TRẦN THU MIÊN - Boston Mùa Hè Có Buồn Có Vui

01 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 7795)
TRẦN THU MIÊN - Boston Mùa Hè Có Buồn Có Vui

 

Vậy là mùa hè 2014 sửa soạn đi qua cuộc đời. Chưa có mùa hè nào mình gặp nhiều chuyện buồn vui như mùa hè này. Coi như cả mùa hè mình vừa đi đám tang vừa dự đám cưới của những người thân quen rồi lại họp mặt, tiệc tùng tưng bừng.

9w8a0475-new-900-content

Photo by Bích Vân

Mùa Hè Tang Tóc Chia Lìa. Khi mình sửa soạn nghỉ hè, thông tin đại học loan báo việc qua đời của Father Neenan, cựu giáo sư, cựu phó viện trưởng, và cũng là một linh mục Công Giáo dòng Tên. Đọc thông tin về sự ra đi của ông trong nỗi bàng hoàng vì mới tuần trước mình gặp người quá cố ở nhà ăn sinh viên, định đến bắt tay chào, nhưng vì vội vã quá, và nhất là lúc ấy ông đang nói chuyện với một sinh viên, nên mình đã bỏ đi. Giả như ráng chờ vài phút chắc mình đã được bắt tay, vỗ vai, chào hỏi người quá cố lần cuối. Ông là một trong những người mình gặp 26 năm trước khi đến đại học này lần đầu xin việc làm. Tuổi ông Lúc ấy khoảng 60, tuổi mà mình đang sửa soạn khoác lên vai. Mình đã đi xin việc vài nơi trước khi đến Boston, nhưng ông là vị phó viện trưởng nhân từ và niềm nở nhất. Phải mất vài năm sau mình mới nhớ tên ông dù mỗi lần gặp ông trong khuôn viên đại học, ông vẫn ân cần nhanh nhẹn chào mình, “Anh Trần, vẫn còn thích làm việc ở đây chứ?” Dẫu biết việc ông ra đi là chuyện bình thường như những chuyện bình thường khác của cuộc đời, nhưng vẫn làm mình hoang mang khi nghĩ đến thân phận ly hương của mình và nhất là ngày mình nhắm mắt xuôi tay ở một nơi không phải quê nhà. Lễ tang của ông, nhà thờ đông nghẹt không còn chỗ ngồi. Mình đến sớm tìm được một chỗ trong góc; ngồi nhớ lại quãng đời đã cùng chia chung với ông ở đại học này. Người sống tử tế và chết hiền lành như ông là người đáng kính. Cả buổi lễ mình nghe nhiều điều tốt lành về đời ông, nhưng không có gì để lại ấn tượng sâu thẳm trong tâm hồn mình như giọng hát của người ca sĩ hát bài Amazing Grace cuối thánh lễ. Đây là bài hát rất xưa của John Newton được viết từ thế kỷ 19. Người phụ nữ da đen, đứng trên bục gần bàn thờ, cất tiếng hát pha lẫn cả niềm hân hoan, hạnh phúc, và mất mát-xót xa. Mình đã nghe bài hát này nhiều lần kể cả trong bàn nhậu, nhưng chưa bao giờ súc động như hôm ấy. Mình rưng rưng nước mắt trong tim khi nghe lời ca:

Yea, when this flesh and heart shall fail,
and mortal life shall cease…..

Rồi khi xác gục tim ngừng
Kiếp phù du chỉ đến từng ấy thôi….

Đúng là kiếp phù du; chân rồi có ngày sẽ quị và tim cũng phải ngừng đập thôi.

 golden_trumpet_w-content

Vừa dự lễ tang của Father Neenan ở Boston College, mình lại hay tin bố vợ anh bạn người mà gần năm nay chưa gặp lại nhau dù khoảng cách không gian chẳng là bao. Đời sống ở đây là thế. Người ta chỉ gặp nhau khi có đám tang hay tiệc cưới. Dù sao thì ông cụ, bố vợ bạn mình, đã sống gần trăm tuổi hay xấp xỉ “ba vạn sáu nghìn ngày” nói theo kiểu tiền nhân Nguyễn Công Trứ, nên cái chết của ông coi như trái cây đã vừa đủ chín. Việc hái trái cây chín là việc bình thường và cần thiết. Một người quen khác là giáo dân trong họ đạo Công Giáo của mình phải đón nhận cái chết của hai người thân trong khoảng thời gian rất ngắn. Anh bạn này còn trung niên, nhưng trong một tháng vừa lo tang lễ cho bố mình xong lại phải đối diện sự ra đi của bố vợ. Cùng lúc ấy, vợ anh đang gánh chịu trong người căn bệnh hiểm nghèo. Nhìn anh đẩy xe lăn đưa vợ đến nhà thờ với mấy đưa con thơ mà mình tac tác tâm thần. Sao đời sống lại phi lý thế. Câu hỏi của Albert Camus vào những lúc này dường như chí lý quá. Nhưng đời sống có phi lý đến mấy mình vẫn yêu và vẫn sống hết thời gian đang có.

 Một buổi đầu sáng tháng 8, 2014, ngủ dậy đọc điện thư, lại có tin buồn. Lần này là mẹ của những người bạn mình quý mến. Dù đã biết bà mang chứng bệnh nan y và tình trạng khẩn cấp, nhưng tin bà ra đi làm mình nghĩ đến mẹ mình, người đàn bà ở tuổi 90 vẫn đêm đêm ngồi đọc kinh cầu cho con cháu “đừng bỏ đạo.” Câu chuyện cuộc đời bà mẹ của những người bạn mình là câu chuyện đáng nhắc đến vì bà là biểu tượng của kiếp ly hương biệt xứ. Thuở còn nhỏ bà đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn từ Tàu sang miền Bắc Việt Nam, từ miền Bắc sang Cao Miên, từ Cao Miên quay lại miền Nam Việt Nam, và sau cùng phải bỏ trốn Việt Nam sang Hoa Kỳ. Cái chết của bà là biểu tượng của linh hồn biệt xứ chẳng có nơi đâu là quê nhà; là ẩn dụ cho kiếp người; dù bôn ba xuôi xuôi ngược đi đâu đến đâu rồi cuối cùng cũng nhắm mắt lìa đời.

 Mình thường không khóc trong các đám tang của người thân quen được, ngay cả người trong gia đình; vì mỗi lần đi dự tang lễ là mỗi lần mình chỉ nghĩ về thân phận làm người và sẵn sàng chấp nhận sự thật tuyệt đối về sự chết của chính bản thân mình. Lúc đến nhà quàn viếng xác bà, mình đã ngạc nhiên chứng kiến một nhóm người Tàu từ tuổi trung niên trở lên ngồi ngân nga những lời kinh cầu cho người quá cố. Có lẽ họ cũng là những di dân biệt xứ vài ba lần như người quá cố; vậy mà còn mang theo được trong hồn những lời kinh được học từ thời thơ ấu. Chưa bao giờ mình nghe người Công Giáo Tàu đọc kinh nên đã lắng nghe từng âm điệu ê-a trầm trầm não nuột của nhóm người di dân tiễn biệt nhau trong một nhà quàn ở xứ sở xa lạ. Những di dân này, cũng như mình, liều mạng bỏ xứ ra đi để tìm sự sống, nhưng rồi vẫn không thoát khỏi sự chết. Hôm ngồi trong nhà thờ St. Bernadette, Randolph dự tang lễ cho mẹ các bạn, mình đã không cầm nổi nước mắt lúc cô em của các bạn mình chia sẻ tâm tình trước quan tài của mẹ. Những lời lẽ chân tình ấy, dĩ nhiên, dành cho người quá cố, nhưng thật ra cô đã nói cho chính mình. Những tâm tình chỉ có thể bộc lộ trước quan tài người quá cố. Riêng mình, chỉ mong vợ con nói hết cho mình nghe những gì phải nói khi mình còn nghe được. Ai khen ai chê xin cứ nói lúc mình còn sống.

xuongrong_400


Mùa Hè Hạnh Phúc Uyên Ương

 Anh TDN, nhà văn, rủ mình dự đám cưới con trai của anh chị, và dĩ nhiên là mình hân hoan nhận lời ngay. Vài năm trước con gái anh vu quy mình đi không được, nên lần này, nếu anh không rủ, mình vẫn cứ đi. Ở cái tuổi của mình có lẽ hạnh phúc là được nhìn thấy con mình tìm được bạn đời để yêu thương. Nhưng khó quá. Sự khác biệt tôn giáo, màu da, văn hóa trong xã hội Hoa Kỳ làm mình nghẹt thở, nhất là khi phải đương đầu với những chọn lựa. Một anh bạn thân vẫn thường tâm sự là chả biết đến thế hệ con mình đám cưới còn cần thiết không? Nền tảng và quan niệm về hôn nhân đang bị đảo lộn từ gốc rễ. Truyền thống văn hóa và ngay cả niềm tin tôn giáo về hôn nhân cũng bị lung lay theo những cơn lốc đổi đời. Như vậy là anh chị TDN đã được nếm thứ hạnh phúc chỉ những bậc làm cha mẹ mới có được. Chúc anh chị cháu chít đầy nhà.

 taofuji_w-content


Đám Cưới Người Việt Gốc Mỹ. Rất nhiều đám cưới người Việt ở Hoa Kỳ kể từ cuối thập niên 80 đã bắt đầu được tổ chức linh đình ở những nhà hàng Tàu sang trọng. Những năm đầu đời ly hương, 75-80, người Việt tại Hoa Kỳ thường tổ chức tiệc cưới rất đơn sơ, có khi ở một hội trường nhà thờ hay ngay tại phòng ăn và gara của nhà. Thời ấy, đám cưới ít thấy người ta mặc quần áo đẹp vì có lẽ ai cũng còn nghèo như nhau. Mình nhớ có lần mặc áo thung mua ở Salvation Army, quần jean bạc thếch, dày bata cũ mèm đi dự đám cưới của người bạn ở Texas. Ăn mặc như thế mà cô dâu chú rể và cả hai họ vẫn vui vẻ nồng nhiệt. Bây giờ thì khác, đám cưới là nơi mình thấy đủ kiểu thời trang từ y phục đến nữ trang. Tiệc cưới ở nhà hàng Tàu vùng Boston này luôn có tôm hùm, cá chiên dòn, và nhiều món khác. Thứ gì cũng nhiều, kể cả âm thanh. Người MC lúc nào cũng gào thét như đang bán đấu giá ở trại đấu giá bò Texas thời xưa, ban nhạc khua trống như sấm sét, tiếng đàn tiếng hát làm người yếu tim có thể bị bức xúc tim mạch. Đi ăn tiệc cưới Việt Nam là dịp người ta hét với nhau mà không sợ làm mất lòng nhau, hay bị coi như người ăn nói gắt gỏng thô lỗ; vì nói chuyện bình thường chẳng nghe nhau được. Khách dự tiệc cưới bao giờ cũng đến trễ có khi hơn cả giờ. Thiệp mời đề 6:00 tối, nhưng tiệc chỉ có thể khai mạc lúc 8:00 giờ. Những người lịch sự đúng giờ luôn luôn là những người phải chờ. Chỉ tội nghiệp cho cô dâu, chú rể, và gia đình hai họ cứ phải nơm nớp đứng chờ khách đến để bắt đầu tiệc cưới.

 Những đám cưới sang trọng của người Việt mình sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu khách đi đúng giờ và quý vị MC cũng như ban nhạc chỉnh lại âm thanh để mọi người trò chuyện thân tình với nhau trong tiệc vui. Chả lẽ khách cứ phải “hét” lên những lời cầu chúc tốt đẹp cho cô dâu chú rể?

lieumai_w-content 


Đám Cưới Hindu-Việt

 Tối thứ Bảy dự đám cưới con anh TDN, chiều Chủ Nhật hôm sau lại được dự đám cưới của một đồng nghiệp. Tôi U-S và TNh (một sinh viên) rời Boston từ lúc 2:00 chiều để ra Cape Cod cho kịp lễ cưới lúc 6:00. Cape Cod là một địa danh nổi tiếng tại bang Massachusetts và thế giới. Ngoài là địa điểm nghỉ hè lý tưởng của giới nhà giàu, nơi đây còn là nơi trú ngục của nhiều nhân vật nổi tiếng Hoa Kỳ và thế giới như dòng họ nhà cố tổng thống Kennedy. Mùa hè giao thông từ Boston ra Cape Cod luôn luôn bận rộn nên chúng tôi sợ bị kẹt xe. Cô dâu là người Mỹ gốc Việt và chàng rể là người Mỹ gốc Ấn Độ theo đạo Hindu. Chúng tôi, cả ba, đều chưa có khái niệm nào về lễ cưới Hindu. Tôi cũng chưa từng có người bạn Việt Nam nào lập gia đình với người Ấn Độ nên nôn nao mong đến để tham dự lễ và tiệc cưới. 

 Lễ cưới trong đạo Hindu có nhiều nghi lễ, đòi hỏi thời gian, và tùy theo truyền thống tập quán của mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một vài nghi lễ chính mà ở đâu cũng phải tuân theo. Cô bạn đồng nghiệp của chúng tôi và chàng rể đã thuê nguyên một vườn nho làm rượu vang (vineyard & winery) tổ chức tiệc cưới. Đây là lần đầu tôi và U-S được tham dự tiệc cưới ở một vườn nho có hầm rượu. Có lẽ đôi uyên ương này đã tốn nhiều thời gian tìm cho được một nơi lý tưởng để tổ chức lễ cưới và tiệc. Theo tập quán Hindu từ quê chú rể, lễ cưới phải được tổ chức ngoài trời và ở dưới một cội cây già. Vườn nho này có cội dâu già (Mulburry) hơn 250 chục năm, tàn lá xum xuê và thân cân phủ đầy rong rêu nên gây ra ấn tượng linh thiêng huyền bí. Có thể tưởng tượng như một cây đa già ở đầu ngôi làng cổ Việt Nam với nhiều huyền thoại linh thiêng.

 quynhvang_400-content

 Bàn thờ lễ cưới chính là mặt đất. Vị linh mục Hindu hành lễ trước một bình lửa đặt bên cạnh hoa quả và những lễ vật khác. Các bài kinh do vị linh mục tế tụng đều bằng cổ ngữ Sankrit. Ông ta cũng là người MC cho buổi lễ; vì cứ bắt đầu một nghi thức, ông lại diễn giải cho người tham dự hiểu ý nghĩa. Lễ nghi thắp lửa được gọi là Vivaha-homa. Khi ngài Purohit (linh mục) thắp lửa lên, ông đọc lời cầu “Id na mama” có nghĩa là “không chỉ vì tôi” và lời cầu được lập lại trong lúc dâng lễ, ngụ ý việc lập gia đình phải là việc làm vô vị kỷ chứ không là việc ích kỷ. Tính rộng lượng quên mình là một đức tính quan trọng trong đời sống gia đình. Một trong những phong tục lễ cưới Hindu là cô dâu bước qua những viên đá như một biểu tượng và ẩn dụ về việc nàng sẽ sẵng sang hy sinh vượt qua mọi trở ngại của đời sống làm vợ. Có lẽ nghi lễ quan trọng và đáng nhớ nhất là nghi lễ “Sapta-Padi” (Bước bảy bước trước bình lửa hay đi bảy vòng quanh bình lửa). Cô dâu chú rể cầm tay đi vòng quanh bình lửa và cứ mỗi vòng lại đọc một lời cầu nguyện. Bảy lời cầu bắt đầu bằng lời xin cho được đời sống ấm no, xin cho được can đảm, xin cho đời sống sung túc, xin cho được khôn ngoan, xin cho được nhiều con cháu, xin cho được sức khỏe, và sau cùng là xin được sống với nhau trong tình bạn chân thành. Tôi nghĩ đây là tục lệ đám cưới rất đẹp và đầy ý nghĩa. Đám cưới của người Việt cũng nên vay mượn những tục lệ tốt đẹp của các văn hóa khác để mỗi ngày mỗi hoàn hảo và ý nghĩa hơn. Văn hóa cần phải linh động và sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp từ bốn phương.

 Ngoài phần nghi lễ truyền thống mang đầy ý nghĩa tốt đẹp, khách còn được thưởng thức rượu ngon mang ra từ hầm rượu của vườn nho và những thức ăn, từ khai vị đến món chính, rất ngon, lạ. Đám cưới tổ chức ở Cape Cod nên khách cũng được dùng khai vị bằng món sò (oyster) sống thả dàn. Cả một quầy sò được rửa sạch và bầy sẵn trên vựa đá lạnh. Khách dùng tới đâu có người gậy mở sò tươi ra tới đấy. Mình sực nhớ “huyền thoại” ăn sò huyết (hào huyết?) của thi hào Tản Đà mà thầy giáo Việt Văn kể thời Trung Học. Thi hào Tản Đà là nhà thơ nhà văn tiên phong viết ca ngợi về những cách ăn chơi. Chả thế một câu nói của ông được coi như châm ngôn về cách ăn chơi lịch lãm, “Ăn ngon phải có chỗ ngồi ngon, người cùng ngồi ăn ngon, mới gọi là ngon được.” Ông cũng là người thích món sò huyết sống. Nếu Tản Đà đầu thai về Cape Cod uống rượu vang ăn sò sống lạnh mát, chả biết ông nghĩ gì về việc uống rượu Đế ăn sò sống? Tiệc cưới được chấm dứt lúc sao trời cũng vừa thắp sáng trên nền trời tháng Tám.

 Thêm một mùa hè nữa đang đi qua cuộc đời. Mình còn bao nhiêu mùa hè để kể chuyện buồn vui? Thôi hãy cứ vui chơi với cuộc đời cho đến mùa hè cuối cùng.

Trần Thu Miên, tùy bút hè 2014

 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7557)
Số nầy mình lại thiếu bài đấy, ông ơi! Ông coi có chi lấp vô đó không?
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5980)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6765)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6788)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7831)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7117)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7609)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7325)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 5995)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6414)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17072)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19012)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9195)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22481)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14022)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19191)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7908)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8825)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8505)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11073)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30726)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20822)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25520)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22917)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21741)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19800)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18062)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16927)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16119)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24517)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,