CHÂN TÍNH HẢI - Đêm Sáng Vô Cùng

09 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 6290)
CHÂN TÍNH HẢI - Đêm Sáng Vô Cùng

 

demthanhvocung_content-content

Còn những Giáng Sinh nào đáng nhớ trong đời? Em đã thấy Đêm Giáng Sinh có trăng tròn?. Có lẽ có nhưng vì Em không để ý. Không hiểu tại sao đối với anh, người "ngoại đạo" nhưng thấm thiết Đêm Giáng Sinh. Có phải vì Giáng Sinh để lại cho cậu bé năm tuổi kỷ niệm đầu đời, làm cho nó mỗi lần đến Đêm này là nó nhớ? Anh không nghĩ vậy, vì chính anh khi nhớ lại cũng không có gì đặc biệt, chỉ đặc biệt là mình vẫn còn nhớ. Có lẽ thời gian ở tuổi Chớm Mơ. Ở tuổi này những hình ảnh đẹp nhẹ nhàng thường ghi nét đậm trong tâm hồn. Thời Nha Trang, thời tuổi chớm mơ, anh được sống trong hai mái nhà. Mái nhà đầu tiên những năm 1956 1957 sống với ông anh họ dưới chân núi chùa Hải Đức, cứ sáng sớm khoảng 5 giờ tiếng chuông đại hồng vang trong đêm vắng, tiếng chuông ngân dài và khoang thai, nằm trên giường anh lắng nghe và chờ khi hồi chuông dứt là đúng 5 giờ. Anh cũng khoang thai ngồi dậy lo sữa soạn buổi sáng trước khi đến trường. Có bửa anh nằm đếm đúng một trăm lẻ tám tiếng chuông. Lúc đó anh không hiểu tại sao một trăm lẻ tám tiếng mà không nhiều hơn hay ít hơn. sau này gặp được Chú Viện mới biết trước buổi công phu sáng ở chùa vị tri chung dậy trước thức chúng bằng hồi chuông đại hồng, sau mỗi câu xướng hồng danh Bụt hay Bồ Tát, hay một câu kệ kinh vị tri chung thỉnh lên một tiếng. Vị ấy lần theo chuổi hạt mà tụng, và chuổi hạt có đến một trăm lẻ tám hột. Bây giờ thì mình rành rồi phải không Em? chứ hồi đó ở tuổi chớm mơ, tuổi học trò là những chuyện lạ tai.

Tiếng chuông chùa Hải Đức đã ươm tâm hồn anh suốt hai năm. Có nhiều sáng không đủ một trăm lẻ tám tiếng, có lẽ vì chuổi hạt của thầy tri chung ngắn hơn. Ngắn dài anh đều nhận biết, và thèm tiếng chuông ngân. Có nhiều sáng thức giấc sớm quá anh nằm chờ tiếng đại hồng. Cũng có nhiều hôm ngủ ngon chỉ nghe được một vài tiếng sau cùng của thời chuông sáng. 

Sau hai năm anh hết ở chân núi Hải Đức, dọn về ở với chị, cũng dưới chân núi nhà thờ Đá. Mỗi sáng anh lại nghe tiếng chuông nhà thờ. Tiếng chuông nhà thờ trễ hơn, vào lúc sáu giờ sáng, âm vang rõ hơn và dục giã hơn nhiều. Cũng trong hai năm dưới chân núi nhà thờ, tiếng chuông cũng cho anh một giờ giấc nhất định và cũng cho anh ghi nhận sự so sánh giữa hai tiếng chuông. Hồi chuông đại hồng âm thanh u tịch, buồn mang mát. Tiếng chuông như vừa đủ làm cho màng đêm gợn những sóng nhẹ nhàng, không làm vỡ toang màng đêm, không dục giã người nghe, âm thanh đi ra trong không gian rồi trở lại trong mỗi tâm hồn người nghe. Một trăm lẻ tám âm vang như một trăm lẻ tám bước đi khoang thai trong màng đêm. Tiếng chuông nhà thờ dục giã lòng người, "dậy đi thôi". Tiếng chuông rõ mạnh dứt khoát, đánh thức. Tiếng chuông nào cũng là những tiếng chuông đánh thức, nhưng hai cách đánh thức khác nhau. 

Đêm Giáng Sinh được biết với cái tên khác Đêm Sáng Vô Cùng. Anh đã sống một đêm sáng vô cùng. Em đừng nghĩ anh sẽ kể cho Em nghe về giáo lý, giáo lý thiên khải trong Thánh Kinh. Không đâu Em. Anh người trần tục, ở cái tuổi chớm mơ anh hoàn toàn là con người trần tục, anh đã đi trong một đêm sáng vô cùng ngay trong Đêm Giáng Sinh. Đêm nay anh đưa Em cùng đi với anh cái đêm sáng vô cùng này.  

Người ta đưa anh lên miền núi làm việc bởi vì anh là dân nguỵ. Họ cần anh nhưng họ cũng ngại anh, nên đẫy anh lên chốn này. Không xa thành phố mấy, khoảng chừng mươi lăm hai mươi cây số, nhưng là miền núi. Ngày xưa nơi này là mật khu của mấy ông: Đất Sét. Nghe cái tên cũng hình dung nơi chốn này ra sao. Lên đây anh không thấy đất sét, chỉ rừng núi và một giòng sông, có thể là giòng suối lớn vì hai bờ gần nhau, nước trong và nhiều nơi có cát trắng. Anh không thấy đất sét tại sao người dân địa phương đặt cho cái tên làm cho những ai chưa hề đặt chân lên đây hình dung nơi bùn lầy trơn trợt.

Và anh đã hưởng một đêm Giáng Sinh ở đây với một người bạn công giáo mới quen.

Con sông nhỏ cũng mang cùng tên Đất Sét. Sông len lỏi chảy theo triền đồi cây cối không cao nhưng rậm rạp. Dưới những lùm cây là những tàng bóng mát, bờ cát sông không mịn nhưng nước trong làm nỗi rõ những hòn sỏi đủ màu từ đen, nâu đến trắng, vàng cát. Anh hay nhặt những hạt sỏi này đem về bỏ dưới mấy gốc hồng trong khu sân nhỏ nhoi trước phòng anh ở. Anh đã tự đặt lại tên giòng sông này cái tên quen thuộc Danube. Anh lấy âm điệu Đất Sét trở nên Danube. Đặt cho mình anh và cho bớt sự khô khan cằn cỗi như người dân kinh tế mới ở đây. Những buổi chiều sau giờ làm việc anh men theo bờ sông đi ngược lên. Cứ theo bờ mà đi không mấy khó khăn. Nhiều nơi bờ không có lối anh lội xuống nước rồi leo lên đi tiếp. Đến một bờ sông không cây cối, một thảm cỏ xanh mượt nhờ nước của giòng sông nuôi. Cỏ mềm dưới chân. Đi hết đồi cỏ trước mặt anh ngọn đồi khác nhiều cây cao và vài tảng đá to. Có đường mòn đi lên đồi cây. Anh theo đường mòn, con đường người dân đi làm nương làm rẫy, vài bóng người còn đang cuốc đất tuy trời đã chiều lắm rồi. Người dân làm rẫy ở đây là người thành phố. Họ gồm đủ thành phần của nguỵ quân nguỵ quyền như anh. Họ không có nghề nghiệp, "sống thừa" ở Nha Trang nên bắt buộc lên đây. Trông họ làm việc tay chân mà tội nghiệp. Trong số người dân đó có gia đình của Đông, người bạn công giáo mới quen khi lên đây.  

Trước 75 Đông đã đi dạy cho một trường công giáo. Đông phải đưa gia đình lên đây vì thuộc diện đi kinh tế mới. Hàng đêm Đông về Nha Trang đạp xích lô. Đông biết anh mà anh không biết vì anh làm ở bệnh viện Đất Sét, Đông và gia đình thỉnh thoảng đến khám bệnh. Đông quen thân với anh không phải để nhờ vã mà ở nơi hoang vu mà có được bạn là quý. Một hôm Đông vào nơi anh ở thấy anh chăm sóc cây cối, trong nhà có mấy giò lan, ngoài sân vài khóm hồng. Giữa rừng núi anh cũng có một kệ sách làm bằng tre trên có những cuốn sách mới sách sau giải phóng, toàn là sách văn học nghệ thuật. Có lẽ nhờ vậy mà Đông "đọc" được tư tưởng của anh, nhất là anh không "đỏ" mà trái lại, cho nên càng thắm thiết tình bạn. Anh một tuần hay hai mới về thăm gia đình, còn Đông về hàng đêm nên thỉnh thoảng cũng mua tặng cho anh một vài cuốn sách.  

Giáng Sinh năm 1977, trước vài ngày anh không nhớ sắp đến Giáng Sinh, Đông tới thăm anh tặng anh cuốn Leonard Da Vinci, sách nói về cuộc đời của ông. Kèm cuốn sách là card Noel. Thì ra sách là quà. Anh muốn đáp lễ, nhưng chờ đến Năm Mới anh sẽ mua quà cho đứa con gái trạc tuổi với đứa con trai của anh. Anh hỏi Đông đêm Giáng Sinh có về phố không, vì nghĩ đêm đó khách đi đông. Đông cho biết "Đáng lý em đưa vợ con về, nhưng năm nay chắc không". 

Đêm Giáng Sinh anh thơ thẩn theo con đường mòn trong cánh đồng cỏ. Vừng trăng hiện rõ trước mặt, anh sực nghĩ "Đêm Giáng Sinh nhằm đêm rằm hiếm hoi quá". Nhìn thấy trăng mới nhớ từ trước đến nay chưa hề thấy. Anh vẫn theo đường mòn, nhìn trăng rão bước. Ánh sáng mông lung cùng khắp; trăng trên ngọn cây, bóng trăng theo anh in trên cỏ, gió hiu hiu lướt trên đồi cỏ làm ánh trăng lung linh. Ở đây đom đóm thật nhiều, những đêm tối như mực đôm đóm nhấp nháy sáng lắm, nhưng đêm nay chỉ còn là những chấm sáng le lói chập chờn quanh anh. Trước mặt anh có những chấm lữa, anh tưởng là đom đóm, càng đến gần đóm lữa càng to "Không phải đom đóm rồi. Hình như đuốc người đi đêm". Anh vẫn đi tới, vì đêm còn sớm trăng còn lên cao hơn sáng hơn. "Hay mình đến chổ những đốm lữa xem có thể người ta cũng đi thưởng trăng như mình". Anh nghe như có tiếng hát của nhiều người. Đi chậm lại anh lắng nghe được âm điệu của một bảng thánh ca thường nghe ở nhà thờ Đá trong những đêm Giáng Sinh trước 75. Hình như họ thấy anh, tiếng hát nhỏ dần rồi im. Anh hiểu một phần: Họ đang hát mừng Giáng Sinh. Tự nhiên anh quyết định đi thẳng tới để họ không nghi ngờ không lo sợ bị bắt gặp "làm lễ chui".Thấy bóng anh đi tới nhanh họ tắt đèn. Anh lên tiếng "Không sao. Anh chị Em cứ vui hát. Tôi đến tham dự". Từ trong đám nguòi, một thanh niên đi đến anh "Ồ, Đông, mình đây. Thấy trăng sáng đẹp quá đi dạo. Anh chị em cứ tiếp tục hành lễ".  

Mọi người như nhẹ nhõm, đèn được thắp lên. Đông nắm tay anh giới thiệu với mọi người. Phần lớn ai cũng đã biết anh. Lễ lại tiếp tục. Anh không thấy bàn thờ hay tượng Chúa. Chỉ có con của Chúa. Mọi người lại cất tiếng hát theo Đông. Tiếng hát rõ và to hơn: Đêm Sáng Vô Cùng.

Đêm nay quả thực là một đêm sáng vô cùng, trời đất và lòng người. 

Chân Tính Hải

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Mười Một 20237:45 SA(Xem: 926)
Quan trọng là, bất cứ hoàn cảnh nào, Du vẫn luôn ở đó bên tôi, chưa bao giờ mảy may mình có là hoàng tử hay không./.
07 Tháng Mười Một 20231:11 CH(Xem: 1441)
Chị thấy như có những con sóng đập mạnh vào lồng ngực, siết chặt trái tim, làm co rút thái dương. Chị muốn gục xuống vì bất an hoảng hốt và thất vọng.
31 Tháng Mười 20238:36 SA(Xem: 1216)
Hamsun Knut, nhà văn rất nổi tiếng của Na Uy, sanh năm 1859 ở Lom. Mất năm 1952.
28 Tháng Mười 20234:26 CH(Xem: 1493)
Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngõ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ý đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.
21 Tháng Mười 20239:34 SA(Xem: 1192)
Lam xuống chân đồi, sau lưng cô bóng chiều chập choạng…
07 Tháng Mười 20234:42 CH(Xem: 1425)
Con gà tre nhà ai không biết, mới sáng sớm đã bò sang vườn tôi, đứng trên giàn đậu quyên mà te te gáy vài tiếng.
29 Tháng Chín 202311:42 SA(Xem: 1458)
Tối nay, nhìn quanh mình chỉ thấy những khuôn mặt hồn nhiên rạng rỡ,
22 Tháng Chín 20235:56 CH(Xem: 971)
Cùng chọn hệ thống xa lộ thông tin chằng chịt trên mạng Internet làm chốn rong chơi. Cùng trượt êm qua thế giới phẳng, ảo, ngày nọ họ tình cờ gặp rồi quen nhau.
15 Tháng Chín 20233:38 CH(Xem: 1064)
Hòa ngước nhìn bầu trời rạng đông, nghĩ tới những việc phải làm trong một ngày tinh khôi còn vẹn nguyên trước mặt.
14 Tháng Chín 202311:59 SA(Xem: 1614)
Tôi nhớ Sài Gòn da diết.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17040)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12256)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18987)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9170)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8337)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 609)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 980)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1171)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22464)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14001)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19178)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7896)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8814)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8499)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11062)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30714)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20817)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25512)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22910)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21731)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19788)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18056)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19253)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16922)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16114)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24505)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31956)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34935)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,