối đã không kiềm chế được, dụ bọn thằng Quắm xúc cát hất vào mặt bọn lính. 
Phúc kéo tay Phấn chạy thục mạng. Cái tin thằng tây đớt xúc đất đánh trả lính tuần 
loang khắp làng. Sau buổi chiều ấy Cuội thấy Phúc hay trốn học hơn, bắt Cuội nói 
dối thầy nhiều hơn. Dân làng xì xèo. Tiếng đến tai thầy. Phúc bị giám sát nhiều hơn. 
Chí gì Phúc cũng là cô con gái cành vàng lá ngọc của đội trưởng. Đã nhiều lần Phúc 
trơ mặt nhìn chằm chặp vô thầy khi thầy nói như rít qua kẽ răng: Mày làm khổ thầy
mẹ rồi con ơi. Phúc đâu cần phải hiểu nếu cấp trên trông thấy thì rách việc cho nhà 
đội trưởng vô cùng. Phúc mặc kệ. Phấn có làm gì nên tội. Càng cấm Phúc càng lao 
vào. Mối tình của anh lực điền và cô gái con quan cành vàng lá ngọc làm xôn xao cả
làng quê yên tĩnh. Có người thương. Có người chỉ chỉ trỏ câu chuyện làm quà. Dân
làng ai không ăn lộc nhà đội trưởng thì gánh gồng nhau chở che cho Phấn.
Cái làng bé tý chưa đầy hai chục nóc nhà này thì che sao nổi tai mắt của nhà
đội trưởng. Phấn phải chịu cảnh rượt đuổi triền miên. Nhiều lần Phấn bảo Phúc đừng
vì Phấn mà phụ công thầy mẹ nhưng Phúc chỉ biết im lặng. Mắt Phúc ướt và mênh 
mang buồn: “Tại tui mà Phấn khổ. Tui xin lỗi”. Phấn cũng bảo tại Phấn. “Cứ đùn 
đẩy mãi thôi”. Cuội mếu máo gắt. Cuội đứng sau đống rơm lù lù xuất hiện. “tại cả tui 
nữa, tại tui không biết bảo vệ Phúc”. Muỗi bay phè phè như máy bay tập trận. Muỗi
thì kệ muỗi. Có ai tình cờ đi ngang qua sẽ nghe được tiếng thút thít của ba đứa trẻ lớn 
ôm nhau khóc. Cuội ơi là cuội, thương nhớ chi mà vừa chiến đấu với muỗi, vừa phải 
canh chừng người qua vẫn kịp nghe cho hết câu chuyện, vẫn kịp cảm động cho một 
mối tình lắm tréo ngoe. Lòng Cuội cũng đang ngổn ngang phỏng có ai thương.
Phúc bệnh rồi bỏ cơm đã 3 ngày cũng không làm thầy Đội thay đổi ý kiến. 
Người Phúc xanh như tàu lá. Cuội xót xa như muốn đứt từng khúc ruột. Bà Đội đi 
huyện chưa đầy tuần chưa về. Đành phải liều thôi. Cuội đập mặt xuống đất, gục dưới 
chân thầy Đội mà van nài. “Căn cỏ cắn rơm con lạy ông. Ông thương Phúc. Phúc 
chết mất”. Lòng người chứ đâu phải gỗ đá mà không xót. Được mỗi mụn con gái, ông 
coi như báu vật. Hiềm nỗi, ngồi cái ghế thầy Đội cai quản cái làng đã từng giơ nắm 
đấm kiên quyết không bao giờ theo Tây, đả đảo bọn Tây đến cùng này thì nhất quyết 
phải cứng. Từ ngày thứ nhất Phúc bỏ bữa, ông cũng đã chẳng thiết tha cơm cháo gì. 
Cứ lầm bầm bà Đội sao mà vô tâm đi chi đi riết. Thì bà cũng vì ông mà đi bợ đỡ với 
bà huyện chứ thiết tha chi cảnh bán nước bọt này. Đến ngày thứ hai, thấy quyết tâm 
không thể lay chuyển của con gái lòng ông chùn lại, đau rấm rứt trong ruột. Thương 
con mà muốn buông bỏ hết thứ chức với chả quyền hữu danh vô thực này. Vả lại, 
quan trọng hơn ông thấy cái thằng Tây đớt ấy chi mà lành. Mấy lần gặp ông một 
mình không lính tráng bên cạnh hắn đã cả gan xoắn vạt áo xin ông chấp nhận hắn làm 
bạn với con gái ông rồi làm trâu làm ngựa chi cho nhà ông hắn cũng làm. Đầu ông
rối như tơ vò. Phải nói sao với ông Huyện về hoàn cảnh này. Chỉ có nước trả chức 
thầy Đội rồi về làm ruộng vườn với dân làng. Từ sáng sớm, trước khi Cuội rón rén 
vô phòng, ông đã triệu mấy tên lính tuần bảo tha cho Phấn. “ Cứ làm ngơ đi. Kệ bọn 
chúng. Có mấy đồng bạc, chia nhau rồi giữ mồm giữ miệng”. Bọn lính cũng chỉ chờ
có thế. Ừ, thì làm lính tráng chi cũng là người một làng, cũng ăn gạo của dân thôi mà. 
Thầy thở dài bảo Cuội đi ra rồi gọi Phúc vô phòng. Thầy lặng lẽ nhìn Phúc. “Thôi thì
tùy con”. Nước mắt Phúc thi nhau chảy. Phúc chỉ có thể nói được lời xin lỗi rồi ngất
lịm trên tay thầy. Con với chả cái. Lỳ. Bướng. Mắt thầy đội hoe hoe đỏ.
Ngoài trời mưa gió quăng quật. Mưa gió có vì ai mà cứ như thôi miên người 
ta vậy hả trời...Cuội đứng nấp sau cánh cửa khép hờ dòm vô phòng mặc nước mắt cứ 
thi nhau chảy. Vô duyên vô cớ thật, can cớ chi mà khóc cơ chứ. Người ta sắp bỏ Cuội 
rồi. Cuội vân vi lòng mình không rõ buồn vui.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13895)
con én không đặt vấn đề về mùa xuân là con én thức-thời
10 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 13020)
Chiếc xe chúng tôi đang chạy về hướng Ermenonville, trên con đường
07 Tháng Chín 201212:00 SA(Xem: 12715)
Căn bệnh kì lạ của ông ngày một nặng
03 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 12158)
Sáng thức dậy 6 giờ theo thói quen, việc đầu tiên là mở cửa phòng để bước qua nhà vệ sinh sát bên vách
30 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 13707)
Tôi ở Hà Nội đã được tròn 1 tuần. Chuyến công tác này tôi dự định ở lại trọn 1 tháng và nó là chuyến trở về Hà Nội
25 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 21864)
Miếng đất ấy được rao bán đã lâu nhưng chẳng ai dám mua
17 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 14513)
Trong suốt những giấc ngủ chập chờn từ nhiều năm nay tôi vẫn bị câu chuyện với Nguyễn Hương ám ảnh
29 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11768)
Không hiểu sao mấy hôm nay tôi thường nghĩ về bà Chắc - bà cụ sống bằng nghề cầm thế và cho vay lấy lãi quê tôi.
21 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 12153)
Tình đầu của mẹ tôi là ông Dũ, một thầy giáo làng lưu lạc vô Nam từ Ngọc Hà
11 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11978)
Cửa sổ nhà tôi trông xuống dãy mái ngói của khu tập thể một tầng đối diện
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8350)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 612)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1173)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7902)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8819)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11069)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24511)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,