TRẦN THU MIÊN - Thanksgiving: Mùa Tạ Ơn Đời Và Tạ Ơn Nhau

25 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7007)
TRẦN THU MIÊN - Thanksgiving: Mùa Tạ Ơn Đời Và Tạ Ơn Nhau

 

Boston, Thanksgiving 2014

 Thanksgiving năm 1975 là ngày Tạ Ơn đầu tiên của tôi tại Hoa Kỳ. Hai người bảo trợ của tôi, Anh Joe và chị Chris, đưa tôi từ Ocean Springs, Mississippi về nhà bố mẹ chị ở New Orleans, Louisiana mừng lễ tạ ơn. Vừa rời trại tỵ nạn chưa đầy hai tháng nên tôi chẳng có ý niệm gì về ngày lễ này. Nhà bố mẹ chị Chris rất nhộn nhịp ngay từ sáng sớm để sửa soạn cho bữa tiệc vào khoảng 2:00 giờ chiều. Tôi và anh Joe giúp bố chị Chris xếp bàn ghế vì bà con gia đình chị Chris sẽ đến dự tiệc với gia đình chị. Ký ức tôi bây giờ chỉ còn hình ảnh con gà lôi nướng vàng đặt trong đĩa bầu dục màu trắng. Cho tới hôm ấy, chưa bao giờ tôi thấy con gà nướng nguyên con đặt trên đĩa sành huống gì cả một con gà lôi “vĩ đại” vàng ngậy như thế. Trên bàn ăn tràn ngập những món ăn tôi chưa từng nhìn thấy. Mẹ chị Chris, tôi chẳng còn nhớ tên, chăm sóc tôi hết lòng. Bà lấy một đĩa đầy các món ăn đưa tôi rồi hỏi rất chậm rãi để tôi hiểu “You eat Turkey in Vietnam?” Tôi nghe lõm bõm chữ được chữ không, nhưng cứ gật đầu cho xong chuyện. Tuy nhiên có một chi tiết về bữa tiệc Thanksgiving đã in đậm vào ký ức tỵ nạn của tôi. Trước khi ăn, bố chị Chris, chắp hai bàn tay đặt tay lên mặt bàn, cúi đầu cầu nguyện. Tôi chỉ nghe và hiểu được chữ Thank You lập đi lập lại trên môi ông. Rồi lần lượt từng người cất tiếng cầu nguyện. Ai cũng nói Thank You vài lần. Cuối cùng đến phiên tôi, dù lúng túng, tự nhiên cũng bập bẹ được hai chữ Thank You trên môi làm mọi người ngẩng mặt, sáng mắt, mỉm cười nhìn nhau. Bàn tiệc tự nhiên vui hẳn lên. Trên đường về nhà, chị Chris và anh Joe đã cố gắng giải thích cho tôi hiểu ý nghĩa ngày lễ Tạ Ơn. Có lúc chị nói vài câu tiếng Pháp vì chị tưởng rằng tôi học Pháp Văn cả thời Trung Học với các cha dòng Châu Sơn hẳn phải thông thạo tiếng Pháp lắm. Chị đâu có biết tôi học Pháp văn kiểu thuộc lòng và làm bài trong sách chứ làm gì có chuyện tập nói. Rồi trong suốt mấy tháng tạm trú nhà anh chi, tôi đã nghe họ cảm ơn nhau từ sáng đến tối. Trên bàn ăn dù chỉ đưa cho nhau lọ muối hay tiêu mà họ cũng cảm ơn nhau rối rít. Lúc ấy hai chữ cảm ơn còn rất xa lạ đối với tôi ngay cả trong tiếng Việt. Dường như tôi ít khi mở miệng cảm ơn ai dù trong lòng vẫn biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Ngày bé ở nhà bố mẹ chỉ dạy phải biết mang ơn những người làm ơn cho mình. Ngay cả trong kinh tối gia đình, mẹ tôi vẫn đọc “Xin Chúa trả ơn bội hậu cho những người làm ơn cho gia đình chúng con.” Nhưng hình như bố mẹ tôi không nói lời cảm ơn nhau hàng ngày, và các con cũng vậy. Lúc đi học với các cha dòng Châu Sơn, tôi cũng chỉ được nhắc nhở mỗi ngày là phải cảm tạ Thiên Chúa, có thế thôi. Như vậy là tôi chỉ học về lòng biết ơn nhưng không được học cách diễn tả lòng biết ơn của mình bằng lời cảm ơn những người xung quanh khi họ làm cho mình một việc gì dù nhỏ bé đến đâu.

 Năm nay là lần thứ 40 tôi mừng lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ, đất nước đã mở vòng tay nhân đạo đón nhận, cưu mang tôi và hàng triệu người khắp nơi trên địa cầu. Những người mang căn cước Tỵ Nạn như tôi từ các lục địa Á Châu, Âu Châu, Phi Châu, Nam Mỹ, hay bất cứ từ phương trời góc biển nào vẫn liều chết tìm đến các xứ sở, đất nước tự do, nhất là Hoa Kỳ, để xin nhập cư. Hình như con số người tỵ nạn muốn đến các nước như Tàu, Bắc Hàn, Cuba, và Việt Nam thì ít lắm. Chính người dân của các nước này cũng tìm cách bỏ đi. Nếu chủ nghĩa Cộng Sản là chủ nghĩa có thể mang tự do hạnh phúc cho người dân, thì tại sao họ tìm cách trốn chạy? Tại sao học sinh và sinh viên Hong Kong phải xuống đường tranh đấu cho quyền được bầu cử đại diện chính quyền theo nguyên tắc tự do căn bản? 

 “Thời gian trôi quá nhanh/ giờ đây tôi đang già/ ngồi Kể chuyện đời tôi.” Đấy là ca từ một ca khúc tôi viết để nghêu ngao trong nhà và cho bạn bè nghe khi họp mặt. Chuyện đời tỵ nạn của tôi là câu chuyện của người được nhận nhiều ơn huệ của cuộc đời. Tôi mang ơn những người bạn đồng hành với tôi trên đường vượt biển. Tôi mang ơn vị sĩ quan thuyền trưởng và các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa trên chiến tàu mang mã số bắt đầu bằng số 3, có lẽ 306 thì phải, rời bến Bạch Đằng khoảng 3 giờ sáng ngày 30 tháng Tư, 1975. Tôi mang ơn những người lính Hoa Kỳ, và dân Philippines đã đón nhận tôi vào trại tạm trú ở Subic Bay sau chuyến hải hành vượt Thái Bình Dương chạy trốn quê nhà Việt Nam. Rồi cứ thế, qua mỗi chặng đường, từ Guam, sang Fort Chaffee, Mississippi, Texas, Kentucky, Michigan, Massachusetts, và California, đến đâu, đi đâu tôi cũng được nhận ân huệ của cuộc đời. Tôi nhận ơn từ tấm lòng nhân ái của chị Chris và anh Joe, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, và cả sinh viên của tôi. Bây giờ tôi đang già, xin tạ ơn cuộc đời.

 Tạ ơn người yêu của tôi, người sẵn sàng lao đầu vào cuộc đời với tôi. Người sẵn sàng lên đường đi với tôi đến bất cứ nơi nào lúc nào. Tạ ơn người yêu của tôi, người sẵn sàng bày ra những cuộc vui để tôi gặp bạn bè, để tôi vui với bạn bè, và vui với cuộc đời.

 Tạ ơn bạn bè của tôi, những người bạn thời niên thiếu ở Châu Sơn vẫn còn thỉnh thoảng hỏi thăm nhau, vẫn còn nhắc lại kỷ niệm quí như những viên kim cương được chôn kín trong ký ức đang bị những con mọt thời gian đục khoét hàng ngày.

 Tạ ơn những người tôi chưa bao giờ hỏi tên hay biết tên đã cho tôi quá giang bên xa lộ 90 đi học về học ngày hai buổi trên quãng đường từ Ocean Springs đến Gautier, Mississippi.

 Tạ ơn những đồng hương ở vùng vịnh Mississippi đã tìm đến thăm tôi những ngày đầu ở Hoa Kỳ. Tôi nhớ chị H. và những đĩa cơm thịt kho rau luộc chị nhờ chồng chị, anh J., một cựu chiến binh Hoa Kỳ sống sót trở về từ cuộc chiến Việt Nam, mang đến cho tôi. Cảm ơn anh đã dạy tôi lái xe. Sau khi tôi bỏ Mississippi đi Texas, gặp người quen hỏi thăm thì biết anh đã tự tử. Rồi mấy chục năm nay, tôi biệt tăm tin về chị H. Dù sao, tôi xin tạ ơn chị và trái tim đồng hương chân tình của chị.

 Tạ ơn những người bạn chung phòng với tôi ở Denton, Texas. Tự nhiên tôi nhớ về cuộc hỏa hoạn mùa Tạ Ơn năm 1977 đã thiêu hủy căn nhà chúng tôi tạm trú bên khuôn viên Đại Học North Texas. Ngay sau vụ cháy nhà, cả phố Denton và đại học đã tìm đến giúp đỡ chúng tôi. Các giáo sư và các bạn trong lớp tôi cũng quyên tiền giúp đỡ tôi. Những người bạn chung phòng B., Q., T., bây giờ mỗi người một gia đình, một cuộc đời, một thân phận. Dù sao, tôi đã mang ơn các bạn đón tôi về ở chung những ngày tôi bỏ Mississippi đi vì quá buồn và qúa cô đơn.

 Tạ ơn sân trường UTA (University of Texas at Arlington), nơi cho tôi những tháng ngày hạnh phúc. Nơi tôi gặp một số bạn bè thân tình. Nhưng hơn hết, nơi các thầy cô đã nâng đỡ dạy dỗ tôi và mở cánh cửa cuộc đời tại Hoa Kỳ cho tôi bước vào. Những điều tôi học từ các thầy cô ở UTA, và dĩ nhiên ở những trường khác nữa, đã là những chiếc chìa khóa giúp tôi mở được những cánh cửa cuộc đời tương lai trong mấy chục năm qua.

 Tạ ơn những sinh viên Việt Nam tôi gặp ở đại học Kentucky. Sự quí mến và mối thân tình các bạn dành cho tôi, thời gian tôi dạy học tại University of Kentucky, phố Lengxington, dù vỏn vẹn một năm, đã để lại trong trái tim tôi nhiều kỷ niệm ngọt ngào. 

 Tạ ơn sân trường University of Michigan, Ann Arbor, Michigan, nơi tôi biết và cảm được thế nào là băng giá mùa đông khi bước ngang sân trường suốt mùa đông mà pho tượng sinh viên nặn bằng tuyết vẫn đông cứng. Nhưng cũng ở sân trường này, tôi tìm ra hơi ấm cuộc đời từ một người con gái. Cảm ơn em đã ghé thăm văn phòng anh và ở lại tới khuya nghe anh kể chuyện cuộc đời, và bất chợt hát theo anh bài thánh ca rất quen dù anh đã bỏ nhà thờ thuở ấy. Cảm ơn em cho anh những phút đợi chờ xôn xao và những buổi hẹn hò cuối tuần. Cảm ơn em mang cho anh niềm vui và hạnh phúc.

 Tạ ơn các con cho bố hiểu được công lao của ông bà các con. Mỗi lần các con làm bố mất ngủ là mỗi lần bố nhớ đến ông bà các con. Tạ ơn cuộc đời và thầy cô của các con. Bố tin rằng nếu các con biết tạ ơn đời, rồi cuộc đời cũng đón nhận và nâng đỡ các con như đã đón nhận và nâng đỡ bố.

 Tạ ơn phố nhỏ Clairemont, California nơi tôi dừng chân 5 năm trên hành trình đời biệt xứ. Tạ ơn ngôi nhà mái ngói đỏ nhìn lên rặng Baldy tuyết phủ mùa đông nhưng nắng vẫn vàng ấm sân nhà tôi. Tạ ơn gốc lựu gốc chanh và hàng cam hàng mận nở hoa trắng thơm ngát khu vườn đêm. Tạ ơn em sẵn sàng cuốn gói với anh lên đường hành trình về miền đất xa lạ. Chúng ta đã tìm đến Clairemont để sống ở một nơi có những con đường ngợp hoa phượng tím. Tạ ơn những sáng mai rảo bộ với em qua những con đường hoa nở hai bên và những cánh chim “thầm thì” (Humingbird) nhào lộn như những con thoi tìm nụ tươi hút mật. Tạ ơn những chuyến Metrolink đưa anh đến đại học CSULA ngày hai buổi đi về. Trên những chuyến tàu điện này anh đã nghe, đã nhìn bao cảnh đời cay nghiệt hay những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trên môi hành khách. Dù thế nào đi nữa anh cũng tạ ơn ngôi giáo đường mái ngói đỏ tường gạch cháy nằm khiêm nhường ở một góc phố Clairemont. Nơi đây chúng ta cũng gặp được những người bạn mới và đời đã cho ta thêm những kỷ niệm để lâu lâu nhớ về.

 Tạ ơn Boston và sân đại học Boston College đã cho tôi được thật sự khởi nghiệp bút nghiên đèn sách mấy chục năm qua. Nơi đây tôi đã làm và thực hiện được ước mơ thời mới lớn, ước mơ làm thầy giáo, chỉ đơn giản thế thôi. Cảm ơn sân đại học này dù tôi đã cuốn gói một lần bỏ đi cả năm năm, nhưng vẫn mở rộng vòng tay đón tôi trở lại.

 Tạ ơn những người bạn tôi gặp và quen thân ở Boston mấy chục năm nay từ những người trẻ tuổi đến bậc đàn anh. Các bạn đã cho tôi những niềm vui và mối giao hảo thân tình. Tôi đã nhận được bao nhiêu niềm vui và hạnh phúc từ các bạn.

 Tạ ơn những người bạn tôi mới quen ở sân giáo đường St. Bernadette, Randolph, Massachusetts trong vài năm qua. Các bạn cho tôi nhìn ra niềm hy vọng phát xuất từ đức tin của các bạn vì tôi vốn là người rất khô khan và khó tin. Tạ ơn cộng đoàn Việt Nam ở Randolph cho tôi cơ hội và môi trường để sống như người Công Giáo Việt Nam ly hương. Tôi đến nhà thờ nghe lời kinh, tiếng hát bằng tiếng Việt Nam để trái tim ly hương biệt xứ của tôi vẫn còn rung động với những âm điệu quê nhà, âm điệu Việt Nam. Tạ ơn các bạn trong chương trình Việt Ngữ, VNSB (Vietnamese Language Program at St. Bernadette). Các bạn cho tôi lý do để vẫn còn hãnh diện làm người Việt Nam biệt xứ. Các bạn cho tôi được cơ hội để nói tiếng việt, hát tiếng việt, viết tiếng Việt và suy nghĩ bằng tiếng Việt ở chốn quê người.

 Năm nay, tại Boston, có nhiều điều để tôi tạ ơn cuộc đời và tạ ơn những người xung quanh. Gần đây nhất, tôi xin tạ ơn thi sĩ Du Tử Lê đã mang trái tim của ông trở lại Boston với tác phẩm Tôi Với Người Chung Một Trái Tim. Tạ ơn những đóng góp thi ca nghệ thuật của ông cho văn học nghệ thuật Việt Nam, nhất là nền văn học ly hương. Tạ ơn đại diện nhà xuất bản Sống, ký giả Vũ Đình Trọng và cô giám đốc Khánh Hòa. Các bạn đã can đảm làm việc càng ngày càng khó làm ở Hải Ngoại và nhất là ở Hoa Kỳ. Các thế hệ nhà văn nhà thơ sáng tác bằng tiếng Việt Nam ở Hoa Kỳ càng ngày càng thưa thớt. Và, thế hệ độc giả đọc tiếng Việt cũng chẳng còn bao nhiêu. Nếu chúng ta không chấp nhận được nền văn hóa và văn học nghệ thuật bị gò ép trong chủ nghĩa Cộng Sản, chúng ta phải tạo ra một nền văn hóa và văn học nghệ thuật Tự Do ở Hoa Kỳ hay các xứ sở tự do trên thế giới cho chính chúng ta và cho Việt Nam trong tương lai. Nhưng Boston không thể đón tiếp Du Tử Lê mang tác phẩm đến nếu không có những tấm lòng đồng hương đã vượt qua được hàng rào nghi ngờ để bắt tay tổ chức chương trình Tôi Với Người Chung Một Trái Tim tại Trung Tâm Cộng Đồng Viet-Aid ngày 8 tháng 11 vừa qua. Tôi tạ ơn tiếng đàn, tiếng hát, tiếng sáo, tiếng kèn từ trái tim các bạn nghệ sĩ có người tôi quen biết lâu nhưng đa số tôi chưa được duyên kết tình thân hữu, thế mà các bạn đã không ngại mang tài năng cống hiến cho buổi giới thiệu tác phẩm Du Tử Lê. Tôi tạ ơn bạn bè và người quen đã giúp việc tổ chức hay rủ người thân quen đến tham dự.

 Tôi đã sống được 39 năm đời ly hương biệt xứ vì những tấm lòng của người quen thân và cả những người xa lạ. Thanksgiving này, tôi xin tạ ơn cuộc đời và tạ ơn những người thân thương. Tạ ơn bằng hữu và tạ ơn tất cả những người đã chia cho tôi những mối giao hảo thân thiện và tấm lòng giữa đời tha hương biệt xứ.

Trần Thu Miên.

(Boston)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 525)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 785)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 631)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 843)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 784)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 655)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 809)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 1006)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 844)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1335)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17073)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12284)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19013)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9196)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14024)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8507)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21742)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19802)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18063)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24518)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,