KHỔNG TRUNG LINH - Thân Tâm Hiệp Nhất.

25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6992)
KHỔNG TRUNG LINH - Thân Tâm Hiệp Nhất.

 

Gần năm năm nay, tôi có thói quen khi ở sở về, nghỉ ngơi, ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, chuyện trò, hỏi han vợ con xong, tôi vào phòng đóng cửa nhập định. Nói tới hai chữ nhập định, bạn đọc sẽ thắc mắc không biết người viết tham thiền nhập định theo pháp môn nào đây? Thật ra, tôi là người Công giáo nên chỉ biết thắp nến và lấy chuỗi Mân Côi ra lần hạt, và từ từ kết hợp với hơi thở theo lối Thai Tức pháp của Đạo gia để mong điều hòa được thân.

 

tuongphat_01-content

Bẵng đi một thời gian. Một hôm có người bạn cùng môn phái đến chơi, sau một lúc hàn huyên, anh nhìn tôi nhận xét: “Lâu rồi không gặp, em thấy anh gầy, nhưng chắc và khỏe hơn trước!” Anh hỏi tôi có luyện tập thường xuyên? Tôi trả lời anh rằng đã lâu lắm rồi không luyện gì cả chỉ ngồi đọc kinh và thở thôi. Anh bạn trẻ không tin, kéo tôi ra sân sau nhất định “tra tấn” cho bằng đưọc. Hai anh em đứng thủ, tôi hơi nao núng vì biết Thịnh rất siêng năng luyện tập, ngày nào Thịnh cũng bỏ ra từ một tới hai tiếng đồng hồ để luyện công. Tôi hơi ái ngại, không biết mình có đỡ nổi một quyền của hắn không? Thịnh nói tôi chuẩn bị rồi bất thình lình xông vào tấn công, dùng nguyên cánh tay bổ xuống đầu tôi như trời giáng. Lạ lùng thay, tôi nghe được sức tấn công và sự hung hãn của Thịnh, tôi giơ tay lên đỡ nhưng trước sức công phá vũ bão của Thịnh, tôi không có ý chống trả mà cũng không muốn tấn công, tôi chỉ bình thản lo cho mình, cùng lúc tôi thấy rõ những chỗ sơ hở của Thịnh. Thịnh tung quyền không thấy tôi đánh trả, quyền pháp lọt vào khoảng không, mất thăng bằng, mặt thất sắc, tiến thối lưỡng nan thấy mình “nguy” rồi mà không hiểu tại sao mình lâm nguy! Toàn thân Thịnh chới với như chạm vào mây khói. Riêng tôi lúc đó thấy mình rất an tâm, không một mảy may rúng động, tôi muốn dơ tay vuốt mũi Thịnh cũng được.

 

Chính tôi cũng không tin, yêu cầu Thịnh thử lại. Lần này cho chắc ăn, tôi quơ lấy cây chổi quét nhà ở góc sân cầm thế cho tay mình. Giống như lần trước, Thịnh lao vào đánh phá, mỗi lần tay Thịnh gần chạm vào thân chổi thì tôi cứ rũ ra như người chết rồi. Lực của Thịnh bị phá, tay chân không còn điểm tựa, đứng bối rối, tiến cũng không được mà về cũng không xong. Ngay lúc đó tôi hiểu được câu Thầy tôi thường nói: “Vào tử tìm sinh” là gì.

Bình thường trong quy luật âm dương, có đối thì có đãi, có cho thì có nhận, có níu thì có kéo, có giằng thì mới có co. Vô tình trong khi ngồi đọc kinh và hít thở mấy năm trời, tôi quân bình được thân. Đạo gia quan niệm rằng khi thân làm chủ thì lý trí sẽ không còn dẫn dắt, chỉ định. Một khi lý trí không chỉ định thì thần sẽ sống để cai quản toàn thân mình. Muốn thần sống thì lý trí phải chết! Khi lý trí còn làm việc ta còn vướng chấp, đắn đo, suy tính. Quyền pháp còn ở trong trạng thái lý trí thì đối phương ra đòn nhanh, ta trả đòn nhanh. Đối phương ra đòn chậm, nếu ta nhanh hơn thì ta tranh phần thắng. Nghĩa là ta mượn lực của đối phương để khống chế đối phương. Khi ở trạng thái vào tử, tìm sinh.Ta không còn tranh thắng, không còn đối đãi hay dở, nhanh chậm. Không gian của ta là của ta, đối phương là của đối phương. "Hơn nữa ta đã chết rồi, có còn gì để hơn thua nên lại càng tịnh để thấy được điểm yếu của đối phương."

Một tuần sau tôi gặp một sư huynh trong võ đường, anh Trần Công Tính là người đã có công khai tâm cho tôi về môn phái Hồng Gia Huyền Công La Phù Sơn trong thập niên 1980. Nhân cơ hội này tôi trao đổi với anh về kinh nghiệm bất bình thường này. Anh không nói gì, xoè bàn tay anh ra rồi bảo tôi đánh anh một quyền. Tôi vô tư “thọi” vào bàn tay anh một quả. Mặt anh biến sắc, anh bảo quyền tôi có lực và xuyên thủng tay anh một cách trầm trọng. Anh nói thêm, cách đây một thời gian khá lâu khi tôi còn thường lên võ đường. Quyền cước tôi có nặng, nhưng không như bây giờ. Anh nói nhờ tôi chuyên cần luyện tập thai Tức Pháp của Đạo gia mà đã vô tình điều được thân. Đoạn đường chông gai kế tiếp là điều tâm. Khi thân tâm hiệp nhất thì an hòa!

Tôi mừng thì có mừng, vui thì có vui nhưng cũng chẳng biết để làm gì?

Một tuần sau đó, tôi lên thăm võ đường. Trong lúc anh em còn đang làm những động tác cho nóng người trước khi vào giờ tập chính (nhiệt thân pháp) thì Thầy chúng tôi dến. Ông vừa trở về từ bên Nga sau gần một tháng rao giảng, truyền bá những tinh hoa võ thuật của Hồng Gia Việt Nam cho người bản xứ. Nhân cơ hội, tôi trình bày với ông về những khám phá sau một thời gian dài chuyên luyện, Thầy Lý Hồng Thái ngồi nghe tôi nói ông vui lắm. tính Thầy chúng tôi tư lâu nay vẫn vậy. Ông trao tặng môn đồ rất nhiều bí kíp, công phu, tùy theo thể tạng, thể lực, nhu cầu của mỗi người, nhưng nhận rồi có luyện cho thành hay xử dụng được hay không lần gặp lại tới ông biết ngay. Ngẫu hứng, ông giảng cho tôi về cái Đức của vũ trụ. Theo ông, con người được tạo thành là do Hiền Đức của đấng Tạo Hóa, chúng ta chỉ là cát bụi, Ngài thổi Thần Khí Ngài vào chúng ta để những hạt bụi này trở nên con cái Ngài, để cùng chung hưởng cái Đức của Ngài. Nếu không biết tu tập để vươn mình lên trên để bắt kịp và sống trong Ân Đức của đấng Tạo Hóa thì cát bụi vẫn hoàn cát bụi. Nhân thế ông cũng giảng luôn về hơi thở cho các môn sinh lớp dưỡng sinh có mặt tại võ đường chiều hôm đó. Ông hỏi tại sao người ta nói Chân Nhân thở bằng gót chân? Ông giải thích cặn kẽ và bầy pháp tập này cho chúng tôi. Một số người vì đột ngột được trao pháp sẽ cần phải bỏ nhiều thời gian để hành và khai ngộ. Riêng tôi, nhờ được ông điểm thêm vài chi tiết nên hiểu và ứng dụng được ngay. 

Một hôm đang ngồi định thần và cầu nguyện tôi thoáng thấy một ý tưởng ngộ nghĩnh nổi lên trong đầu. Tôi ngày nào cũng như ngày nào, sáng cắp ô đi tối cắp ô về. Lúc lái xe trên đường, gặp người xấn ngang qua đâu xe mình thì phùng mang, trợn mắt, bấm còi inh ỏi, thiếu điều dơ cả ngón tay lên “văng tục”. Trong hãng thì nghênh ngang, họp hành tuyên bố vung vít, chê người này, khích bác người kia. Ai lỡ làm lỗi thì bắt phải công khai xin lỗi chứ nhất định không bỏ qua, dù người đó có là director hay manager của department. Khi lập được tí công thì mang ra nói miết như bắt mọi người phải thấy cái hay, cái giỏi của mình. Đối với cấp trên thường thì bất phục, cho là nhờ biết luồn cúi, ngoại giao giỏi mà lên chức chứ không có khả năng gì thực thụ. Còn với anh chị em trong gia đình thì ít qua lại vì không hợp với cô em dâu này hay cậu em rể kia. Vơ con thì thích thì nói không thì cứ ậm ừ cắm đầu vào laptop. Vậy mà tối nào cũng quần áo sạch sẽ, chỉnh tề, đúng giờ đúng giấc, nến hương thơm phức ngồi đọc kinh cầu nguyện như không có chuyện gì xảy ra trong ngày. Tôi nhìn lại mình, bàng hoàng, hổ thẹn, tắt nến, bỏ kinh sách luôn một tuần.

Qua tuần đó, tôi gặp lại Thịnh. Tôi mang kinh nghiệm “đau buồn” này ra kể cho người sư đệ mình nghe với chút ít hổ thẹn. Nghe xong, Thịnh cười, ôn tồn trả lời: “Tâm trạng của anh cũng như những người ăn chay mấy ngày trong tháng, còn những ngày kia thì ăn mặn thả dàn. Cái khác của anh là anh thấy những ngày anh ăn uống nhồm nhoàm, bia rượu, thịt thà cá mắm, còn họ, họ chưa có duyên để thấy nó thôi.”

Sau buổi nói chuyện với Thịnh tôi thấy lòng nhẹ nhõm hơn. Cảm thấy dễ tha thứ cho mình hơn và cho người quanh mình hơn.

Về sau này, trước khi chuẩn bị đọc kinh, cầu nguyện, tôi có thói quen ngồi định thần kiểm điểm lại xem mình đã làm gì sai quấy trong ngày. Nếu cảm thấy bất xứng, tôi bỏ buổi đọc kinh tối đó, chỉ ngồi thở cho khỏe phần xác (thân), còn phần hồn (tâm) thì nguyện sẽ cố gắng hơn trong ngày tới. Một khi đã thành thói quen, nhất là tập quán tốt thì khi bỏ lòng buồn tiếc lắm. Chính vì nỗi buồn và trống trải này tôi nguyện sống xứng đáng hơn. Theo Đao giáo: Chân Nhân là ngươi làm chủ được định mệnh mình. Tôi không dám có tham vọng trở thành Chân Nhân, tôi chỉ hy vọng một ngày nào đó, thân tâm hiệp nhất, tôi sẽ sống yên vui, hạnh phúc, an hòa với tất cả mọi người.

Khổng Trung Linh

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Tư 20249:24 SA(Xem: 246)
Mối tình dành riêng cho nàng mà tôi giữ miết ở trong lòng từ bao nhiêu năm,
02 Tháng Tư 202411:15 SA(Xem: 312)
Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
27 Tháng Ba 20243:59 CH(Xem: 321)
Đêm nay, có một người đàn bà ôm con bên hiên, thẫn thờ nhớ thương.
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 532)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 514)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 375)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 799)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 660)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 782)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 699)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8318)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21722)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19777)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,