TRẦN YÊN HÒA - Một đêm

14 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6370)
TRẦN YÊN HÒA - Một đêm

 

Có thể là sự buồn bã quá đổi của Hạ trong thời gian anh trở lại Cali, sau 3 năm đi làm ở một tiểu bang lạnh, với những ý định tuyệt vời về một lần xây dựng lại đời anh, như ngày ra đi anh đã dự tính. Anh trở về không như ước mơ ngày cũ, hai đứa con đã sống yên ổn trong căn nhà với hai người anh em cô cậu, sự có mặt của anh sẽ không có ý nghĩa gì trong căn nhà đó nên anh thuê một căn phòng riêng và sống một mình. Sống một mình, sự cô đơn càng ngày càng chất ngất, đi ra đi vào thật lủi thủi, quá cô đơn trong một xã hội đầy ắp xa hoa phù phiếm, anh xin đi làm trong một hãng gổ cuả Mỹ cách nhà gần mười miles, anh đi về lầm lủi như một hình bóng, không tiếng động.

Không tiếng động cũng là một nổi khổ, anh điện thoại cho con, cho người anh ruột ở tiểu bang xa, rồi cho bạn bè ở gần, rồi bạn bè ở xa, đến tháng nhìn cái bill điện thoại gởi về anh mới tá hoả là anh phải trả tiền nhiều quá, anh lo sợ và bắt đầu giảm nói chuyện điện thoại với bạn bè. Điều nầy làm anh rơi vào một khoảng trống trơ trất, buổi tối anh không biết làm gì cho hết thời giờ, nghe nhạc, coi tivi cuối cùng rồi cũng mệt mỏi rã rời. Buổi sáng chủ nhật rủ hai đứa con đi ăn, Nhã Dự nói, ''Ba lấy vợ đi ba, tụi con lớn rồi, rồi cũng có gia đình, không ở gần săn sóc ba được, ba cần có người vợ để gần gụi săn sóc cho ba''. Đông Nghi phụ họa theo, ''Đúng đó ba, ba kiếm bà nào hiền hiền thì tụi con đồng ý cái rụp''. Hạ nhìn hai con cười buồn, ''Hai đứa nói cũng phải nhưng để ba tìm đã chứ.''

Câu chuyện với hai đứa con chỉ có vậy mà Hạ về tối đó nằm suy nghĩ mãi. Từ ngày ra trại tập trung, biết Du ở nhà bước đi bước khác, anh tự thấy lòng mình đau quặn thắt và nghĩ là anh sẽ ở vậy để nuôi con cho khôn lớn, anh lầm lủi làm ăn và gầy dựng lại, anh gom hai đứa con từ nhà nội về ở chung với anh và ngày ngày anh đi làm kiếm tiền về nuôi con, cũng đắp đổi qua ngày, cho đến ngày anh làm đơn xin xuất cảnh.

Ở quê nhà sự cô đơn của anh có giới hạn, hay sự quần quật suốt ngày để kiếm miếng ăn làm anh quên bẳng chuyện đàn bà, chuyện tình ái, hay sự ra đi của Du ăn sâu vào anh nỗi đớn đau tột cùng, làm anh hết tin tưởng được vào lòng dạ đàn bà. Hay tình thương con đã che lấp hết mọi tình thương khác, tình yêu khác, cũng có thể anh làm việc quá cực nhọc để kiếm ra đồng tiền, nên anh muốn những đồng tiền anh làm ra sẽ được đong những lon gạo, mua những bó rau, miếng cá cho con anh ăn, hơn là cho một ngườI khác, nhất là đàn bà.

Ở quê nhà lúc buồn bã quá anh có thể tấp vào một quán cà phê uống một ly đen và nhìn thiên hạ qua lại cũng đở buồn, còn bây giờ ở xứ Mỹ xa lạ nầy, cái nỗi buồn thật vô cùng rùng rợn, anh không biết đi đâu, đến đâu, tìm thú giải khuây nào, hay chỉ cũng quanh quẩn trong căn phòng nhỏ hẹp của anh với cái tivi hay với những đĩa nhạc cũ.

''Cũng đúng'', hai đứa con nói với anh như vậy cũng có lý đó chớ, ở xứ nầy mà sống một mình như anh thật là kinh khủng quá, nó buồn tẻ, lạc loài bơ vơ quá đổi, mọi người ai cũng có những cuộc sống riêng, đi làm về là chui vào căn nhà sống cho riêng mình và gia đình mình, còn thì giờ đâu mà tâm tình với anh trong những thời gian anh rổi rải trống vắng đó, kề cả với con anh, buổi tối anh về phòng nằm nhớ con, anh điện thọai đến con thì điện thoại bận hay có lúc gặp con thì cha con tâm tình với nhau độ mười phút thì Đông Nghi nói,''Thôi ba nghỉ đi nghe ba , con phải làm bài chút,'' anh đành phải cúp máy và nằm nhìn lên trần nhà cô quạnh.

Lục lọi những hình ảnh đàn bà cũ đã qua đời anh, anh không thấy có một bóng hình nào làm rung động sót lại trong anh cả. Những người tình xưa một thuở nay ai cũng yên bề gia thất. Anh thấy không ai có thể tiếp nối được mối tình với anh nữa. Tiếp tục, có nên chăng, hay chỉ nếm thêm mùi vị cay đắng mà thôi, không được, chẳng còn ai thương anh hay đợi chờ anh, anh phải tìm một người mới, phải bắt đầu công việc kiếm tìm một người đàn bà đây, nhưng bằng cách nào? mọi sự chẳng thể dể dàng khi ở cái xứ mà ai cũng có một cõi riêng để sống, như về nhà thì chun vào phòng, còn ra đường thì bước vào xe hơi, cuộc sống riêng biệt từng người làm anh không thể thong dong bát phố để tìm cách làm quen như ở Sài gòn ngày còn sinh viên, lượn lờ ở Lê Lợi, Nguyễn Huệ, để làm cái đuôi của một bóng hồng.

''Không được rồi'', anh tự nhủ, ''mình sống như vầy chắc phải chết sớm mất''. Cái nỗi cô đơn, buồn đau gặm nhấm hằng ngày hằng giờ như thế nầy như là một căn bịnh trầm kha bấu chặt lấy anh, làm anh hoảng sợ, anh nhìn lên trần nhà, giá như ở quê nhà anh còn tìm được một con thằn lằn đang lượn lờ bắt những con thiêu thân bay quanh bóng đèn điện, anh cũng có thể vui được một chốc lác, ở cái đất Mỹ nầy thật dễ sợ, kể cả đến một con thằn lằn cũng không có, huống hồ chi đến một bầy thiêu thân, anh thất vọng não nề. 

Vào hãng làm việc, anh tâm sự cùng một người bạn, người bạn mách nước, ''You sống một mình làm sao chịu thấu, sao không đăng báo tìm bạn đi, tôi cũng như you vậy mà nay có cả tá bồ'' Anh thoáng nghĩ đến những lời rao trên các báo mà anh đã từng đọc qua, ''Hay mình thử coi'', ở Mỹ nầy cái gì cũng cần rao, phương tiện truyền thông nhanh chóng mau lẹ đến từng gia đình trong những làn sóng phát thanh Việt ngữ và báo chí, anh trở về phòng và tối hôm đó anh lay hoay viết lời rao gởi cho một tờ báo tuần,''Đàn ông, trên năm mươi tuổi...''.

Khoảng một tháng sau anh nhận được những 5 bức thư của 5 người đàn bà do nhà báo chuyển, có môt thư làm anh chú ý nhất và anh quyết định hồi âm, đó là thư của một cô bé. ''Con tên là Jacqueline Trần, con sinh ở Mỹ nên viết tiếng Việt không rành, con viết thay cho mẹ con, mẹ con, một người đàn bà bốn mươi tuổi, xấu đẹp tuỳ người đối diện, mẹ con đã ly dị mười năm, mẹ con ở vậy nuôi con, bây giờ chúng con đã lớn, con phải tìm cho mẹ niềm vui và hạnh phúc, và người con tìm là chú...''. Anh thật sự cảm động khi đọc thư cô bé và suy nghĩ về người mẹ, chắc phải có một sự hy sinh rất lớn của những đứa con với người mẹ nên hai mẹ con đã thoát ra khỏi vòng lễ giáo, để cô bé viết thư cho anh. Đàn bà con gái vốn thường ích kỷ, để cho người mẹ được có một người đàn ông gần gụi và dành đi tình yêu thương của mình là một điều không dể dàng, anh nghĩ đến các con anh, đến buổi sáng ở tiệm ăn, cả hai đứa con gái đều nói, ''Ba lấy vợ đi ba'', anh rất thương con mình nên anh biết các con đã hy sinh cho anh, anh nghĩ đến hoàn cảnh cuả mẹ con Jacqueline Trần, nên anh đã viết thư trả lời, cho điạ chỉ, số phone, và anh hồi hộp đợi chờ, anh đã biết được Hoa Tuyết Sương trong trường hợp đó. 

Người đàn bà trong điện thoại với giọng nói Bắc kỳ dể nghe, giọng gái Bắc kỳ với anh có một quyến rũ lạ lùng, có thể giọng nói qua điện thoại có pha đi một chút âm lượng nhưng anh biết đó là giọng Bắc quý phái và sang cả, cả nụ cười nữa, nụ cười có lúc e ấp, có lúc sang sảng, nụ cười của Hoa Tuyết Sương thoát ra cùng với âm thanh giọng nói cuốn hút anh vào một mê lộ của sự hoang tưởng và ước mơ.

''Em kể cho anh nghe về cuộc đời em, những ngày em mới bước chân đến Mỹ em đã gặp chồng em, ảnh là sĩ quan hải quân, trong chuyến hải hành vạn dặm ngày bỏ nước ra đi, anh chàng đã đóng vai hiệp sĩ cưu mang, cứu giúp em trong bước đầu lưu lạc, rồi tình yêu nẩy nở trong sự cô đơn vô cùng ở trại tạm cư, cái tuổi mười tám của em bước ra đời lạc loài như thế đó và ảnh là tấm phao vực em ra khỏi mọi sự nghiệt ngã, em chấp nhận làm vợ người đàn ông từng trải lớn hơn em gần trên mười tuổi. Cuộc đời tưởng sẽ êm đẹp như những ngày hạnh phúc đầu tiên, ngờ đâu chỉ về sống với nhau được mấy năm em khám phá ra người chồng em đã có vợ con còn lại ở VN, điều nầy làm em bật ngữa ra, những đau điếng tâm hồn làm em thấy trước mặt em toàn những điều giả dối và xấu xa, em sống lạnh tanh bên người chồng như một sự trả thù tiêu cực và điều gì đến đã đến, đó là sự tan rả, là đổ vỡ.

Em tìm vui trong âm nhạc, em bắt đầu viết những ca khúc cho riêng em, em ôm đàn hát một mình trong đêm khuya tịnh vắng, hát một mình, khi các con đã ngủ say, em nhìn ra cửa sổ có vầng trăng lạnh xuyên qua, rớt vào phòng em những hình tượng nhạt nhòa lạnh buốt, em ôm đàn hát như người cung nữ ngày xưa ôm đàn tì bà gãy khúc cung oán và thời gian cứ thế trôi qua, năm năm, tám năm và đến bây giờ là đã mười năm anh có biết không?''

Hạ đã nghe người đàn bà nói và hát, nàng hát cho anh nghe những tình khúc nàng đã viết ra, tiếng đàn guitar bằng cách nào đó nàng đã đệm được qua đường dây điện thọai, đã rót vào lòng Hạ nổi cảm xúc trào dâng, anh nghe rỏ tiếng đàn thùng và sợi dây đàn căn bật theo từng âm điệu, anh đã yêu ngay người đàn bà chưa gặp mặt trong một đêm sau đó, ơi tình yêu sao mau chóng và mơ hồ, có phải anh cũng gặm nhấm sự cô đơn trong mười mấy năm từ ngày Du bỏ anh mà đi, hay sự bùng lên của một tâm hồn đã lâu rồi bị kiềm hãm giữa những đày đọa của cuộc sống, anh không hiểu, không cần hiểu gì hết, chỉ biết trong đêm thứ bảy và chủ nhật đầu tiên của ngày làm quen, hai người coi như là đã quen nhau lắm, thân thiết nhau lắm, đêm thứ bảy hai người nói chuyện đến 4 gìờ sáng, dù giấc ngủ của anh thường ngày vẫn đến sớm, nhưng anh vẫn cố thức, hạnh phúc, tự nguyện thức để được nghe nàng nói, để được nghe nàng ôm guitar thùng khảy lên những tình khúc nàng mới viết hôm qua, hôm nay, ''Ôi hoang vu ta thấy lòng cô quạnh, bên giòng đời gió cuốn trôi đi, chợt tình vút lên khơi, tình say tình, trong vòng tay đó, ta yêu nhau''. Tiếng hát em vút lên giữa thinh không, quấn chặt lấy anh như móng vúốt con bạch tuột trườn lên, ôm anh vò xé. Anh mê mệt trong nỗi man man tỉnh thức, anh không nghĩ gì hơn với tình yêu đến bất chợt đan bện bên lòng.

Rồi đêm sau nàng nói, ''Anh biết không, em ở với chồng gần mười năm có ba đứa con mà em vẫn như mới lấy chồng mấy tháng và chưa đẻ con bao giờ, ba lần sinh em đều bị mổ, nên những đưá bé đều được lấy ra từ bụng, ''của em'' nguyên si như chưa có đứa con nào chun ra từ đó, còn người chồng thì năm thì mười hoạ, mỗi năm vài ba lần ân aí với em, mà mỗi lần như vậy là em mang bầu, em chưa bao giờ được hưởng sự đam mê của tình chăn gối, có thể sau khi biết chồng em đã có vợ ở VN, lòng em đã quá nguội lạnh và ảnh cũng vậy, ảnh nói ảnh là người công giáo nên ảnh cảm thấy tội lỗi khi đã lừa gạt em, em sống như một cái bóng đến ngày em li dị chồng''.

Hạ lại thấy háo hức khi nghe nàng nói đến chuyện gối chăn của nàng, sự bùng lên của thân xác khiến anh rên lên nho nhỏ, anh nói trong hơi thở, ''Vậy lâu rồi em có thèm không'', nàng nói, '' Muốn lắm chứ anh, nhưng ở đây có ai đâu, với lại chuyện ân ái cuả người đàn bà cần có tình yêu chứ không phải muốn với ai cũng được'', và không biết bằng ngôn ngữ nào, anh đã dìu nàng vào cơn mê đắm của aí ân, của hơi thở dồn dập, của ngôn ngữ tả chân điên loạn, của vuốt ve trìu mến nhau như họ đã tựa kề, như đã gần nhau từ muôn đời muôn kiếp, ngôn ngữ có ngập ngừng lúc ban đầu nhưng sau đó lại tuôn trào rót vào tai nhau những mê đắm, say sưa, như sự hiện diện hai người, không còn khoảng cách không gian cũng như thời gian, đó là đêm diễm tuyệt của tình nồng say men ái ân, là đêm trăng mật tràn trề xác thịt hừng hực nổi đam mê khao khát, đem đến sự sướng thỏa tột cùng. Khi hai người dứt cuộc nói chuyện thì chuông đồng hồ để bàn cũng reo lên, 5 giờ sáng, hai đêm không ngủ, cơn mê thiếp chập chờn, chập chờn khiến anh có cảm tưởng như đang đi trên một miếng ván trượt ở một cánh đồng cỏ xanh ngắt và ngan ngát hương hoa. 

Tuần sau, thứ sáu, đi làm về, 4 giờ chiều, Hạ vừa bước vào phòng đã nghe tiếng tíc tíc của máy điện thoại, có người nhắn tin, chuyện nầy không lạ lắm, từ ngày quen với Hoa Tuyết Sương nàng vẫn thường nhắn vào máy những lúc anh đi vắng, có thể là những lời nhắn yêu thương, những âu yếm dịu ngọt, cũng có thể là những lời hờn ghen trách móc nhẹ nhàng, ''Anh đi đâu rồi, sao không ở nhà với em, em gọi anh mấy lần rồi mà không có, anh đi hẹn với cô nào rồi phải không, hay anh đi mua thức ăn về ăn tối, em nhớ anh, em nhớ anh lắm.'' Đại khái là vậy, anh bình tỉnh thay đồ, đi tắm rửa rồi vào phòng mới nghe message, tiếng Hoa Tuyết Sương nói trong máy làm anh bàng hoàng, vui sướng và hạnh phúc quá chừng, ''Anh đi làm nên em để lời nhắn lại cho anh đây, em trên đường đi tìm anh đây, em lên xe lúc 3 giờ, xe đang chạy trên freeway, có lẽ, khoảng 8 giờ tối em đến, anh ở nhà đợi điện thoại em nghe, đến nơi em sẽ gọi anh ngay ''

Hạ vội vàng nhìn đồng hồ, bây giờ là 4 giờ chiều, còn 4 tiếng nữa là anh sẽ được gặp Hoa Tuyết Sương bằng xương bằng thịt, nàng đã gởi cho anh một tấm hình nhỏ, nàng bận áo blouson trắng đứng dưới gốc một cây cổ thụ, cây cổ thụ có lá vàng thật vàng, lá vàng rơi đầy gốc cây nơi nàng đứng, một màu vàng choáng ngợp bao trùm cả bức ảnh khiến nàng trông thật bơ vơ tội nghiệp, nhưng là một bức ảnh đẹp, nhìn nàng trong ảnh nhỏ bé và cô đơn quá đổi, anh đã hôn lên môi nàng nhiều lần trong một niềm thổn thức khôn tả, huống hồ gì bây giờ được gặp nàng bằng con người thật, anh thầm nghĩ đến đoạn đường dài trên 500 miles mà nàng đang đi, chắc chắn là một tình yêu mãnh liệt lắm mới có động cơ thúc đẫy nàng đi tìm anh như thế nầy, anh chạnh tự trách mình, đã mấy lần nàng muốn anh đến thăm nàng nhưng anh vẫn lưởng lự, vì anh nghĩ đến công việc đang làm với sự xin phép khó khăn, nghĩa là anh vẫn thua nàng một bậc trong quyết định.

Hạ loay hoay hoài, không biết phải làm điều gì trước đây, anh lấn quấn như con gà mắc đẻ, anh không giám bước ra khỏi phòng, không giám rời máy điện thoại vì sợ nàng gọi về bất chợt, lúc ở trên xe Hoa đã gọi đến anh bằng điển thoại di động.

Hạ lấn quấn trong niềm rạo rực vô bờ, bây giờ thì anh chỉ còn nằm bên điện thoại canh chừng mà thôi, anh đem mấy tập báo cũ, tạp chí cũ ra đọc nhưng những con chữ như nhảy múa trước mắt anh, kèm theo tiếng nhạc nhẹ nhàng phát ra từ máy cassette làm anh buồn ngủ quá, anh ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Khi tiếng chuông điện thoại reo lần thứ hai anh mới choàng dậy và bắt ống nghe, tiếng Hoa Tuyết Sương bên kia âm vọng,''Em đã đến thành phố nơi anh ở, đang ngụ trong Motel ở đường Beach và Trask, anh đến ngay với em nghe, anh, Motel Royal, số phòng 214.'' Anh đặt điện thoại xuống và hối hả bứơc vào phòng tắm, anh rửa mặt, đánh răng, chải tóc rồi về phòng thay quần áo vội vàng ra xe.

Đêm, trời mát dịu, anh mở hai cửa kính cho gió thông vào, anh bây giờ mới thực sự tỉnh ngũ, từ ngày quen Hoa đến nay đêm nào anh cũng không ngủ được trọn vẹn, hai người nói chuyện bằng điện thoại với nhau thường xuyên nên anh thức quá khuya và sáng phải dậy sớm đi làm nên anh rất mệt mỏi, kể cả hôm nay, giấc ngủ đến với anh nặng nề nên anh quá uể ỏi, đến bây giờ, khi xe chạy ra đường phố anh mới thấy thoải mái chút xíu.

Khi anh quẹo xe vào motel thì anh đã thấy nàng đứng đó, đúng là nàng, Hoa Tuyết Sương bằng xương bằng thịt như trong giấc mơ anh, nàng trông hiền hơn người trong ảnh và nhẹ nhàng hơn, Hoa nói, ''Em đi vớI mấy đứa con của em nữa, tụi nó ở trên phòng, anh lên gặp các con chút rồi em đi với anh''. Hạ cùng Hoa đi lên bậc thang dẫn lên lầu, phòng 214, nàng gỏ cửa, cửa mở, hai đưá con gái thật dể thương ra chào Hạ, anh ôm hai đứa con nàng vào lòng nghe niềm hạnh phúc nhẹ nhàng rót vào anh. 

Xong, anh và Hoa ra xe, anh chạy về nhà anh đang ở, anh mở cassette, giọng hát của một ca sĩ nào đó êm nhẹ rót vào tai hai người, ''Bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một giòng nước xanh...bằng lòng đi em anh đón em về ...'', thì anh đang đón em về đây, về với căn buồng anh thuê ở trọ hai trăm đồng một tháng, đã bao lâu không có bóng dáng đàn bà, trở về nơi chiếc giường đôi anh ngủ buổi tối và từ đó anh nằm nói chuyện với em, đã ''yêu em'' qua điện thoại, bằng lòng như chúng ta đã từng bằng lòng từ muôn đời muôn kiếp, chờ nhau trong mộng tưởng trăm năm. Hoa ngồi im bên anh và cười nhẹ nhàng, anh đưa tay cầm tay nàng và bóp nhẹ, Hạ hỏi, ''Em đang nghĩ gì thế'', Hoa trả lời,'' Em đang nghĩ đến anh và chuyện chúng mình, cuối cùng rồi mình cũng gặp được nhau,'' Hạ im lặng và thầm cảm ơn nàng, nếu nàng không tìm đến với anh, chắc anh không biết bao giờ mới được gặp nàng. 

Ba gìờ khuya, trời bên ngoài tịnh vắng, gió mát thổi vào xe nhẹ nhẹ, anh tự nhiên nghĩ đến một mái ấm gia đình và sự hiện diện cuả ngươì vợ bên cạnh, cái hạnh phúc thật tầm thường mà biết bao lâu rồi anh không có được.

Đêm mịt mùng bát ngát, có một mùi hương từ đâu đó toả ra, hình như từ mái tóc nàng hay từ thân thể nàng, anh không biết và cũng không cần biết, anh đang say sưa mê đắm trong sự nồng nàn của đêm khuya bên cạnh một ngườI đàn bà mà hằng đêm anh vẫn chuyện trò, mơ mộng, giấc mộng nào cũng dể thành sự thật nếu ta không quá mơ ước những điều cao xa, anh hân hoan trong nỗi xao động vô bờ.

Xe đến nơi anh ở, nơi đây hằng ngày anh vẫn đi về thui thủi một mình, nay anh ngang nhiên cầm tay một người đàn bà đẹp dắt về phòng mình, thật là của tự trên trời rơi xuống, anh nghĩ, rồi mai đây, khi gạo đã thành cơm, anh sẽ dung dăng dung dẻ đi bên nàng, đến mọi nơi chốn, có bạn bè và những người thân quen, anh sẽ hãnh diện giới thiệu với mọi người, ''Đây là bà xã tôi'', và trong một dịp vui nào đó, Hoa sẽ ôm đàn và hát những tình khúc của nàng, còn anh sẽ đọc thơ anh để phụ hoạ.

Đêm không biên giới, anh đã mở khoá căn phòng và rước nàng vào, anh hôn nàng ngay khi cánh cửa vừa khép laị, Hoa run rẫy bàng hoàng trên tay anh, nàng chỉ nói được mấy tiếng, ''Khoan anh, để em thở đã, em muốn nói chuyện với anh,'' anh đã không nghe lời nàng, hình như sự bùng dậy của mười mấy năm sống cô đơn, anh không kìm giử được, anh đã ghì nàng xuống, siết chặc vòng tay, đã quấn quít tuyệt vời, đã cùng nàng tung hoành trên hoan lạc, anh hôn nàng không biết bao nhiêu chỗ, như ngườì đói kinh niên được chén cơm ngon, phải tận hưởng trong tận cùng mọi cảm giác, hai người quằn quại trong nỗi đê mê tuyệt vời.

5 giờ sáng, chuông đồng hồ reo như thường lệ, Hạ mệt mỏi trở dậy và nghĩ phải đi làm, nàng cũng thức dậy cùng anh và nũng nịu như con mèo ngái ngủ,''Thôi đừng đi làm anh, nằm xuống ngủ tiếp với em đi'' anh nói, ''Không được, anh chưa xin phép, anh nghỉ thì hãng sẽ đuổi anh,'' Nàng lười biếng trở dậy và ôm anh nhõng nhẻo ''Em về với anh mà anh bỏ em anh đi, anh thật tệ, hãy yêu em lần nữa đi anh'', nàng hôn và mân mê anh. Hạ cuối cùng không cưởng được nên anh cúi xuống thân thể nàng và tiếp tục lần thứ hai.

Khi anh đưa Hoa về căn phòng motel, xe đến cổng, nàng nói, ''Anh cho em xuống và nhớ đừng hôn em, trời sáng rồi mọi người sẽ thấy'' anh làm theo ý nàng và dặn, ''Em về phòng nhớ ngủ một giấc cho khoẻ, ngủ thật ngon nghe em, chiều anh về sẽ đến đón em đi ăn'' 

Buổi chiều, Hạ đi làm về trong niềm hân hoan tuyệt vời, anh chạy xe thẳng đến motel nơi nàng đang ngụ, anh nghĩ sẽ đưa nàng về phòng anh rồi cùng nàng đi ăn tối, sẽ có một buổi tối cuối tuần thật tuyệt dịu, anh đến căn phòng 214, anh gỏ cửa, một gương mặt người Mễ thò đầu ra, anh hỏi đến nàng, người Mễ trả lời không biết, anh hấp tấp xuống văn phòng motel, người quản lý nói nàng đã trả phòng lúc 11 giờ, nàng đi về đâu không rõ. 

Anh không tìm đâu ra nàng một lần thứ hai, dù bằng mọi cách, nàng biệt tăm hẳn trong cuộc đời anh từ đó. Nhiều khi anh nghĩ không ra là một chuyện có thật. 

Trần Yên Hòa

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7565)
Số nầy mình lại thiếu bài đấy, ông ơi! Ông coi có chi lấp vô đó không?
22 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 5988)
Gần năm giờ chiều Nghi đã nghe nóng ruột. Thời gian ở đây chậm như con rùa bò, Nghi nhìn lên tường nơi có treo cái đồng hồ to tướng, những cây kim như đứng lại
18 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6779)
Tôi thường dậy sớm và pha cho mình một ấm trà. Quanh năm tôi chỉ uống loại trà sen đóng gói. Thứ trà này chẳng ngon lành gì và tôi uống nó cốt chỉ để tỉnh táo hơn.
17 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6800)
Loài Hải Hạc vẫn tiếp tục sinh sôi trên những đụn cát nóng bỏng chết chóc
14 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7845)
Cánh đồng Tuyên Bình bát ngát mùa khô, mênh mông mùa nước; trải dài từ Gò Ớt qua Vĩnh Đại, Bào Môn, đi đôi ba ngày đường chưa giáp
11 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7135)
Nước Hoa Kỳ, ở tiểu bang California tập trung người Việt tị nạn đông đảo nhất, xây lên một thành phố buôn bán sầm uất được người Mỹ đặt tên là Little Saigon
03 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 7621)
Đêm đêm chị lại bật dậy trong phòng bệnh và đứng dậy thuyết trình giống như bị thôi miên.
25 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 7335)
Tôi làm việc ở một siêu thị nhỏ, chi nhánh của Intimex. Làm nửa ngày, và có thể đổi ca nếu thỏa thuận được với đồng nghiệp.
21 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6009)
Con Lài vẫn lầm lủi bước đi, nghe câu nói đó là nó chảy nước mắt, nó quyết định đi về hướng bệnh viện Từ Dũ.
17 Tháng Tư 201512:00 SA(Xem: 6428)
Giật mình thức dậy sau giấc mơ rồi không tài nào ngủ lại được, tôi pha cà phê ngồi nhìn tuyết phủ lác đác sân nhà
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11076)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30728)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21744)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18065)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31965)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,