LÊ ĐÌNH ĐẠI - Một người điên làm thơ.

06 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 7749)
LÊ ĐÌNH ĐẠI - Một người điên làm thơ.

 

Nguyễn Lương Nhựt đến với thi ca trong cơn điên của mình, sau cơn điên và sẽ đến hoài. Bởi vì, anh luôn ham thích làm thơ. Anh làm thơ mọi lúc mọi nơi. Đặc sắc của mọi đặc sắc trong thơ anh là sự chân tình cảm xúc như chính cuộc đời anh hết mực chân tình. Nguyễn Lương Nhựt chọn cho mình – hay đúng hơn, tạo hóa chọn cho anh - một con đường: con đường điên. Nhưng lạ lùng thay, dưới mọi tầng nghĩa, thơ anh không hề có ngôn ngữ phân liệt. Một kẻ điên làm thơ còn giữ sự trong sáng của tiếng Việt, thế mà không ít người tỉnh làm thơ lại điên hóa tiếng mẹ đẻ của mình!

Nguyễn Lương Nhựt nằm tại Bệnh viện Tâm thần Hòa Khánh hàng chục lần, từng nằm hơn 300 ngày trong một lần nằm viện. Quả thật, về kinh nghiệm nằm viện, không ai qua mặt được anh.

Hãy đến thăm nhà thương Hòa Khánh
Nơi chúng tôi là những kẻ điên tàn
Mới thấy rõ những người đang thèm sống
Rất thương đời cúi lượm những hạt cơm.

Toàn bộ những sáng tác thơ của Nguyễn Lương Nhựt ra đời khi anh nằm chữa bệnh, có những cơn bộc phát dữ dội buộc lòng phải đưa anh vào phòng cách ly, vậy mà sáng ra anh vẫn có thơ để tặng:

Phòng trống mình tôi, tôi với tôi
Đối lòng, đối cảnh, đối đơn côi.

Thơ anh như một lời trần tình, một lời cầu nguyện, và vượt lên tất cả là lòng biết ơn vô hạn của một người mang tâm bệnh:

Một điếu thuốc cũng là tình cảm lớn
Vài câu an ủi nhỏ quí vô vàn
Tình san sẻ giữa hai màu áo trắng
Bên Mẹ Hiền bên là những bệnh nhân.

Một ngày cuối tháng 10.1994, anh đến bệnh viện trong một dáng dấp lịch sự, chững chạc. Tôi ngỡ anh ra thăm vì xa lâu mà nhớ. Song tâm sự một hồi mới biết anh muốn xin dưỡng bệnh một thời gian. Tôi mỉm cười nói với anh:

- Chà, anh bắt chước loài dơi đi tìm một giấc ngủ đông. Năm nay vào viện đẹp quá vì…không quậy.

Có lần tôi chở anh về thăm nhà, má tôi đang quét sân, anh bước vào chào bà. Đến khi mâm cơm đặt trên bàn thì bài thơ “tốc hành” vừa xong: 

Con về thấy má quét sân
Lá cây, cỏ, rác, bụi trần sạch trơn
Cửa nhà trông bỗng sáng hơn
Chưa chi má đã dọn cơm lên bàn.
 

Có muôn nẻo dẫn đến bệnh tâm thần phân liệt song lối ra không đơn giản. Hàng chục năm thân quen, hàng chục năm theo dõi và suy nghĩ về diễn biến bệnh của Nguyễn Lương Nhựt, tôi thấy anh là một “con bệnh” hiếm có. Ở anh là một sức chịu đựng phi thường, luôn cố vượt lên những điều kiện rất hạn chế về nhiều mặt trong đời sống ở bệnh viện.

Anh từng đọc cho tôi nghe một mạch:

Ta sống cùng chung một lũ điên
Dần dà hóa đá cả con tim
Thấy gần cát bụi hơn gần vợ
Chôn chặt tâm tư mấy nỗi niềm.

Phần lớn thơ anh làm trên những tờ ruột của bao thuốc lá và giấu trong tay áo. Nhiều bài thơ làm tôi rơi nước mắt:

Ngồi xem cháu bé bình yên ngủ
Bồi hồi lòng lại nhớ thương con
Bao giờ ai cũng đều no đủ
Ba sẽ cõng con chạy khắp làng.

Vợ anh hiện là giáo viên tiểu học, vừa nuôi hai đứa con dại vừa nuôi chồng điên loạn.

Thơ anh hiếm có bài vui, còn chăng là một tí trào lộng rã rời, chân thực:

Khuya về phố vắng chó tru
Tróe troe, lói chói, chu hu giật mình
Đạp xe nhè nhẹ làm thinh
Lao xao tiếng chó tru mình bơ vơ.

Con đường điên sóng sánh với con đường thơ. Nguyễn Lương Nhựt như hạt giống được cài đặt vào nơi thẳm sâu cơ cực để cất lên tiếng hát, hát thay cho những người đồng bệnh của mình:

Của dơ giẻ rách một gùi
Ôm khư khư như ôm lấy cuộc đời
Vừa hát
La
Chửi
Rủa
Khóc
Cười...

Điên hay tỉnh cũng một kiếp người. Cứ mỗi lần nhìn những bệnh nhân miếng cơm không đủ ăn, chiếc áo không đủ ấm, tôi lại đau lòng nghĩ đến sự dư thừa của một xã hội khuyến khích con người tiêu thụ:

Chúng tôi đấy! Điên – luồn trôn - ở lỗ
Giữa chợ đời lượm đồ bỏ dùng ngay
Có thể đó là đồ ăn ruồi bọ
Của côn trùng tranh sống đón tương lai!
 

Tấm thân anh đã mòn mỏi cỡ nào sao còn ôm ấp thiên hạ vào lòng làm chi cho nặng gánh! Thôi thì quay về với tổ ấm bé xíu của anh nơi Quán Rường, chôn nhau cắt rốn, ở đó có những đứa con đứt ruột đẻ ra, tựa vào đó với tất cả niềm hy vọng diệu kỳ, điểm tựa ấy nhất định là mãi mãi:

Khôn lớn rồi đừng trách ba nhé con
Suốt một đời ba gần như điên loạn
Chỉ để lại cho con trong sáng tâm hồn.

Ngoài những vô số bài thơ thất lạc, vung vãi, đốt xé, đến nay anh còn đến 280 bài. Anh giao cho tôi giữ và tôi gìn giữ như là báu vật của đời anh.

Xuyên suốt thơ anh là sợi chỉ tình xe kết chân thực, trong khi nhiều thi nhân làm thơ đều có sáo ngữ, chắc vì họ tỉnh? Lòng người điên chỉ nói thực. Đó là chỗ đẹp nhất của thơ anh.

Mừng ơi! Bạn được thành người
Hồn cây lá cũng vui cười xôn xao
Từ đây hạnh phúc dạt dào
Trong vòng sinh tử xin chào bạn tôi.

Bạn đồng hành của thi sĩ phải chăng là nỗi khốn cùng?! Một số bài Nguyễn Lương Nhựt lột trần được nhiều thâm ý để diễn tả thế giới người điên, một thế giới mà có lúc con người sống thê lương, quằn quại. Có bao kẻ ý thức mù mờ vẫn cố bám lấy từng hạt cơm để sống. Anh sinh ra, lạc đến lối này, rồi trở thành một nhân chứng sống động và kỳ lạ. Tôi mừng cho anh. Anh luôn cố vươn tới tìm giữ những nét đặc thù mà khách quan luôn xúc động khi chạm đến thơ anh:

Chó điên, chó dại cắn càn
Người điên, người dại thân tàn đáng thương
Tôi điên một cách tầm thường
Làm thơ vơ vẩn để thương nhớ đời.
 

Là một thầy thuốc, tôi chưa hề cả gan bình phẩm thi ca, nay nói bâng quơ về một góc khuất của cuộc đời làm sao tránh khỏi khiếm khuyết. Song, tôi tin rằng ở miền đất tuyệt đẹp và bí ẩn của tâm hồn thơ Nguyễn Lương Nhựt là một hiện tượng, bởi lẽ chính người điên phản ánh thân phận mình. Và xa hơn, thơ là ân nhân, là cứu cánh của đời anh.

Cầu trời cho anh vĩnh viễn khỏi bệnh, lời cầu chúc của một người thầy thuốc thật đơn sơ trước thềm năm mới!

Lê Đình Đại

Bệnh viện tâm thần Hòa Khánh

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 509)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 755)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 615)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
15 Tháng Mười Hai 20234:38 CH(Xem: 826)
Răng khểnh là chiếc răng thừa hay răng duyên,
07 Tháng Mười Hai 202310:08 SA(Xem: 759)
Ngày thứ bảy ấy, mẹ tôi đưa tôi ra xe hỏa để trở về Ngoạn Mục. Mặc dầu có lời khuyên bảo của bác sĩ chuyên môn, tôi biết tôi đã vĩnh viễn đi vào cuộc đời mới, đời của kẻ mù lòa.
05 Tháng Mười Hai 20233:20 CH(Xem: 640)
Thế là hết thật. Chị nhủ thầm một lần nữa, thờ ơ ngắm cái đốm lửa lẻ loi sắp lụi tàn...
28 Tháng Mười Một 20235:09 CH(Xem: 792)
Anh chỉ có mỗi một quả mìn. Anh không thể đánh hụt.
28 Tháng Mười Một 20233:00 CH(Xem: 994)
Gia Định, trường Lê. Đó là ngôi trường tôi đã học năm cuối cùng của bậc trung học niên khóa 1971-1972.
21 Tháng Mười Một 20234:51 CH(Xem: 829)
Rồi một hôm tôi gặp nàng. Nàng trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời trang, nói năng dịu dàng.
14 Tháng Mười Một 20238:45 SA(Xem: 1315)
Tôi muốn gào lên chua xót. Tôi bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao. Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17045)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12262)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18992)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9173)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8344)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 610)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 983)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1172)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22466)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14003)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19180)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7899)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8817)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11064)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30718)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22912)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21734)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19791)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18057)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19255)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16924)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16116)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24508)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31958)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34936)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,