CHÂN TÍNH HẢI - Trên Đỉnh Chân Mây.

22 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7025)
CHÂN TÍNH HẢI - Trên Đỉnh Chân Mây.

 

 Con Đường Cái Quan từ Huế vào Đà Nẵng đối với tôi là “con đường tình ta đi”. Thời sinh viên, học trò trong Quảng ai lại không làm quen con đường chỉ dài hơn một trăm cây số mà đèo Hải Vân chiếm hết hai mươi cây rồi. Người đi buôn nghĩ đến cái đèo mà ngán. Đèo chạy ven theo bờ biển, núi nhô ra tận nước dưới chân sâu thăm thẳm, ngoằn ngoèo leo lên, có những đoạn khúc khuỷu khách ngồi trên xe không dám nhìn ra ngoài. Biển chợt hiện trước mặt vụt biến mất rồi hiện sau lưng, bên trái bên phải. Có những đoạn tài xế phải dừng xe đi lùi rồi mới tiếp tục leo lên cái cùi chỏ mà một bên là vách núi dựng đứng, một bên hố sâu thăm thẳm. Thỉnh thoảng bên đường có những am miếu thờ những vong linh bị nạn, khói nhang còn phảng phất.

 Hải Vân đã quyến rũ tôi nhiều. Mỗi tháng tôi về thăm quê một lần, có khi hai trong những ngày cuối tuần, Hải Vân trở thành nơi tôi thèm đến và ngồi chơi. Đi không cần tới thì chuyến đi nào cũng là chuyến đi thong dong. Có những chuyến xe lên đèo tôi nghe giọng tụng niệm lâm râm của một vài người ngồi bên cầu cho an toàn, trong lúc tôi ngồi lặng nhìn ra bên ngoài vì đang bị thu hút bởi vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, cái mênh mông của biển xanh. Nhiều khi gặp những tản mây thật thấp trùm phủ lên những ngọn cây dưới tầm mắt mình làm tôi có cảm giác mình lội trong một cuộn bông gòn trắng xoá. 

 Con đường đèo tuy có hai chiều lên xuống nhưng vì hẹp, nhiều nơi khúc khuỷu nguy hiểm, nhất là những chuyến xe đêm nên người ta chỉ cho đi một chiều, nghĩa là khi lên cả hai bên chân đèo cùng đi lên. Cả hai giòng xe lên đậu hết trên đỉnh đèo, chờ cho chiếc cuối cùng có mặt trên đỉnh thì mới được đi xuống. Vì vậy trên đỉnh đèo cũng có hàng quán bán thức ăn hay vật kỷ niệm cho hành khách trong khi chờ xuống đèo. Thời gian trên đỉnh đèo có khi cả tiếng, thời gian tôi thích nhất, cơ hội cho tôi ngắm nhìn trời mây nước. Xuống xe trên đỉnh đèo việc đầu tiên tôi hay làm là rảo bước leo lên ngọn đồi, nơi đó có một cửa ải được xây dựng từ thời nhà Trần thế kỷ 15. Cửa ải có đề ba chữ Hải Vân Quan. Ải nay hoang phế chỉ còn ngọn tháp đứng trơ cùng trời đất, thành quách chung quanh đã lụi tàn với thời gian. Những phiến đá xây tường hai bên cửa ải rơi rớt rải rác, rong rêu phủ kín, nằm lẩn quất trong những lùm cây thấp. Từ chân ải tôi ngắm biển xanh mênh mông đến tận chân trời dưới kia. Trời thật trong, đứng trên cao nhìn thấy trời có vẻ cao hơn. Trời nước mênh mông thấy mình nhỏ lại. Phía sau lưng tôi là ngọn núi, mây từ ngọn núi đó đôi khi theo gió luồn xuống thật nhanh phủ trùm rừng núi, cả thân người tôi cũng tẩm mây mù. Và mây tiếp tục đổ nhào xuống thật sâu. Mây mang theo hơi nước làm thành những giọt mưa thật mịn thật mát vỗ vào mặt vào tóc. Mình cứ để cho mây tự nhiên ve vuốt, đứng cho yên để gió tung tóc mình lên. Đừng sợ ướt bởi khi mây đi hết rồi, trời vụt nắng, gió vẫn hiu hiu làn tóc và quần áo mình khô trong chốc lát. Tôi cho đây là cảm giác thú vị nhất; mưa trong mây, nắng trong mây, và gió cũng trong mây. Trên đỉnh này tôi đã sống trọn vẹn với thiên nhiên, và trên chốn này tôi đã gặp lại những tình cờ. 

Những chuyến xe vào ra, lên xuống mang theo những khuôn mặt, những tình huống, những vui buồn. Tôi đã gặp những cặp vợ chồng trong ngày cưới, những chiếc xe hoa, những xiêm y, những rạng rỡ trên từng khuôn mặt hai họ. Thật là hay cho những cô dâu chú rể có tâm hồn nghệ sĩ, muốn có được những tấm hình trong cảnh hoang sơ nhưng hùng vỹ của núi rừng, trời mây và biển cả. Tôi đứng nhìn mà cảm thấy thích thú và muốn đến chúc mừng.

 Tôi cũng đã chứng kiến những chiếc xe tang âm thầm đậu một góc thật xa trong bến đỗ, mùi vàng bạc và khói hương quyện trong không khí mát mẻ, vang vang những tiếng tụng kinh và tiếng mõ đều đều.

 Tôi cũng gặp lại bạn bè của tôi tình cờ trên đỉnh đèo này. Cuộc gặp nào cũng vui, ngạc nhiên “ngọn gió nào đưa anh đưa chị đến đây”. Nơi đây trở nên nơi gặp mà không hẹn của tôi, bởi vì tôi là người thường xuyên có mặt ở độ cao năm trăm thước này. Tôi gặp lại Ngọc Lan trong một chuyến đi ra, cô ta trên đường đi vào. Ngọc Lan bắt gặp tôi đang ngồi một mình trên phiến đá, tôi không thấy Ngọc Lan đi đến vì đang mãi ngắm lên đỉnh chân mây; ngọn núi cao trên đó có một mỏm đá dựng. Hôm nay trời trong xanh, mỏm đá lộ nguyên hình và dưới chân nó hình như lúc nào cũng có một giải mây trắng che phủ, vì vậy tôi đặt cho nó cái tên Đỉnh Chân Mây. Tôi đặt cho riêng tôi để mỗi khi được lên đây tôi sẽ gọi đúng tên nó. Phiến đá phẳng tôi đang ngồi cũng cho nó cái tên Tri Ngộ. Hòn Tri Ngộ nơi tôi ngồi ngắm Đỉnh Chân Mây trọn vẹn nhất, từ đây tôi nhìn được toàn diện sự sinh hoạt của thiên nhiên trên kia và sóng nắng nhấp nhô dưới đại dương. Cũng chỉ tình cờ thôi, một hôm ngồi ở Tri Ngộ chợt thấy một giải mây trắng trườn qua đỉnh núi, bò dài trên các ngọn cây, rồi luồn xuống chân tảng đá. Giải lụa trắng như thu hút tôi cho đến khi nghe tiếng xe báo giờ phải xuống đèo. Lúc nào rời nó tôi cũng tiếc nên đặt cho nó cái tên Tri Ngộ. 

 Tôi nghe tiếng gọi tên mình thật nhỏ, quay lui không ngờ Ngọc Lan. Tại sao Ngọc Lan có mặt ở đây? Tôi thầm hỏi. Có lẽ vẻ ngạc nhiên của tôi làm Ngọc Lan mỉm cười:

- Anh tưởng em không thể đi xa đến đây sao? Anh đang đi đâu? Vào hay ra?

Ngọc Lan, em gái của luật sư biện hộ cho em tôi trong một vụ án mà em tôi không nhúng tay vào. Cuối năm 1959 thành phố Nha Trang rúng động bởi một vụ “chim bồ câu” mang cờ giải phóng Miền Nam do “nhóm học sinh Võ Tánh” tổ chức bị khám phá. Thực ra chẳng có nhóm học sinh nào mà chỉ một mình gia đình chị em tôi mang vạ lây. Nhà chị tôi nuôi một chuồng bồ câu, một hôm người bạn của em tôi đến chơi xin một con. Thay vì ăn thịt nó lại mang ra ngoài rừng cột lá cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào chân. Chim tìm đường bay về nhà. Thế là nhà chị tôi bị vạ. Em tôi đang học ở trường chiều đó toàn trường bị hàng trăm cảnh sát bao vây, họ tìm bắt em tôi trong lúc nó không biết chuyện gì. Luật sư, anh của Ngọc Lan, chịu đứng ra biện hộ, nhưng em tôi vẫn bị kêu án ba năm. Tuy nhiên vụ án đã làm cho gia đình tôi và gia đình luật sư trở nên thân thiết. Và học sinh Nha Trang thời đó không ai không biết vụ “Chim Bồ Câu”. 

- Ngọc Lan đi đâu mà có mặt đây?

- Dạ ở Huế vào, trên đường về Nha Trang. Em không mua được vé máy bay, phải về gấp vì ở nhà sợ tình hình ở Huế.

Ngồi nói chuyện mới biết Ngọc Lan học ở Huế cả năm nay.

- Ngọc Lan biết anh học ngoài này chứ, nàng tiếp. Anh em có nói cho em biết. Em cũng muốn tìm gặp anh nhưng em con gái không tiện làm chuyện đó.

Nói xong hai đứa cùng cười.

- Không tìm mà gặp mới hay phải không anh?

 _ Nghĩa là ngay trên đỉnh đèo hôm nay đây. Tôi tiếp lời.

Ngọc Lan nhìn tôi:

- Anh còn nhớ bữa cơm chiều ở nhà em cách đây ba năm không? sau bữa cơm đó không gặp anh nữa, thỉnh thoảng có gặp chị anh cho hay anh ra học ở ngoài này.

Tôi cũng kể cho Ngọc Lan đời sinh viên của mình nhưng sao cả năm không hề gặp Ngọc Lan. Tôi mời Ngọc Lan ngồi xuống hòn Tri Ngộ

- Mời Ngọc Lan ngồi chơi với Tri Ngộ.

Cô ta không hiểu tôi nói gì. Tôi phải cười xin lỗi

- Chốn này là giang sơn của anh, mỗi lần qua đây là anh ngồi ở hòn đá này và cho nó một cái tên cho vui.

Ngọc Lan hỏi tại sao đặt Tri Ngộ? Tôi giải thích:

- Mình cứ tưởng gặp nó một lần thôi, không dè lại nhiều lần nên trở nên tri kỷ.

Rồi tôi chỉ tay cho Ngọc Lan nhìn lên đỉnh núi luôn có mây phủ dưới chân:

- Còn trên kia Đỉnh Chân Mây.

Ngọc Lan giật mình khi nhìn thấy vì từ khi lên đây cứ nhìn xuống biển thấy đẹp quá nên không nhìn lên.

- "Đỉnh Chân Mây? cũng tên của anh đặt cho nó?

Tôi còn nhớ Ngọc Lan mở ví lấy máy hình rồi nhờ một người thanh niên chụp chung với tôi.

 Rồi đường ai nấy đi, nàng đi vào tôi đi ra, cũng mong ước được gặp lại tình cờ như hôm nay. Người đi muôn phương, cánh chim bạt ngàn, Đỉnh Chân Mây ngày ngày vẫn ôm mây đứng giữa rừng xanh, vẫn chứng kiến những chuyến xe lên xuống, chứng kiến cuộc đời đong đưa dưới chân mình, có mấy ai trong dòng người biết đến Đỉnh Chân Mây.  

  

 Biến động 1963, biến động 1975 Ngọc Lan và tôi chẳng có tin tức gì nhau. Bóng chim tăm cá, mỗi người có một cuộc sống riêng.

 Bốn mươi năm sau, 2003 tôi về thăm Nha Trang, ghé lại nhà luật sư. Nhà vẫn còn, chủ nhà bây giờ là một cụ già trên tám mươi, tóc bạc phơ, chống gậy ra đón. Sau 75 gia đình luật sư định cư ở Pháp theo diện dân Tây. Ngọc Lan theo anh nay vẫn còn ở bên kia với chồng con dâu rể. Tuổi già nhớ quê hương vợ chồng luật sư trở về, nhà nước cho lại một nửa căn nhà. Câu chuyện hàn huyên tôi nhìn lên tường ngỡ ngàng thấy tấm hình hai đứa ngồi trên Đỉnh Chân Mây bốn mươi năm về trước. Luật sư đem xuống lật đằng sau thấy có ghi “Tri Ngộ 7.63” và kể tiếp:

- Hình nó bỏ trong album, tôi đem ra lồng kiếng treo cho vui nhà. Năm kia vợ chồng nó về thăm, nó cũng kể cho chồng mình nghe câu chuyện Trên Đỉnh Chân Mây. 

Chân Tính Hải

( Tập truyện ngắn Vòng Sân Cát )


 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 6659)
Tiểu Ngục hỏi: Tại sao con cứ mãi nhớ một người như vậy? Con đã uống nước sông Đoạn Hà. Con đã cùng ta chịu thử thách qua bao nhiêu khoảnh khắc của nước trời
16 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 8161)
Ba mê cờ tướng bỏ cơm. Ba ngồi ở nhà bác Mười từ sáng sớm. Trưa con chạy qua mời cơm, bác Mười bảo: “Ba mày đang đem pháo dẹp xe mã người ta, không về được đâu!”
10 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 10643)
Tôi đứng giữa phố Sét tưởng như từ lâu lắm rồi. Con đường vắng tanh, dài hun hút như một giấc mơ không có đoạn kết
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 7270)
Đi đến đầu chợ Lò Vôi đã nghe tiếng nhốn nháo rồi tiếng chân người chạy rầm rập.
12 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 8623)
Hai tay Hoàng Anh níu lấy tay tôi và đôi mắt to tròn của nàng long lanh nhìn lại tôi, tôi tưởng chừng như chưa bao giờ thấy nàng đẹp và ngọt ngào đến như thế!
09 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7645)
Bắt đầu từ tuổi đi học đến lúc trưởng thành. Mẹ tôi nhất nhất tuân theo lời giáo huấn của các ngưòi lớn như một sự tùng mệnh
05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 7460)
Đã gần trưa mà Khệnh vẫn chưa mó mẩn được việc gì, hết đi ra lại đi vào, rồi lại uể oải ngồi phịch xuống cánh phản mố
02 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 8767)
Rời khỏi quán La Pagode, Hưng chạy xe gắn máy ngang qua đường Trương Định, bất ngờ một chiếc xe Honda vọt tới
26 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 7366)
Nằm gọn trong thung lũng sông Vàng, sau trận lụt từ trên cao nhìn xuống làng Hạ nham nhở, loang lổ như một bức tranh vẽ dở chưa khô mực.
24 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 6805)
Tôi sống ở Sài Gòn 20 năm và xa Sài Gòn đã 30 năm. Mỗi khi nhớ tới quê nhà, Sài Gòn vẫn như một đốm sáng không bao giờ tắt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19185)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21736)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19793)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19259)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31960)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,